Tập Cận Bình: tôi nói mấy anh Hà Nội có nghe rõ không?

01 Tháng Mười 20158:38 SA(Xem: 10781)

Tập Cận Bình: tôi nói mấy anh Hà Nội có
nghe rõ không?

hèn


Phạm Trần (Danlambao)
 - Ngày mồng Hai tháng Chín năm 1945, tại cuộc mít tinh Tuyên bố Độc lập ở Quảng trường Ba Đình, ông Hồ Chí Minh đã để lại câu nói lịch sử: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”
Bây giờ, 70 năm sau, ngày 25/09/2015 người ta cũng mường tượng nghe thấy Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói từ Dinh Tổng thống Mỹ: "Tôi nói, mấy anh Hà Nội có nghe rõ không?"
Vậy họ Tập đã nói gì mà nghe quen quen?
Câu chuyện bắt đầu từ cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Barack Obama và ông Tập Cận Bình diễn ra tại vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, tiếp theo sau cuộc họp riêng giữa hai người nhân chuyến thăm chính thức nước Mỹ của họ Tập.
Hai lãnh tụ đã thảo luận các vấn đề quan tâm đến hai nước, từ mậu dịch đến nghi ngờ Trung Quốc đứng sau hàng loạt tin tặc xâm nhập các công ty, xí nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc và Hoa Kỷ để đánh cắp tin tức và kế họach giúp cho Trung Quốc cạnh tranh bất chính. Trên 22 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ và một số cơ quan trọng yếu về an ninh như hai Bộ Quốc phòng và An ninh Quốc gia, bao gồm cả CIA (Tình báo Hoa Kỳ), FBI (cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ) cũng bị xâm nhập.
Ngoài ra hai bên cũng thảo luận và đồng ý kế họach gỉam thiểu chất độc làm ô nhiễm khí hậu và hứa cùng nhau hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng về môi trường và khí hậu trên thế giới.
Chuyện biển đông
Đến chuyện khủng hoảng ở Biển Đông do hành động bồi đắp và bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh gây ra, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đã thẳng thắn thảo luận vấn đề biển Đông và Nam Trung Hoa, và tôi đã tái khẳng định quyền của mọi quốc gia được tự do giao thông thương mại trên biển và trên không không bị ngăn cản. Do đó, tôi đã lưu ý là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lướt sóng, bay và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật pháp Quốc tế cho phép.”
(”We did have candid discussions on the East and South China Seas, and I reiterated the right of all countries to freedom of navigation and overflight and to unimpeded commerce. As such, I indicated that the United States will continue to sail, fly and operate anywhere that international law allows.” (Thông tin của Văn phòng Báo chí Phủ Tổng thống)
“Tôi cũng đã nói với Chủ tịch Tập về mối quan ngại đặc biệt của Hoa Kỳ về hành động dành chủ quyền đất đai, xây dựng và quân sự hóa những vùng tranh chấp, gây khó khăn cho các quốc gia trong vùng giải quyết hòa bình những bất đồng. Vì vậy tôi khuyến khích tìm ra một giải pháp giữa các quốc gia tranh chấp ở khu vực này. Hoa Kỳ không phải là nước có tranh chấp; Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm luật pháp của lưu thông phải được bảo vệ.” 
(I conveyed to President Xi our significant concerns over land reclamation, construction and the militarization of disputed areas, which makes it harder for countries in the region to resolve disagreements peacefully. And I encouraged a resolution between claimants in these areas. We are not a claimant; we just want to make sure that the rules of the road are upheld.) 
Lãnh thổ của Trung Hoa
Đến phiên Tập Cận Bình, ông ta nói: “Chúng tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương. Và chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng có quyền lợi chung rộng rãi ở khu vực, và chúng ta nên tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực ở đó, và cùng làm việc với nhau để cổ võ những hoạt động và hợp tác hỗ tương trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và cùng làm việc với các nước trong khu vực để mưu cầu hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.”
(--Lời Thông dịch viên: “We have in-depth discussion on the situation of the Asia Pacific. And we believe that China and the United States have extensive common interests in this region, and we should continue to deepen dialogue and cooperation on regional affairs and work together to promote active interactions and inclusive cooperation in the Asia Pacific, and work with countries in the Asia Pacific to promote peace, stability, and prosperity in this region.”
Với gương mặt lạnh như đồng nhưng cương quyết, họ Tập nhìn thẳng các Nhà báo nói tiếp: “Trung Quốc cam kết theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, láng giềng tốt và hợp tác với các quốc gia láng giềng của chúng tôi. Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải. Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa, dung hòa khác biệt và tranh chấp qua đối thọai, thương thuyết, tham khảo lẫn nhau trong hòa bình để mưu tìm giải pháp cùng có lợi thông qua hợp tác.”
(China is committed to the path of peaceful development and a neighboring foreign policy characterized by good neighborliness and partnership with our neighbors. Islands in the South China Sea since ancient times are China’s territory. We have the right to uphold our own territorial sovereignty and lawful and legitimate maritime rights and interests. We are committed to maintaining peace and stability in the South China Sea, managing differences and disputes through dialogue, and addressing disputes through negotiation, consultation, and peaceful manner, and exploring ways to achieve mutual benefit through cooperation.)
Ngỏanh mặt về phía Tổng thống Obama, nhà Lãnh đạo Trung Quốc nói như trả lời trực tiếp quan ngại của Mỹ: “Chúng tôi cam đoan bảo vệ lưu thông hàng hải và hàng không của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Liên quan đến các hoạt động xây cất của Trung Quốc thi hành ở quần đảo ở phía Nam, Trường Sa, không nhắm vào hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào, và Trung Quốc không có chủ tâm tiến tới quân sự hóa ở đó.”
(We're committed to respecting and upholding the freedom of navigation and overflight that countries enjoy according to international law. Relevant construction activities that China are undertaking in the island of South -- Nansha Islands do not target or impact any country, and China does not intend to pursue militarization.)
Giải thích rõ hơn với báo chí, họ Tập nhắc lại rằng: “Trung Hoa và Hoa Kỳ đều có những quyền lợi chung ở vùng biển Nam Trung Hoa. Chúng ta cùng ủng hộ một Nam Hải hòa bình và ổn định. Những nước trực tiếp có tranh chấp hãy làm việc qua thương lượng, tham khảo lẫn nhau bằng những biện pháp hòa bình. Chúng tôi ủng hộ tự do lưu thông hàng hải và bay trên không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và giải quyết sự khác biệt qua thương thuyết, thi hành đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử Các bên ở Biển Đông (DOC, Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), và sớm hòan tất thương thảo về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC, Code of Conduct) dựa trên sự đồng thuận. Chúng tôi đồng ý duy trì tích cực mối liên lạc về những vấn đề liên quan.”
(China and the United States have a lot of common interests on the issue of South China Sea. We both support peace and stability of the South China Sea. The countries directly involved should address their dispute through negotiation, consultation and in peaceful means. And we support freedom of navigation and overflight of countries according to international law and the management of differences through dialogue, and full and effective implementation of DOC and an early conclusion of the consultation of COC based on consensus-building. We have agreed to maintain constructive communication on relevant issues.)
Phản ứng từ Việt Nam
Không có gì ngạc nhiên khi thấy các Nhà báo Trung Quốc, Hoa Kỳ và nước ngoài có mặt tại cuộc họp báo đã không có câu hỏi nào về lời tuyên bố như tát nước lạnh vào mặt Hà Nội của Tập Cận Bình. Nhưng phải thắc mắc tại sao đảng, chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ ngoại giao Việt Nam, nhất là các cơ quan ngôn luận vẫn thường xuyên to mồm như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã không dám hé răng mở miệng chỉ trích lời nói công khai xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của họ Tập.
Trước đây, mỗi khi có câu nói tương tự phát ra từ cửa miệng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hay Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thì Ban Tuyên giáo chỉ thị ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông để truyền xuống các báo và Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao mau mắn đáp trả bằng lời viết sẵn của chính phủ chỉ để lập lại câu nói “biết rồi khổ lắm nói mãi”: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử xác định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam!
Lần này, phải đợi đến ngày 28/9 (2015), người ta mới nghe được phản ứng của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đưa ra tại một cuộc họp của Tổ chức Xã hội Châu Á (Asia Society) ở New York.
Ông Sang nói (với phóng viên Ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ): “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt”.
“Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.
6 nguyên tắc nói gì?
6 “Nguyên tắc” ông Sang ám chỉ là Thỏa hiệp được ký tại Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ nhất của Tông Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, ngay sau khi đắc cử Lãnh đạo khóa đảng XI ngày 20/01/2011.
Nguyên văn 6 Điểm như sau:
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.
Sau thỏa hiệp căn bản này, các cuộc thảo luận đôi bên tiếp tục bế tắc vì Trung Quốc luôn luôn đòi phần hơn ở vịnh Bắc Bộ và muốn Việt Nam hợp thức hóa việc “hợp tác cùng khai thác” ở Biển Đông, nhưng chủ quyền biển đảo vẫn phải là của Trung Quốc như câu nói của Tập Cận Bình.
Đây là quan điểm Trung Quốc gọi là “vấn đề cốt lõi chủ quyền biển” đã đưa ra từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình và được duy trì để chuyển cho Việt Nam vá các nước có tranh chấp với Trung Quốc qua các đời Chủ tịch-Tổng Bí thư Cộng sản Trung Hoa Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình hiện nay.
Tuy nhiên tranh chấp Việt-Trung đã đạt cao độ khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đảo Hoàng Sa từ ngày 2/5 đến 27/05/2014. Bắc Kinh chỉ rút lui sau khi bị Quốc tế lên án làm căng thẳng tình hình và cho biết họ đã tìm thấy có dầu và khí đốt tại 2 giếng đào thử, nhưng không nói khi nào sẽ trở lại khai thác.
Sau đó, Trung Quốc một mặt tiếp tục “nói chuyện phải trái với Việt Nam”, mặt khác lại tăng cường tái tạo, xây dựng 7 đảo và đá san hô chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo lớn kiên cố có sân bay, bến cảng và căn cứ quân sự.
Để bảo vệ, nhiều Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Trung Hoa và đơn vị phòng không, súng đại bác đã được điều động đến Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập v.v…
Trước các hành động ngang nhiên chiếm biển đảo này của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng âm thầm “đắp đập be bờ” ở một số đảo và đá ngầm, nhưng so với kiến thiết của Trung Quốc thì như muối bỏ biển, như châu chấu đá voi.
Về mặt ngoại giao và tuyên truyền, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ làm được mỗi việc nhắc lại điệp khúc “tái khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Lãnh đạo đảng, từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuống đến anh Tuyên giáo Xã, Phường cũng chỉ biết bảo nhau hô to kiên quyết: "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, như viết trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng XII.
Vì vậy, chẳng phải ngẫu hứng mà ông Tập Cận Bình đã chọn Tòa Bạch Ốc trong chuyến thăm Mỹ ngày 25/09/2015 để nói rõ cho Hà Nội và cả Thế giới biết lập trường chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ở Trường Sa.
Trong suốt cuộc họp báo với Tổng thống Obama họ Tập không nói gì đến Hoàng Sa mà Trung Hoa đã chiếm từ tay Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974. 
Điều này không lạ vì đã từ lâu, trong tất cả các cuộc gặp và thảo luận tranh chấp với Việt Nam, phía Trung Quốc đã gạt phăng như chuyện thừa thãi mất thời giờ mỗi khi phía Việt Nam muốn nhắc đến Hoàng Sa. Cũng là chuyện bất bình thường khi ít lâu nay, không thấy phía Việt Nam nói nhiều đến Hoàng Sa, ngoại trừ khi có các vụ tầu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, cướp của ở khu vực biển Hoàng Sa.
Có tin Trung Quốc đã nói thẳng với Việt Nam “Hoàng Sa không có trong bất cứ cuộc nói chuyện nào”. Riêng Bộ Quốc phòng Việt Nam thì họ đã quên nói đến Hoàng Sa từ 1974. -/-
(09/015)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1357)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2101)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 2897)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1177)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 962)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2790)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 888)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1448)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 892)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 935)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 20238:13 CH(Xem: 1046)
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 20236:49 CH(Xem: 995)
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 20238:44 CH(Xem: 1027)
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 20238:36 CH(Xem: 1529)
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 20236:30 CH(Xem: 2796)
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.