Với đa số người dân Mỹ, Bed Bath & Beyond chắc chắn không phải là một cái tên xa lạ, nhất là người dân thành thị. Đó là chuỗi bán hàng hóa, đồ gia dụng cho nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ... Bed Bath & Beyond (BBBY) - một thời lớn nhất nước Mỹ - đã chính thức khai phá sản vào ngày 23.04.2023 (1). Trước đó không lâu, cổ phiếu của BBBY trở thành Meme Stock - một loại cổ phiếu dao động thật mạnh trong một thời gian ngắn vài ngày - từ 5$/cổ phiếu (share) tăng lên tới 27$/cổ phiếu vào mùa hè 2022. (2)
Meme-stock là một thuật ngữ được sử dụng để nói về giá cổ phiếu của những công ty kinh doanh thất bại, làm ăn thua lỗ, chuẩn bị phá sản được các kênh truyền thông xã hội bơm thổi cùng sự tham gia của một số nhà đầu tư chứng khoán nhỏ có máu cờ bạc làm tăng lên vùn vụt, giá cả giao dịch tăng, giảm trong một biên độ rất lớn trong thời gian thật ngắn chỉ vài ngày hay vài tuần, sau đó trượt dài trên sàn chứng khoán đến khi không còn được niêm yết như Gamestop, AMC Entertainment...
Đến tháng 11.2022, trị giá tài sản của BBBY là 4,4 tỷ $ trên tổng số nợ 5,2 tỷ $ Trong cơn đại dịch CoViD-19, BBBY đã không có chiến lược bán hàng online thích hợp để cạnh tranh với các hãng khác nên việc kinh doanh sa sút nghiêm trọng. Phá sản là điều không thể tránh.
Điều đáng nói là ngay cả khi phá sản, Bed Bath & Beyond đã dở trò kinh doanh không lương thiện. Nộp đơn khai phá sản ngày 23.04.2023, thứ tư 26.04.2023, ngày đầu tiên Bed Bath & Beyond bắt đầu bán hạ giá, dự kiến kéo dài nhiều tuần (khuyến mãi do sập tiệm) lúc 10 giờ sáng tại cửa hàng ở Đại Lộ số Sáu. Người ta thấy rõ ràng một sự lừa gạt trắng trợn đang diễn ra giữa đám đông bát nháo với ít nhất hàng trăm khách hàng.
Một người đàn ông trong chiếc áo Pullover màu xanh đứng bên cạnh các chỗ bầy chén đĩa, hét lớn vào điện thoại cầm tay: “- Không có gì hạ giá hết! Đúng là điên khùng thật”, một phụ nữ khác đứng trò chuyện với tác giả bài viết, sau khi nhận được lời chúc “mua sắm vui nhé” đã phàn nàn lắc đầu :-” Vui khỉ gì? Quỷ tha ma bắt thì có. Họ lừa bịp tất cả mọi người”.
Một khách hàng tên Renee đã lái xe từ Brooklyn đến cửa hàng này để tìm mua một chiếc nồi chiên dùng hơi nóng (Air Fryer), chỉ lấy được món hàng an ủi là một tấm lót cho lò nướng bỏ trong chiếc xe đẩy trống rỗng. “Thật vô cùng thất vọng”, họ đã đến để nhặt những miếng thịt vụn của chuỗi siêu thị danh tiếng một thời để rồi chua chát nhận ra rằng xương cũng chẳng có, nói chi thịt vụn khi mà phiếu giảm giá không được công nhận, một máy pha soda (soda streams) vẫn giữ nguyên giá 129,99$.
Được thành lập từ năm 1971 nhưng BBBY chỉ xuất hiện ở Chelsea năm 1992, mở ra một thời kỳ khởi sắc trở lại cho những tiệm buôn bán lẻ trong khu vực – nơi đã có lúc được biết như là Lady Mile, khu mua sắm dành cho phụ nữ sang trọng, quý phái trong nhiều thập kỷ trước đây. “Đường số 6 vào lúc đó đã chết nhưng BBBY đã thật sự hồi sinh nó” một người đồng sở hữu nhiều tòa nhà trên Đại Lộ số 6 nói với báo New York Times.
Sau khi BBBY dọn vào tòa nhà trước đây của cửa hàng Siegel Cooper Store, kéo theo Filene’s Basement, TJ Maxx... khiến khu vực mua sắm tấp nập hẳn lên. Doanh thu của BBBY năm 2005 là 5,81 tỷ $ nhưng cao điểm là năm 2016, BBBY đạt được doanh thu 12,2 tỷ $ nhưng chỉ còn 9,23 tỷ $ năm 2020. Tháng 03.2023, BBBY thất bại trong việc tìm cách bán đi một gói cổ phiếu (Stock package) trị giá 300 triệu $ khi chỉ thu về được 48 triệu $, không cứu nổi việc khai phá sản.
Từ Bed Bath & Beyond, nhìn về Việt Nam, thấy có một trường hợp tương tự, đó là VinFast - cái tên cũng không xa lạ gì với người Việt Nam trong nước lẫn hải ngoại - công ty lắp ráp xe điện của ông Phạm Nhật Vượng. Tình trạng VinFast y chang BBBY nhưng thê thảm hơn. Ý định phát hành cổ phiếu IPO ở New York cho VinFast của ông Vượng đang dậm chân tại chỗ.
Theo VOA Tiếng Việt ngày 12.12.2022 (3), năm 2022, VinFast lỗ tổng cộng 4,7 tỷ, tổng giá trị tài sản là 4,4 tỷ &, tổng số nợ là 8,8 tỷ $. Cuối năm 2022, VinFast cho chở qua Mỹ 999 chiếc VF8 với ý định giới thiệu món hàng chiến lược như một soái hạm (flagship) cho thị trường Mỹ nhưng thất bại.
Những bài báo nói về kỹ thuật yếu kém, độ an toàn, thời gian nạp điện, khoảng cách di chuyển...của VF8 của các ký giả, chuyên viên về ô-tô điện Mỹ trên Jalopnik như Kevin Williams, cũng như trên VOA Việt Nam khiến VF8 không được mặn mà chào đón như mong đợi. Đó là chưa kể sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ hàng đầu như Tesla, Toyota, Mercedes, Lucid… vừa rẻ hơn, an toàn hơn, ít lỗi kỹ thuật hơn, đi được xa hơn...(4).
Tuy nhiên, nếu so sánh 2 trường hợp Bed Bath & Beyond với VinFast thì VinFast vẫn có lợi thế hơn. BBBY phá sản, có thể chính phủ Mỹ sẽ không ra tay cứu giúp, họ cũng không có đội ngũ dư luận viên chụp hình, viết bài, làm videoclip quảng cáo như VinFast. Hơn nữa VinFast tan hàng thì chế độ CSVN sẽ mất mặt nên ông Phạm Nhật Vượng có thể yên chí, làm màu, lấy tiền 2,5 tỷ $ từ túi quần bên phải đút qua túi bên trái – nhưng nếu túi lủng thì chịu, không ai cứu được.
Tới đây là xong nửa chuyện, chưa biết rồi VinFast ra sao. VinFast có bị phá sản hay sẽ dở trò gì khi phá sản thì chỉ có trời mới biết.
Gửi ý kiến của bạn