Cuộc thập tự chinh đơn độc của Nguyễn Phú Trọng

12 Tháng Ba 20236:51 CH(Xem: 2600)

                   Cuộc thập tự chinh đơn độc của Nguyễn Phú Trọng




Tác giả: David Brown

Hồ Động Đình, dịch

Báo Tiếng Dân



Tổng bí thư Việt Nam chấp nhận hy sinh năng lực để đổi lấy sự trung thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là người bỏ cuộc. Hơn 10 năm qua, ông đã nỗ lực làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam, thoát khỏi tham nhũng và sự mềm yếu về giáo lý. Tháng 6 vừa qua, ông Trọng đưa ra một số thống kê ấn tượng: Gần 17.000 vụ án tham nhũng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đã bị truy tố, 175.000 đảng viên Đảng CSVN bị kỷ luật hoặc bị trừng phạt.

Tuy nhiên, riêng ông Trọng chỉ có thể kết luận rằng, càng bỏ tù các quan chức sai phạm bao nhiêu thì mọi thứ càng không thay đổi bấy nhiêu. Đó là một điều mang tính cấu trúc: Từ trên xuống dưới, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào chất bôi trơn để hoạt động. Tham nhũng vặt cũng phổ biến, nhưng cảnh sát chấp nhận phong bì kèm theo tiền của bạn thay vì ghi phiếu phạt vi phạm nhỏ của bạn, [những cảnh sát như vậy] không phải là kẻ xấu ở xứ này. Anh ta chỉ bắt chước cấp trên của mình. Tham nhũng lớn thường ít thấy rõ hơn: Ai đó muốn đứng tên một phần tài sản mà họ chọn, hoặc một hợp đồng tốt để cung cấp hàng hóa, hay dịch vụ của một doanh nghiệp nhà nước, kết nối bí mật với một quan chức cấp cao, người đó có thể biến điều này thành hiện thực.
Những giao dịch này nhất thiết được thực hiện trong bóng tối, ngoài tầm nhìn của công chúng. Ngược lại, các vụ bê bối liên quan đến Covid-19 nổ ra ở Việt Nam vào cuối năm 2021 đã xảy ra một cách trắng trợn. Họ đã chạm trực tiếp vào phần lớn tầng lớp trung lưu. Bộ mặt quốc gia trông xấu xí. Những kẻ gian ác đang bị trừng phạt.

Những vụ bê bối công khai này cũng tạo cho Trọng một cái cớ để thắt chặt kỷ luật đảng đối với một chính phủ rộng lớn, do các quan chức thường chỉ quan tâm về mặt hình thức đối với hệ tư tưởng. Sau một thập niên nhắm vào những cá nhân cơ hội, Trọng đã tái tập trung chiến dịch của mình vào văn hóa quản lý của Việt Nam. Giờ đây, ông lập luận rằng, những nhà quản lý không quan tâm đến sự tham nhũng của cấp dưới cũng đáng bị khinh bỉ như những người kiếm lợi từ việc đó.
Mở mặt trận mới này trong cuộc chiến chống tham nhũng hồi sáu tháng trước, tổng bí thư “thúc đẩy việc sa thải kịp thời những quan chức làm việc kém hiệu quả và những người vi phạm, sai phạm”. Sau đó, khi năm 2023 bắt đầu, Trọng đã cho người dân Việt Nam thấy những gì ông ta nghĩ trong đầu. Hai phó thủ tướng bị thanh trừng, kết quả là do không để ý đến những hành vi sai trái của cấp dưới, hoặc – có lẽ tệ hơn – vì dung túng cho những hoàn cảnh cho phép những hành vi sai trái đó phát triển.

Sau đó đến lượt đối thủ gần như chắc chắn của Trọng, cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thất bại trong nỗ lực kế nhiệm Trọng làm Tổng Bí thư Đảng CSVN, Phúc đã nhận chức Chủ tịch nước. Vài tháng trước khi bị thanh trừng, Phúc đã được báo Tuổi Trẻ, tờ báo có đông đảo người đọc, dẫn lời khi ông ta nói với người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh rằng, “bên cạnh phòng, chống tham nhũng, việc phòng, chống lãng phí cũng cần quan tâm, vì đây là vấn nạn còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng”.

Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy. Tatarski nhận xét: “Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất của vụ này là sự thất bại liên tục ở các cấp chính quyền trong việc giải ngân nguồn vốn công”. Ông trích lời nhà phân tích Lê Hồng Hiệp ở Singapore: “Một số ý kiến cho rằng không phải tất cả các quan chức này cố ý tham nhũng, mà do các quy định phức tạp, đặc biệt là về mua sắm công, nên có thể họ vô tình phạm sai lầm
Một số nhà bình luận nước ngoài coi việc sa thải Phúc, Đam và Bình Minh là bằng chứng cho thấy Hà Nội đang bám sát Trung Quốc của Tập Cận Bình, nhưng họ đã nhầm: Điều đó không có trong DNA của Việt Nam. Nguyễn Khắc Giang và những người khác đã lập luận hợp lý hơn rằng, bài học rút ra ở đây là chính phủ Việt Nam đã phục tùng Đảng CSVN một cách hiệu quả.

Những người hoài nghi đã nhanh chóng lưu ý rằng, việc trấn áp những suy đoán về ‘thất bại trong việc giám sát’ ở các cấp cao, tạo ra nhiều cơ hội cho Trọng đưa những người trung thành với mình vào các chức vụ cao nhất. Diễn lại một kịch bản thường thấy trong các chế độ Cộng sản, mục tiêu của Trọng là trao đảng vào tay những người vững về học thuyết, những tín đồ thật sự ‘đỏ’, những người có thể tin tưởng, để dập tắt những sai lệch của các ‘chuyên gia’ cơ hội.

Hãy xem xét việc phế truất Nguyễn Xuân Phúc và việc bổ nhiệm thành viên trẻ tuổi nhất trong Bộ Chính trị lên làm chủ tịch nước thay ông ta. Phúc từng là một thủ tướng có năng lực và khao khát kế nhiệm Trọng làm tổng bí thư tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN hồi năm 2021. Trọng đã cản trở tham vọng đó bằng cách đưa mình vào nhiệm kỳ thứ ba, mặc dù sức khỏe yếu và đã quá tuổi nghỉ hưu.

Có lẽ Trọng sợ rằng, khi Đại hội tiếp theo đến gần, các thành viên trong “phe chính phủ” của Ủy ban Trung ương Đảng CSVN có thể tập hợp xung quanh Phúc. Bây giờ ông ta không chỉ buộc Phúc từ chức, mà còn đưa lên vị trí chủ tịch nước một người mà ông ta có thể chỉ định làm người kế nhiệm, Võ Văn Thưởng, 52 tuổi. Giống như Trọng, Thưởng là một chuyên gia về “xây dựng đảng, khi còn giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – khi đó là một tổ chức khét tiếng tham nhũng – nhưng bản thân ông ta nổi tiếng là ‘trong sạch’.”

Thưởng được điều động ra Hà Nội làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN năm 2016. Năm 2021, ông được đề bạt làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đồng thời giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phòng, chống tham nhũng và “các hiện tượng tiêu cực” (Ví dụ: Mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh). Vì vậy, trong hai khía cạnh quan trọng, Thưởng là phụ tá thân cận nhất của Trọng, và có lẽ là lựa chọn thích hợp nhất của ông ta với tư cách là người kế vị.

Trong chừng mực, việc giám sát bộ máy chính phủ được đặt vào tay những người đỏ hơn là giỏi, như Tổng Bí thư Trọng và các cộng sự của ông, thì có khả năng xảy ra nhiễu loạn chính sách và bỏ lỡ cơ hội. Theo quan điểm của Tổng Bí thư, điều đó không sao cả; ông sẵn sàng hy sinh một hoặc hai điểm tăng trưởng kinh tế nếu đó là điều cần thiết để bảo đảm rằng, khi Đại hội 14 sẽ được triệu tập chưa đầy ba năm tới, đường lối của Việt Nam được thiết lập bởi một đảng không bị thụt lùi về ý thức hệ.

Đó là một giả định hợp lý rằng một khối đáng kể các đảng viên, cũng như phần lớn công chúng ngoài đảng cẩn thận, giống như cựu Chủ tịch Phúc, gặp rắc rối với cái giá phải trả về kinh tế và xã hội trong việc bóp nghẹt sáng kiến và loại trừ những công dân sáng tạo nhất của đất nước, ra khỏi vai trò có ý nghĩa trong tiến trình chính trị. Nhiều người có thể đã kết luận rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả lương xứng đáng cho các quan chức, cùng với tiền thưởng cho việc chấp nhận rủi ro để thành công, khuyến khích sáng kiến từ cấp cơ sở và để các phương tiện truyền thông quốc gia tự do đưa tất cả tin tức.

Để truyền lại nguyên vẹn di sản của mình cho người kế nhiệm đáng tin cậy, Trọng phải tập hợp đa số – 91 phiếu trở lên – khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập nhiều phiên họp vào năm 2025 để viết kịch bản cho Đại hội 14. Các quyết định của đại hội sẽ được thực hiện bằng bỏ phiếu kín và, ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, có thể có tới nửa tá ủy viên hiện tại của Bộ Chính trị vận động để kế nhiệm Trọng. Và, mặc dù đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương có thể được bổ nhiệm vì nổi tiếng về đạo đức chính trị, nhưng không có gì chắc chắn rằng, trong cuộc bỏ phiếu kín, họ sẽ bỏ phiếu cho một người hứa hẹn lãnh đạo như Nguyễn Phú Trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười 20151:02 CH(Xem: 10011)
Khi Trung Quốc hung hăng biến 7 bãi đá ngầm thành ra đảo nhân tạo lớn và sau khi bị thế giới phản đối thì họ tuyên bố là không quân sự hóa, vậy thì việc Mỹ duy trì việc cho tàu tuần tra để quan sát tình hình thì tôi nghĩ rằng cũng là chuyện bình thường. Chính nhờ sự hoạt động của Mỹ như vậy mới ngăn chặn bớt sự hung hăng của Trung Quốc đi
23 Tháng Mười 20157:08 CH(Xem: 23157)
Bằng chứng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng giữ chức “Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng” trong 7 năm, trước khi bàn giao qua ông Trọng, đã báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp 10, khai mạc ngày 20/10/2015: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu.”
19 Tháng Mười 201510:56 CH(Xem: 15237)
tờ Hoàn Cầu Thời Báo, ấn phẩm của Nhân Dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã lên án điều mà họ mô tả là “sự áp bức” của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh TC sẽ “không dung thứ những vi phạm tràn lan của Mỹ đối với vùng biển kế cận và vùng trời bên những hòn đảo đó”. Bài xã luận còn lớn giọng tuyên bố: “Quân đội giải phóng Nhân dân TQ (PLA) phải sẵn sàng tung những biện pháp trả đũa tùy theo mức độ khiêu khích của Washington”. Nếu Mỹ vận dụng một cách tiếp cận hung hăng, đó sẽ là sự vi phạm lằn ranh cuối cùng và TQ sẽ không ngồi yên.
17 Tháng Mười 20157:32 CH(Xem: 22777)
Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho tôi “vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi”. Dĩ nhiên, đó lại là một khái niệm khác, mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi của tôi rất rõ rằng chúng ta – người Việt, đang cố giàu lên và sau đó là gì?
16 Tháng Mười 20151:19 CH(Xem: 15857)
Ngạo mạn và đầy quyền lực như Thủ tướng Dũng, nếu không chủ quan, đánh ông ta sẽ khó mà thắng, bởi vì ông là trung ương, trung ương là ông. Có lần trong phiên bế mạc của một hội nghị trung ương khóa trước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có nhắc ông Dũng mặc lễ phục theo quy định, đã bị ông ta nói vỗ mặt ngay giữa hội nghị rằng “nóng bỏ mẹ, ai mà mặc được”
15 Tháng Mười 201512:58 CH(Xem: 14409)
Chỉ còn một lực lượng có thể lật đổ đảng cộng sản, đó là khối Dân Tộc Việt Nam trong đó các nhân sỹ, trí thức, các lãnh đạo tôn giáo, các người dân có tinh thần cấp tiến mong muốn thay đổi thế chế để đất nước tiến lên, khối dân oan trong nước bị mất đất đai nhà cửa, chính họ sẽ là những que diêm châm ngòi để toàn dân đứng lên thiêu cháy đảng cộng sản.
14 Tháng Mười 201511:18 SA(Xem: 31194)
Nhưng khi Hoa Kỳ triển khai “hành động thực tế” theo đúng luật lệ quốc tế ngay tại ngư trường lãnh hải Việt Nam đang bị Trung Quốc khống chế thì nhà nước & đảng CSVN lại im như thóc, mở miệng ra s… bay mất cái mùi “đại cục” của Trung Quốc!?. Thế giới văn minh tự do dân chủ ơi… Có Nước nào hãnh diện như Việt Nam nước tôi?
09 Tháng Mười 20158:50 SA(Xem: 26938)
Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…
04 Tháng Mười 201511:51 SA(Xem: 13658)
Mẹ Việt Nam thật bất hạnh khi sản sinh ra một tập đoàn bán nước, phản quốc, hại dân như cái đảng CSVN hiện nay. Khi người dân đã tỏ tường bản chất thật của người cộng sản, thì tất cả những lời nói, việc làm hay lời kêu gọi từ chế độ cầm quyền đều trở nên vô nghĩa, lạc lõng, không hơn gì một vở tấu hài rẻ tiền và người dân không hề quan tâm. Sự sụp đổ của chế độ CSVN sẽ là tất yếu.
29 Tháng Chín 20159:04 SA(Xem: 12643)
Để triển khai sức mạnh của toàn dân tộc trong trận chiến trường kỳ gìn giữ quê hương giàu đẹp, người Việt CẦN CÓ VÀ PHẢI CÓ một thể chế chính trị tự do, dân chủ để thu hút mọi tài năng, khai thác mọi nguồn lực cống hiến cho đất nước của tất cả người dân Việt từ trong nước ra đến hải ngoại.
28 Tháng Chín 20157:20 SA(Xem: 13276)
Mà bài học…50 ngàn quân Việt Nam thương vong bỏ mạng ở xứ chùa Tháp nhưng Campuchia không CS mà lại là Hoàng Gia Dân Chủ ngã vào vòng tay Trung Quốc, “đảng ta” học mãi chưa thuộc bài, thì lần này Tập Cận Bình trước chuyến đi Mỹ tuyên bố rằng: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để chứng minh điều đó”.
26 Tháng Chín 201511:32 SA(Xem: 12827)
Tội nghiệp cho ông Tập! Khổng Minh được cho là thiên tài của nước Tàu (thời Tam Quốc) đã từng ngước mặt lên trời than: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên!” nghĩa là: “Mưu việc ở người, nên việc ở trời!" Họ Tập rồi cũng thế thôi!
24 Tháng Chín 20157:51 SA(Xem: 12111)
Chủ nghĩa Mác Lê Nin mà hồ chí minh du nhập vào gần một thế kỷ nay đã lạc hậu khi tại chính quê hương của nó đã không còn tồn tại, sự hô hào của đảng csVN chỉ là một cách ăn mày dĩ vãng, đánh lận con đen nhằm tiếp tục chính sách mị dân để độc quyền cai trị.
23 Tháng Chín 20157:54 SA(Xem: 13153)
Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.
20 Tháng Chín 201511:09 CH(Xem: 19305)
Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...