Thế đứng của Việt Nam khi Philippines thắt chặt liên minh quân sự với Hoa Kỳ
Hình từ bài chủ
RFA
Việc Mỹ và Philippines thắt chặt liên minh quân sự để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông có thể mang lại lợi ích nhất định cho Việt Nam nhưng chính quyền Việt Nam sẽ rất cẩn trọng vì không muốn làm mất lòng người láng giềng phương Bắc. Đó là nhận xét của một số chuyên gia về an ninh liên quan đến thoả thuận mới đây giữa Mỹ và Philippines.
Trong chuyến thăm Philippines vào đầu tháng này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, hai bên đã thoả thuận cho phía Mỹ được tiếp cận thêm bốn căn cứ quân sự trên đất Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gọi đây là một nỗ lực nhằm hiện đại hoá mối liên minh giữa hai nước và là một nỗ lực quan trọng vào khi Trung Quốc đang gia tăng các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông.
Cả Việt Nam và Philippines cũng như Malaysia, Brunei, Indonesia đều đang phải đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông cùng sức mạnh quân sự và công nghệ ngày càng lớn của Trung Quốc ở vùng biển này.
Trao đổi với RFA qua email, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, nhận xét rằng sự hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho Việt Nam.
“Việt Nam sẽ vui mừng khi thấy tất cả các bên yêu sách khác cùng đẩy lùi hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi khi thấy các đối tác quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và châu Âu lên tiếng và áp đặt cái giá ngoại giao đối với Bắc Kinh vì những yêu sách phi pháp và hành xử nguy hiểm của họ.
Cuối cùng, Việt Nam có thể hưởng lợi từ những áp lực mà các đối tác quốc tế đó đặt lên Bắc Kinh mà không cần phải lên tiếng quá nhiều trước công luận.”
Việt Nam là nước tích cực trong việc quốc tế hoá vấn đề Biển Đông mà bằng chứng là bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Hà Nội vào năm 2010 khẳng định Hoa Kỳ có quyền lợi về tự do hàng hải ở Biển Đông.
Tàu hậu cần Hải quân Mỹ The USNS John Ericsson đậu ở cảng Subic, tây bắc thủ đô Manila của Philippines. Ảnh: AP
Hiện Chính phủ Việt Nam vẫn chưa lên tiếng gì về thoả thuận mới giữa Philippines và Mỹ, nhưng theo ông Vũ Khang - nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành an ninh quốc tế tại Trường Đại học Boston (Boston College) - thì khả năng "Việt Nam vẫn sẽ kêu gọi duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, và điều này có nghĩa Hà Nội sẽ chỉ ủng hộ sự thắt chặt quan hệ Philippines-Hoa Kỳ nếu quan hệ này không tăng khả năng xung đột trên biển với Trung Quốc.”
Ưu tiên của Hà Nội
Theo ông Vũ Khang, Biển Đông chỉ là một phần trong mối lo ngại về an ninh của Hà Nội với người láng giềng phương Bắc:
“An ninh của Việt Nam không chỉ nằm ở Biển Đông mà còn nằm ở biên giới phía Bắc, và có thể nói thẳng rằng biên giới phía Bắc quan trọng với sự tồn vong của Việt Nam hơn là biển Đông.
Ưu tiên của Hà Nội từ xưa đến nay luôn là duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong hòa bình.”
Điều này khác với Philippines, quốc gia không chung đường biên giới đất liền với Trung Quốc. Trong khi đó, Hà Nội đã từng phải chịu một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi một tháng với Trung Quốc hồi năm 1979 và căng thẳng biên giới giữa hai nước đã kéo dài nhiều năm trời sau đó cho đến khi hai nước có những cải thiện về quan hệ vào đầu những năm 1990.
Vào năm 1988, Trung Quốc đã đem quân chiếm đá Gạc Ma do Việt Nam kiểm soát khiến 64 chiến sĩ Việt Nam tử trận.
Trung Quốc trong những năm qua đã gia tăng các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hoá khu vực này bất chấp những phản đối của các quốc gia láng giềng và Phương Tây.
Đỉnh điểm của căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây nhất là vào tháng 5 năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 ra khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. Căng thẳng chỉ lắng dịu sau khi Trung Quốc rút giàn khoan về nước vào tháng 7 cùng năm.
Một báo cáo mới đây của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho biết, trong năm 2022 “Trung Quốc tăng cường hiện diện lực lượng hải cảnh ở Biển Đông mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Báo cáo cho biết số ngày Hải cảnh Trung Quốc tuần tra tại Bãi Tư Chính, một khu vực thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam, đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ 142 ngày vào năm 2020 lên 310 ngày vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Vũ Khang, Hà Nội và Bắc Kinh đã khá thành công trong việc giải quyết các bất đồng trên bộ và trên biển thời gian qua:
“Bất chấp việc Biển Đông đang là điểm nóng trong quan hệ Việt-Trung, Hà Nội và Bắc Kinh đã thành công giải quyết tranh chấp trên bộ và Vịnh Bắc Bộ trong hòa bình. Biển Đông chỉ là một bất đồng trong tổng thể mối quan hệ Việt-Trung ổn định và cả hai nước đều không mong muốn phá vỡ sự ổn định đó.”
Quan hệ tay ba
Thoả thuận mới giữa Philippines và Mỹ đã gặp phải những chỉ trích từ phía Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh gọi đây là "hành động làm leo thang căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định của khu vực”, đồng thời kêu gọi các quốc gia trong khu vực phải cảnh giác về hành động này, tránh không bị Mỹ lợi dụng.
Theo chuyên gia Vũ Khang, “Việt Nam hoàn toàn không muốn bị liên đới nếu Trung Quốc và Philippines có đụng độ trên Biển Đông.”
“Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau chiến tranh Lạnh luôn tuân theo nguyên tắc bốn không, và nguyên tắc này dựa trên hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam là láng giềng trên bộ lẫn trên biển của Trung Quốc. Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách này chỉ vì Philippines thắt chặt quan hệ với Hoa Mỹ.” - Ông Vũ Khang viết trong email trả lời phỏng vấn của RFA.
Hiện Trung Quốc là một trong bốn nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, tức là mức cao nhất. Ba quốc gia còn lại là Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Hoa Kỳ và Việt Nam nâng quan hệ hai nước thành đối tác toàn diện vào năm 2013. Ttừ đó đến nay, Hoa Kỳ đã vài lần đề nghị Việt Nam đưa mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện nhưng Hà Nội vẫn chưa đồng ý. Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, Việt Nam vẫn lo ngại Trung Quốc tức giận.
Nhưng điều này cũng không có nghĩa là Hà Nội sẽ hoàn toàn nhượng bộ Trung Quốc, theo nhận xét của chuyên gia Vũ Khang.
“Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt áp lực lên Việt Nam để tránh Việt Nam tiến gần với Mỹ, nhưng quá nhiều áp lực có thể sẽ chỉ đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ. Nếu Mỹ thực sự muốn tăng cường lòng tin chính trị với Hà Nội” - Ông Vũ Khang viết trong email trả lời RFA.
Vì vậy, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) đã đưa tin ngày 03/05/2022: “Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí năm 2022, Việt Nam xếp hạng 174, ngay dưới Cuba (173) và trên Trung Quốc (175), hai quốc gia cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền như Việt Nam. Với vị trí này, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước, trong bối cảnh mà RSF, tổ chức Ký giả không biên giới có trụ sở ở Paris, nhận định rằng các nền dân chủ trên toàn cầu bị suy yếu trong sự trỗi dậy của các thể chế độc tài.” “Dù tiến hơn một bậc so với những năm trước đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới, tức danh sách đỏ của bảng Chỉ số, gồm những nước có tình hình báo chí “rất tồi tệ”, với Triều Tiên đứng cuối bảng (180).”
Cái trò này cũng như khi thằng tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ làm thua lỗ vụ AGV hàng ngàn tỷ đồng nhưng được thằng anh thái giám Phạm Nhật Vượn vào lạy lục van xin tên TBT Nguyễn Phú Trọng tha chết, sau đó bọn chúng làm lên một luận điệu là Phật Tử, Hội Phụ Huynh Học Sinh, có đơn xin giảm án cho tên Vũ, cuối cùng nó chỉ ở tù có vài ba năm là được ra sống sung sống sướng! Đó chính là nét đặc thù của một quốc gia độc tài, theo đó dù có phạm tội tày đình thì cũng hóa vô tội, còn người vô tội mà bọn chúng muốn diệt trừ thì đủ lý do mà có tội. Đó cũng là lý do vì sao mà đảng csVN e sợ tiến trình đa đảng phái, vì nếu có đảng đối lập cùng...
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm.
Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...
Nhìn quanh thế giới ngày nay còn bao nhiêu quốc gia đi theo đường lối cộng sản, chỉ có Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba và Việt Nam, trong khi hầu hết đều chọn cho mình một hướng đi khác để dẫn dắt dân tộc, thậm chí xã hội Việt Nam ngày nay còn thua cả quốc gia láng giềng CPC nếu xét theo khía cạnh tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nhưng một tên lãnh đạo ở vị trí thứ ba quyền lực mới lên lại phát biểu là sẽ kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê, điều đó không những ngoan cố mà còn là một sự xuẩn động cố tình nhằm tiếp tục cầm quyền cai trị
Không biết những khách hàng cực kỳ quan trọng - như bà Em-Xi Nguyễn Cao Kỳ Duyên (người thề sẽ hủy hợp đồng đã đặt Tesla, để chờ VF8), ông Triệu Trung Thành, người có văn phòng bán bảo hiểm hay kinh doanh địa ốc gì đó ở Tếch-xợt đặt một lúc 66 chiếc VF8 tặng cho bạn bè, thân nhân trong gia đình, gia tộc lái cho vui, “trải nghiệm” sản phẩm VN... hay một Facebooker nào đó đã nhẩy cẫng lên vì vui mừng, sướng run rẩy (hơn lần đầu) nên chửi thề vung tí mẹt vì tự hào dân tộc khi thấy chiếc tàu chở 999 xe VF8 chạy dưới cầu Golden Gate ở San Francisco - nhận được xe chưa, sao thấy im ắng quá?
Xin thưa, cái tư duy ấu trỉ đó nên quăng vào sọt rác, bởi vì đảng csVN thừa biết rằng chính Mỹ đã tài trợ cho hai nền Cộng Hòa miền nam VN trước đây, từ tiền bạc, vũ khí, khí tài với con số khổng lồ, và cũng chính Mỹ đã xóa số hai nền Cộng Hòa đó khi chi phối vào thượng tầng lãnh đạo và ngân sách điều hành chiến tranh. Như thế có cho vàng đảng csVN cũng không dám cắn, bởi vì trong thâm tâm họ thừa biết rằng Mỹ có thể đi chung với họ một đoạn đường chứ không thể nào đi chung cả con đường khi hai ý thức hệ của hai quốc gia trái ngược nhau. Và một khi nước Mỹ lật kèo thì con đường chết sẽ hiện ra rõ ràng chứ không phải là trừu tượng.
Khi tham nhũng đã thành tổ chức thì số tiền hối lộ sẽ ngày một khủng hơn, bởi tiền tham nhũng nó rải cho toàn bộ tổ chức. Nhóm lợi ích càng lớn nó cần tiền càng nhiều để rải và tất nhiên, phía đưa hối lộ phải bòn rút sức lao động của công nhân, phải kinh doanh đểu, phải lừa khách hàng v.v… để nặn ra tiền mà rải. Và đó là lý do kinh tế đất nước ngày một mất sinh lực. Các doanh nghiệp bất động sản là hình mẫu cho loại phá hoại như thế. Để gọi vốn thì bọn này phải dùng tiền để rải. Nó cần rải cho nhóm quan chức ngành chứng khoán để bọn này thả lỏng quản lý và làm luật sơ sài...
Trong ký ức nhạt nhòa, tôi vẫn còn nhớ những buổi chiều chủ nhật đón xem các bộ phim cao bồi và siêu nhân trên truyền hình ở Sài Gòn. Bọn trẻ con vẫn hò hét và tán chuyện với nhau về những tình tiết hấp dẫn trên TV. Truyền hình là phương tiện giải trí mắc tiền và riêng tư nhiều hơn cả điện thoại gia đình, nhưng theo một bài viết của nhà báo Phạm Công Luận, thì lúc đó, “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình, chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được ...
Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này. Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.
Như vậy Vượn Vin đang đối mặt với một bài toán khó, nếu không cập nhật được phần mềm cho những chiếc xe này thì không thể bán được, mà cập nhật thì phải đóng tiền cho bọn tư bản Mỹ trong khi con số nợ đã gấp đôi vốn của công ty, chắc chắn rằng để tiếp tục làm ăn tại Mỹ thì Vượn Vin phải dùng vốn của tập đoàn Vingroup để bơm vào cho những chiếc xe Vinfast được lăn bánh tại Mỹ. Còn nếu không thì phải tìm ngay một thị trường nào khác như Châu Phi hay rừng rậm Amazon mà bán cho mấy ông mọi bên đó chứ tiền đâu mà trả chi phí kho bãi cho hàng ngàn chiếc xe đang nằm thoi thóp.
Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến u mê của những kẻ háo danh, mơ hồ về lý tưởng nhưng lại muốn có được hào quang lãnh tụ cho nên cả hai miền nam bắc đã bị các thế lực ngoại bang chi phối và dựng nên để một chém giết lẫn nhau. Một dân tộc hiếu thắng được chia là hai miền như hai con dế lửa đã bị các tay chủ ngoáy râu làm cho bốc đồng lên và lao vào cắn xé lẫn nhau với các nguồn tiền bạc và khí tài của quốc gia khác và trở thành một cuộc chiến xâm lăng với danh nghĩa “đánh cho Mỹ cút – đánh cho Ngụy nhào”, hay “giải phóng miền nam”.
Ngược lại, tìm hiểu các khoản chi Ngân sách quốc gia tại Việt Nam là như mò kim đáy bể. Điều 15, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (Luật số 83/2015/QH13) quy định rất rõ và chi tiết về việc phải “công khai ngân sách Nhà nước” nhưng có quá nhiều cách “công khai”, ví dụ: thay vì đưa lên trang web, chính phủ thông báo ở cuộc họp riêng hoặc dán ở bảng tin, chụp ảnh làm bằng chứng đã công khai, rồi sau đó gỡ xuống ngay. Thay vì viết ra rõ ràng dễ đọc thì người ta tìm mọi cách để che giấu những điều cần giấu mà khi cần vẫn nói là đã “công bố”. Kỹ năng che dấu này ở bậc thượng thừa, cơ bản là vượt trên những hiểu biết thông thường...
Thực tế chừng như ngược lại. Việt Nam chỉ thiếu điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sản xuất và phân phối nhưng còn thừa rất lớn nguồn điện mặt trời, điện gió do các cơ sở tư nhân sản xuất nhưng không được EVN tiếp nhận, thu mua. Năm 2022, báo chí lề phải từng kêu gào về tình trạng thửa điện, các đơn vị tư nhân bị cắt giảm điện: “thời gian qua, một số đại diện nhà máy điện gió, điện mặt trời đã phải kêu trời vì bị yêu cầu cắt giảm công suất phát, có nơi đến 70%. Cụ thể, vào ngày 2/1, đại diện 1 nhà máy điện gió cho biết, lúc 1h30 chiều tốc độ gió đạt 12,8m/s, nhưng công suất thực tế nhà máy điện gió ở khu vực miền Trung này...
Ông Đặng Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Yên – hai Phó Ban Nội chính của BCH TƯ đảng khóa 13 chủ trì cuộc họp này. Từ những hình ảnh mà báo giới đính kèm khi tường thuật về cuộc họp báo, có người phát giác ông Nguyễn Văn Yên – một trong hai Phó Ban Nội chính chủ tọa cuộc họp báo – mang đồng hồ hiệu Patek Philippe model World Time Mecca. Giá bán chiếc đồng hồ mà ông Yên sử dụng dao động trong khoảng từ 260.000 Mỹ kim đến 270.000 Mỹ kim (3), nếu quy ra đồng Việt Nam thì chừng sáu… tỷ!
Để có thể đưa TQ ra tòa án quốc tế về sự xăm lăng và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa mà VN cho rằng thuộc sự quản lý của Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thì nhà cầm quyền csVN phải phá bỏ tư duy phủ nhận chính quyền miền nam VN tức VNCH. Khi thừa nhận VNCH là một chính phủ đã từng tồn tại và quản lý miền nam VN thì vấn đề Hoàng Sa sẽ có điểm ra. Bởi vì khi đệ đơn đến toàn án quốc tế VN có thể dựa theo lịch sử VN và Công pháp quốc tế để kiện TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo này lợi dụng khi VN đang có chiến tranh.
Chỉ riêng việc TBT ngồi xổm trên điều lệ đảng, bám ghế suốt ba nhiệm kỳ, Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Tay chân bộ hạ thân tín nhất của ông trực tiếp gom củi đốt lò như cố Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh là loại sâu gộc với biệt phủ, đất đai, lăng mộ nguy nga đồ sộ. Trùm Công an tay kiếm bạo tàn của Đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô. Mấy ngày trước đây, báo chí “lề phải” vô tình đưa hình ảnh Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng Ban Nội Chính, đeo đồng hồ Patek Philippe World Time Mecca, giá trị hàng trăm ngàn đô la, sau đó đã buộc phải xóa đi.
Hiện nay, số tiền đấy đang nằm trong tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc nó là cổ phần của nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước. Giả sử như nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng thì rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam cũng chết theo, bất kể đó là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh. Nghĩa là nền kinh tế chết thì nguồn vốn đó cũng tan nát. Ở khía cạnh này rõ ràng Đảng Cộng Sản không biết phân tán rủi ro. Làm quản lý một quốc gia mà bao đời thủ tướng không biết phân tán rủi ro tạo nên hàng rào phòng thủ cho nền kinh tế.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.