Biển Đông: Trò lừa mị của Bắc Kinh lại tái diễn

22 Tháng Tám 20229:14 CH(Xem: 2939)

                   Biển Đông: Trò lừa mị của Bắc Kinh lại tái diễn


3c1830d8-0a45-471b-aeb6-060891835d9b                                         Tàu sân bay TQ tập trận ở Biển Đông - Hình từ bài chủ.




Trần Lâm

   RFA

Trung Quốc ra sức tuyên truyền

Trung Quốc lại đang ra sức thực hiện chiến dịch truyền thông, nhằm đánh lừa dư luận về vấn đề Biển Đông.

Ngày 3/8, ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun) (1), Viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông đã đăng bài một bài viết trên Khmer Times (Campuchia) với tựa đề “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là con đường tốt nhất để duy trì yên bình ở vùng biển này” (2). 

Trước đó không lâu, Ngô Sĩ Tồn cũng đăng một bài trên Khmer Times, với tựa đề “DOC và Bộ quy tắc ứng xử để ngăn ngừa Biển Đông trở thành chiến trường cho các nước lớn” (3).

Trong bài viết này, Ngô Sĩ Tồn khẳng định rằng: “Do đó, cách duy nhất để tránh vấn đề nêu trên là thúc đẩy hợp tác hàng hải trong khuôn khổ DOC theo hướng thực dụng hơn, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các quy tắc và cơ chế an ninh ở Biển Đông với việc tham vấn COC (Bộ quy tắc ứng xử) như một điểm khởi đầu, để đạt được hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông.” (4)

Trong bài viết ngày 3/8 thì ông Ngô Sĩ Tồn cũng nói thêm: “Phương thức duy nhất để tránh những nguy cơ nêu trên là áp dụng một cách tiếp cận thực tế hơn đối với hợp tác hàng hải theo khuôn khổ tuyên bố, đồng thời đẩy nhanh hơn việc xây dựng các quy tắc và cơ chế an ninh ở Biển Đông thông qua tham vấn COC, với mục đích cuối cùng là một nền hòa bình và ổn định bền vững ở Biển Đông. Đàm phán COC là một sứ mệnh chung của Trung Quốc và 10 nước ASEAN; việc xây dựng COC sẽ giúp ổn định mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN về lâu dài; và sự đồng thuận về COC sẽ làm cho các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông được hưởng lợi. Ở giai đoạn này, cần hướng tới mục tiêu tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, xây dựng sự đồng thuận và tìm kiếm điểm chung, đồng thời bảo lưu sự khác biệt trong các cuộc tham vấn về COC.” (5)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng có phát biểu gần đây rằng: “Là văn kiện chính trị đầu tiên được Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết về Biển Đông, DOC đã thiết lập các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực chung để các bên xử lý các vấn đề liên quan. Với hành động tuân thủ DOC trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Trong hai thập kỷ qua, DOC đã là nền tảng cho đối thoại và hợp tác hàng hải tích cực của chúng ta, dẫn đến những thu hoạch sớm trong nhiều lĩnh vực. Trong hai thập kỷ qua, DOC cũng là một khuôn khổ cho phép chúng ta củng cố sự tin cậy lẫn nhau về chính trị và xây dựng các mối quan hệ sôi động. Việc ký kết và thực hiện thành công DOC đã mang lại cho chúng tôi những nguồn cảm hứng quan trọng.” (6)

Ai là kẻ gây rối ở Biển Đông?

Nếu chỉ đọc hay nghe những phát biểu của giới chức và học giả Trung Quốc thì có rất nhiều người sẽ tưởng Trung Quốc luôn “yêu chuộng hoà bình”, và Biển Đông căng thẳng là do ai đó, chứ đâu phải do Trung Quốc.

Vậy ai là người đã gây ra các xung đột quân sự ở đây? Chúng ta còn chưa quên, cuộc xung đột đầu tiên đã bùng phát khi quân đội Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng hoà khi họ đang kiểm soát Hoàng Sa hồi năm 1974. Năm 1988, một cuộc đụng độ khác đã diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa nhờ sức mạnh hải quân. Năm 1992, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Đá Vành Khăn - một rạn san hô đã được Philippines tuyên bố là lãnh thổ của họ.

Trong báo cáo “Những động cơ của các hành vi hung hăng ở Biển Đông” được Cục Nghiên cứu châu Á Quốc gia (NBR) - một cơ quan nghiên cứu không lợi nhuận của Mỹ - công bố (7), học giả Andrew Chubb của Anh đã nghiên cứu các tranh chấp hàng hải và những thay đổi trong cách hành xử của chính phủ các nước có nhiều yêu sách nhất, bao gồm Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Báo cáo dựa trên các số liệu ghi nhận sự thay đổi hàng năm trong cách hành xử của ba quốc gia trên từ năm 1970 đến năm 2015. Chubb xác định bốn kiểu hung hăng mà các nhà nước thể hiện khi theo đuổi các lợi ích của mình ở Biển Đông, từ những khẳng định về chủ quyền bằng lời nói thông qua các tuyên bố và công hàm ngoại giao cho đến những lời đe dọa trừng phạt và sử dụng vũ lực. Một trong những phát hiện của báo cáo là thái độ hung hăng của Trung Quốc đã liên tục gia tăng Biển Đông, theo đó, kể từ năm 1970, hầu như năm nào Trung Quốc cũng thực hiện các động thái hiếu chiến.

Thêm vào đó, những hành vi hăm dọa của Trung Quốc, hay những hành vi liên quan đến những lời đe dọa trừng phạt, đã trở nên thường xuyên hơn sau năm 2007 - năm đánh dấu sự bắt đầu của các nỗ lực bành trướng, tăng cường kiểm soát và cải tạo đất ồ ạt của Trung Quốc. Báo cáo phát hiện ra rằng các hành vi hiếu chiến này của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào Philippines và Việt Nam, và thường không bị chi phối bởi những động cơ trong mối quan hệ Trung-Mỹ, mặc dù Mỹ - nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - đã ngày càng lớn tiếng lên án cách hành xử của Trung Quốc trong thập kỷ qua. Gần đây hơn, Mỹ còn đẩy mạnh các chiến dịch tự do hàng hải và các cuộc tập trận quân sự tại những vùng biển này.

Hiện tại, Trung Quốc tuyên bố khoảng 90% Biển Đông là lãnh thổ chủ quyền của họ. Với sứ mệnh trở thành cường quốc thế giới, Trung Quốc coi Biển Đông là cơ hội để thể hiện cam kết hướng tới mục tiêu tuyên bố chủ quyền mà họ cho rằng trong lịch sử đã từng thuộc về mình. Kể từ khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này hồi năm 2009, Trung Quốc đã thể hiện cam kết sâu sắc trong việc bảo vệ khu vực này. Trung Quốc bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo vào năm 2012, bổ sung thêm 3.200 mẫu đất cho bảy thực thể tại Trường Sa và thay đổi Đá Chữ Thập thành một hòn đảo rộng 270 mẫu Anh. Việc biến các hòn đảo này thành các căn cứ quân sự và dân sự mang lại cho chúng nhiều giá trị chiến lược.

Mượn tay các bồi bút

Không chỉ các quan chức và học giả Trung Quốc ra sức “đổi trắng thay đen” cho các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh còn huy động một số bồi bút để tiếp sức với họ.

Mới đây, trên Asia Times, Mark Valencia - Một bồi bút của Trung Quốc đã viết một bài công kích một bài viết của Greg Poling - Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của CSIS, đăng trên Foreign Policy (8).

Bài viết của Mark Valencia với tiêu đề “’Sự hiện diện lịch sử’ không biện minh cho cách hành xử của Mỹ ở Biển Đông”, trong đó nhận định rằng chuyên gia Gregory Poling của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã cố biện minh cho chính sách và hoạt động của Mỹ ở Biển Đông bằng cách nêu chi tiết về "khoản đầu tư" lịch sử của Mỹ ở khu vực này.

Theo Valencia, mặc dù ông Poling đã công khai thừa nhận thành kiến của mình khi nói rằng nhiệm vụ của ông là “thúc đẩy lợi ích của Mỹ", nhưng việc đưa ra phân tích thiên lệch về các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách của Mỹ trong khu vực này không có lợi cho chính nước Mỹ.

Cần phải nói rõ với ông Valencia rằng, các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là đối với các quyền lịch sử trên toàn bộ cái gọi là “Đường 9 đoạn”, đã đe dọa cam kết hàng thế kỷ của Mỹ về tự do hàng hải. Cam kết đó đã giúp tạo nền tảng cho sự thịnh vượng và an ninh của Mỹ. Ngày nay, cam kết bảo vệ trật tự tự do hàng hải giúp ổn định thương mại quốc tế, giảm bớt căng thẳng ở trên biển và đảm bảo tiếp cận công bằng các nguồn tài nguyên. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là kết quả của những nỗ lực trong nhiều thập kỷ để đàm phán và hệ thống hóa các quyền tự do đó. Giống với các quốc gia khác, Trung Quốc có nhiều tiếng nói trong quá trình soạn thảo Công ước. Và hầu hết các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cũng vậy, đó là lý do tại sao họ kiên trì “bám” vào Công ước.

Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không chỉ làm suy yếu Công ước mà hơn thế, chúng phá hoại nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế: sự bình đẳng giữa các quốc gia. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ đối xử với luật pháp quốc tế theo cách họ thực thi luật trong nước -  sử dụng chúng như một công cụ quyền lực nhưng không bao giờ bị ràng buộc đối với nó. Việc làm suy yếu UNCLOS mà không phải trả giá sẽ càng xác nhận điều đó.

Trung Quốc vẫn đang cố gắng thúc đẩy chiến tranh thông tin bằng cách ra sức tuyên truyền và gây nhiễu các thông tin đến dư luận quốc tế. Thế nhưng bản chất luôn là bản chất. Con sói có đội lốt cửu thì nó vẫn hiện ra những tham vọng và đe doạ của con sói. Chính vì thế, dư luận thế giới cũng chả mấy ai tin giọng điệu hoà bình giả tạo của Bắc Kinh.

_____________

Tham khảo:

1. https://www.khmertimeskh.com/501120973/doc-and-code-of-conduct-to-prevent-s-china-sea-becoming-a-battlefield-for-major-powers/

2. https://www.khmertimeskh.com/501124385/south-china-sea-declaration-best-path-to-keep-waters-calm/

3. https://www.khmertimeskh.com/501120973/doc-and-code-of-conduct-to-prevent-s-china-sea-becoming-a-battlefield-for-major-powers/

4. https://www.khmertimeskh.com/501120973/doc-and-code-of-conduct-to-prevent-s-china-sea-becoming-a-battlefield-for-major-powers/

5. https://www.khmertimeskh.com/501124385/south-china-sea-declaration-best-path-to-keep-waters-calm/

6. https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjdt_665385/zyjh_665391/202207/t20220725_10727703.html

7. https://www.nbr.org/wp-content/uploads/pdfs/publications/sr99_dynamicsofassertiveness_may2022.pdf

8. https://foreignpolicy.com/2022/08/14/the-united-states-is-deeply-invested-in-the-south-china-sea/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 2961)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 2695)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1710)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 1980)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1345)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1614)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 1684)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1251)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 1634)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1260)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1134)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1136)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 1974)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
20 Tháng Giêng 20244:51 CH(Xem: 1376)
Không bậc cha mẹ bình thường nào lại bất lương, nhẫn tâm đem con mình đi bán, giao cho người khác nuôi. Họ chỉ làm việc đó trong hoàn cảnh tuyệt vọng tột cùng, không còn lối thoát. Những chánh án, công tố viên chế độ CSVN thay vì tìm cách giải quyết, giúp đỡ Kim Nhung, Hoàng Tuấn ra khỏi hoàn cảnh bế tắc đó thì lại chứng tỏ quyền lực, sư ngu dốt, cứng nhắc bằng một bản án khác nghiệt, nặng nề với mục đích răn đe, trừng trị. Về mặt pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là con ruột của mình đúng là tội hình sự nhưng khi xét xử, luật pháp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố cấu thành tội phạm, không phải chỉ đơn giản căn cứ vào việc...
18 Tháng Giêng 20245:55 CH(Xem: 1952)
Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...