Quyền, tiền và ngoại giao “củ chuối”

03 Tháng Chín 20219:55 CH(Xem: 4278)

                              Quyền, tiền và ngoại giao “củ chuối”

7d766739-fc5e-42f4-859f-5121b4e36a14                                                     Hình Reuters - Edit by QĐB



Gia Cát Tường

     RFA



Người ngoại đạo thì cho rằng, ngoại giao Việt Nam thấp mưu qua vụ tiếp đón Phó Tổng thống Kamala Harris. Thật ra, Việt Nam biết chính quyền Biden lúc này cần gì, nhưng vì ở vào thế không thể “kháng chỉ thiên triều” nên đành “đánh trống lảng” yêu cầu thiết yếu trong chuyến thăm của bà Harris. Dù hai bên đã đạt được nhiều thoả thuận, nhưng nếu Việt Nam cứ tiếp tục chính sách đu dây như hiện nay, liệu các cơ hội đang tới có trở thành thách thức trong kỷ nguyên mới?

Trung Quốc đe nẹt Việt Nam

Tất cả báo chí bên nhà được lệnh đăng lại thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao, theo đó, “trong không khí cởi mở và hiểu biết lẫn nhau”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ở Trụ sở chính phủ chiều 24/8/2021. Nhưng phần nội dung đặt cuối thông cáo mới là phần chìm của tảng băng. Đại sứ Hùng Ba tuyên bố (Trích nguyên văn): “Trung Quốc sẵn sàng phối hợp, sớm hoàn tất một số dự án hợp tác trọng điểm, trong đó có tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông”. Cuối buổi, Hùng Ba còn “bồi” thêm một lời hứa: “Sẽ cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề…”  [1]. Hùng Ba đã thực thi được sứ mệnh “bêu xấu” Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế bằng việc ép Thủ tướng Việt Nam phải tiếp y và ra tuyên bố làm giảm ý nghĩa chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ.

Người tinh ý phải đặt ngay câu hỏi, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,5 km, được khởi công từ tháng 10/2011, gấp gáp gì mà Hùng Ba phải gõ cửa Phạm Minh Chính vào đúng lúc Thủ tướng đang công việc lút đầu, chuẩn bị đón quốc khách? Đây chính là tuyến số 2A được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là hơn 13.800 tỷ đồng (669,62 triệu USD). Sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, đội vốn 200%, đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động. Giới chuyên môn đánh giá, thật mỉa mai khi Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lại cho rằng, đấy là biểu trưng của tình hữu nghị Việt – Trung. Thật ra, đây là cái vòng kim cô để Trung Quốc khống chế, tạo ra vấn nạn kinh tế không những chỉ cho lãnh đạo Hà Nội, mà còn cho toàn thể nhân dân Việt Nam, là những người phải đóng thuế để trả cho cái tình hữu nghị ấy [2]

Điều lãnh đạo Việt Nam sợ nhất trong vụ đường sắt Cát Linh là Trung Quốc có thể cho công khai những khoản hối lộ khổng lồ dẫn đến vỡ tiến độ dự án, cũng như nguyên nhân thật sự đằng sau việc tại sao đến nay vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể đi vào khai thác thương mại. Theo TS. Lê Dăng Doanh, Trung Quốc là “bậc thầy đút lót” bằng tiền tươi thóc thật để doanh nghiệp của họ được thắng thầu trong nhiều dự án. Còn theo ý kiến chuyên gia, việc thắng thầu ở những dự án khác của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đều như vậy cả. Nguồn tin am hiểu nội bộ giấu tên cho biết, Trung Quốc sẵn sàng lại quả tối thiểu 30% bằng “tiền tươi” [3]. Thử làm con tính đơn giản, mức thấp nhất, 30% của gần 700 triệu đô la nói trên sẽ liên luỵ đến bao nhiêu “lãnh đạo nguồn” suốt trong ngần ấy thời gian. Đúng là quá nguy hiểm, nếu như không giữ được ghế cho các đồng chí “phe mình” chưa bị lộ còn “nằm trong nhiều đống rơm”!

Đừng nghĩ quá xa đến các thoả thuận Thành Đô hay những thề thốt cấp cao “văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan…” giữa hai tập đoàn lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh! Cả hai đều thực dụng hơn mọi người tưởng nhiều. Nếu Việt Nam không “xử lý thoả đáng” các yêu cầu cụ thể của Trung Quốc trong dịp tiếp đón Phó Tổng thống Mỹ nói riêng và toàn bộ chính sách “cận Mỹ giãn Trung” nói chung thì hậu quả thật khôn lường đối với đội ngũ lãnh đạo vừa tuyên thệ ở Hà Nội. Câu chuyện đường sắt Cát Linh chỉ là một trong những tối hậu thư lấy ra từ nhiều thế cờ, “rung cây doạ khỉ”, vốn đã được thiết kế sẵn để khi cần thì họ “thí” cả tốt lẫn xe. Cái gọi là “vận mệnh tương quan” nhiều lúc chẳng phải ý thức hệ gì cao siêu, càng không phải vì lợi ích quốc gia – dân tộc, đó chỉ là địa vị cá nhân, quyền lực và kim tiền của phe nhóm, thông qua các vụ hội lộ “khủng” mà Trung Quốc dùng để bắt chẹt các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu cứ chịu lép để cho Bắc Kinh đe nẹt một chiều thì chính lãnh đạo Việt Nam cũng rơi vào tình thế “sợ hãi kép”. Vừa chịu sức ép Trung Quốc tố cáo cầm tiền đút lót, nhưng mặt khác, lại sợ cả phản ứng của người dân lẫn các phe cánh đang kình chống mình. Trên thực tế, theo giới quan sát, Bắc Kinh lâu nay vẫn “lấp liếm” các vụ làm ăn khuất tất, cũng như xung đột trên Biển Đông và muốn dùng nhiều con bài để mặc cả, ép Hà Nội phải thoả hiệp. Nhưng Hà Nội càng nhún nhường thì Trung Quốc càng được nước, đến mức cả ban lãnh đạo Bắc Kinh lẫn Hà Nội cũng sợ luôn cả việc nếu ép “đàn em” quá mạnh, lãnh đạo Việt Nam có thể mất luôn tính chính danh trong con mắt người dân. Đấy là chưa nói, có khi họ bị chính các phe cánh trong đảng, cũng chỉ vì quyền và tiền, lật đổ dưới dạng các cuộc cách mạng cung đình. [4].

Tại sao Hà Nội bị “tê liệt”…

Không riêng gì Phạm Minh Chính, bất cứ lãnh đạo nào cũng đều như rắn gặp ếch, khi đối mặt với chính sách “thọc gậy bánh xe” của Tàu đối với quan hệ

Việt – Mỹ cũng như các chủ trương lớn khác liên quan đến nội trị hay ngoại giao. Bản thân Nguyễn Phú Trọng từ tháng 12/2015 khi đang lo chuẩn bị đại hội đã từng an ủi thuộc hạ: “Nếu để xảy ra đụng độ (với Trung Quốc) thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào? Chúng ta có thể ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?” [5]. Đối với Nguyễn Phú Trọng, tổ chức đại hội đảng dĩ nhiên phải được ưu tiên cao hơn vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ! Nhưng rồi bị dư luận xã hội lên án, trong lần tiếp xúc cử tri sáng 24/3/2021, Tổng bí thư, Chủ tịch nước buộc phải thú nhận, “có những sự cố xảy ra ở Biển Đông, quan hệ phía tây, phía tây nam xử lý hết sức tế nhị, hết sức phải khôn khéo…”. “Tế nhị” và “khôn khéo” liệu có giấu mãi được dân không? [6].

Trong thời gian ở thăm Việt Nam và Singapore (từ 22-26/8), Phó Tổng thống Harris đã hai lần lên án các hành động “cưỡng ép” và “hù dọa” của Bắc Kinh đối với các lân bang. Bà Harris đã đưa ra lời kêu gọi Việt Nam hãy cùng Mỹ chống lại những hành vi “bắt nạt” ấy của Trung Quốc. Bà Phó Tổng thống cũng không ngần ngại đơn phương kiến nghị nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt lên đối tác chiến lược [7].

Tiếc rằng, lời hiệu triệu mạnh mẽ của bà Harris như “đá ném ao bèo”. Lãnh đạo Việt Nam bị Trung Quốc vô hiệu hoá, đã đánh mất khả năng phản ứng trong thế cân bằng mong manh giữa cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ gay gắt hiện nay.

Trên thực tế, Trung Quốc đã làm cho lãnh đạo Việt Nam bị “tê liệt” theo hai cách. Thứ nhất, Bắc Kinh luôn giả vờ làm ra vẻ mối bất hòa về an ninh giữa hai quốc gia Trung – Việt là không đáng kể, nhằm giảm bớt sự hội tụ lợi ích giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về các vấn đề trên biển đảo cũng như trong khu vực. Trung Quốc luôn ép Việt Nam tuân thủ chính sách “bốn không” mà thực chất là nơi sinh ra “hội chứng ếch luộc”, bị đun nóng dần, đến độ sôi nhảy ra thì đã quá muộn. Thứ hai, Trung Quốc luôn nhấn mạnh các giá trị ý thức hệ, “lá nho” cộng đồng chung vận mệnh giữa ĐCSTQ với ĐCSVN, thường xuyên cảnh tỉnh Hà Nội về một “cuộc cách mạng màu” do Hoa Kỳ hậu thuẫn, trong nỗ lực giữ Việt Nam tránh xa các vận động nâng cấp bang giao của Hoa Kỳ. Việc xem xét những gì mà giới truyền thông và học giả Trung Quốc lu loa trong những năm gần đây cho thấy bản chất có chủ đích của chiến lược phá bĩnh này [8].

Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thừa biết thời điểm bà Harris sang Hà Nội có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với Hoa Kỳ. Nói cách khác, vì “loạn” ở Afganistan mà lẽ tự nhiên, Việt Nam được đẩy lên “mấy giá”. Nếu cao tay ấn, một mặt, Phạm Minh Chính cứ tiếp Hùng Ba trong trường hợp y ra tối hậu thư, mặt khác, là một quốc gia tự chủ, lãnh đạo Ba Đình hoàn toàn có thể tổ chức việc nghênh tiếp Phó Tổng thống Mỹ một cách xứng tầm. Ít nhất thì cũng xấp xỉ mức như quốc đảo Singapore thể hiện (Thủ tướng Lý Hiển Long đứng ra mời, hội đàm và họp báo chung với bà Harris). Cám cảnh thay, trước khi chuyến cơ rời Hà Nội, bà Harris buộc phải một mình tổ chức gặp gỡ báo giới ngay tại Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tại đấy, bà Phó Tổng thống vẫn dành cho người dân Việt Nam những tình cảm nồng ấm và hẹn ngày tái ngộ. Bà rời Việt Nam mà không có cả thông cáo chung. Tuy vậy, bà vẫn mang về Mỹ niềm hi vọng chưa bao giờ tắt của người dân thường ở Sài Gòn, Hà Nội mà bà chưa có dịp gặp được họ do đại dịch Vũ Hán, về một tương lai tươi sáng cho quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam.

Mỹ không đặt Việt Nam vào thế khó

Người ngoại đạo thì cho rằng, Bộ chính trị Việt Nam vừa qua “thấp mưu thua trí thằng Tàu” trong vụ tiếp đón Phó Tổng thống Kamala Harris. Nhớ lại tháng 7/2015, lần đầu tiên và là lần duy nhất Tổng thống Mỹ tiếp Tổng bí thư ĐCSVN tại Phòng Bầu dục theo nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia (Dù bấy giờ Nguyễn Phú Trọng chưa ngồi ghế Chủ tịch nước). Ông Biden, Phó Tổng thống đứng ra tổ chức quốc yến. Còn cuối tháng 8/2021 vừa qua, khi Phó Tổng thống Mỹ sang Việt Nam thì Tổng Bí thư lặn mất tiêu, bà Harris rời Hà Nội không kèn không trống. Dư luận cho đấy là ngoại giao “củ chuối”, thô thiển và quái đản. Tuy nhiên, người trong cuộc thì hiểu rằng, hèn và đểu chỉ là bề nổi của tảng băng. Thừa biết chính quyền Biden cần gì, nhưng nếu “kháng chỉ thiên triều” hôm 24/8, lãnh đạo Ba Đình rất dễ bị mất cả chì lẫn chài.

Những trò tiểu xảo nói trên của Việt Nam dưới sức ép từ Bắc Kinh đều không làm người Mỹ phiền lòng. Buộc Hà Nội xử tệ với Phó Tổng thống Mỹ mà cánh Ba Đình vẫn tình nguyện “tuân chỉ”, nhưng người Mỹ không thèm chấp. Siêu cường Mỹ tư duy khoáng đạt và hết sức chiến lược. Biết lãnh đạo Việt Nam vì nhiều lý do, luôn phải dè chừng trước một Trung Quốc thô lậu và lang sói, Mỹ không đặt Việt Nam vào thế khó. Mỹ đã chuẩn bị “Kế hoạch hành động tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt” trên hầu hết mọi lĩnh vực, song phương và đa phương, trước khi bà Harris sang Hà Nội khá lâu. Không phải ngẫu nhiên, đúng vào sáng 25/8, trong khi bà Harris hội đàm với Nguyễn Xuân Phúc, lúc bấy giờ ở Mỹ mới là sáng 24/8, Nhà Trắng đã “tung chưởng” gỡ bí cho Hà Nội, công khai hoá toàn bộ  “Kế hoạch hành động” nói trên. Văn bản này tiết lộ những thông báo và nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam. [9].

“Kế hoạch hành động” này ngay từ đầu đã khẳng định, chuyến công du của Phó Tổng thống thể hiện cam kết sâu sắc của Hoa Kỳ không chỉ đối với khu vực, mà trước hết là đối với mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam. Trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Việt Nam, Phó Tổng thống Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mạnh mẽ và tự cường. Tầm nhìn lâu dài của người Mỹ trong kế hoạch này hiển nhiên xuất phát từ lợi ích quốc gia. “Chúng tôi biết rằng việc duy trì và củng cố các mối quan hệ đối tác này có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Mỹ. Và đó là lý do tại sao, trong những năm tới, chúng tôi sẽ quay lại, hết lần này đến lần khác, khi chúng tôi tiếp tục và lập biểu đồ cho chương tiếp theo này trong mối quan hệ đối tác, đôi bên cùng có lợi” – Bà Harris tuyên bố trong cuộc họp báo.

Sự cộng hưởng chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam có thể còn kéo dài. Bà Harris nói với báo giới: “Tôi tin rằng chuyến đi này báo hiệu sự khởi đầu của chương tiếp theo trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”. Nhưng kéo dài không có nghĩa là vĩnh viễn. Một khi quan hệ Mỹ – Trung đòi hỏi phải thoả hiệp như nó đã từng thoả hiệp trong lịch sử, thì cộng hưởng chiến lược Mỹ – Việt cũng sẽ thay đổi. Các nhà hoạch định chiến lược Việt Nam chắc chắn phải thấy trước nguy cơ ấy. Vì vậy, thời gian để thực hiện “Kế hoạch hành động” nói trên là hữu hạn, họ sẽ phải hết sức tranh thủ thời cơ có một không hai. Phải trở thành một cường quốc tầm trung, Việt Nam mới đủ sức tồn tại và phát triển trong không gian Indo-Pacific để có thể đáp ứng những thách thức hiện tại và tương lai, cùng với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ trong liên khu vực.

Việt Nam từng nhiều lần để các thời cơ thuận lợi tuột khỏi tay. Nếu cứ tiếp tục chính sách “ba không”, “bốn không”, liệu cơ hội có trở thành thách thức trong kỷ nguyên mới? Liệu Việt Nam lúc ấy có còn vị thế địa-chính trị như hiện nay để mà “tối ưu hoá” các lợi thế của mình nữa hay không?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 20168:52 CH(Xem: 10872)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù mạnh miệng tuyên bố “không tái cử”, nhưng như bao lần trước, ông ta vẫn có thể trơ trẽn giải thích là do bị ban chấp hành trung ương ép buộc nên phải ra tái cử thêm một nhiệm kỳ.
18 Tháng Giêng 20167:04 SA(Xem: 10201)
Một nhà quan sát khác được Bloomberg dẫn lời là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt. Ông cho rằng sẽ không có thay đổi lớn, bất chấp giới lãnh đạo mới là thuộc phe nào, ông nói các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam theo dự kiến sẽ không nghiêng hẳn về bất cứ hướng nào....
18 Tháng Giêng 20167:00 SA(Xem: 9825)
Chừng nào người VN chưa được tự chọn lấy người lãnh đạo cho mình, chừng đó độc tài, đểu cáng còn trên ngôi, VN sẽ còn tụt hậu và tăm tối. Thua xa các nước nhược tiểu như Lào, Campuchia, Miến điện, chứ đừng nói đến sánh vai với các cường quốc năm châu!
17 Tháng Giêng 20165:34 CH(Xem: 10984)
Đánh Mỹ cho Tàu Cộng hôm nay đáp máy bay xuống đảo chữ thập của VN Ấy vậy mà gọi là: “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”!? "Chẳng thà đừng nói, để người ta chỉ tưởng mình ngu thôi, còn hơn mở miệng ra, để người ta nghi ngờ mình giữa con người và con vật." (Abraham Lincoln)
16 Tháng Giêng 20164:15 CH(Xem: 9598)
Những ngày qua, các trang mạng “lề trái” cũng viết nhiều về chuyện đương kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “duy trì quyền lực thêm nữa”, trong khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trắng tay”. Tuy nhiên, chưa có có quan chức nào công khai xác nhận hay bác bỏ điều đó.
16 Tháng Giêng 20165:43 SA(Xem: 10552)
Hành động của Dũng lần này là một hành động sinh tử. Dũng phải đấu tranh tích cực để bảo vệ cho sinh mạng mình, cho sinh mạng của gia đình mình, cho tài sản của mình và cho tài sản của gia đình mình cũng như của những người đã vì mình mà tranh đấu. Dũng phải thắng lợi kỳ này thì mới lo được việc “hạ cánh an toàn” cho tất cả những người đồng hội đồng thuyền.
15 Tháng Giêng 20166:58 CH(Xem: 11200)
Như vậy nguồn tin khả tín này xác nhận có 175 người tham gia bỏ phiếu. BCHTƯĐ khoá XI có 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết. Có nghĩa là đã có 2 dự khuyết UVTƯĐ đã trở thành UVTƯĐ chính thức thay thế Nguyễn Bá Thanh và Phạm Quý Ngọ....
15 Tháng Giêng 20167:38 SA(Xem: 11764)
Có lẽ nhà cầm quyền Trung Cộng thấy rằng sự khinh bỉ, sự ngạo ngược của chúng chưa đủ cho đám cầm quyền CSVN thấy nhục, thấy hèn. Nên ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng đón họ Tập, Nguyễn Sinh Hùng chạy sang Tàu về đến nơi, họ Tập đã cho hàng chục lượt máy bay bay qua không phận Việt Nam như chỗ không người. Và hành động của Việt Nam đối với việc này lại là sử dụng “Người phát ngôn” để rồi từ “quan ngại” đến “hết sức quan ngại” là coi như xong việc.
15 Tháng Giêng 20167:09 SA(Xem: 10006)
Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương đã thực tế nhận ra những bất lợi nếu cứ làm kinh tế và hội nhập nửa vời theo lối mòn xưa cũ và giáo điều rằng “đổi mới nhưng không đổi màu, hội nhập mà không hòa tan”.
14 Tháng Giêng 20165:27 SA(Xem: 11266)
Buổi sơ duyệt có khoảng 5.200 cán bộ, lực lượng võ trang, 125 ôtô, môtô “đặc chủng” và trực thăng, khoảng 100 ôtô chở quân của nhiều đơn vị võ trang khác nhau trong ngành Công an, cùng sự phối hợp của Bộ Tư lệnh Thủ đô…
13 Tháng Giêng 20167:16 CH(Xem: 12005)
Ngay khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu đắc thắng, ông Dũng cũng đã vỗ tay một cách đầy gượng gạo. Trong lúc những tràng pháo tay vẫn đang kéo dài rào rào, ông Dũng bèn buông hai cánh tay đặt xuống ghế, người cũng ngả ra sau một cách mệt mỏi.
13 Tháng Giêng 20167:29 SA(Xem: 10356)
Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là Đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt Nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy Đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết Mác-Lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân
11 Tháng Giêng 20168:56 CH(Xem: 12897)
Đau đớn thay! Mỗi khi có Đại hội bầu nhân sự Việt Nam thì thiên triều/Tàu đều cử quan chức cao cấp sang Việt Nam trước khi Đại hội diễn ra, để quyết định ủng hộ hay không ủng hộ đối với các nhân vật cao cấp ở Ban Chấp hành Trung ương với mục đích lọc lừa/đề cử những nhân vật muối mặt quy Hán giống như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống?!
11 Tháng Giêng 20168:20 CH(Xem: 14610)
Trong lá thư, ông Lê Đức Anh nhắc lại cho ông Nguyễn Phú Trọng về nguyên tắc đảng, trong đó có nói đến quyền đề cử, quyền ứng cử và quyền bầu cử. Cùng với đó là những quan điểm nhằm ngấm ngầm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư.
11 Tháng Giêng 20167:26 SA(Xem: 12975)
Ông Dũng, dù đang thất thế nhưng cũng đã tung ra những đòn phản công dữ dội. Ông lừa bịp dư luận bằng những tuyên bố mị dân, ông cho thuộc hạ đi lấy lòng các lão thành cách mạng, và thậm chí, ông còn lôi cả ‘thái thượng hoàng’ Lê Đức Anh vào cuộc...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.
29 Tháng Ba 2024
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?