Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P5)

25 Tháng Năm 202110:43 CH(Xem: 4242)

                                Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P5)


index                                             Nhà chính trị Lý Đông A - nguồn Internet



Trần Công Lân




E . Hành Chính Viện (Viện Trưởng có thể thay thế Quốc Trưởng tạm thời 6 tháng);

-Hành chính viện là cơ quan tối cao thừa hành về đối nội - đối ngoại (ngoại giao); văn và võ (quân sự?).

-Đứng đầu là Tổng Lý do Quốc Trưởng đề cử, cai quản các bộ (9 bộ; bán nội các chế) và phải có sự đồng ý của Trung Tâm Hội Nghị (đan quyền?).

Nói về "Ất: Hành Chính Tổng Cơ" thì Nghiên Cứu Viện tự tuyển nhân viên thì viện này độc lập với Quốc Trưởng hay trực thuộc Trung Tâm Hội Nghị? Theo Duy Dân Cơ Năng hình 2, thì dưới Quốc Dân Đại Hội có phần CHÍNH gồm chính trị Nghiên Cứu Viện thượng tầng ý thức, Lập Quốc Chính Trị, Tổng Văn Hóa Viện. Vậy phải chăng cũng là Nghiên Cứu viện mà Dân Nhân Cương Thường nói đến? Nếu vậy thì CHÍNH và TRỊ trong hình 2 có ý nghĩa gì? TRỊ phải chăng là quản trị (hành chính) thì mới đúng như Hành Chính Tổng Cơ? Cơ Quan này là cơ quan chuyên môn của nghiên cứu để phụ giúp Quốc Trưởng, Trung Tâm Hội Nghị, Lập Pháp Viện và các cơ quan khác trong vấn đề có chính sách hợp lý cho quốc gia. Đây là cơ quan không bị chính trị hóa nếu so với các cơ quan khác.

-Điều 12 nói về Pháp Chính Bộ coi về ngục hình, tư pháp, điều tra...vậy có xung đột với Tư pháp viện hay không (đan quyền). Có thể Tư Pháp Viện là A.G còn Pháp Chính Bộ giống như Sheriff.

Quốc dân đoàn

- Quốc Dân đoàn xã chính tuyển tới Quốc Chính Dân Đoàn (Tối Cao Lập Pháp) là vai trò thường trực hay định kỳ (tuyển cử, đại hội...)?

-Theo quan niệm đáy tầng của LĐA thì Quốc Dân đoàn và Công Dân đoàn (tầng) là nền tảng của chủ nghĩa Duy Dân và công cử lên Trung Tâm Hội Nghị (Đinh: chính trị nguyên cơ. Điều 2). Nhưng chương trình tổ chức, tập hợp các tầng công dân đoàn lại do Trung Tâm Hội Nghị thảo ra và Công Dân đoàn hội nghị quyết định thi hành (điều 7). Vậy cái nào có trước? Cái Trung Tâm Hội Nghị này là ở trung ương hay ở địa phương? Hay cơ cấu Cơ Năng Hiến Pháp chỉ có ở giới hạn của trung ương mà địa phương lại theo một cơ cấu khác mặc dù cũng có thể có Trung Tâm Hội Nghị của các tầng chính quyền nhưng cách điều hành khác hơn với trung ương?

(6) Lập Pháp Viện (Quốc trưởng sinh mệnh? chỉ đạo và Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác);

(7) Quan Chính Viện (Tổng lý do Quốc Trưởng tuyển miễn);

(8) Tư Pháp Viện (Quốc Trưởng không có quyền tuyển miễn).

Đi tìm một sơ đồ về kiến trúc hệ thống chính quyền Duy Dân

Theo cấu trúc của Duy Dân Cơ Năng thì phần A. CHÍNH: Chính Trị (thay đổi theo bầu cử) gồm bộ phận Nghiên Cứu, Lập Quốc, Kế Hoạch. Các bộ phận này hoạt động với nhau để thảo kế hoạch phát triển quốc gia theo tầm nhìn của đảng chính trị cầm quyền. Phần B. TRỊ (hành chính) gồm "Pháp Trị": Hành Pháp (Pháp trị, Duy Dân Cơ Năng, hình 2), Lập Pháp, Tư Pháp là theo luật pháp đã được đề ra và thi hành kế hoạch do các bộ phận chính trị đề ra. Phần "Nhân sự" gồm nuôi người, xét người , dùng người. Phải chăng phần "Trị" sẽ dùng người không phân biệt đảng phái vì nếu để khuynh hướng chính trị ảnh hưởng thì vai trò của các bộ phận kể trên sẽ rối loạn. Tạm thời giải thích hình 2 này chỉ dành Trung Tâm Hội Nghị mà bên phần Chính và Trị là những tiểu ban để theo dõi và kiểm soát sự hoạt động của các cơ quan khác.

Theo sự phân chia trong Cơ Năng Hiến Pháp thì Quốc Trưởng có trách nhiệm với các bộ, viện và chịu sự chi phối của Trung Tâm Hội Nghị, Kê Sát Viện và Phê Phán Công Đường. Trung Tâm Hội Nghị hành xử quyền lập pháp (nhưng Lập Pháp viện làm luật), và Trung Tâm Hội Nghị thỉnh mệnh từ Công Dân đoàn (Đinh: chính trị nguyên cơ, điều 3).

Sự Đan Quyền trong Cơ Năng Hiến Pháp: Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng chỉ đạo (Lập Pháp Viện), 20-30 nhân sự do Quốc Trưởng sinh mệnh (điều 4). Nhưng theo Tối Cao Quốc Thể thì Quốc Trưởng chỉ đề nghị tuyển bổ viện trưởng Lập Pháp Viện (Tối cao quốc thể).

Khi Quốc Trưởng chỉ đề nghị tuyển bổ viện trưởng Lập Pháp Viện, Kê Sát Viện trong khi 20-30 viên chức Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng chỉ đạo (Lập Pháp Viện, điều 1) và sinh mệnh (Lập Pháp Viện, điều 4). Sự xung đột tại Lập Pháp Viện có thể xảy ra khi Viện Trưởng (do Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác) bất đồng ý với 20-30 nhân sự do Quốc Trưởng sinh mệnh thì sẽ giải quyết ra sao? Lập Pháp Viện dưới quyền Quốc Trưởng sẽ làm luật theo ý Quốc Trưởng nhưng quyền phê chuẩn, tu cải là do Trung Tâm Hội Nghị quyết định (Tối Cao Lập Pháp, điều 25).

Như vậy Quốc Trưởng do Trung Tâm Hội Nghị đề cử (3 người) và Quốc Dân  (điều 1 không nói quốc dân đoàn mà chỉ nói Quốc Dân tuyển cử. Vậy thì từ ngữ Quốc Dân Đoàn, Quốc Dân mang hai ý nghĩ khác nhau? Quốc dân là tất cả mọi người sống trên đất nước. Quốc dân đoàn là các đoàn thể trong xã hội quan tâm đến sinh hoạt của quốc gia) chọn. Quốc Trưởng điều hành Lập Pháp Viện, Hành Chính Viện, Quan Chính Viện, Tư Pháp Viện. Còn Kê Sát Viện làm việc với Trung Tâm Hội Nghị chủ tuyển Phê Phán Công Đường (điều 4 trong Phê Phán Công Đường có thể hiểu cả hai, công dân tầng và người ngoài công dân tầng, đều phải được tuyển chọn bởi Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện.).

Phê Phán Công Đường có quyền kiểm thảo các pháp luật (điều 18). Vậy luật do Lập Pháp Viện làm ra, Trung Tâm Hội Nghị quyết định phê chuẩn vẫn chịu sự kiểm thảo của Phê Phán Công Đường. Sự kiểm thảo này coi như tiêu chuẩn ắt có (automatically) hay phải có lý do? (có người thưa kiện, kháng cáo thì Phê Phán Công Đường mới cứu xét? Hoặc khi một bộ luật nào đưa ra bị sự đối kháng của quần chúng thì Phê Phán Công Đường tham dự để sửa đổi? Có thể gồm cả hai trường hợp).

Như vậy Quốc Trưởng điều hành công việc quốc gia dưới sự giám sát của Trung Tâm Hội Nghị, Phê Phán Công Đường và Kê Sát viện. Trung Tâm Hội Nghị  do quốc chính công dân tầng công cử ra và quốc dân đoàn ở các tầng bầu chọn? (điều 1). Phê Phán Công Đường lại do Trung Tâm Hội Nghị (công dân đoàn không chuyên ngành) và Kê Sát Viện (y ngạch tựu chức: chuyên ngành) chủ tuyển: Quan tuyển hạn 1/3, dân tuyển hạn 2/3. Nhưng Trung Tâm Hội Nghị mở đại hội phải thỉnh lệnh từ Phê Phán Công Đường. Phê Phán Công Đường được kiểm thảo pháp luật trong khi đó Trung Tâm Hội Nghị quyết nghị pháp luật cương lĩnh, Hiến Pháp nguyên tắc (điều 6) và đàn hạch toàn quốc do Trung Tâm Hội Nghị chấp hành.

Vấn đề còn lại là ai sẽ quyết định Công Dân đoàn và Quốc Dân Đại Hội cũng như Trung Tâm Hội Nghị từ khởi đầu? Và khi nào thì Quốc Dân đoàn và Công Dân tầng xuất hiện và có thể làm việc như đã dẫn?

Theo Duy Nhân Cương Thường thì (Bính: Hành Chính Phụ Cơ) Trung Tâm Hội Nghị cấp tỉnh là quyền lực cơ quan (tham chính). Trong khi Trung Tâm Hội Nghị của Huyện, Hạt và Xã không có quyền lực này. Vậy phải chăng Trung Tâm Hội Nghị cấp tỉnh sẽ là màng lưới Đan Quyền để chi phối các hoạt động của Quốc Trưởng, Tối Cao Lập Pháp (Trung Tâm Hội Nghị) và Phê Phán Công Đường?

Đó là then chốt (nút kết) của đan quyền trong hệ thống chính quyền Duy Dân.

Trở ngại là vai trò của Quốc Dân đoàn, Công Dân đoàn (hay tầng) sẽ được xây dựng như thế nào? Có đủ khả năng và kiến thức gánh vác trọng trách được giao phó như đã đề ra trong Cơ Năng Hiến Pháp?

Theo Duy Dân Cơ Năng, tiết mục "Đời sống Quốc Dân" có nhắc đến Quốc gia tầng với chú thích (1) chính trị sinh hoạt (quốc dân biên chế); (2) Dân tộc sinh hoạt (luân lý, tổ chức, nhân chủng kết cấu; (3) ý thức sinh hoạt (Tông giáo, văn hóa tung hợp). “Xem thêm Duy Dân chủ nghĩa đồ” ( phải chăng là Ám Thị Biểu?). Kế là nói đến Quốc Chính Dân đoàn: Tỉnh tầng, Huyện tầng, Hạt tầng, Xã tầng. Phải chăng Quốc Chính Dân Đoàn tức là nói về các cơ cấu chính quyền từ tỉnh trở xuống hay Quốc Chính Dân Đoàn là thành phần ở Trung Ương? Trong Duy Dân Cơ Năng Tốc Giảng có định nghĩa cho Quốc Chính Công Dân tầng là thành phần ở Trung Ương vậy thì Quốc Chính Dân Đoàn có thể gọi là thành phần dân chúng sinh hoạt ở cấp cao của Trung Ương?

Và như vậy thì ai sẽ góp mặt trong Quốc Dân /Công Dân đoàn (tầng)? Ngoài điều kiện tinh thần và thể chất thì vẫn còn câu hỏi về Duy Dân: người dân ý thức gì về Duy Dân? Cũng như xã hội dân chủ, người dân phải ý thức quyền bầu cử, chọn đại diện trong chính quyền.... Xã hội Duy Dân đòi hỏi cao hơn là ý thức hiểu biết tư tưởng Duy Dân (sẽ dẫn đến đan quyền và bình sản kinh tế) mà trong đó vai trò của Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường là do dân cử lên và thường xuyên hội họp để kiểm soát chính quyền. Vậy mỗi công dân với 24 giờ /ngày với sinh kế sẽ đóng góp như thế nào? Chỉ các công dân đoàn (cơ cấu xã hội dân sự) tham gia trực tiếp để vận động quần chúng làm áp lực với các cơ quan để ủng hộ (hay bác bỏ) một bộ luật nào đó nếu cần thiết mà số đông quần chúng bình thường không tham dự trực tiếp mà chỉ tham dự gián tiếp trong cơ cấu sinh hoạt của chính quyền?

Trong chương 4 của Duy Dân Cơ Năng Tốc Giảng thì (1) CHÍNH là tiềm lực quốc dân làm nguyên động lực của quốc gia. TRỊ là thực tại lực lượng chấp chính quốc gia (dân có quyền, chính phủ có lực).

1.1 Quốc dân đoàn là đáy tầng tức là mọi người trong nước, đoàn thể trai, gái, lớn , bé. Mục tiêu chủ yếu là cương thường hoạt động.

1.2 Công Dân tầng chế độ ở trên quốc dân đoàn. Công dân là người tham dự trực tiếp vào chính quyền có điều kiện: Tuổi 18, kinh Nghiệm (?). Đạo đức, tư cách. Học vấn và năng lực tham chính. Nghĩa vụ phục vụ quốc gia.

Cũng theo Duy Dân Cơ Năng tốc giảng thì Tối Cao Lập Pháp được xây dựng bằng cách triệu tập Công Dân tầng: a) Đảng viên Duy Dân (như vậy phải có đảng Duy Dân hiện hữu, không phải là hậu duệ của đảng viên thời 1920?); b) Đồng chí ở các đảng khác đã phấn đấu cho quốc gia (đây có thể nói LĐA nói về thời điểm 1930-40. Thời đại 2000s thì cựu đảng viên CS cũng có thể nói đã phấn đấu cho đất nước thì giải quyết sao?); c) các phần tử không thuộc đảng nào nhưng cũng có công đóng góp cho quốc gia; d) người có tài năng kiến thiết.

Như vậy thời đại 2000s vẫn phải có đảng Duy Dân? Như vậy người dân tiến bộ hay còn u mê thì vẫn phải có sự hiện diện của đảng viên Duy Dân tham dự sinh hoạt. Và phẩm chất đảng viên Duy Dân phải cao hơn người dân? Ai sẽ đánh giá phẩm chất của đảng viên Duy Dân? Nếu không có đảng Duy Dân thì liệu thuyết Duy Dân có thể áp dụng vào VN tương lai?   

Ở đây phải nhắc tới vai trò của người cán bộ Duy Dân độc lập (không đảng, vì nếu là đảng viên Duy Dân thì cái nhìn của quần chúng sẽ khác và như vậy sẽ cản trở việc phổ biến tư tưởng Duy Dân)

Nếu nói rằng Cách Mạng là "toàn diện-triệt để- hướng thượng" và phá hoại đi đôi với kiến thiết (2 tầng, 3 mặt) thì cán bộ Duy Dân sẽ được huấn luyện như thế nào để có thể thực hiện xuyên suốt chủ nghĩa Duy Dân?

Chỉ khi nào người dân (công dân đoàn) ý thức vai trò của họ trong hệ thống Duy Dân thì chủ nghĩa và cơ cấu Duy Dân (Cơ Năng Hiến Pháp) mới tồn tại và phát triển theo đúng nghĩa "đáy tầng" của LĐA. Còn nếu vẫn chỉ là đảng viên đi đốc thúc quần chúng thì có khác gì đảng cộng sản? Và nếu còn sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và quần chúng thì xung đột vẫn còn, đan quyền không có. Như vậy chưa phải là Duy Dân và như thế Bình Sản kinh tế chỉ là ảo mộng.

Trong thế giới (quả đất) mà loài người khai thác thiên nhiên quá mức và hủy hoại môi sinh thì Bình Sản Kinh Tế có vẻ thích hợp để giúp con người sống hài hòa, sống vừa đủ trong hoà bình và trật tự thì có vẻ lý tưởng. Nhưng phe chống Bình Sản Kinh Tế sẽ lôi cuốn con người vào sự cạnh tranh, phát triển không biên giới của khoa học-kỹ thuật, sự hưởng thụ (nói chung là lòng tham-sân-si). Và như vậy ảo tưởng Bình Sản Kinh Tế vẫn chỉ là quay về mỗi cá nhân với sự tu dưỡng để sống với xã hội cho phù hợp.

Ưu-Khuyết điểm của Cơ Năng Hiến Pháp

Cấu trúc chính quyền của Duy Dân qua Cơ Năng Hiến Pháp cho thấy Quốc Trưởng (Hành Pháp) gần như nắm toàn bộ, ngay cả Lập Pháp Viện, Tư Pháp Viện.... Ngang hàng với Quốc Trưởng là Trung Tâm Hội Nghị (do công dân đoàn đề cử và quốc dân đoàn bỏ phiếu) và Phê Phán Công Đường. Hai cơ cấu này sẽ kiểm soát các hoạt động của Quốc Trưởng.

Ưu điểm

-Quốc trưởng sẽ dễ làm việc vì sẽ không bị phe đối lập phá đám (như hiện trạng Quốc Hội Mỹ 1992-2019) bằng cách ngâm tôm các dự luật hay các đề nghị cần thực hiện theo kế hoạch của Quốc Trưởng.

-Tránh được tình trạng lưỡng viện phân hóa khi mỗi viện thuộc quyền kiểm soát của các đảng khác nhau.

-Không bị mua chuộc bởi các thế lực bên ngoài (các nhóm vận động, các đại công ty, kỹ nghệ…) vì Lập Pháp Viện làm luật nhưng Trung Tâm Hội Nghị quyết định phê chuẩn.

-Tư Pháp Viện thuộc quyền Quốc Trưởng sẽ xét xử nhanh hơn thay vì chờ đợi tòa án (thường bị ứ đọng vì tranh tụng theo hệ thống tòa án và mọi Tối Cao Pháp Viện phán quyết sẽ bị buộc vào sự giải thích Hiến Pháp-theo kiểu Mỹ). Dù Tư Pháp Viện phục vụ Quốc Trưởng giống như cơ quan Tư Pháp của Mỹ phục vụ Tổng Thống (ngoại trừ Tòa Án Tối Cao), vẫn tránh được tình trạng lạm quyền bởi Quốc Trưởng sẽ bị hai cơ quan khác (Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện) kiểm soát sự lạm quyền của Quốc Trưởng nếu Quốc Trưởng dùng Tòa Án Tối Cao để giải thích luật hay xử vụ kiện để phục vụ lợi ích của Quốc Trưởng. Chưa kể Trung Tâm Hội Nghị có quyền bãi quan, một hình thức để tránh sự lạm quyền. Cơ chế Duy Dân có rất nhiều cơ quan để kiểm soát sự lạm quyền từ bất cứ cơ quan nào.

-Khi Trung Tâm Hội Nghị do công dân đoàn cử ra để hành xử Tối Cao Lập Pháp, thụ lý đàn hạch từ Phê Phán Công Đường ... đây là một thứ "quốc hội" kiểu Hội Nghị Diên Hồng: người dân trực tiếp quyết định vào việc điều hành quốc gia cấp cao nhất. Số người, nhiệm kỳ, tuổi tác... quyền lực của mỗi thành viên cần được xét lại.

-Cơ Năng Hiến Pháp mở rộng cho người dân tham dự các quyết định quan trọng của chính quyền. Qua các tổ chức Quốc Dân đoàn, Công Dân đoàn, các hoạt động theo Cơ Năng và Bản vị sẽ xây dựng xã hội trên nền tảng Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng. Với từng cấp xây dựng xã hội như vậy thì các hoạt động của Bình Sản Kinh Tế mới thực hiện được và tránh sự khai thác thiên nhiên quá độ đưa đến chênh lệch giàu-nghèo, xung đột chiến tranh.

-Vì cách mạng gốc của Duy Dân là con người với Tu Dưỡng Thắng Nhân. Một khi cá nhân biết tu dưỡng thì tranh chấp trong gia đình, xã hội, đoàn thể sẽ giảm đi những chi tiêu không cần thiết (tranh tụng tòa án, bảo hiểm, quảng cáo, nhà tù ...)

Khuyết điểm

- Khi Quốc Trưởng phản bác Trung Tâm Hội Nghị 3 lần thì kết quả ra sao: Ai sẽ xét xử kết quả cuối cùng nếu Trung Tâm Hội Nghị vẫn giữ phán quyết của mình thì Quốc Trưởng phải tuân theo ư?

-Khi Phê Phán Công Đường có phán quyết về hành động của Quốc Trưởng hay các cơ quan dưới quyền thì có được chấp hành không? Nếu không tuân thủ thì Phê Phán Công Đường có quyền phạt hay cưỡng bách hay không? Hay Phê Phán Công Đường phải nhờ Tư Pháp Viện thực hiện chuyện cưỡng bách?

-Khi các cơ quan dưới quyền Quốc Trưởng có xung đột nội bộ mà không được giải quyết (công đoàn) thì có thể cầu cứu Phê Phán Công Đường can thiệp hay không?

-Trung Tâm Hội Nghị sẽ làm việc như thế nào với Kê Sát viện? Ngang hàng hay có thẩm quyền (tuyển, bãi nhiệm).

-Nếu (Ất) Nghiên Cứu Viện và Hành Chính Viện bị ép bởi (Giáp) Chính Trị Tổng Cơ thì ai sẽ can thiệp: Tư Pháp Viện hay Phê Phán Công Đường?

-Vì Trung Tâm Hội Nghị dựa vào quốc chính dân đoàn, quốc dân đoàn xã... để tuyển người tham dự Trung Tâm Hội Nghị thì sẽ có bao nhiêu người đủ khả năng, kiến thức (hay tiêu chuẩn) để tham dự sinh hoạt cao cấp nhất của quốc gia. Hay tu cải pháp luật do Lập Pháp Viện đệ lên.

-Cũng như phán quyết cuối cùng khi có tranh chấp quyền giữa Phê Phán Công Đường và Trung Tâm Hội Nghị, Quốc Trưởng sẽ giải quyết ra sao? Vì tất cả đều do công dân đoàn bầu lên. Hay tất cả xung đột đều có thể giải quyết từ ba cơ quan Kê Sát Viện, Tư Pháp Viện, và Phê Phán Công Đường? 

-Vì dựa trên con người biết Tu dưỡng. Cơ Năng Hiến Pháp dựa trên Quốc Dân Đoàn, Công Dân Tầng. Biết bao giờ mới có những công dân biết tu dưỡng? Tu dưỡng không phải chỉ học một khóa tu nghiệp 6 tháng là xong. Đó là một tiến trình theo đuổi suốt cuộc đời. Ở trình độ thấp thì còn khả dĩ. Trong các cấp lãnh đạo chính quyền thì trình độ tu dưỡng phải cao hơn. Làm sao có những con người chính trị với khả năng tu dưỡng cao cấp? Lấy thước đo nào để quyết định? Phải chăng là chủ nghĩa Duy Dân? Đảng Duy Dân có thành hình được không nếu không có cán bộ các cấp?

Trần Công Lân

Tháng 11 năm 2019 (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 20237:26 CH(Xem: 1832)
Ngoại giao cây tre theo đúng hình ảnh của loài thảo mộc này. Có nghĩa là gió chiều nào thì theo chiều ấy để sống còn, không một lập trường nào nhất định cả. Thuật ngữ này được TBT Nguyễn Phú Trọng chính thức hóa tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Sách lược này không phải sáng kiến của Nguyễn Phú Trọng mà liên hệ mật thiết đến Ông Hồ Chí Minh và 70 năm cầm quyền của CSVN Báo chí CSVN gần đây khoe khoang ưu điểm sách lược ngoại giao này không tiếc lời và một số bình luận gia quốc tế cũng cho rằng đây là một sách lược thông minh của CSVN...
21 Tháng Mười Hai 20238:54 CH(Xem: 5489)
Nhân loại đã chứng minh không có cái gì mãi mãi trường tồn ngoài chân lý tôn giáo, đã có những quốc gia cộng sản đi trước VN, trong đó những tên độc tài đã dùng quân đội để đàn áp chính người dân của mình, và sau đó chúng đã bị chính cái quân đội của mình giết chết như hai vợ chồng tên TBT đảng cs Rumani Ceausescu năm 1989, cái kết thúc đó cũng sẽ diễn ra cho những tên lãnh đạo đảng csVN khi những quân nhân mang trong tim mình chữ “Nhân Dân” đúng nghĩa hiểu được trách nhiệm đích thực của mình.
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1090)
Bạn Tập sang đây chơi, chúng tôi mang cái lịch thiệp của người Việt ra mà đãi đằng. Ấy là nếu đối đãi không hậu thì sợ chúng tôi bớt đẹp, chứ hổng có phải vì yêu thương gì bạn. Bạn đừng có hiểu nhầm rồi bày đặt miệng lưỡi cú diều “cộng đồng chung vận mệnh”. Bạn đi cướp biển, cướp đảo người ta xong kêu chung vận mệnh là chung sao? Chúng tôi người văn hiến, sao lại chung vận mệnh với cướp được (8)? Có người nhận định như Lao Ta: Chẳng có tình hữu hảo, cùng chung hệ giá trị hay vận mệnh gì hết. Ông đạp xe xích lô, bà nhặt ve chai Hà Nội cũng biết rõ như vậy nhưng hòa bình là thứ mà chúng ta theo đuổi, cho đến khi hết...
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 1225)
Như vậy, hợp tác giữa hai Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đã được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chia sẻ tình báo về an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu toan nổi dậy tự phát đã từng làm...
19 Tháng Mười Hai 20237:15 CH(Xem: 1016)
Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng.
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1423)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2310)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 2993)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 1301)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 994)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2852)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 922)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1503)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 925)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 954)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!