Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P4)

24 Tháng Năm 202111:10 CH(Xem: 3958)
Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P4)
Sơ đồ hình Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Dân Cơ Năng


index                                                                  Nhà chính trị Lý Đông A - nguồn Internet



Trần Công Lân




Hình 1:

Chính trị (1) Lập quốc quy mô: Quốc sách nguyên tắc chính trị.

Hành chính (2) Lập quốc tung lý hành chính, hành động hành chính.

Như vậy so sánh với Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì tương đương với Giáp (Chính Trị Tổng Cơ) và Ất (Hành Chính Tổng Cơ). Khác nhau ở chỗ về mặt chính trị là lập quốc quy mô (có kế hoạch) và quốc sách là những nguyên tắc chính trị. Về mặt hành chính thì "tung lý" là gì? Không thấy giải thích. Có thể hiểu là lý (nguyên tắc) theo chiều dọc (trên xuống dưới hay dưới lên trên).

Hình 2:

Quốc Dân Đại Hội với quyền: sáng chế-phúc quyết-tuyển cử- bãi nhiệm. Hai phần CHÍNH và TRỊ nằm dưới Quốc Dân Đại Hội. Phải chăng đó là trách nhiệm của Quốc Dân Đại Hội sẽ và phải thực hiện?

CHÍNH:

- Chính trị Nghiên cứu viện thượng tầng ý thức;

- Lập quốc chính trị;

- Tổng Văn hóa viện cơ sở kế hoạch chính trị.

TRỊ: Gồm có Pháp trị và Nhân sự.

A. Pháp trị:

- Kiến Lập pháp Lập Pháp;

- Sử dụng pháp Hành Pháp (Giả sử các bộ phận Hành Pháp như ngoại giao, y tế, giáo dục, canh nông, môi sinh, giao thông... thuộc lãnh vực này).

- Thích dụng pháp Tư Pháp.

B. Nhân sự:

- Nuôi người quan chính;

- dụng người Khảo thí;

- xét người Giám sát.

Trong tài liệu Duy Dân Cơ Năng có chú thích Quốc Dân Đại Hội là Quốc Hội. Nhưng theo nghĩa thông thường thì Đại Hội có tính đặc biệt (có tính thời gian lâu lâu mới có một lần), còn vai trò Quốc Hội phải là thường trực. Hay Quốc Dân Đại Hội ở đây mang ý nghĩ là Trung Tâm Hội Nghị hoặc do người ghi lại viết theo sự hiểu biết của cá nhân?

Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì ghi Quốc Trưởng do Đại Hội đề ra nhưng trong Hình 2 không nhắc tới vai trò Quốc Trưởng. Phải chăng đây cũng là sự ghi lại theo quan niệm cá nhân của người ghi lại chứ một người nhìn rộng, hiểu sâu như LĐA không thể nào một tài liệu nói thế này, một tài liệu nói thế khác.

Theo sự trình bày Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì trong phần Chính Trị Tổng Cơ có ba cơ quan chính (Tối Cao Quốc Thể = Quốc Trưởng, Tối Cao Lập Pháp = Trung Tâm Hội Nghị hay Quốc Hội, Phê Phán Công Đường) và một cơ quan phụ Chính Trị Phù Bật để phục vụ Quốc Trưởng. Ba cơ quan chính độc lập nằm theo hàng ngang chứ không thể nào nằm theo hàng dọc. Trong khi đó 6 cơ quan nằm bên Hành Chính Tổng Cơ cũng nằm theo hàng ngang cùng với ba cơ quan chính bên Chính Trị Tổng Cơ. Tuy nhiên sơ đồ của hình 2 vẽ theo chiều dọc, từ trên xuống dưới hoàn toàn đi ngược lại Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường, chưa kể từ ngữ sử dụng hoàn toàn khác biệt nhau, làm cho người đọc thấy sự mâu thuẫn của nó. Vậy thì phải chăng cần điều chỉnh là hình 2 cho phù hợp với Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong Duy Nhân Cương Thường? Ở hình 1 phân biệt rõ Chính Trị và Hành Chính, rất phù hợp bên Chính Trị Tổng Cơ và Hành Chính Tổng Cơ của Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường; nhưng hình 2 lại chia Chính và Trị mà phần Trị lại nằm trong phần Hành Chính Tổng Cơ. Vậy hình 2, cái Chính và Trị không nằm trong cái nghĩa bình thường như ở hình 1?

Hình 3: Nói ba cơ cấu chính quyền theo thể thức dân chủ tập quyền (ở trung ương) , dân chủ phân quyền (ở địa phương) và gồm cả hai (ở trung khu). Không biết trong cái phân quyền mà LĐA nói đến là phân quyền theo kiểu gì ở địa phương bởi nếu theo cơ cấu DD thì không có phân quyền mà chỉ đan quyền. Đan quyền ở mọi cấp chính quyền từ xã lên đến trung ương. Còn trong hình ba nói đến Trung Khu thì Trung Khu đó là gì? Phải chăng đó là Trung Khu Liên Tịch Hội Nghị (Trang 13 trên mạng TN)?

Hình 4 ghi số từ 1 (Quốc dân đại hội); 2 (Xu Mật viện); 3 (Chính trị Nghiên cứu viện); 4 (Lập pháp viện); 5 (Hành chính viện); 6 (Tư pháp viện); 7 (Quan chính viện); 8 (Khảo thí viện); 9 (Giám sát viện).

Như vậy so sánh với Duy Nhân Cương Thường thì thiếu sự hiện diện của Phê Phán Công Đường. (Trong khi lại khác với Duy Nhân Cương Thường về bộ phận Lập quốc chính trị và Tổng Văn Hóa viện Cơ sở Kế Hoạch chính trị Cơ Năng, hình 2). Đồng thời Khảo Thí Viện & Giám Sát Viện không có trong Duy Nhân Cương Thường (tuy nhiên, phần 8&9 ở đây phù hợp với trách nhiệm của Kê Sát Viện bên Duy Nhân Cương Thường. Cần phải điều chỉnh tên cho phù hợp với hai tài liệu)

Chưa kể hình 4 này nói đến Xu Mật Viện mà trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường hoàn toàn không nói đến Xu Mật Viện hay Xu Mật Viện chính là Chính Trị Phù Bật nằm trong Duy Nhân Cương Thường, nằm dưới Quốc Trưởng để phục vụ Quốc Trưởng (cách thức tổ chức Xu Mật Viện rất giống Chính Trị Phù Bật, vậy thì hai người ghi lại nhưng dùng từ ngữ khác nhau)? Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì Xu Mật Viện nằm dưới quyền Quốc Trưởng {bởi do Quốc Trưởng tự đề ra nhưng do Đại Hội (trung tâm hội nghị) tuyển cử} và cơ quan này có quyền “giải thích quốc sách và hiến pháp, có quyền chỉ đạo pháp trị và nhân sự, có quyền trù hoạch quốc gia quy mô và pháp độ”. Trách nhiệm này hoàn toàn không có nói trong Duy Nhân Cương Thường. Phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp từ hai tài liệu khác nhau cần xem xét lại để điều chỉnh cho hoàn chỉnh bởi do hai người ghi lại hoàn toàn chưa đầy đủ? Một vấn đề khác, đáng quan tâm, thì tại sao, Lập Pháp Viện không phải là cơ quan giải thích Hiến Pháp mà chuyện này trực thuộc Xu Mật Viện. Vì Xu Mật Viện nằm dưới sự chỉ đạo của Quốc Trưởng thì phải chăng quyền của Quốc Trưởng quá cao bởi có quyền giải thích Hiến Pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ của Quốc Trưởng, dễ bị lạm dụng bởi Quốc Trưởng là người điều hành quốc gia ở dạng trung ương? Hay chuyện này được giải quyết bởi Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện để tránh sự lạm dụng quyền hành của Quốc Trưởng và thể hiện tính Đan Quyền của Duy Dân?

Kết luận

Nếu Cơ Năng Hiến Pháp là tổng hợp của Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng thì phải chăng Duy Dân Cơ Năng là nhắm đến khía cạnh kỷ luật (cương thường: kỷ luật hay bản vị = qualification?) của Cơ Năng Hiến Pháp và Duy Dân Cơ Năng nhắm đến sự hoạt động (cơ năng) của Cơ Năng Hiến Pháp. Như vậy phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp là một loại Cơ Năng Bản Vị cao nhất của Duy Dân theo như Bản Vị Học Thuyết và vòng xoắn ốc có nút kết?

Một khi san bằng dị biệt giữa hai tài liệu trên về Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta còn phải xét lại nội dung, tiêu chuẩn của Cơ Năng Hiến Pháp có còn giá trị thực tế về nhân số của từng cơ quan, thời gian nhiệm chức, việc thiết lập cơ quan trước hay sau và thẩm định quyền hạn của các cơ quan tác động với nhau có hữu lý và khả thi hay không.

Trước khi đi vào chi tiết của Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta phải dựa vào 2 đầu mối của Duy Dân: Cơ Năng Hiến Pháp và cấu trúc của chính quyền Duy Dân. Quyền chế của Cơ Năng Hiến Pháp không phải là phân quyền (ngoại trừ quân đội Hải, Lục, Không phải phân quyền hầu tránh tình trạng quân đội đảo chính) như các chế độ Tây Phương mà là Đan Quyền. Để hiểu LĐA thiết kế Đan Quyền trong cấu trúc chính quyền, chúng ta phải nhìn lại vai trò của từng bộ phận trong cấu trúc chính quyền Duy Dân có ảnh hưởng trong việc thực hiện dân chủ qua chính trị, kinh tế và xã hội theo 3 tiêu chuẩn: Quốc kế-Dân sinh-Nhân cách.

Các bộ phận chính yếu trong tương quan của Cơ Năng Hiến Pháp

Vì cấu trúc của Duy Dân khác với các cơ cấu chính quyền đương thời, chúng ta cần nhận định các vị trí then chốt của chính quyền để bảo vệ, duy trì trong những trường hợp nguy biến, khẩn trương.

A .Quốc Trưởng được gọi là Tối Cao Quốc Thể, do Trung Tâm Hội Nghị cử lên, được phản bác các quyết án của Trung Tâm Hội Nghị 3 lần, không được giải tán Trung Tâm Hội Nghị; tuyên chiến, giới nghiêm phải được Trung Tâm Hội Nghị chấp nhận; có thêm quyền hạn khác do Trung Tâm Hội Nghị quy định.

B. Trung Tâm Hội Nghị (tối cao hay toàn quốc do Công Dân tầng cử ra, phải thỉnh lệnh Phê Phán Công Đường khi mở đại hội)

Trung Tâm Hội Nghị là Tối Cao Lập Pháp do công dân tầng cử ra; có quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển quan, bãi quan hoặc tự hành động, hoặc có thể từ hạ cấp dân đoàn thảo luận đề lên quyết nghị làm hay không làm. Thụ lý các án đàn hạch của Phê Phán Viện (như vậy nếu chưa có Phán Phán Công Đường thì ai sẽ đàn hạch Quốc Trưởng?); đề cử bầu tuyển Quốc Trưởng (3 người); điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán viện đồng ý; đề ra tu chính Hiến Pháp trước quốc dân đoàn triệu tập Quốc dân đoàn; triệu tập Hội nghị lâm thời (3/5 đồng ý); quyết nghị điều lệ tổ chức, hội nghị của các tầng quốc dân đoàn, công dân đoàn; phê chuẩn pháp luật do Lập Pháp Viện đệ lên.

Như vậy Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) không trực tiếp soạn luật mà chỉ phê chuẩn luật do Lập Pháp Viện đưa lên. Nhưng Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng "sinh mệnh"(tuyển chọn? không do dân bầu) chỉ đạo và Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác. Vậy thì khi chưa có Lập Pháp Viện thì luật nào sẽ được dùng để trị dân? Khi cộng sản sụp đổ thì phải bắt đầu từ đâu khi mà toàn bộ cơ chế đều sụp đổ thì chính quyền lâm thời (nếu có) chắc chắn sẽ không phải là Duy Dân thì sẽ khởi đầu từ đâu? Hay phải chấp nhận với hệ thống tạm thời trước khi dựa vào một hệ thống tư tưởng nào đó? Và khi nói đến hệ thống tư tưởng thì một số đông sẽ sợ hãi vì bài học của tư tưởng Mác đã đưa dân tộc đến vực thẳm hiện nay thì liệu tư tưởng Duy Dân sẽ được chấp nhận ở một chính quyền lâm thời?

Nếu như Trung Tâm Hội Nghị đóng vai trò của Quốc Hội thì phải là thường trực và yếu tố 3/5 số người tham dự để quyết định buổi họp có phù hợp với nhu cầu và trách nhiệm Quốc Hội hay không? Phải chăng con số này cần phải gia tăng bởi khi Quốc Hội họp cần đạt con số cao hơn 3/5? (dính dáng đến điều 13 của Trung Tâm Hội Nghị)

Trung Tâm Hội Nghị do công dân tầng cử ra, được triệu tập quốc dân đoàn "lâm thời” (khi được 3/5 đồng ý) và quyết nghị điều lệ của quốc dân tầng và công dân đoàn. Như vậy cái nào có trước? (quả trứng và con gà). Điều 13, 16, 17 của Trung Tâm Hội Nghị.

C. Phê Phán Viện (đàn hạch toàn quốc trên dưới do Trung Tâm Hội Nghị chấp hành),

Là cơ quan tối cao, siêu việt, bất khả xâm phạm, có quyền phản tỉnh, quan sát, phê phán (không trừng phạt?); xét án Hiến Pháp tố tụng; đề nghị tu cải Hiến Pháp;  đại hội của Trung Tâm Hội Nghị phải có lệnh của Phê Phán Công Đường, Quốc Trưởng phải báo cáo khi Phê Phán Công Đường có đại hội, chịu huấn giới; truy hạch Quốc Trưởng cũ; quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý.

- Điều 4: “Phê Phán Công Đường do các tầng công dân họp tổ lại từ 300-500 người hạn tuổi từ 55 trở lên, 70 trở xuống, trong dân chúng phải là thạc đức, do Trung Tâm Hội Nghị hợp với Kê Sát Viện chủ tuyển”. Vậy công dân tầng phải có trước, rồi Trung Tâm Hội Nghị mới phối hợp với Kê Sát Viện (do Quốc Trưởng đề cử nhưng ai quyết định? Nếu gọi là "y pháp luật tựu chức" có nghĩa là thi tuyển nếu trúng thi tuyển thì được nhậm chức?) Vậy khi chưa có Kê Sát Viện thì có nghĩa là chưa có công dân tầng? (quả trứng & con gà).

- Phải chăng đây là ý niệm Đan quyền trở thành vòng luẩn quẩn? 

- Điều 8: "Thường hội xét các án hành chính tố tụng". Vậy nếu là luật do Lập Pháp Viện đề ra thì có phải là hành chính không? (thí dụ: luật phá thai, di trú, tài chính...)

Ở đây, vai trò của Phê Phán Công Đường gần giống như vai trò của giới truyền thông (media): phân tích và phê bình cũng như cho phép người dân góp ý (editor). Phải chăng LĐA thấy vai trò truyền thông (media) không thể do tư nhân quản trị, điều hành (vì sẽ bị mua chuộc, lũng đoạn) nên mới có Phê Phán Công Đường?

D . Kê Sát Viện “giám sát, thẩm kế, đàn hạch công việc pháp luật, tiền tài và quan lại (gồm cả Quốc Trưởng hoặc bất cứ quan nào trong nước) trong quốc gia; Quốc Trưởng không có quyền tuyển miễn; Kê Sát Viện phụ trách với Trung Tâm Hội Nghị);

Lập Pháp viện có vấn đề nội bộ khi Viện Trưởng không do Quốc Trưởng bổ nhiệm nhưng 20-30 nhân viên lại do Quốc Trưởng chọn thì ai sẽ quyết định chính sách của Viện? Nếu có xung đột giữa Viện Trưởng và đa số nhân viên thì sẽ giải quyết ra sao? Khi luật soạn ra theo ý Quốc Trưởng mà không vì quyền lợi quốc gia hay xã hội, quần chúng thì Trung Tâm Hội Nghị (tối cao lập pháp) sẽ tu cải ra sao? Nhu cầu soạn các bộ luật cần thiết cho sự phát triển đất nước sẽ do Trung Tâm Hội Nghị quyết định qua Viện Trưởng hay Lập Pháp Viện dựa trên đa số nhân sự (theo ý Quốc Trưởng)? Nếu Lập Pháp Viện làm luật gia tăng quyền hạn của Quốc Trưởng thì Trung Tâm Hội Nghị sẽ không thông qua luật từ đó luật sẽ làm giảm quyền lực của Quốc Trưởng?

- Phải chăng đây là ý niệm Đan Quyền? 


         TCL

Tháng 11 năm 2019
  (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 957)
Bạn Tập sang đây chơi, chúng tôi mang cái lịch thiệp của người Việt ra mà đãi đằng. Ấy là nếu đối đãi không hậu thì sợ chúng tôi bớt đẹp, chứ hổng có phải vì yêu thương gì bạn. Bạn đừng có hiểu nhầm rồi bày đặt miệng lưỡi cú diều “cộng đồng chung vận mệnh”. Bạn đi cướp biển, cướp đảo người ta xong kêu chung vận mệnh là chung sao? Chúng tôi người văn hiến, sao lại chung vận mệnh với cướp được (8)? Có người nhận định như Lao Ta: Chẳng có tình hữu hảo, cùng chung hệ giá trị hay vận mệnh gì hết. Ông đạp xe xích lô, bà nhặt ve chai Hà Nội cũng biết rõ như vậy nhưng hòa bình là thứ mà chúng ta theo đuổi, cho đến khi hết...
21 Tháng Mười Hai 20236:43 CH(Xem: 883)
Như vậy, hợp tác giữa hai Bộ Công an với “đường giây nóng” để “bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ… chống can thiệp, chống ly khai..” là thỏa hiệp mới và có lợi cho Việt Nam nhiều hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đã được Trung Quốc giúp “bảo vệ chính quyền và bảo vệ chế độ” như chính Trung Quốc bảo vệ mình. Đó là hai nước vẫn do đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với chia sẻ tình báo về an ninh chính trị để chống “diễn biến hòa bình” là nhằm chống lại những mưu toan nổi dậy tự phát đã từng làm...
19 Tháng Mười Hai 20237:15 CH(Xem: 871)
Mấy chục năm nay, các đảng cộng sản thường nói hay, nói đẹp nhưng hành động không đi đôi với lời nói. Muốn xây dựng niềm tin thì phải có hành động cụ thể. Thứ nhất, Trung Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển 200 dặm và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Thứ hai, Trung Quốc tham gia làm một thành viên có trách nhiệm trong Ủy ban quốc tế sông Mekong, thông báo đầy đủ các số liệu về nước đến các quốc gia nằm dọc theo dòng sông để kịp thời chuẩn bị tránh hạn hán hoặc lũ lụt, tham khảo các quốc gia liên quan trước khi xây đập chận nước hoặc đào kênh lấy nước của dòng sông. Đó là những hành động cần làm để có sự tin tưởng.
19 Tháng Mười Hai 20237:07 CH(Xem: 1109)
Đã bao giờ Đảng và Nhà nước mở cuộc "trưng cầu dân ý" về một vấn đề lớn hoặc một dự án lớn có ảnh hưởng đến xã hội VN chưa? Việc Đảng và Nhà nước có tiếp thu hay không thì không ai biết cả. Những người đóng góp tiếng nói phản biện thường hay bị chụp mũ là "phản động" và bị an ninh gây khó dễ trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói "Quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước" được quy định trong Hiến pháp 2013 mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện.”
17 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 1779)
Việc đảng csVN thừa nhận Đài Loan là một phần của TQ là một việc làm ngu xuẩn, nó cho thấy cái gọi là ‘ngoại giao cây tre” của đảng cs chỉ là một thứ ngoại giao hèn yếu, bạc nhược của một bè lũ hèn nhát, vong nô. Nếu chọn trung lập thì đ0ảng csVN vẫn có thể đẩy đưa vấn đề Đài Loan một cách khéo léo hơn, vừa không mất lòng TQ và vẫn giữ thể diện cho Đài Loan, bởi vì Đài Loan thuộc về hay không thuộc về TQ thì đó không phải là vấn đề để đảng cs phải ra mặt công nhận cùng tên giặc bá quyền Tập Cận Bình.
17 Tháng Mười Hai 202312:27 SA(Xem: 2494)
Hãy nhìn một đất nước có gần 100 triệu dân, phương tiện giao thông đa phần là xe máy, thế nhưng cả gần 50 năm đảng vẫn không phát triển được công nghệ sản xuất cho riêng mình mà chỉ là một đất nước gia công lắp ráp, đánh thuế, thu tiền, cả xe hơi, máy bay, tàu thủy, bất cứ cái gì cũng không cần phải có một kế hoạch lâu dài phát triển nhằm cho ra sản phẩm tốt, giá thành hạ, mà cứ canh me thu thuế, thu phí mà sống thì lời hứa hẹn của Tập Cận Bình trong cơn hấp hối không khác nào một loại thuốc hồi sinh. VN tham gia vào sáng kiến của họ Tập chứng minh rằng đảng csVN chỉ là một loại giây leo, sống thực vật, ăn bám vào nhân dân và thế giới...
15 Tháng Mười Hai 20239:42 CH(Xem: 940)
Tại sao “sáp nhập các đơn vị hành chính” mới thực hiện được… “dân chủ ở cơ sở”? Ở những đơn vị hành chính đã hoặc sắp sáp nhập dân có… biết, có… bàn, có… giám sát và thực sự đã “đồng thuận cao nhất” với tình trạng mà TH QHVN khái quát về các công thự dôi dư sau sáp nhập “chết yểu – cửa đóng then cài – rong rêu bu bám – hư hỏng, sập đổ trong sự hoang tàn hiển hiện”. Giới nào của dân dại dột đến mức xem sự lãng phí, đồng nghĩa với việc tước đoạt các phúc lợi trong giáo dục, y tế, an sinh mà lẽ ra họ phải được hưởng là nền tảng “tao sự ổn định và đem lại động lực mới”? “Dân chủ” mà tốn kém đến mức quái gở như vậy, giới nào của dân mới… thích?
14 Tháng Mười Hai 20238:24 CH(Xem: 829)
Tạm thời xin chưa bình luận tại sao vì những khác biệt vừa kể dẫu đáng ngẫm nghĩ nhưng chính những yếu tố mới, vừa được nêu trong “Tuyên bố chung 2023” lại mâu thuẫn với một số yếu tố khác trong chính tuyên bố này. Chẳng hạn, tại sao đã khẳng định “phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế” mà “phía Việt Nam” lại “cho rằng các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc”? Chẳng lẽ đưa yếu tố đó vào “Tuyên bố chung 2023” là để đổi lấy “phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc...
12 Tháng Mười Hai 20238:39 CH(Xem: 2108)
À, thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán Chủ nghĩa Cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân. Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kế đến là trình trạng lười học “lý luận chinh trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng” trong cán bộ đảng viên. Vì vậy, theo bài viết: “Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường...
12 Tháng Mười Hai 20238:38 CH(Xem: 752)
Khi hơn 50 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư, giới chức Việt Nam tràn đầy hy vọng về nguồn vốn FDI từ Mỹ sẽ “như nước sông Đà” đổ về. Thế nhưng, thực tế và viễn cảnh vẫn còn cả một khoảng cách mênh mông. Những doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để làm ăn, không phải để thể hiện tình hữu nghị, các quyết định đầu tư của họ không dựa trên “quyết tâm chính trị”. Họ cần một môi trường đầu tư có luật pháp minh bạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin, chuỗi cung ứng và hệ thống logistics đủ tốt, đội ngũ nhân công lành nghề với chi phí hợp lý... để đảm bảo sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận.
11 Tháng Mười Hai 20238:00 CH(Xem: 1233)
Chỉ cần gõ vài chữ "học sinh tấn công, bạo hành thầy, cô giáo" vào công cụ tìm kiếm google search, sẽ có ngay 104.000 kết quả trong nháy mắt. Một điều cũng cần nói nữa là, tương tự như bún mắng, cháo chửi, hầu hết việc bạo hành thầy, cô giáo chỉ xẩy ra ở các tỉnh miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở ra. Thật ra chẳng có gì khó hiểu. Bún mắng, cháo chửi cũng như bạo lực học đường, học sinh đánh đập, tấn công, chửi bới thầy, cô và ngược lại thầy cô hành hạ, trừng phạt học trò bằng tát tai,đấm đá...chỉ là sản phẩm tất yếu của chính sách giáo dục, cai trị bằng bạo lực, kềm kẹp cộng với tuyên truyền, nhồi sọ, kêu gọi hận thù, sắt máu của chế độ CS.
11 Tháng Mười Hai 20237:58 CH(Xem: 794)
Một cô gái trẻ chết bất đắc kỳ tử, một chiếc xe hơi bị ngập nước nổi lềnh bềnh trên phố Hà Nội, một ráng mây lạ trời chiều, một con mèo đen nhảy lên cửa sổ, số người đi bầu cử tổng thống Mỹ, một nghệ sĩ nổi tiếng vừa qua đời, mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo…. tất cả đều có thể là căn cứ cho dân ta luận số đánh đề. Như chuyện tảng đá sau tượng Phật, chẳng biết từ đâu sinh tin đồn cứ tưới rượu vào thì mặt đá hiện ra con số, ai “theo” đảm bảo thắng đề, có người trúng đến trăm triệu
09 Tháng Mười Hai 20235:25 CH(Xem: 809)
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 20238:13 CH(Xem: 915)
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 20236:49 CH(Xem: 887)
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...