Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P4)

24 Tháng Năm 202111:10 CH(Xem: 3949)
Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P4)
Sơ đồ hình Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Dân Cơ Năng


index                                                                  Nhà chính trị Lý Đông A - nguồn Internet



Trần Công Lân




Hình 1:

Chính trị (1) Lập quốc quy mô: Quốc sách nguyên tắc chính trị.

Hành chính (2) Lập quốc tung lý hành chính, hành động hành chính.

Như vậy so sánh với Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì tương đương với Giáp (Chính Trị Tổng Cơ) và Ất (Hành Chính Tổng Cơ). Khác nhau ở chỗ về mặt chính trị là lập quốc quy mô (có kế hoạch) và quốc sách là những nguyên tắc chính trị. Về mặt hành chính thì "tung lý" là gì? Không thấy giải thích. Có thể hiểu là lý (nguyên tắc) theo chiều dọc (trên xuống dưới hay dưới lên trên).

Hình 2:

Quốc Dân Đại Hội với quyền: sáng chế-phúc quyết-tuyển cử- bãi nhiệm. Hai phần CHÍNH và TRỊ nằm dưới Quốc Dân Đại Hội. Phải chăng đó là trách nhiệm của Quốc Dân Đại Hội sẽ và phải thực hiện?

CHÍNH:

- Chính trị Nghiên cứu viện thượng tầng ý thức;

- Lập quốc chính trị;

- Tổng Văn hóa viện cơ sở kế hoạch chính trị.

TRỊ: Gồm có Pháp trị và Nhân sự.

A. Pháp trị:

- Kiến Lập pháp Lập Pháp;

- Sử dụng pháp Hành Pháp (Giả sử các bộ phận Hành Pháp như ngoại giao, y tế, giáo dục, canh nông, môi sinh, giao thông... thuộc lãnh vực này).

- Thích dụng pháp Tư Pháp.

B. Nhân sự:

- Nuôi người quan chính;

- dụng người Khảo thí;

- xét người Giám sát.

Trong tài liệu Duy Dân Cơ Năng có chú thích Quốc Dân Đại Hội là Quốc Hội. Nhưng theo nghĩa thông thường thì Đại Hội có tính đặc biệt (có tính thời gian lâu lâu mới có một lần), còn vai trò Quốc Hội phải là thường trực. Hay Quốc Dân Đại Hội ở đây mang ý nghĩ là Trung Tâm Hội Nghị hoặc do người ghi lại viết theo sự hiểu biết của cá nhân?

Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì ghi Quốc Trưởng do Đại Hội đề ra nhưng trong Hình 2 không nhắc tới vai trò Quốc Trưởng. Phải chăng đây cũng là sự ghi lại theo quan niệm cá nhân của người ghi lại chứ một người nhìn rộng, hiểu sâu như LĐA không thể nào một tài liệu nói thế này, một tài liệu nói thế khác.

Theo sự trình bày Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Nhân Cương Thường thì trong phần Chính Trị Tổng Cơ có ba cơ quan chính (Tối Cao Quốc Thể = Quốc Trưởng, Tối Cao Lập Pháp = Trung Tâm Hội Nghị hay Quốc Hội, Phê Phán Công Đường) và một cơ quan phụ Chính Trị Phù Bật để phục vụ Quốc Trưởng. Ba cơ quan chính độc lập nằm theo hàng ngang chứ không thể nào nằm theo hàng dọc. Trong khi đó 6 cơ quan nằm bên Hành Chính Tổng Cơ cũng nằm theo hàng ngang cùng với ba cơ quan chính bên Chính Trị Tổng Cơ. Tuy nhiên sơ đồ của hình 2 vẽ theo chiều dọc, từ trên xuống dưới hoàn toàn đi ngược lại Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường, chưa kể từ ngữ sử dụng hoàn toàn khác biệt nhau, làm cho người đọc thấy sự mâu thuẫn của nó. Vậy thì phải chăng cần điều chỉnh là hình 2 cho phù hợp với Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong Duy Nhân Cương Thường? Ở hình 1 phân biệt rõ Chính Trị và Hành Chính, rất phù hợp bên Chính Trị Tổng Cơ và Hành Chính Tổng Cơ của Cơ Năng Hiến Pháp nằm trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường; nhưng hình 2 lại chia Chính và Trị mà phần Trị lại nằm trong phần Hành Chính Tổng Cơ. Vậy hình 2, cái Chính và Trị không nằm trong cái nghĩa bình thường như ở hình 1?

Hình 3: Nói ba cơ cấu chính quyền theo thể thức dân chủ tập quyền (ở trung ương) , dân chủ phân quyền (ở địa phương) và gồm cả hai (ở trung khu). Không biết trong cái phân quyền mà LĐA nói đến là phân quyền theo kiểu gì ở địa phương bởi nếu theo cơ cấu DD thì không có phân quyền mà chỉ đan quyền. Đan quyền ở mọi cấp chính quyền từ xã lên đến trung ương. Còn trong hình ba nói đến Trung Khu thì Trung Khu đó là gì? Phải chăng đó là Trung Khu Liên Tịch Hội Nghị (Trang 13 trên mạng TN)?

Hình 4 ghi số từ 1 (Quốc dân đại hội); 2 (Xu Mật viện); 3 (Chính trị Nghiên cứu viện); 4 (Lập pháp viện); 5 (Hành chính viện); 6 (Tư pháp viện); 7 (Quan chính viện); 8 (Khảo thí viện); 9 (Giám sát viện).

Như vậy so sánh với Duy Nhân Cương Thường thì thiếu sự hiện diện của Phê Phán Công Đường. (Trong khi lại khác với Duy Nhân Cương Thường về bộ phận Lập quốc chính trị và Tổng Văn Hóa viện Cơ sở Kế Hoạch chính trị Cơ Năng, hình 2). Đồng thời Khảo Thí Viện & Giám Sát Viện không có trong Duy Nhân Cương Thường (tuy nhiên, phần 8&9 ở đây phù hợp với trách nhiệm của Kê Sát Viện bên Duy Nhân Cương Thường. Cần phải điều chỉnh tên cho phù hợp với hai tài liệu)

Chưa kể hình 4 này nói đến Xu Mật Viện mà trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường hoàn toàn không nói đến Xu Mật Viện hay Xu Mật Viện chính là Chính Trị Phù Bật nằm trong Duy Nhân Cương Thường, nằm dưới Quốc Trưởng để phục vụ Quốc Trưởng (cách thức tổ chức Xu Mật Viện rất giống Chính Trị Phù Bật, vậy thì hai người ghi lại nhưng dùng từ ngữ khác nhau)? Theo tài liệu Duy Dân Cơ Năng thì Xu Mật Viện nằm dưới quyền Quốc Trưởng {bởi do Quốc Trưởng tự đề ra nhưng do Đại Hội (trung tâm hội nghị) tuyển cử} và cơ quan này có quyền “giải thích quốc sách và hiến pháp, có quyền chỉ đạo pháp trị và nhân sự, có quyền trù hoạch quốc gia quy mô và pháp độ”. Trách nhiệm này hoàn toàn không có nói trong Duy Nhân Cương Thường. Phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp từ hai tài liệu khác nhau cần xem xét lại để điều chỉnh cho hoàn chỉnh bởi do hai người ghi lại hoàn toàn chưa đầy đủ? Một vấn đề khác, đáng quan tâm, thì tại sao, Lập Pháp Viện không phải là cơ quan giải thích Hiến Pháp mà chuyện này trực thuộc Xu Mật Viện. Vì Xu Mật Viện nằm dưới sự chỉ đạo của Quốc Trưởng thì phải chăng quyền của Quốc Trưởng quá cao bởi có quyền giải thích Hiến Pháp đáp ứng nhu cầu phục vụ của Quốc Trưởng, dễ bị lạm dụng bởi Quốc Trưởng là người điều hành quốc gia ở dạng trung ương? Hay chuyện này được giải quyết bởi Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện để tránh sự lạm dụng quyền hành của Quốc Trưởng và thể hiện tính Đan Quyền của Duy Dân?

Kết luận

Nếu Cơ Năng Hiến Pháp là tổng hợp của Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng thì phải chăng Duy Dân Cơ Năng là nhắm đến khía cạnh kỷ luật (cương thường: kỷ luật hay bản vị = qualification?) của Cơ Năng Hiến Pháp và Duy Dân Cơ Năng nhắm đến sự hoạt động (cơ năng) của Cơ Năng Hiến Pháp. Như vậy phải chăng Cơ Năng Hiến Pháp là một loại Cơ Năng Bản Vị cao nhất của Duy Dân theo như Bản Vị Học Thuyết và vòng xoắn ốc có nút kết?

Một khi san bằng dị biệt giữa hai tài liệu trên về Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta còn phải xét lại nội dung, tiêu chuẩn của Cơ Năng Hiến Pháp có còn giá trị thực tế về nhân số của từng cơ quan, thời gian nhiệm chức, việc thiết lập cơ quan trước hay sau và thẩm định quyền hạn của các cơ quan tác động với nhau có hữu lý và khả thi hay không.

Trước khi đi vào chi tiết của Cơ Năng Hiến Pháp, chúng ta phải dựa vào 2 đầu mối của Duy Dân: Cơ Năng Hiến Pháp và cấu trúc của chính quyền Duy Dân. Quyền chế của Cơ Năng Hiến Pháp không phải là phân quyền (ngoại trừ quân đội Hải, Lục, Không phải phân quyền hầu tránh tình trạng quân đội đảo chính) như các chế độ Tây Phương mà là Đan Quyền. Để hiểu LĐA thiết kế Đan Quyền trong cấu trúc chính quyền, chúng ta phải nhìn lại vai trò của từng bộ phận trong cấu trúc chính quyền Duy Dân có ảnh hưởng trong việc thực hiện dân chủ qua chính trị, kinh tế và xã hội theo 3 tiêu chuẩn: Quốc kế-Dân sinh-Nhân cách.

Các bộ phận chính yếu trong tương quan của Cơ Năng Hiến Pháp

Vì cấu trúc của Duy Dân khác với các cơ cấu chính quyền đương thời, chúng ta cần nhận định các vị trí then chốt của chính quyền để bảo vệ, duy trì trong những trường hợp nguy biến, khẩn trương.

A .Quốc Trưởng được gọi là Tối Cao Quốc Thể, do Trung Tâm Hội Nghị cử lên, được phản bác các quyết án của Trung Tâm Hội Nghị 3 lần, không được giải tán Trung Tâm Hội Nghị; tuyên chiến, giới nghiêm phải được Trung Tâm Hội Nghị chấp nhận; có thêm quyền hạn khác do Trung Tâm Hội Nghị quy định.

B. Trung Tâm Hội Nghị (tối cao hay toàn quốc do Công Dân tầng cử ra, phải thỉnh lệnh Phê Phán Công Đường khi mở đại hội)

Trung Tâm Hội Nghị là Tối Cao Lập Pháp do công dân tầng cử ra; có quyền sáng chế, phúc quyết, tuyển quan, bãi quan hoặc tự hành động, hoặc có thể từ hạ cấp dân đoàn thảo luận đề lên quyết nghị làm hay không làm. Thụ lý các án đàn hạch của Phê Phán Viện (như vậy nếu chưa có Phán Phán Công Đường thì ai sẽ đàn hạch Quốc Trưởng?); đề cử bầu tuyển Quốc Trưởng (3 người); điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán viện đồng ý; đề ra tu chính Hiến Pháp trước quốc dân đoàn triệu tập Quốc dân đoàn; triệu tập Hội nghị lâm thời (3/5 đồng ý); quyết nghị điều lệ tổ chức, hội nghị của các tầng quốc dân đoàn, công dân đoàn; phê chuẩn pháp luật do Lập Pháp Viện đệ lên.

Như vậy Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) không trực tiếp soạn luật mà chỉ phê chuẩn luật do Lập Pháp Viện đưa lên. Nhưng Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng "sinh mệnh"(tuyển chọn? không do dân bầu) chỉ đạo và Trung Tâm Hội Nghị chuẩn bác. Vậy thì khi chưa có Lập Pháp Viện thì luật nào sẽ được dùng để trị dân? Khi cộng sản sụp đổ thì phải bắt đầu từ đâu khi mà toàn bộ cơ chế đều sụp đổ thì chính quyền lâm thời (nếu có) chắc chắn sẽ không phải là Duy Dân thì sẽ khởi đầu từ đâu? Hay phải chấp nhận với hệ thống tạm thời trước khi dựa vào một hệ thống tư tưởng nào đó? Và khi nói đến hệ thống tư tưởng thì một số đông sẽ sợ hãi vì bài học của tư tưởng Mác đã đưa dân tộc đến vực thẳm hiện nay thì liệu tư tưởng Duy Dân sẽ được chấp nhận ở một chính quyền lâm thời?

Nếu như Trung Tâm Hội Nghị đóng vai trò của Quốc Hội thì phải là thường trực và yếu tố 3/5 số người tham dự để quyết định buổi họp có phù hợp với nhu cầu và trách nhiệm Quốc Hội hay không? Phải chăng con số này cần phải gia tăng bởi khi Quốc Hội họp cần đạt con số cao hơn 3/5? (dính dáng đến điều 13 của Trung Tâm Hội Nghị)

Trung Tâm Hội Nghị do công dân tầng cử ra, được triệu tập quốc dân đoàn "lâm thời” (khi được 3/5 đồng ý) và quyết nghị điều lệ của quốc dân tầng và công dân đoàn. Như vậy cái nào có trước? (quả trứng và con gà). Điều 13, 16, 17 của Trung Tâm Hội Nghị.

C. Phê Phán Viện (đàn hạch toàn quốc trên dưới do Trung Tâm Hội Nghị chấp hành),

Là cơ quan tối cao, siêu việt, bất khả xâm phạm, có quyền phản tỉnh, quan sát, phê phán (không trừng phạt?); xét án Hiến Pháp tố tụng; đề nghị tu cải Hiến Pháp;  đại hội của Trung Tâm Hội Nghị phải có lệnh của Phê Phán Công Đường, Quốc Trưởng phải báo cáo khi Phê Phán Công Đường có đại hội, chịu huấn giới; truy hạch Quốc Trưởng cũ; quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý.

- Điều 4: “Phê Phán Công Đường do các tầng công dân họp tổ lại từ 300-500 người hạn tuổi từ 55 trở lên, 70 trở xuống, trong dân chúng phải là thạc đức, do Trung Tâm Hội Nghị hợp với Kê Sát Viện chủ tuyển”. Vậy công dân tầng phải có trước, rồi Trung Tâm Hội Nghị mới phối hợp với Kê Sát Viện (do Quốc Trưởng đề cử nhưng ai quyết định? Nếu gọi là "y pháp luật tựu chức" có nghĩa là thi tuyển nếu trúng thi tuyển thì được nhậm chức?) Vậy khi chưa có Kê Sát Viện thì có nghĩa là chưa có công dân tầng? (quả trứng & con gà).

- Phải chăng đây là ý niệm Đan quyền trở thành vòng luẩn quẩn? 

- Điều 8: "Thường hội xét các án hành chính tố tụng". Vậy nếu là luật do Lập Pháp Viện đề ra thì có phải là hành chính không? (thí dụ: luật phá thai, di trú, tài chính...)

Ở đây, vai trò của Phê Phán Công Đường gần giống như vai trò của giới truyền thông (media): phân tích và phê bình cũng như cho phép người dân góp ý (editor). Phải chăng LĐA thấy vai trò truyền thông (media) không thể do tư nhân quản trị, điều hành (vì sẽ bị mua chuộc, lũng đoạn) nên mới có Phê Phán Công Đường?

D . Kê Sát Viện “giám sát, thẩm kế, đàn hạch công việc pháp luật, tiền tài và quan lại (gồm cả Quốc Trưởng hoặc bất cứ quan nào trong nước) trong quốc gia; Quốc Trưởng không có quyền tuyển miễn; Kê Sát Viện phụ trách với Trung Tâm Hội Nghị);

Lập Pháp viện có vấn đề nội bộ khi Viện Trưởng không do Quốc Trưởng bổ nhiệm nhưng 20-30 nhân viên lại do Quốc Trưởng chọn thì ai sẽ quyết định chính sách của Viện? Nếu có xung đột giữa Viện Trưởng và đa số nhân viên thì sẽ giải quyết ra sao? Khi luật soạn ra theo ý Quốc Trưởng mà không vì quyền lợi quốc gia hay xã hội, quần chúng thì Trung Tâm Hội Nghị (tối cao lập pháp) sẽ tu cải ra sao? Nhu cầu soạn các bộ luật cần thiết cho sự phát triển đất nước sẽ do Trung Tâm Hội Nghị quyết định qua Viện Trưởng hay Lập Pháp Viện dựa trên đa số nhân sự (theo ý Quốc Trưởng)? Nếu Lập Pháp Viện làm luật gia tăng quyền hạn của Quốc Trưởng thì Trung Tâm Hội Nghị sẽ không thông qua luật từ đó luật sẽ làm giảm quyền lực của Quốc Trưởng?

- Phải chăng đây là ý niệm Đan Quyền? 


         TCL

Tháng 11 năm 2019
  (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1709)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 1972)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1345)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1613)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 1683)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1249)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 1631)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1259)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1134)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1132)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 1973)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
20 Tháng Giêng 20244:51 CH(Xem: 1376)
Không bậc cha mẹ bình thường nào lại bất lương, nhẫn tâm đem con mình đi bán, giao cho người khác nuôi. Họ chỉ làm việc đó trong hoàn cảnh tuyệt vọng tột cùng, không còn lối thoát. Những chánh án, công tố viên chế độ CSVN thay vì tìm cách giải quyết, giúp đỡ Kim Nhung, Hoàng Tuấn ra khỏi hoàn cảnh bế tắc đó thì lại chứng tỏ quyền lực, sư ngu dốt, cứng nhắc bằng một bản án khác nghiệt, nặng nề với mục đích răn đe, trừng trị. Về mặt pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là con ruột của mình đúng là tội hình sự nhưng khi xét xử, luật pháp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố cấu thành tội phạm, không phải chỉ đơn giản căn cứ vào việc...
18 Tháng Giêng 20245:55 CH(Xem: 1951)
Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ.
15 Tháng Giêng 20249:01 CH(Xem: 1359)
Tuy nhiên, chuyện mua bia, khui bia tới tấp bất chợt bị khựng lại. Tin ông lãnh đạo này hui nhị tỳ mới chỉ đồn râm ran, chưa có gì chính thức, chưa được nhà nước ta "cần phơm" nên dân mạng bị tẽn tò. Bia thì đã mua rồi, nhiều chai, lon đã khui, trả lại hơi khó, thôi đành để đó, chờ vậy. Nói gì thì nói, căn cứ vào những diễn biến mấy ngày qua, cách hành xử úp úp, mở mở, vừa rún vừa đeo của chế độ CSVN, họ Thạch tui tin rằng, ông Trọng, lãnh đạo một đít hai ghế (ngày nào) sắp sửa ra đi
13 Tháng Giêng 20245:38 CH(Xem: 1302)
Trong vài ngày gần đây, chỉ có một số cơ quan truyền thông nước ngoài đề cập đến tình trạng sức khỏe của ông Trọng (3). Trên mạng xã hội, bên cạnh những người nói xa, nói gần về việc ông Trọng đã hoặc sắp... tiêu diêu là những người răn đe thiên hạ phải cẩn thận đừng đụng vào đại kỵ - dám nêu ý kiến cá nhân dù chỉ về sức khỏe lãnh tụ. Thêm chuyện tình trạng sức khỏe Tổng Bí thư đảng CSVN, đem diễn biến của câu chuyện này so với thiên hạ - gần nhất là so với chuyện đang xảy ra tại Mỹ ắt sẽ thấy thế nào là... “dân chủ xã hội chủ nghĩa” – loại “dân chủ” mà chính quyền giành, giữ vai trò chủ nô, không cho thì dân không được biết...
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.