Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P2)

15 Tháng Năm 202110:21 CH(Xem: 3709)

                                Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P2)


index                                                Nhà chính trị Lý Dông A - nguồn Internet



Trần Công Lân



B. Tối Cao Lập Pháp

Ở đây khi sử dụng từ "lập pháp", phải chăng LĐA muốn ám chỉ đến Quốc Hội (cơ quan soạn thảo luật pháp, thực thi Hiến Pháp, kiểm soát sự thi hành luật của Hành Pháp)? Chúng ta sẽ khảo sát sự khác biệt này.

Thực sự Tối Cao Lập Pháp tức là Trung Tâm Hội Nghị và không soạn thảo luật mà chỉ quyết định luật (điều 6, 24, và 25) do Lập Pháp Viện đệ lên. Và Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng chỉ đạo. Như vậy cho dù Quốc Trưởng muốn Lập Pháp viện làm luật theo ý mình thì Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) vẫn có thể sửa (tu chỉnh) và phê chuẩn.

Khi nói  điều 1. “Từ quốc dân đoàn xã chính tuyển tới quốc chính dân đoàn, đó là tối cao quyền lực thể”. Phải chăng tối cao quyền lực là quyền Lập Pháp hiểu theo nghĩa thông qua các pháp luật từ bên Lập Pháp viện soạn thảo? Hay đoạn này chỉ nói lên quyền của người dân (quốc dân đoàn) từ xã đến các cấp địa phương, chọn người trong Công Dân Tầng để đề cử vào Trung Tâm Hội Nghị? Ở điều 11 nói là Trung Tâm Hội Nghị chọn ra 3 người cho chức vụ Quốc Trưởng và quốc chính dân đoàn tuyển cử làm quyết tức là ý nói Quốc Chính Dân Đoàn là thành phần đáy tầng, người dân bỏ phiếu để chọn một trong ba vị được đề nghị vào chức vụ Quốc Trưởng. Nói thế thì ở thì ở điều 1 này chỉ xác định cái quyền lực bỏ phiếu chọn người của đáy tầng (quốc chính dân đoàn). Tuy nhiên hai từ ngữ trong điều 1 này nói đến hai thành phần khác nhau. Phải chăng Quốc Dân bỏ phiếu chọn người ở Trung Tâm Hội Nghị từng cấp một mà thấp nhất là xã và cao nhất là Quốc Chính?

Vấn đề là ai có đủ khả năng và kiến thức để làm luật hay không? Lập pháp viện (20 đến 30 người) do Quốc Trưởng "sinh mệnh" bổ nhiệm. Vậy nếu Quốc Trưởng chọn người làm luật theo ý mình thì có còn gọi là Tối Cao Lập Pháp hay không khi mà luật bên Quốc Trưởng đưa ra và Trung Tâm Hội Nghị không thông qua  luật vì bất đồng chính kiến với Lập Pháp Viện?

Tuy là Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) được quyền phê chuẩn, tu cải luật do Lập Pháp viện đưa lên. Nếu có sự đôi co giữa hai bên thì Phê Phán Công Đường sẽ giải quyết ra sao? Phê Phán Công Đường có quyền đề nghị tu cải Hiến Pháp mà không được quyết định tu cải (Hiến Pháp . Điều 17). Như vậy quyền quyết định cuối cùng vẫn là Trung Tâm Hội Nghị (điều 6)

Điều 2: “Do quốc chính công dân tầng công cử ra, Trung Tâm Hội Nghị là trung kiên của tối cao quyền lực thể, đại biểu toàn thể Đại Việt hành xử quyền tối cao lập pháp”. Ai là quốc chính công dân tầng? Phải chăng là những người nằm trong cơ cấu chính quyền (công dân tầng) địa phương, được đề cử để vào Trung Tâm Hội Nghị của cấp trung ương và Quốc Dân Đoàn hay Quốc Chính Dân Đoàn (ở điều 1) bầu chọn những cá nhân này vào trong Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội)?

Trong Duy Dân, LĐA đã sử dụng "khái niệm" vòng tròn khép kín (giống như tự kỷ - ỷ tha - động tha). Nhưng vì trình bày từ trên xuống: Tối cao.... đến các Trung Tâm Hội Nghị xã, hạt, huyện...thành ra người đọc không thể biết được ai sẽ là "công dân tầng" nhưng chính Công Dân tầng sẽ tham dự, thành lập và chịu trách nhiệm điều hành các cơ quan chính quyền.

Điều 4: “Trung Tâm Hội Nghị gồm từ 250 đến 300 người". Con số này dựa trên điều kiện nào? Nếu dân số Việt là 100 triệu thì số đại biểu này có đủ để đại diện không?

Điều 6: Cho Tối Cao Lập Pháp “quyết nghị pháp luật cương lĩnh (soạn thảo luật?)” nhưng điều 12 ghi "điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán (công đường) đồng ý”.

Luật pháp nào khi lần đầu tiên lập Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường? Phải chăng luật của chế độ cũ? Tương quan hợp tác giữa Phê Phán Công Đường và Trung Tâm Hội Nghị có là vòng xoắn có nút thắt hay tung hợp? Vì Trung Tâm Hội Nghị chỉ quyết nghị chính sách quốc gia, pháp luật cương lĩnh, hiến pháp nguyên tắc (không phải chi tiết) nhưng không được thay đổi Hiến Pháp (điều 14). Điều 12 và 20 nói về điều lệ tổ chức (cơ cấu chính quyền) nếu tự chế thì cần có Phê Phán Công Đường đồng ý. Vậy Hiến Pháp đầu tiên sẽ ở đâu ra, ai làm trước khi có Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường?

Đây cũng có thể là ý định về Đan Quyền nhưng cũng làm cho bộ máy trở nên cồng kềnh, rườm rà và chậm chạp vì đây là những vấn đề không thể giải quyết nhanh chóng được.

Điều 11: “Đề cử người bầu tuyển Quốc Trưởng (3 người) do toàn quốc thảo luận từ dưới lên trên, lấy quốc chính dân đoàn tuyển cử làm quyết”. Vậy nếu đảng (hay khuynh hướng chính trị) nào chiếm đa số trong Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) sẽ có cơ hội xây dựng Hành Pháp (Quốc Trưởng) cùng ý hướng. Và như vậy phe đối lập sẽ không có cơ hội cản trở bất kỳ những gì phe đa số (trong cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp) muốn thực hiện. Vậy toàn quốc thảo luận và đề cử 3 người là chọn một trong 3 người làm Quốc Trưởng hay đó là Tam đầu chế? (Nếu ra đề nghị 3 ứng cử viên thì có thể hiểu sẽ đại diện cho 3 khuynh hướng. Thí dụ: khuynh hữu (bảo thủ); khuynh tả (cấp tiến) và độc lập (ôn hòa). Nhưng không phải mùa bầu cử nào cũng có đủ 3 ứng cử viên đủ tư chất. Khi tình thế đòi hỏi mà không có người xứng đáng để cử tri phải ép chọn (tự giác là điều khó thực hiện), dù không muốn, nhưng sau khi cân nhắc thì cũng phải quyết định nhân vật ít tệ hại hơn. Vậy nếu đã là nằm trong hệ tư tưởng Duy Dân thì có cần phải 3 người hay chỉ 2 là đủ?

Một giả thiết khác là khi đã nắm rõ nguyên lý của Duy Dân, tất cả những người tham chính, từ Quốc Trưởng đến Trung Tâm Hội Nghị, và những cơ quan khác trong cơ cấu chính quyền điều hành quốc gia không theo tinh thần đảng phái mà điều hành quốc gia trên cái nhìn tổng thể để điều hướng và chấp hành nhân sinh. Chuyện lựa chọn ba người ra tranh cử chức vụ Quốc Trưởng để người dân có sự lựa chọn một người trong ba người có tư cách đạo đức rất cao để được đề cử vào chức vụ này, cho nên ba người này không còn mang khuynh hướng Hữu, Tả hay Trung và con số 3 tương đối không nhiều và cũng không ít.  

Điều 12: “Điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán Công Đường đồng ý". Vậy nếu Phê Phán Công Đường không đồng ý thì cái tự chế của Trung Tâm Hội Nghị (Tối Cao Lập Pháp) sẽ vô giá trị và Trung Tâm Hội Nghị không thể nào sử dụng cái tự chế đó? Như đã nói ở điều 6, Trung Tâm Hội Nghị sẽ áp dụng luật nào khi chưa có Lập Pháp Viện soạn thảo và đưa lên. Nếu Trung Tâm Hội Nghị cần luật A mà Lập Pháp Viện đưa luật B lên thì giải quyết ra sao?

Điều 14 "Không được thay đổi hiến pháp, nhưng có thể đề ra hiến pháp án trước quốc dân đoàn mà thủ quyết từ trên xuống dưới lấy quốc dân đoàn xã chính quyết làm chuẩn". Vấn đề là quốc dân đoàn sẽ có đủ điều kiện về kiến thức và quan tâm để tham dự những thay đổi về Hiến Pháp hay không? (1) Hay đây chính là thành phần đáy tầng mà họ biết rõ cần phải thay đổi hiến pháp bởi hiến pháp hiện thời ảnh hưởng đến sinh hoạt của đáy tầng dù rằng họ không có kiến thức về hiến pháp? Hay đây là sự thảo luận từ dưới đi lên để có một cái nhìn tổng thể trước khi có sự thay đổi hiến pháp và sự thảo luận rộng rãi, với nhiều thành phần tham dự để có đề nghị thực tế trước khi đi đến sự thay đổi hiến pháp? Và nếu Quốc Dân Đoàn đồng ý thì Trung Tâm Hội Nghị đưa quyết định này qua bên Lập Pháp Viện để soạn thảo sự thay đổi và đưa lại cho Trung Tâm Hội Nghị để Trung Tâm Hội Nghị đưa cho Quốc Dân Đoàn quyết định. Và nếu Quốc Dân Đoàn đồng ý với sự thay đổi từ bên Lập Pháp Viện thì Trung Tâm Hội Nghị sẽ thông qua sự thay đổi Hiến Pháp. Đây cũng là một hình thức đan quyền giữa Trung Tâm Hội Nghị và Lập Pháp Viện nhằm tránh tình trạng Trung Tâm Hội Nghị không chuyên môn về Lập Pháp để soạn thảo một văn bản thay đổi luật pháp hay hiến pháp.

Điều 16 nói về triệu tập Quốc Dân Đoàn....Vậy Quốc Dân Đoàn có phải là (hay khác) Quốc Dân Đại Hội? Trong Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) nói về Quốc Dân Đoàn là đoàn thể "gồm cả trai, gái, lớn, bé", là tất cả mọi người trong nước. Công dân tầng trên Quốc Dân Đoàn, là người trực tiếp (hay gián tiếp) tham dự vào chính quyền cơ cấu từ xã, hạt, huyện, tỉnh phải có điều kiện: Tuổi 18, kinh nghiệm (?); đạo đức, tư cách; học vấn và năng lực tham chính (?), xử trí chính trị; nghĩa vụ phục vụ quốc gia. Chữ "đoàn" cho thấy sự thường trực hiện diện của tổ chức. Chữ "đại hội" cho thấy nét đặc biệt của biến cố. Như vậy sự tham dự hay triệu tập phải có ý nghĩa khác nhau.

Nếu Quốc Dân Đoàn cử đại diện tham dự Quốc Dân Đại Hội thì cái nào có trước (vấn đề "quả trứng con gà").

Điều 20 cũng tương tự: Tối Cao Lập Pháp “quyết nghị các điều lệ tổ chức, hội nghị (hay đại hội?) của các tầng quốc dân đoàn: xã công dân đoàn, hạt chính, huyện chính, tỉnh chính và quốc chính” thì ai chi phối ai? Công dân tầng cử ra Tối Cao Lập Pháp, rồi Tối Cao Lập Pháp quy định công dân đoàn. Vậy có gì khác giữa Công Dân tầng và Công Dân đoàn? Phải chăng Công Dân tầng chỉ là giai cấp (citizenship) đủ điều kiện để tuyển chọn, đủ điều kiện để tham dự sinh hoạt chính trị (activist) còn Công Dân đoàn là những người quyết định dấn thân tham dự sinh hoạt chính trị. Hay Quốc Dân Đoàn ở phần này là những thành phần Công Dân Tầng (xã, huyện, hạt, tỉnh, quốc gia) tổ chức thành những đoàn thể Quốc Dân Đoàn mà thành viên chỉ là Công Dân Tầng?

Điều 23: "được phác thảo, quyết nghị các quốc gia kế hoạch cho tới 10 năm một kỳ".  Kế hoạch chính trị 10 năm một lần (trong khi nghị viên chỉ được liên nhiệm 2 lần, mỗi nhiệm kỳ 4 năm, tổng cộng là 12 năm phục vụ). Khi nhân sự có thể thay đổi và xã hội cũng có thể thay đổi nhanh hơn trong thời kỳ 10 năm thì kế hoạch 10 năm dường như không phù hợp với sự tiến hóa của xã hội.

Điều 24: “Được tu cải các quyết nghị án lớp trước khi được quốc chính dân đoàn đồng ý”. Quốc Chính Dân Đoàn là ai, phải chăng là những người nằm ở trung ương hay tất cả các Quốc Dân Đoàn bên dưới từ xã, huyện, hạt, tỉnh và quốc chính? Các tài liệu trong Duy Dân có lúc đọc thì hiểu Quốc Chính Dân Đoàn là trung ương nhưng lại có chỗ lại hiểu đó là hệ thống quốc dân đoàn từ dưới lên trên.

Điều 25: "Được phê chuẩn pháp luật hay tu cải do Lập Pháp Viện đệ lên". Vấn đề là trong Duy Dân Cương Thường nhắc tới Lập Pháp Viện thuộc Hành Chính Tổng Cơ nhưng trong Duy Dân Cơ Năng (hình 4) có đề cập Lập Pháp Viện lo chính sách thiết kế. Lập pháp (làm luật=lawmaker) và chính sách thiết kế (policy) là hai công việc khác nhau hoàn toàn. Vậy cấu trúc của Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng là giống hay khác (tại sao không giống? Và nếu khác vì lý do gì?)   

Trong Duy Dân Cơ năng, hình 4, thì Lập Pháp Viện lo chính sách thiết kế. Soạn thảo hay thiết kế chính sách (policy) khác với nhiệm vụ lập pháp (soạn luật). Vậy thì người nghe, ghi sai, hay người giải thích sai? Theo Duy Dân Cương Thường thì Lập Pháp Viện thảo nghị pháp luật.

Trong Duy Nhân Cương Thường, trang 33 (bản năm 2016), điều 67 ghi là Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) có quyền thảo luận, quyết nghị và công bố bản Hiến Pháp gọi là Lập Quốc Pháp. Tuy nhiên quyền này hoàn toàn không có trong Cơ Năng Hiến Pháp trong phần Trung Tâm Hội Nghị. Và nếu Quốc Hội có quyền này phải chẳng chỉ lúc mới thành lập nhưng sau đó thì không còn được quyền này bởi điều 14 ngăn cấm?

C. Phê Phán Công Đường:

Điều 3: " Phê Phán Công Đường là cơ quan siêu việt, bất khả xâm phạm"... có ý là vai trò của cơ quan khi phê phán hay là nhân sự phục vụ cho cơ quan sẽ có quyền "bất khả xâm phạm"? Ở đây không nói đến vai trò của cơ quan mà nói đến nhân sự.  Một khi  cá nhân được ủy thác vai trò điều hành trong cơ quan được quyền "bất khả xâm phạm" thì cái gì sẽ kiềm chế, kiểm soát cá nhân đó không lạm dụng quyền hành được giao phó?

Điều 4: khi tổ chức một cơ quan như Phê Phán Công Đường mà họp tổ 300 đến 500 người thì khó mà thực hiện. Lại còn phải là "thạc đức" (đức độ cao?) thì đâu có dễ tìm. Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá cá nhân đó có đức độ cao? Ai sẽ đặt ra tiêu chuẩn đó? Thêm nữa những người này do Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện (phần Ất-Hành chính, bộ phận Khảo Hạch) chủ tuyển nếu những cá nhân không nằm trong công dân đoàn hay gồm cả những người trong Công Dân Đoàn? Vậy thì Kê Sát Viện phải có trước Phê Phán Công Đường, mà như thế thì ai kiểm soát Tối Cao Quốc Thể (Quốc Trưởng) và Tối Cao Lập Pháp khi chưa có Phê Phán Công Đường? Và để phê phán về luật pháp thì không phải ai cũng đủ khả năng để phân tích, bàn luận về luật nhất là diễn giải Hiến Pháp. Nếu Phê Phán Công Đường nhìn vấn đề sai thì ai sẽ điều chỉnh cái sai của Phê Phán Công Đường hay vì đã nắm được Duy Dân, Phê Phán Công Đường giải quyết vấn đề để phục vụ quyền lợi của tập thể cho phù hợp với quyền lợi của đất nước cho nên không có sự sai lầm? Hay Kê Sát Viện có thể đứng ra can thiệp khi Phê Phán Công Đường có quyết định sai trái khi xét các án hành chính tố tụng hoặc hiến pháp tố tụng? Có thể nói rằng, các cơ cấu trong Cơ Năng Hiến Pháp đan với nhau và bị kiểm soát lẫn nhau ở nhiều cơ quan để tránh sự lạm quyền. Một vấn đề đặt ra là phải chăng những người được đề nghị vào trong Phê Phán Công Đường không có sự bỏ phiếu của người dân mà chỉ là sự lựa chọn của thành phần trong Công Dân Tầng (người đã tham gia trực/gián tiếp và cơ cấu cầm quyền) và nếu từ là người dân bên ngoài phải được sự đồng ý của Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện.

Ở đây cho thấy LĐA chỉ đưa ra khái niệm, chưa có đủ chi tiết vì không đủ thời gian hay chưa có người hội ý. Vì vậy người đời sau cần phải thảo luận kỹ, chi tiết để giải quyết mọi thiếu sót, nghi ngờ.

Điều 13 "Kỳ đại hội, Trung Tâm Hội Nghị phải thỉnh lệnh ở Phê Phán Công Đường ". Vậy khi chưa có Phê Phán Công Đường thì Trung Tâm Hội Nghị thỉnh lệnh ai? Phê Phán Công Đường - từ 300 đến 500 người. Số người quá đông sẽ khó có quyết định thống nhất - do Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện chủ tuyển (điều 4).

Điều 14 "Kỳ đại hội, Quốc Trưởng phải xuất tịch báo cáo và chịu huấn giới". Nếu Quốc Trưởng không tuân hành thì có biện pháp nào không? Chỉ có Trung Tâm Hội Nghị đề nghị người ra ứng cử chức vụ Quốc Trưởng vậy thì khi Quốc Trưởng không thi hành điều 14 này, do sự yêu cầu của Phê Phán Công Đường, thì phải chăng Trung Tâm Hội Nghị có quyền trút phế Quốc Trưởng trước hành động vi hiến của vị Quốc Trưởng?

Điều 17 và 18: "được đề nghị tu cải mà không được quyết định tu cải" và "kiểm thảo pháp luật". Vậy khi Phê Phán Công Đường tìm ra luật thiếu sót (loophole) mà Lập Pháp Viện có chịu sửa đổi hay không? Phê Phán Công Đường có khả năng gì để ép buộc (enforce) sự tu cải? Phê Phán Công Đường và Trung Tâm Hội Nghị đều do Công Dân đoàn cử ra. Vậy khi hai bộ phận này có xung đột thì giải quyết ra sao? Hay Kê Sát Viện (bộ phận hành chính ) đứng ra để giải quyết xung đột?

Điều 22 “Khoáng trương được quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý”. Nếu điều 17 nhận định là Trung Tâm Hội Nghị đề nghị tu cải hiến pháp mà không được quyết định tu cải thì phải chăng điều 22 này, sự tu cải phải được triệu tập hội nghị toàn quốc? Mà hội nghị toàn quốc gồm những ai trong việc tu cải hiến pháp?

Trong Duy Nhân Cương Thường, trang 33 (bản năm 2016), điều 69 ghi là Phê Phán Công Đường có quyền giải thích hiến pháp nhưng trong chính Phê Phán Công Đường không ghi rõ quyền này mà quyền này rất là quan trọng để biết bộ phận nào giải thích Hiến Pháp. Mà nếu Phê Phán Công Đường được giải thích Hiến Pháp thì những người trong cơ quan này có đủ trình độ chuyên nghiệp, kinh nghiệm cuộc sống để giải thích Hiến Pháp hay không?


         TCL

Tháng 11 năm 2019
  (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 20237:41 CH(Xem: 2276)
Vậy trong bối cảnh này, ai trong số “3 Tứ trụ triều đình” sẽ thay ông Trọng làm Tổng Bí thư đảng khóa XIV? Trước hết, ông Trọng sẽ nghỉ hưu vì không còn điều kiện giữ chức Tổng Bí thư, sau khi đã được đặc biệt gia hạn giữ nhiệm kỳ thứ 3, tổng cộng 15 năm. Điều lệ Đảng quy định Tổng Bí thư không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ (10 năm). Người nhiều triển vọng nhất là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước, sinh năm 1970 tại Hải Dương (nguyên quán ở Vĩnh Long) đến năm 2026 sẽ là 56 tuổi. Thứ hai là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1957 tại Nghệ An, đến năm 2026 sẽ là 69 tuổi. Người thứ ba là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, đến năm 2026 là 66 tuổi.
11 Tháng Mười 20237:39 CH(Xem: 2110)
Vì chế độ CS TQ TCB tồn tại trên Nòng Súng do đó chi phí cho lực lượng cầm súng trực tiếp đối phó với dân và các lực lượng thực thi pháp luật với một tỷ lệ trong ngân sách rất lớn, ngoài ra còn phải nuông chiều bằng đãi ngộ bằng bao che nếu công cụ này làm sai làm quấy với dân, ức hiếp dân, làm hiện trường giả để báo cáo phá án nhanh thăng quan tiến chức, làm bằng giả để thăng quan khi bị phát hiện thì kiểm điểm rồi vẫn y chức, rất ít trường hợp phải nghỉ. Mời dân làm việc đánh chết dân trong đồn công an cũng vô can ... Cán bộ thì phải nịnh bợ biết tham nhũng từ khi bắt đầu tham gia bộ máy cầm quyền để có tiền lo lót nhờ cấp trên...
07 Tháng Mười 20235:53 CH(Xem: 1630)
Tỉ như Đào Duy Anh, sau 1975, một học giả ăn mòn bát đĩa cộng sản, hiểu cộng sản từ chân tơ kẽ tóc, hiểu những mánh khóe tiểu xảo. Vậy mà khi vào miền Nam gặp các trí thức trong Nam, ông theo thói quen quán tính vẫn gọi xách mé: thằng Diệm. Nhiều người lảng tránh ông. Đào Duy Anh là tác giả tập ký: Nhớ nghĩ chiều hôm. Cuốn tập ký lược thuật các công trình biên khảo của ông viết trong nhiều năm. Trần Huy Liệu khuyên ông: muốn sống, muốn tồn tại thì liệu viết mà lách nữa. Ở đây, quả thực ông đã thuộc bài do trần Huy Liệu chỉ dẫn. Tội cho tiếng tăm một học giả. Viết mà sợ, viết mà phải lách vì sợ bị liệt vị, bị thổi còi!!!
04 Tháng Mười 20238:35 CH(Xem: 1752)
Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) - không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO) trên sàn Nasdaq. Lên sàn Nasdaq vào ngày 15.08.2023, cân nặng 22kg, ít ngày sau cậu bé VFS lớn như thổi, chỉ trong khoảng 2 tuần hơn, không biết ăn thực phẩm “chức năng” nào, vào lúc nặng nhất cậu cân nặng hơn 93 kg. Một đám con nhang, đệ tử, cô hồn, các đảng trong nước cũng như hải ngoại reo mừng, ca tụng với những lời có cánh. Ông bố Phạm Nhật Vượng của cậu hí hửng, hả hê, hân hoan, hớn hở vì thằng con lớn như thổi của mình.
02 Tháng Mười 20238:57 CH(Xem: 1516)
Riêng VOA, cần ghi nhận rằng, đài này cũng có cố gắng quay được cảnh những người dân ở Sài Gòn nói về quan hệ Việt – Mỹ, dù chỉ trong vài phút. Điều này cũng dễ hiểu vì bên trong Việt Nam, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, nên họ có nhiều trở ngại khi tác nghiệp. Tuy nhiên, khi ông thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính thăm Hoa Kỳ, đây là cơ hội cho họ “điền thế” vì ông ta có mặt ngay gần đại bản doanh của họ, họ không bị trở ngại nào cả, thế nhưng hầu như không thấy tin tức, bài viết gì về ông Chính, nhất là đài RFA. Chẳng lẽ mật vụ của ông Chính tác oai tác quái đến nỗi cấm họ đến gần, ngay cả trên đất Mỹ hay sao?!
30 Tháng Chín 20235:52 CH(Xem: 1602)
Để bảo vệ thương trường do chi phí lao động cao, các công ty Hoa Kỳ thường kiện các công ty Việt Nam bán phá giá hay được trợ cấp của nhà nước. Ngày 25-4-2023, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo đã nhận được đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm kệ thép chứa đồ (steel shelf) xuất khẩu từ Việt Nam vào năm vừa qua trị giá khoảng 32.7 triệu USD. Edsal Manufacturing Co. là công ty khởi kiện. Áp dụng thuế chống bán phá giá thường rất cao, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề, có nguy cơ mất hoàn toàn thị phần tại thị trường này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế...
26 Tháng Chín 20238:56 CH(Xem: 2181)
Cần phải lưu ý nơi đây rằng Điều 4HP minh thị trao quyền lãnh đạo cả nhà nước (tức chính quyền) lẫn xã hội dân sự cho đảng CSVN. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng lý do CSVN qua điều 9 HP, hiến định hóa vai trò của MTTQ là nhằm mục đích đem lại tính chính danh cho một tay sai đắc lực của đảng, hầu đoàn ngũ hóa mọi thành phần xã hội dân sự, củng cố sự lãnh đạo toàn trị của đảng CSVN. Sự phân tích nêu trên tương đối rõ rệt, đảng CSVN minh thị công nhận sự độc tài toàn trị của đảng qua điều 4HP với sự trợ thủ đắc lực của tay sai là MTTQ. Tuy nhân dân bị tước mọi nhân quyền và ngậm đắng nuốt cay, nhưng đảng CSVN lường gạt nhân dân ở chỗ nào?
24 Tháng Chín 20235:32 CH(Xem: 3404)
VinFast mua bình điện của Tàu. Vì vậy về chất lượng thì tiền nào của nấy. Xe nhỏ thì cháy nhỏ, xe lớn thì cháy lớn. Để trong nhà hay dưới gara xe thì như bom nổ chậm, trời nóng cũng dễ nổ cháy lắm. Hà Nội hay Sài Gòn những khu chung cư tập trung đông, xe hai bánh chạy điện hay xe xăng dùng bình điện VinFast đều có khả năng tự phát nổ rồi cháy nhất là lúc charge bình hay nhiệt độ trong nhà lên cao. Hình dưới cho thấy xe hai bánh ở Trung Quốc đang đậu cũng tự cháy. Cứ tưởng tượng nó đang ở gara xe lúc cả nhà đang ngủ thì hậu quả ra sao? Tại sao bình điện rẻ tiền thì hay cháy tôi đã giải thích trong mấy bài viết trước rồi.
24 Tháng Chín 20235:31 CH(Xem: 1484)
Phiên tòa “thành công rực rỡ” khi tái diễn màn chửi mắng, đá xéo, đá đểu công khai giữa các phe. Sau 18 tháng nghỉ mát, người đẹp Phương Hằng ra tòa với vóc dáng phổng phao, thậm chí còn đẫy đà hơn lúc trước, dung mạo được make up chỉnh chu, thần thái tươi tỉnh không hề hom hem mệt mỏi như các bị cáo tội 331 khác. Ngay như cựu nhà báo Hàn Ni, dù bị bắt sau Phương Hằng nhiều tháng, số ngày tạm giam ngắn hơn nhưng dáng người gầy đi, vẻ mặt hốc hác thấy rõ. Chứng tỏ, hoặc Phương Hằng có chế độ cơm tù đặc biệt, hoặc người đẹp này hạp khẩu với cơm tù.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 2019)
Câu hỏi chúng ta phải nêu ra là: Trong trật tự chính trị lưỡng cực giữa Dân Chủ và Tính Thiện bên này và Độc Tài và Tính Ác bên kia thì CSVN đứng về bên nào? Câu trả lời đơn giản và toàn thể nhân loại đều chứng kiến rõ: Đó là đảng CSVN tự trong bản chất là thuần độc tài và gian ác. Chính vì thế, tại Liên Hiệp Quốc, trong khi toàn thể nhân loại văn minh đứng về phe Ukraine (trên đà dân chủ hóa đất nước) thì lập tức sau ngày LB Nga xâm lăng (22 tháng 4 năm 2022), CSVN hoặc bỏ phiếu chống lại các nghị quyết lên án LB Nga hoặc bỏ phiếu trung lập nhưng có lợi cho LB Nga, rập khuôn CSTQ.
21 Tháng Chín 20238:21 CH(Xem: 1724)
Vào cái chính phủ độc tài đảng trị chứ ai, bọn họ cho rằng mình có quyền cho nên áp thuế để ăn chặn trên đầu người dân một cách trắng trợn, ai mà chỉ trích thì đảng sẽ ngụy biện là mình đã có ký kết những hiệp định kinh tế, theo đó giá xe sẽ giảm dần từ cột mốc XYZ xa lắc nào đó. Thế thì đợi đến lúc đó đi rồi hãy tính nhé đảng, có đâu mà cứ giở trò lưu manh chỉ cốt đem lại lợi ích cho mình, còn đối tác thì mặc xác nó. Như thế mà lại đòi công nhận mình có nền KTTT thì nếu không phải lưu manh thì cũng là một lũ bợm bãi.
18 Tháng Chín 20237:53 CH(Xem: 2245)
Sĩ diện hão không còn là thói cá nhân nữa mà nay được nâng lên tầm Quốc gia rồi. Cho nên mới đua nhau lập kỷ lục Guiness với những cái Bánh chưng, bánh dày, bánh tét, tô hủ tiếu, ly cà phê… to nhất thế giới; cái mõ, đôi guốc, chiếc võng, ngôi chùa, pho tượng… lớn nhất châu Á; nhiều cuộc thi hoa hậu nhất, chiếc áo dài có đuôi dài 200m … nhất Đông Nam Á … Cứ đà này, nay mai sẽ còn đấu giá Số nhà đẹp, Sim điện thoại đẹp, Số căn cước công dân đẹp, tên trường đẹp, tên phố đẹp … Tức là nâng thói mê tín, sĩ diện hão lên tầm đặc trưng Văn hoá Quốc gia Việt Nam. Nghĩ một tí, hóa ra cái chuyện mua danh, sĩ diện hão ngày nay cũng chỉ là...
17 Tháng Chín 20235:44 CH(Xem: 1968)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi nói về thể chế kinh tế của Việt nam hiện nay thì nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã khẳng định rằng “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Chính vì sự sai lầm như thế nên nền kinh tế Việt nam dường như bị trói buộc và không thể cất cánh, nói như chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược thì: “Chúng ta là nền kinh tế thị trường duy nhất trên thế giới lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, làm kinh tế thị trường bị biến dạng, gia tăng vai trò can thiệp hành chính của Nhà nước”. Nói một ví dụ về lĩnh vực kinh tế để thấy thực trạng của đất nước...
14 Tháng Chín 20238:17 CH(Xem: 2339)
Tuy nhiên có một điều mà Biden và chính phủ của ông ta vẫn ngây thơ một cách khó hiểu khi không muốn hiểu rằng sự chi phối của TQ từ thượng tầng chính trị VN là điều đã diễn ra từ khi hcm qua cầu viện TQ năm xưa, các chính khách VN ngày nay đa phần đều được đặt vào vị trí khi có sự đồng ý của TQ qua hình ảnh các tên quan chức đi chầu triều kiến trước khi nhậm chức. Biden quên rằng chính nguyễn phú trọng là tên Lê Chiêu Thống năm xưa, ông ta cũng giả vờ không biết rằng phạm minh chính được TQ đặt lên ghể thủ tướng khi rốt ráo đẩy mạnh và bàn giao Đặc Khu Vân Đồn – Hạ Long cho TQ khi còn làm Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh.
14 Tháng Chín 20238:14 CH(Xem: 1299)
Chính vì hỏa hoạn xẩy ra ngay tại thủ đô Hà Nội, hai ngày sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ – Joe Biden khiến cho lãnh đạo chế độ CSVN... mất sướng, đồng thời làm cho khuôn mặt của thủ đô vốn đã thiếu mỹ quan - vì những công trình xây dựng bừa bãi, lộn xộn với những cao ốc không theo quy hoạch phát triển đô thị đúng đắn - càng thêm nhếch nhác. Lãnh đạo chế độ, từ Thủ Tướng Phạm Minh Chính, Phó chủ tịch quốc hội Trần Quang Phương đến Thứ trưởng bộ Công an Nguyễn Văn Long...dù rất bận bịu trăm công ngàn việc cũng (đích thân) đến hiện trường quan sát, nghe báo cáo... các cái từ cơ quan “chức năng”...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...