Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P2)

15 Tháng Năm 202110:21 CH(Xem: 3707)

                                Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P2)


index                                                Nhà chính trị Lý Dông A - nguồn Internet



Trần Công Lân



B. Tối Cao Lập Pháp

Ở đây khi sử dụng từ "lập pháp", phải chăng LĐA muốn ám chỉ đến Quốc Hội (cơ quan soạn thảo luật pháp, thực thi Hiến Pháp, kiểm soát sự thi hành luật của Hành Pháp)? Chúng ta sẽ khảo sát sự khác biệt này.

Thực sự Tối Cao Lập Pháp tức là Trung Tâm Hội Nghị và không soạn thảo luật mà chỉ quyết định luật (điều 6, 24, và 25) do Lập Pháp Viện đệ lên. Và Lập Pháp Viện do Quốc Trưởng chỉ đạo. Như vậy cho dù Quốc Trưởng muốn Lập Pháp viện làm luật theo ý mình thì Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) vẫn có thể sửa (tu chỉnh) và phê chuẩn.

Khi nói  điều 1. “Từ quốc dân đoàn xã chính tuyển tới quốc chính dân đoàn, đó là tối cao quyền lực thể”. Phải chăng tối cao quyền lực là quyền Lập Pháp hiểu theo nghĩa thông qua các pháp luật từ bên Lập Pháp viện soạn thảo? Hay đoạn này chỉ nói lên quyền của người dân (quốc dân đoàn) từ xã đến các cấp địa phương, chọn người trong Công Dân Tầng để đề cử vào Trung Tâm Hội Nghị? Ở điều 11 nói là Trung Tâm Hội Nghị chọn ra 3 người cho chức vụ Quốc Trưởng và quốc chính dân đoàn tuyển cử làm quyết tức là ý nói Quốc Chính Dân Đoàn là thành phần đáy tầng, người dân bỏ phiếu để chọn một trong ba vị được đề nghị vào chức vụ Quốc Trưởng. Nói thế thì ở thì ở điều 1 này chỉ xác định cái quyền lực bỏ phiếu chọn người của đáy tầng (quốc chính dân đoàn). Tuy nhiên hai từ ngữ trong điều 1 này nói đến hai thành phần khác nhau. Phải chăng Quốc Dân bỏ phiếu chọn người ở Trung Tâm Hội Nghị từng cấp một mà thấp nhất là xã và cao nhất là Quốc Chính?

Vấn đề là ai có đủ khả năng và kiến thức để làm luật hay không? Lập pháp viện (20 đến 30 người) do Quốc Trưởng "sinh mệnh" bổ nhiệm. Vậy nếu Quốc Trưởng chọn người làm luật theo ý mình thì có còn gọi là Tối Cao Lập Pháp hay không khi mà luật bên Quốc Trưởng đưa ra và Trung Tâm Hội Nghị không thông qua  luật vì bất đồng chính kiến với Lập Pháp Viện?

Tuy là Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) được quyền phê chuẩn, tu cải luật do Lập Pháp viện đưa lên. Nếu có sự đôi co giữa hai bên thì Phê Phán Công Đường sẽ giải quyết ra sao? Phê Phán Công Đường có quyền đề nghị tu cải Hiến Pháp mà không được quyết định tu cải (Hiến Pháp . Điều 17). Như vậy quyền quyết định cuối cùng vẫn là Trung Tâm Hội Nghị (điều 6)

Điều 2: “Do quốc chính công dân tầng công cử ra, Trung Tâm Hội Nghị là trung kiên của tối cao quyền lực thể, đại biểu toàn thể Đại Việt hành xử quyền tối cao lập pháp”. Ai là quốc chính công dân tầng? Phải chăng là những người nằm trong cơ cấu chính quyền (công dân tầng) địa phương, được đề cử để vào Trung Tâm Hội Nghị của cấp trung ương và Quốc Dân Đoàn hay Quốc Chính Dân Đoàn (ở điều 1) bầu chọn những cá nhân này vào trong Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội)?

Trong Duy Dân, LĐA đã sử dụng "khái niệm" vòng tròn khép kín (giống như tự kỷ - ỷ tha - động tha). Nhưng vì trình bày từ trên xuống: Tối cao.... đến các Trung Tâm Hội Nghị xã, hạt, huyện...thành ra người đọc không thể biết được ai sẽ là "công dân tầng" nhưng chính Công Dân tầng sẽ tham dự, thành lập và chịu trách nhiệm điều hành các cơ quan chính quyền.

Điều 4: “Trung Tâm Hội Nghị gồm từ 250 đến 300 người". Con số này dựa trên điều kiện nào? Nếu dân số Việt là 100 triệu thì số đại biểu này có đủ để đại diện không?

Điều 6: Cho Tối Cao Lập Pháp “quyết nghị pháp luật cương lĩnh (soạn thảo luật?)” nhưng điều 12 ghi "điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán (công đường) đồng ý”.

Luật pháp nào khi lần đầu tiên lập Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường? Phải chăng luật của chế độ cũ? Tương quan hợp tác giữa Phê Phán Công Đường và Trung Tâm Hội Nghị có là vòng xoắn có nút thắt hay tung hợp? Vì Trung Tâm Hội Nghị chỉ quyết nghị chính sách quốc gia, pháp luật cương lĩnh, hiến pháp nguyên tắc (không phải chi tiết) nhưng không được thay đổi Hiến Pháp (điều 14). Điều 12 và 20 nói về điều lệ tổ chức (cơ cấu chính quyền) nếu tự chế thì cần có Phê Phán Công Đường đồng ý. Vậy Hiến Pháp đầu tiên sẽ ở đâu ra, ai làm trước khi có Trung Tâm Hội Nghị và Phê Phán Công Đường?

Đây cũng có thể là ý định về Đan Quyền nhưng cũng làm cho bộ máy trở nên cồng kềnh, rườm rà và chậm chạp vì đây là những vấn đề không thể giải quyết nhanh chóng được.

Điều 11: “Đề cử người bầu tuyển Quốc Trưởng (3 người) do toàn quốc thảo luận từ dưới lên trên, lấy quốc chính dân đoàn tuyển cử làm quyết”. Vậy nếu đảng (hay khuynh hướng chính trị) nào chiếm đa số trong Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) sẽ có cơ hội xây dựng Hành Pháp (Quốc Trưởng) cùng ý hướng. Và như vậy phe đối lập sẽ không có cơ hội cản trở bất kỳ những gì phe đa số (trong cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp) muốn thực hiện. Vậy toàn quốc thảo luận và đề cử 3 người là chọn một trong 3 người làm Quốc Trưởng hay đó là Tam đầu chế? (Nếu ra đề nghị 3 ứng cử viên thì có thể hiểu sẽ đại diện cho 3 khuynh hướng. Thí dụ: khuynh hữu (bảo thủ); khuynh tả (cấp tiến) và độc lập (ôn hòa). Nhưng không phải mùa bầu cử nào cũng có đủ 3 ứng cử viên đủ tư chất. Khi tình thế đòi hỏi mà không có người xứng đáng để cử tri phải ép chọn (tự giác là điều khó thực hiện), dù không muốn, nhưng sau khi cân nhắc thì cũng phải quyết định nhân vật ít tệ hại hơn. Vậy nếu đã là nằm trong hệ tư tưởng Duy Dân thì có cần phải 3 người hay chỉ 2 là đủ?

Một giả thiết khác là khi đã nắm rõ nguyên lý của Duy Dân, tất cả những người tham chính, từ Quốc Trưởng đến Trung Tâm Hội Nghị, và những cơ quan khác trong cơ cấu chính quyền điều hành quốc gia không theo tinh thần đảng phái mà điều hành quốc gia trên cái nhìn tổng thể để điều hướng và chấp hành nhân sinh. Chuyện lựa chọn ba người ra tranh cử chức vụ Quốc Trưởng để người dân có sự lựa chọn một người trong ba người có tư cách đạo đức rất cao để được đề cử vào chức vụ này, cho nên ba người này không còn mang khuynh hướng Hữu, Tả hay Trung và con số 3 tương đối không nhiều và cũng không ít.  

Điều 12: “Điều lệ tổ chức lấy pháp luật mà định, tự chế do Phê Phán Công Đường đồng ý". Vậy nếu Phê Phán Công Đường không đồng ý thì cái tự chế của Trung Tâm Hội Nghị (Tối Cao Lập Pháp) sẽ vô giá trị và Trung Tâm Hội Nghị không thể nào sử dụng cái tự chế đó? Như đã nói ở điều 6, Trung Tâm Hội Nghị sẽ áp dụng luật nào khi chưa có Lập Pháp Viện soạn thảo và đưa lên. Nếu Trung Tâm Hội Nghị cần luật A mà Lập Pháp Viện đưa luật B lên thì giải quyết ra sao?

Điều 14 "Không được thay đổi hiến pháp, nhưng có thể đề ra hiến pháp án trước quốc dân đoàn mà thủ quyết từ trên xuống dưới lấy quốc dân đoàn xã chính quyết làm chuẩn". Vấn đề là quốc dân đoàn sẽ có đủ điều kiện về kiến thức và quan tâm để tham dự những thay đổi về Hiến Pháp hay không? (1) Hay đây chính là thành phần đáy tầng mà họ biết rõ cần phải thay đổi hiến pháp bởi hiến pháp hiện thời ảnh hưởng đến sinh hoạt của đáy tầng dù rằng họ không có kiến thức về hiến pháp? Hay đây là sự thảo luận từ dưới đi lên để có một cái nhìn tổng thể trước khi có sự thay đổi hiến pháp và sự thảo luận rộng rãi, với nhiều thành phần tham dự để có đề nghị thực tế trước khi đi đến sự thay đổi hiến pháp? Và nếu Quốc Dân Đoàn đồng ý thì Trung Tâm Hội Nghị đưa quyết định này qua bên Lập Pháp Viện để soạn thảo sự thay đổi và đưa lại cho Trung Tâm Hội Nghị để Trung Tâm Hội Nghị đưa cho Quốc Dân Đoàn quyết định. Và nếu Quốc Dân Đoàn đồng ý với sự thay đổi từ bên Lập Pháp Viện thì Trung Tâm Hội Nghị sẽ thông qua sự thay đổi Hiến Pháp. Đây cũng là một hình thức đan quyền giữa Trung Tâm Hội Nghị và Lập Pháp Viện nhằm tránh tình trạng Trung Tâm Hội Nghị không chuyên môn về Lập Pháp để soạn thảo một văn bản thay đổi luật pháp hay hiến pháp.

Điều 16 nói về triệu tập Quốc Dân Đoàn....Vậy Quốc Dân Đoàn có phải là (hay khác) Quốc Dân Đại Hội? Trong Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) nói về Quốc Dân Đoàn là đoàn thể "gồm cả trai, gái, lớn, bé", là tất cả mọi người trong nước. Công dân tầng trên Quốc Dân Đoàn, là người trực tiếp (hay gián tiếp) tham dự vào chính quyền cơ cấu từ xã, hạt, huyện, tỉnh phải có điều kiện: Tuổi 18, kinh nghiệm (?); đạo đức, tư cách; học vấn và năng lực tham chính (?), xử trí chính trị; nghĩa vụ phục vụ quốc gia. Chữ "đoàn" cho thấy sự thường trực hiện diện của tổ chức. Chữ "đại hội" cho thấy nét đặc biệt của biến cố. Như vậy sự tham dự hay triệu tập phải có ý nghĩa khác nhau.

Nếu Quốc Dân Đoàn cử đại diện tham dự Quốc Dân Đại Hội thì cái nào có trước (vấn đề "quả trứng con gà").

Điều 20 cũng tương tự: Tối Cao Lập Pháp “quyết nghị các điều lệ tổ chức, hội nghị (hay đại hội?) của các tầng quốc dân đoàn: xã công dân đoàn, hạt chính, huyện chính, tỉnh chính và quốc chính” thì ai chi phối ai? Công dân tầng cử ra Tối Cao Lập Pháp, rồi Tối Cao Lập Pháp quy định công dân đoàn. Vậy có gì khác giữa Công Dân tầng và Công Dân đoàn? Phải chăng Công Dân tầng chỉ là giai cấp (citizenship) đủ điều kiện để tuyển chọn, đủ điều kiện để tham dự sinh hoạt chính trị (activist) còn Công Dân đoàn là những người quyết định dấn thân tham dự sinh hoạt chính trị. Hay Quốc Dân Đoàn ở phần này là những thành phần Công Dân Tầng (xã, huyện, hạt, tỉnh, quốc gia) tổ chức thành những đoàn thể Quốc Dân Đoàn mà thành viên chỉ là Công Dân Tầng?

Điều 23: "được phác thảo, quyết nghị các quốc gia kế hoạch cho tới 10 năm một kỳ".  Kế hoạch chính trị 10 năm một lần (trong khi nghị viên chỉ được liên nhiệm 2 lần, mỗi nhiệm kỳ 4 năm, tổng cộng là 12 năm phục vụ). Khi nhân sự có thể thay đổi và xã hội cũng có thể thay đổi nhanh hơn trong thời kỳ 10 năm thì kế hoạch 10 năm dường như không phù hợp với sự tiến hóa của xã hội.

Điều 24: “Được tu cải các quyết nghị án lớp trước khi được quốc chính dân đoàn đồng ý”. Quốc Chính Dân Đoàn là ai, phải chăng là những người nằm ở trung ương hay tất cả các Quốc Dân Đoàn bên dưới từ xã, huyện, hạt, tỉnh và quốc chính? Các tài liệu trong Duy Dân có lúc đọc thì hiểu Quốc Chính Dân Đoàn là trung ương nhưng lại có chỗ lại hiểu đó là hệ thống quốc dân đoàn từ dưới lên trên.

Điều 25: "Được phê chuẩn pháp luật hay tu cải do Lập Pháp Viện đệ lên". Vấn đề là trong Duy Dân Cương Thường nhắc tới Lập Pháp Viện thuộc Hành Chính Tổng Cơ nhưng trong Duy Dân Cơ Năng (hình 4) có đề cập Lập Pháp Viện lo chính sách thiết kế. Lập pháp (làm luật=lawmaker) và chính sách thiết kế (policy) là hai công việc khác nhau hoàn toàn. Vậy cấu trúc của Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng là giống hay khác (tại sao không giống? Và nếu khác vì lý do gì?)   

Trong Duy Dân Cơ năng, hình 4, thì Lập Pháp Viện lo chính sách thiết kế. Soạn thảo hay thiết kế chính sách (policy) khác với nhiệm vụ lập pháp (soạn luật). Vậy thì người nghe, ghi sai, hay người giải thích sai? Theo Duy Dân Cương Thường thì Lập Pháp Viện thảo nghị pháp luật.

Trong Duy Nhân Cương Thường, trang 33 (bản năm 2016), điều 67 ghi là Trung Tâm Hội Nghị (Quốc Hội) có quyền thảo luận, quyết nghị và công bố bản Hiến Pháp gọi là Lập Quốc Pháp. Tuy nhiên quyền này hoàn toàn không có trong Cơ Năng Hiến Pháp trong phần Trung Tâm Hội Nghị. Và nếu Quốc Hội có quyền này phải chẳng chỉ lúc mới thành lập nhưng sau đó thì không còn được quyền này bởi điều 14 ngăn cấm?

C. Phê Phán Công Đường:

Điều 3: " Phê Phán Công Đường là cơ quan siêu việt, bất khả xâm phạm"... có ý là vai trò của cơ quan khi phê phán hay là nhân sự phục vụ cho cơ quan sẽ có quyền "bất khả xâm phạm"? Ở đây không nói đến vai trò của cơ quan mà nói đến nhân sự.  Một khi  cá nhân được ủy thác vai trò điều hành trong cơ quan được quyền "bất khả xâm phạm" thì cái gì sẽ kiềm chế, kiểm soát cá nhân đó không lạm dụng quyền hành được giao phó?

Điều 4: khi tổ chức một cơ quan như Phê Phán Công Đường mà họp tổ 300 đến 500 người thì khó mà thực hiện. Lại còn phải là "thạc đức" (đức độ cao?) thì đâu có dễ tìm. Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá cá nhân đó có đức độ cao? Ai sẽ đặt ra tiêu chuẩn đó? Thêm nữa những người này do Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện (phần Ất-Hành chính, bộ phận Khảo Hạch) chủ tuyển nếu những cá nhân không nằm trong công dân đoàn hay gồm cả những người trong Công Dân Đoàn? Vậy thì Kê Sát Viện phải có trước Phê Phán Công Đường, mà như thế thì ai kiểm soát Tối Cao Quốc Thể (Quốc Trưởng) và Tối Cao Lập Pháp khi chưa có Phê Phán Công Đường? Và để phê phán về luật pháp thì không phải ai cũng đủ khả năng để phân tích, bàn luận về luật nhất là diễn giải Hiến Pháp. Nếu Phê Phán Công Đường nhìn vấn đề sai thì ai sẽ điều chỉnh cái sai của Phê Phán Công Đường hay vì đã nắm được Duy Dân, Phê Phán Công Đường giải quyết vấn đề để phục vụ quyền lợi của tập thể cho phù hợp với quyền lợi của đất nước cho nên không có sự sai lầm? Hay Kê Sát Viện có thể đứng ra can thiệp khi Phê Phán Công Đường có quyết định sai trái khi xét các án hành chính tố tụng hoặc hiến pháp tố tụng? Có thể nói rằng, các cơ cấu trong Cơ Năng Hiến Pháp đan với nhau và bị kiểm soát lẫn nhau ở nhiều cơ quan để tránh sự lạm quyền. Một vấn đề đặt ra là phải chăng những người được đề nghị vào trong Phê Phán Công Đường không có sự bỏ phiếu của người dân mà chỉ là sự lựa chọn của thành phần trong Công Dân Tầng (người đã tham gia trực/gián tiếp và cơ cấu cầm quyền) và nếu từ là người dân bên ngoài phải được sự đồng ý của Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện.

Ở đây cho thấy LĐA chỉ đưa ra khái niệm, chưa có đủ chi tiết vì không đủ thời gian hay chưa có người hội ý. Vì vậy người đời sau cần phải thảo luận kỹ, chi tiết để giải quyết mọi thiếu sót, nghi ngờ.

Điều 13 "Kỳ đại hội, Trung Tâm Hội Nghị phải thỉnh lệnh ở Phê Phán Công Đường ". Vậy khi chưa có Phê Phán Công Đường thì Trung Tâm Hội Nghị thỉnh lệnh ai? Phê Phán Công Đường - từ 300 đến 500 người. Số người quá đông sẽ khó có quyết định thống nhất - do Trung Tâm Hội Nghị và Kê Sát Viện chủ tuyển (điều 4).

Điều 14 "Kỳ đại hội, Quốc Trưởng phải xuất tịch báo cáo và chịu huấn giới". Nếu Quốc Trưởng không tuân hành thì có biện pháp nào không? Chỉ có Trung Tâm Hội Nghị đề nghị người ra ứng cử chức vụ Quốc Trưởng vậy thì khi Quốc Trưởng không thi hành điều 14 này, do sự yêu cầu của Phê Phán Công Đường, thì phải chăng Trung Tâm Hội Nghị có quyền trút phế Quốc Trưởng trước hành động vi hiến của vị Quốc Trưởng?

Điều 17 và 18: "được đề nghị tu cải mà không được quyết định tu cải" và "kiểm thảo pháp luật". Vậy khi Phê Phán Công Đường tìm ra luật thiếu sót (loophole) mà Lập Pháp Viện có chịu sửa đổi hay không? Phê Phán Công Đường có khả năng gì để ép buộc (enforce) sự tu cải? Phê Phán Công Đường và Trung Tâm Hội Nghị đều do Công Dân đoàn cử ra. Vậy khi hai bộ phận này có xung đột thì giải quyết ra sao? Hay Kê Sát Viện (bộ phận hành chính ) đứng ra để giải quyết xung đột?

Điều 22 “Khoáng trương được quyền triệu tập hội nghị toàn quốc tu cải hiến pháp khi được 4/5 người đến họp đồng ý”. Nếu điều 17 nhận định là Trung Tâm Hội Nghị đề nghị tu cải hiến pháp mà không được quyết định tu cải thì phải chăng điều 22 này, sự tu cải phải được triệu tập hội nghị toàn quốc? Mà hội nghị toàn quốc gồm những ai trong việc tu cải hiến pháp?

Trong Duy Nhân Cương Thường, trang 33 (bản năm 2016), điều 69 ghi là Phê Phán Công Đường có quyền giải thích hiến pháp nhưng trong chính Phê Phán Công Đường không ghi rõ quyền này mà quyền này rất là quan trọng để biết bộ phận nào giải thích Hiến Pháp. Mà nếu Phê Phán Công Đường được giải thích Hiến Pháp thì những người trong cơ quan này có đủ trình độ chuyên nghiệp, kinh nghiệm cuộc sống để giải thích Hiến Pháp hay không?


         TCL

Tháng 11 năm 2019
  (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 20238:44 CH(Xem: 887)
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 20238:36 CH(Xem: 1399)
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 20236:30 CH(Xem: 2458)
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 20237:14 CH(Xem: 2956)
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 20237:12 CH(Xem: 1680)
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 20237:11 CH(Xem: 1556)
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 20235:22 CH(Xem: 4889)
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 20238:26 CH(Xem: 3862)
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 20237:55 CH(Xem: 3378)
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 20237:54 CH(Xem: 5662)
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.
16 Tháng Mười Một 20238:16 CH(Xem: 4807)
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.
14 Tháng Mười Một 20239:23 CH(Xem: 3708)
Ông LBN là một ĐBQH csVN có nhiều chỉ trích gay gắt ngành công an, một video clip trên Tik Tok cho thấy ông đã tấn công vấn nạn lạm quyền, vòi vĩnh, hối lộ trước nghị trường có mặt tên trùm công an Tô Lâm, điều đó có thể làm cho tên trùm SS này hận thù và chỉ đạo đàn em làm án để bắt giam ông LBN. Để thực hiện phương án này Tô Lâm chỉ đạo cho bọn ca Tỉnh Thái Bình hợp đồng (deal) với tên XHĐ đã bị bắt, theo đó chúng mớm cung cho y để khai ông LBN có dính líu vào chuyện làm ăn phi pháp của chúng để được giảm án.
13 Tháng Mười Một 20236:40 CH(Xem: 3556)
Những năm cuối 1980, quan hệ Việt Trung vẫn cực kỳ căng thẳng. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại. Họ đã bí mật nhắn với Trung Quốc về một sự quy hàng. Để rồi 9/1990, một phái đoàn cấp cao nhất của Việt Nam đã bí mật sang Thành Đô. Tại đây, lãnh đạo Việt Nam đã phải “đưa ra nhiều lời hứa”, cả bằng văn bản, lẫn lời hứa miệng, về một sự thuần phục để đổi lấy bình thường hóa quan hệ hai nước. Cũng cần phải nói thêm rằng đầu hàng ở Thành Đô đã làm cho Trung Quốc dường như giành được 'vị thế chính nghĩa' trước dư luận quốc tế và nhất là trong nhân dân Trung Quốc dù họ...
13 Tháng Mười Một 20236:40 CH(Xem: 2564)
Tin tức tuần qua cho thấy, “đối tác chiến lược Việt – Mỹ” quả không phải là chiếc đũa thần. Intel dường như đã hủy bỏ kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam. Hôm 8/11/2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ “tiếc nuối”, đồng thời cho hay, Intel đã viện dẫn lý do rút khỏi Việt Nam, vì bị thiếu điện và thủ tục hành chính rườm rà (1). Cùng lúc đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng vừa tuyên bố đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về hành vi thao túng tiền tệ.
12 Tháng Mười Một 20236:23 CH(Xem: 5956)
Cuối cùng Thưởng sẽ dẫn bầu đoàn thê tử của mình về nước sau khi được đám đại sứ, lãnh sự dẫn đi ăn đặc sản như thằng Tô Lâm công du Anh Quốc, nhưng không lẽ đi một chuyến như vậy mà không có lợi ích gì? Không biết Chủ Tịt Thưởng có cho mấy chục đứa con em nhà đỏ quá giang để đến Mỹ bằng visa công vụ rồi bỏ trốn như chị Nhân Cuốc Hội công du Nam Hàn dạo trước không, thế nhưng cho dù có thì cũng không bỏ bèn gì và không có công lao gì để ‘báo công cùng boác’ cho nên đề nghị Chủ Tịt Thưởng hãy đến...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...