Tìm Hiểu Tài Liệu Duy Dân Cơ Năng (P9)

08 Tháng Năm 202110:41 CH(Xem: 3519)

                            Tìm Hiểu Tài Liệu Duy Dân Cơ Năng (P9)

index
                                                Nhà chính trị Lý Đông A - nguồn Internet



Trần Công Lân




Đồ hình về Cơ Năng Hiến Pháp trong Duy Dân Cơ Năng

Trong Duy Dân Cơ Năng ngoài phần bài viết có thêm Hình (1-8) nhưng thực chất chỉ một hình chữ nhật với chữ bên trong. Vậy những Hình đó diễn tả những gì? Tại sao có sự xuất hiện trong Duy Dân Cơ Năng và có đem lại mục đích mong muốn của tác giả (LĐA) hay không?

Trong Hình 1

Cơ Năng Hiến Pháp

Chính Trị và Hành Chính.

1. Lập quốc quy mô: Quốc sách nguyên tắc chính trị.

2. Lập quốc tung lý hành chính, hành động hành chính.”

Như vậy chủ ý là mô tả cơ cấu Cơ Năng Hiến Pháp gồm 2 phần: Chính trị và hành chính với 2 nhiệm vụ: (1) Lập quốc qua quốc sách về các nguyên tắc chính trị. (2) Lập quốc từ trên xuống dưới (tung lý: lý luận trên hàng dọc) về hoạt động hành chính.

Trong hình 2

“Cơ Năng Hiến Pháp

Quốc dân đại hội

Sáng chế----Phúc quyết---- Tuyển cử---Bãi nhiệm

Chính

Chính Trị Nghiên Cứu Viện (thượng tầng ý thức) ---Lập Quốc (chính trị)---Tổng Văn Hóa Viện (cơ sở kế hoạch chính trị)

Trị

Pháp trị:  Lập Pháp---Hành Pháp--Tư Pháp                                                       

Nhân sự: Quan Chính---Khảo Thí---Giám Sát

Như vậy theo hàng dọc thì Quốc Dân Đại Hội trên hết với quyền: sáng chế, phúc quyết (quyết định), tuyển cử (chọn người) và bãi nhiệm (sa thải). Dưới kế là các bộ phận nghiên cứu, lập quốc chính trị (?), kế hoạch chính trị thuộc về CHÍNH. Vậy CHÍNH là chính yếu hay "chính trị"? Nếu ở dưới là TRỊ thì có lẽ Chính đi với Trị. Tầng CHÍNH có nghĩa là quyền và TRỊ là phần hành. Giải thích này vẫn không ổn thỏa bởi những cơ quan ở Trị cũng có thể giải thích là quyền bởi họ có quyền để làm luật hoặc xử án ai đó. Hình hai này có sự mâu thuẫn khi so sánh với Chính Trị Tổng Cơ và Hành Chính Tổng Cơ bên Cơ Năng Hiến Pháp trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường. Ai đó vẽ hình này chứ chẳng phải do chính LĐA bởi Nghiên Cứu Viện thực tế nằm bên Hành Chính và viện này bao gồm cả văn hóa. Đây là một viện rất quan trọng trong Cơ Năng Hiến Pháp nếu nhìn vào nội dung trách nhiệm của viện này.

Trong hình 3

Cơ Năng Hiến Pháp

1. Trung ương, gián tiếp: Dân chủ tập quyền

2. Địa phương, trực tiếp: Dân chủ phân quyền

3. Trung khu, vừa trực tiếp vừa gián tiếp (quốc dân đại hội cử ra, toàn dân bỏ phiếu, Xu Mật Viện dùng người, các viện phụ trách với Đại Hội).”

Lối giải thích về từ ngữ dân chủ tập quyền hay dân chủ phân quyền không hợp lý. Trung ương là ai? (trung ương là bộ máy chính quyền lo cho cả nước, tức là những cơ cấu trong Cơ Năng Hiến Pháp. Tập quyền bởi khi có pháp lệnh thì áp dụng cho toàn bộ quốc gia. Nói chung cái gì thuộc dạng quốc gia thì sẽ nằm ở trung ương giải quyết chứ không phải địa phương) Bộ phận nào? Nếu là Quốc Dân Đại Hội (Trung Tâm Hội Nghị) thì do các Công Dân Tầng kết hợp đại diện cho quyền lực quốc gia (về Lập Pháp) mà đại diện là Quốc Trưởng (tập quyền). Nếu Quốc Trưởng có quyền chỉ định, bổ nhiệm, miễn chức các Tỉnh trưởng, Hạt trưởng trong khi Huyện và Xã do công dân cử thì đó là gì? "Phân quyền" vì người địa phương cai trị địa phương? (phân quyền phải hiểu ở đây là Trung Ương và Địa Phương. Địa phương có quyền hành để giải quyết vấn đề mà họ đối diện tại địa phương. Cách giải quyết cho phù hợp với thực tế địa phương đó, chính quyền Trung Ương không thể nào xen lấn vào. Tuy nhiên, khi chuyện địa phương ảnh hưởng đến địa phương khác thì chính quyền Trung Ương sẽ tham dự. Thí dụ địa phương xây một đập nước ở thượng nguồn, vì sẽ ảnh hưởng đến hạ nguồn ở địa phương khác, chính quyền Trung Ương sẽ tham dự vào quyết định của chuyện xây đập này). Hay "Tập quyền" vì vẫn tùy thuộc quyền Quốc Trưởng? Nếu đã gọi là tập quyền thì cả hệ thống là tập quyền (phân quyền cũng vậy) còn nếu đã nửa nọ, nửa kia thì không nên gọi là tập hay phân quyền mà chỉ nên nói là hỗn hợp (hybrid). Không nên vì danh từ nghe kêu mà khiến rối ý người đọc.

Còn Trung khu là ở đâu? Dĩ nhiên không phải Trung Ương (tập quyền) và cũng không thuộc địa phương (phân quyền). Điều kiện nào để có "trung khu"? Sự thực hiện trung khu (quốc dân đại hội cử ra, toàn dân bỏ phiếu, Xu mật viện dùng người, các viện phụ trách với Đại Hội) có giống như là thực hiện Trung Ương và địa phương không? Nếu khác thì tại sao, mục đích gì để làm khác?

Nếu đã không khác thì lập ra "Trung khu" để làm gì? Là một trái độn giữa "Trung ương" và "địa phương" để tránh xung đột? Hoặc cũng có thể là một khu tự trị trong nước cho nên gọi là trung khu?

Trong hình 4

“Cơ năng Hiến pháp

1. Quốc Dân Đại Hội: Quốc gia, quốc dân sinh mệnh: phổ biến tồn tại (hoành)

2. Xu Mật Viện: Quốc gia, quốc dân sinh mệnh: viễn đại tồn tại (tung)

3. Chính Trị Nghiên Cứu Viện: Quốc gia, quốc dân nguyên tầng (bình diện)

4. Lập Pháp Viện: chính sách thiết kế

5. Hành Chính Viện: chính sách thực thi

6. Tư Pháp Viện: xã hội quy ước bình phân

7. Quan Chính Viện: cán bộ sáng tạo

8. Khảo Thí Viện: cán bộ vận dụng

9. Giám Sát Viện: Hành chính cơ năng đốc đạo.”

Vậy chúng ta biết thêm Quốc Dân Đại Hội là trục Hoành, Xu Mật Viện là trục Tung. Vậy vai trò Quốc Trưởng nằm đâu? Nếu trong phần bài viết nói rằng Xu Mật Viện phụ giúp Quốc Trưởng điều hành các viện qua Tổng Lãm đoàn thì trách nhiệm của Quốc Trưởng giống như vai trò Thủ Tướng (chỉ giữ một số nhiệm vụ giới hạn) như vậy Xu Mật Viện và các viện bên dưới sẽ làm việc gần như trực tiếp với Quốc Dân Đại Hội hơn là Quốc Trưởng. Tuy nhiên nếu dựa vào Cơ Năng Hiến Pháp trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường thì Xu Mật Viện phụ giúp Quốc Trưởng bởi đây là cơ cấu giống như bên Tổng Thống gồm có các bộ như quốc phòng, ngoại giao, quân đội, lao động v.v… Quốc Trưởng là người điều hành quốc gia cho nên không thể nào điều hành mà không có những cơ quan này phụ giúp để điều hành. Xu Mật Viện dĩ nhiên mục đích chính là để phụ giúp Quốc Trưởng tuy nhiên, dưới cơ chế Duy Dân, tất cả các cơ năng trong bộ máy cầm quyền lệ thuộc vào nhau để hòa hợp tạo một sự hòa hợp tổng thể từ đó mới tạo ra một quốc gia có thế lực từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ dân đến quan đều là một để cùng nhau kiến thiết và chấp hành nhân sinh.

Sự giải thích các vai trò của các viện trong hình cũng không hợp lý.

Lập Pháp Viện: chính sách thiết kế? Lập pháp có nghĩa là thiết lập pháp luật, luật lệ. Mà luật lệ thì khác chính sách (policy), trong khi nguyên tắc có tính luật nhưng có thể sửa đổi nội bộ. Cơ Năng Hiến Pháp trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường đã nói rõ trách nhiệm của Lập Pháp Viện và trong đó gồm cả thiết kế chính trị và hành chính. Quốc Dân Đại Hội chỉ thông qua luật chứ không làm luật. Tất cả luật đều phải do Lập Pháp Viện làm ra và đưa qua Quốc Dân Đại Hội (Trung Tâm Hội Nghị) phê chuẩn trước khi luật được áp dụng vào trong quốc gia.

Hành Chính Viện: chính sách thực thi (trách nhiệm thừa hành của cơ quan này nói rõ và nhiều hơn trong Cơ Năng Hiến Pháp ở tài liệu Duy Nhân Cương Thường)

Tư Pháp Viện: xã hội quy ước bình phân? Ai đặt ra xã hội quy ước bình phân? Viện trưởng do Quốc Dân Hội Nghị chọn, pháp quan (quan tòa) theo ngạch tuyển. Vậy ai quyết định tuyển? Theo ngạch có nghĩa là có học, thi tuyển nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp sau cách mạng thì luật học của thời trước cách mạng có thể áp dụng cho chế độ mới hay không? Đó là chưa nói về Tu Dưỡng Thắng Nhân. (Bình Phân theo tự điển là chia đều nhau. Có nghĩa là bộ tư pháp có trách nhiệm để bảo đảm quy ước của xã hội được áp dụng đồng đều chứ không phải chỗ này xử như thế này, chỗ khi xử khác dù cùng một sự kiện; hoặc chỗ này được giải thích luật được áp dụng như thế này nhưng ở chỗ khác luật áp dụng khác. Thành ra ý nghĩa của xã hội quy ước bình phân là như thế và dựa vào luật để vị thẩm phán có quyết định)

Quan Chính Viện: cán bộ sáng tạo? Được hiểu là đào tạo cán bộ quốc gia (thí dụ trường Quốc Gia Hành Chánh của VNCH) thì đào tạo cán bộ đúng hơn là "sáng tạo" cán bộ. (sáng tạo cũng có thể mang ý nghĩa là sáng kiến để đào tạo cán bộ)

Khảo Thí Viện: cán bộ vận dụng? Ở đây có 2 nghĩa: (1) sử dụng nhân sự (cán bộ) qua khảo thí, khảo hạch để xem khả năng, kiến thức, thái độ phù hợp với công việc nào. (2) thi tuyển người (aptitute test), chọn người trước qua một số tính chất cần thiết rồi huấn luyện sau. (Trách nhiệm này của cơ quan Quan Chính Viện trong Cơ Năng Hiến Pháp. Tại sao lại nằm trong phần Khảo Thí Viện này. Đây là một thí dụ cho thấy mâu thuẫn giữa các tài liệu)

Giám Sát Viện: Hành chính cơ năng đốc đạo? Nếu Giám Sát Viện gần nghĩa với Kê Sát Viện thì không phải là hành chính đốc đạo mà phải là thanh tra, kiểm tra các hoạt động hành chính (còn chính trị thì sao?) từ bên ngoài guồng máy nhìn vào, không thiên vị ai. Còn "đốc đạo" chỉ là giám đốc (quản lý, điều hành) chính sách, kế hoạch (đạo) từ bên trong điều hành có thể đi đến tình trạng "Phủ bênh Phủ, Huyện bênh Huyện" (Đốc có nghĩa là đốc thúc, xúi, dùng lời lẽ giục người. Còn Đạo là đường, cách làm. Nó cũng giống cùng một ý nghĩ (trách nhiệm) của Kê Sát Viện trong Cơ Năng Hiến Pháp. Dĩ nhiên cơ quan này chỉ kiểm soát về mặt hành chánh, tư cách các quan lại trong nước để xem có vi phạm luật, nhân phẩm đạo đức hay không để cơ quan Quan Chính Viện hoặc Tư Pháp Viện có biện pháp trừng phạt bất cứ cá nhân nào trong bộ máy cầm quyền. Trong khi đó về chính trị thì có Phê Phán Công Đường làm chuyện kiểm soát về mặt chính trị).

Trong Hình 5

“1. Cơ năng điều chỉnh: quyết định, kế hoạch, chấp hành, khảo hạch, bồi dưỡng liền nhau.”

Không thấy nói là trong phạm vi từng bộ, viện hay cả hệ thống. Vì nếu Viện, Bộ trưởng quyết định thì dễ nhưng nếu phải là từ trên (Tổng Lãm, Trung Tâm Hội Nghị, Phê Phán Công Đường) đưa xuống thì có thích hợp hay không?

2. “Chủ quản (quyết định), chức viên (chấp hành), mạc lieu (kế hoạch), khảo hạch (bồi dưỡng)

Phần này phải chăng muốn nói "chủ quản" là người quyết định; "Chức viên" hay viên chức là người chấp hành; "mạc liêu" hay thư ký là người lo kế hoạch (điều này không đúng vì "thư ký" là người lo sổ sách, "kế hoạch" là do người có óc tổ chức, kiến trúc bộ máy, cơ sở. Hai công việc hoàn toàn khác nhau và đòi hỏi kiến thức khác nhau; "khảo hạch" là người truy xét khả năng của đối tượng có phù hợp với công việc hay không, như vậy thì không thể gọi là "bồi dưỡng". Nếu nói là khảo sát để biết trình độ tới đâu thì sẽ cho bồi dưỡng, tu học thêm thì có vẻ hợp lý hơn.

3. “Chủ quản cơ quan: Đặt mạc liêu chế (tức thiết kế) và thực hành (tiểu tổ thảo luận)

Ở đây nói người điều hành cơ quan (giám đốc, quản lý, chủ sự) sẽ đặt "mạc liêu" (thư ký) chế như là thiết kế bộ phận (phân công việc?) và "thực hành (tiểu tổ thảo luận)"? "thực hành" là hành động, "thảo luận" là bàn luận (lý thuyết). Hành động không thể là lý thuyết được. Hành động chỉ có thể biểu thị một phần nào lý thuyết mà thôi. Nếu nói là thảo luận để thực hành thì đúng hơn. Chẳng lẽ LĐA lại viết ngôn ngữ lủng củng như vậy?

4. “Các cơ quan đều thực hành: Trung khu liên tịch hội nghị

Đây muốn nói đến các cơ quan trong chính quyền (từ làng xã đến trung ương) phải thực hiện Trung Khu Liên Tịch hội nghị? Trung khu nào? Có bao nhiêu trung khu? Trung khu theo hàng dọc hay hàng ngang (bản vị, cơ năng)? "Thực hành" điều gì? (phải chăng mọi phán quyết từ Trung Khu Liên tịch hội nghị?) nếu mọi việc phải chấp hành từ trên xuống dưới thì đó là "tập quyền", "phân quyền" có can thiệp được không?.

5. “Hành chính các hạng liên tịch hội nghị

Vậy là có nhiều hạng "liên tịch hội nghị". Mỗi hạng liên tịch hội nghị sẽ được quyết định bởi Trung Khu? hay Quốc Trưởng? Phê Phán Công Đường có quyền can thiệp, phê phán hay không?  Khi nào thì cần có Liên Tịch Hội Nghị? Để giải quyết vấn đề gì? Ai sẽ khởi xướng hội nghị? Một trong các đơn vị địa phương hay từ cấp trên đưa xuống? Hình này nói lên sinh hoạt hành chính, công việc điều hành và nếu đúng như thế có cần nằm trong Cơ Năng Hiến Pháp?

Trong hình 6

“I. Chính Trị Căn Nguyên

1. Số lượng: tài số, vật lượng, hiệu suất

2. Pháp chế: mưu lược, kế hoạch vật dụng

3.Nhân sự: nuôi người, dạy người, thành tạo

4. Sinh sản

5. Thổ địa”

"Căn nguyên" là gốc. Vậy gốc của chính trị là "số lượng" có hiệu suất (chất lượng) hay không vì nhiều khi số đông mà chất lượng kém thì vô dụng. "Pháp chế" là có mưu lược, kế hoạch gì không. Cho dù ít người, vật nhưng nếu có mưu lược, biết sử dụng thì vẫn làm nên sự nghiệp. "Nhân sự" trong mọi biến cố của xã hội con người không phải ai cũng sẵn sàng hành động. Do đó việc "nuôi người, dạy người, đào tạo nhân sự" là rất cần thiết cho tương lai của tổ chức, chính quyền. "Sinh sản" hay phát triển là điều kiện cần thiết để tồn tại và như vậy phải có đất (thổ địa) hay căn cứ, địa bàn hoạt động. Đây là cái nhìn tổng thể của LĐA về cái gọi là Chính Trị Căn Nguyên. Đây chính là những cái quan trọng để tạo ra một nền chính trị bền vững, một quốc gia mạnh. Thiếu những thứ này chính trị sẽ thất bại.

II. Chính trị Khu Hữu 

Chủ Kế-Chấp pháp-Chủ viên-Chủ công-Chủ Thực-Khách kế-Chủ Địa

Các bộ phần này được trình bày trong Cơ Năng Hiến Pháp như là "Chỉnh Lý Cơ" (Chính Trị Phù Bật trong tài liệu Duy Dân Cương Thường). Vậy thì "khu hữu" khác gì "chỉnh lý cơ"? Tại sao cùng nội dung, nhiệm vụ mà mỗi phần trong tài liệu đều là từ LĐA ra mà lại dùng khác tên gọi? Những chi tiết lộn xộn như thế cho thấy không thể từ LĐA ra mà chỉ có thể là người sau thêm bớt mà phần kết thúc vẫn đề là "Thái Dịch LĐA". Sự phổ biến tư tưởng LĐA, hầu hết, đều do các đảng viên Duy Dân thực hiện. Một số các phụ bản I, II (trong Huyết Hoa) hay trên Thangnghia.org viết ra dưới bút hiệu (Thái Đạo, Thái Thư, Thái Kinh Dương...) có thể hiểu như là đảng viên (có tuyên thệ). Việc đảng viên phổ biến tư tưởng của người sáng lập (LĐA) là tất yếu. Nhưng viết lại hay diễn giải phải chịu trách nhiệm với thời gian và dân tộc chứ không thể cứ tiếp tục để là "Thái Dịch LĐA" thì đó là tiếm danh hay ngụy tạo tài liệu. Sự thêm vào mà không hợp lý gây ra khó khăn cho người đi sau khi tìm hiểu. Đó là sự phá hoại chứ không phải là xây dựng. 

Trong hình 7

Phân Mệnh (quốc tế bản vị) Tam Nhân chủ nghĩa

Phân công (dân sinh bản vị) Lục Dân chính sách

Phân lợi (nhân cách bản vị) Toàn dân sinh chính trị, Toàn dân quân quốc dân giáo dưỡng.

Đại đồng chính trị

Thực hiện chính trị

Kế hoạch chính trị

Nguyên tầng chính trị

Mục đích của Phân Công, Phân Mệnh, Phân Lợi là để thực hiện "đại đồng" chính trị? Phải chăng "đại đồng" không phải chỉ trong một nước, quốc gia mà là nhân loại, thế giới. Vì vậy sự "Phân Công, Phân Mệnh, Phân Lợi" khởi đi từ trong phạm vi quốc gia nhưng mục tiêu cuối cùng là phải hoà đồng với thế giới.  Nếu ngay từ Hiến Pháp của quốc gia đã không nhắm tới sự chung sống hòa bình với thế giới thì đợi đến khi "phát triển" hay "suy tàn" thì mới đưa tay ra với thế giới thì sẽ không còn thích hợp nữa. Đa số các Hiến Pháp chỉ phục vụ quốc gia địa phương mà quên đi giai đoạn chót là tiếp xúc với thế giới. Khi tiếp xúc với thế giới mà cơ chế quốc gia không thể hòa đồng được thì sao? Một là ép các quốc gia khác phải theo mô hình của mình, sẽ mất thời gian, xung đột? Hay rút về sống một mình là điều khó thực hiện. Tại sao phân mệnh lại dựa vào tam nhân (nhân bản, nhân tính, nhân chủ)? Phân mệnh phải chăng biết rõ tài năng của mình -- mà để làm chuyện này cần phải có sự tu dưỡng để hiểu rõ ở chính mình và đặt mình vào đúng vị trí của xã hội. Phải chăng khi tu dưỡng thì kiện toàn tam nhân? Còn phân công phải chăng nói đến đặt đúng vị trị vào 6 chính sách của lục dân (dân tộc, dân đạo, dân văn, dân trị, dân sinh, dân vực)? Còn phân lợi ở đoạn này phải chăng nói đến cái quyền lợi của mọi người tham gia sinh hoạt chính trị và giáo dục?

Trong hình 8

1. “Quyền lực: Quốc dân đại hội.”

2. “Chính trị: Quốc dân Xu mật viện.”

3. “Hành chính: 6 viện chính thuật và kỹ thuật.”

Theo quan hệ của các viện thì mỗi viện độc lập, chịu kế hoạch, đốc đạo của Xu Mật Viện. Ở đây một lần nữa cho thấy vai trò của Quốc Trưởng không phải là then chốt trong cấu trúc công quyền của chủ nghĩa Duy Dân mà là tập thể: Quốc Dân Đại Hội, Xu Mật Viện và 6 Viện. Đúng ra Quốc Trưởng là bộ mặt đại diện của quốc gia. Quyền hành của Quốc Trưởng (hay các cơ năng khác) vẫn phải phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống Cơ Năng Duy Dân. Nếu nhìn vấn đề theo Cơ Năng và Bản Vị thì để có một bản vị quốc gia lành mạnh thì phải lệ thuộc vào cơ năng của hệ thống quốc gia với nhiều cơ quan, nhiều thành phần trong xã hội. Cấu trúc này hoàn toàn khác với cấu trúc của các quốc gia trên thế giới. Có thực hiện được hay không lại tùy thuộc vào sự tu dưỡng của những người trực tiếp tham gia vào hệ thống sinh hoạt chính trị của quốc gia ở các cấp độ từ xã đến trung ương.

Kết luận

Chúng ta thấy qua 8 hình có vẻ là tóm lược các điều khoản trong Hiến Pháp nhưng lại tạo một số khác biệt (Trung Khu, không nói tới vai trò Quốc Trưởng, các hạng liên tịch hội nghị). Nếu LĐA chủ ý đưa ra đồ hình thì có lẽ phải rõ ràng, mạch lạc hơn là tạo nghi vấn. Vậy hoặc là bỏ toàn bộ đồ hình hay phác họa lại. Mặt khác nếu không có các đồ hình thì giá trị của chủ nghĩa Duy Dân có thay đổi hay chăng? Chúng tôi cố gắng tìm hiểu và so sánh phần chữ và phần hình để lọc ra những gì chính yếu có thể hiểu và sử dụng được cho thời đại 2000s. Những ai quan tâm đến bản "gốc" vẫn có thể theo dõi trên ThangNghia.org (tuy gọi là "gốc" nhưng vẫn thường xuyên thay đổi và không có ai lên tiếng chịu trách nhiệm kể từ 2016 là khi chúng tôi biết đến và tìm hiểu LĐA).


        
          TCL

Tháng 2 năm 2020
  (Việt Lịch 4899)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 2975)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 2707)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1718)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 1995)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1356)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1623)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 1684)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1252)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 1643)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1268)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1134)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1136)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
22 Tháng Giêng 20248:30 CH(Xem: 1983)
Nhìn nhận tình trạng “không bình thường” trong đảng và lực lương “võ trang nhân dân” của Thượng Tướng Trịnh Văn Quyết cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề suy thoái không còn hạn chế trong “phạm vi nhỏ” cán bộ đảng viên mà đã lan trong diện rộng. Quan trọng là cả thành phần trẻ trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ “dự bị”, “hạt giống đỏ” của đảng cũng đã “xa đoàn”, “nhạt đảng” khiến đảng lo ngại cho tương lại của mình. Đó là những nhức nhối của đảng Cộng sản Việt Nam khi bước vào năm mới. Sư thật này đã bác bỏ sạch trơn thái độ lạc quan của Đảng.
20 Tháng Giêng 20244:51 CH(Xem: 1385)
Không bậc cha mẹ bình thường nào lại bất lương, nhẫn tâm đem con mình đi bán, giao cho người khác nuôi. Họ chỉ làm việc đó trong hoàn cảnh tuyệt vọng tột cùng, không còn lối thoát. Những chánh án, công tố viên chế độ CSVN thay vì tìm cách giải quyết, giúp đỡ Kim Nhung, Hoàng Tuấn ra khỏi hoàn cảnh bế tắc đó thì lại chứng tỏ quyền lực, sư ngu dốt, cứng nhắc bằng một bản án khác nghiệt, nặng nề với mục đích răn đe, trừng trị. Về mặt pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là con ruột của mình đúng là tội hình sự nhưng khi xét xử, luật pháp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố cấu thành tội phạm, không phải chỉ đơn giản căn cứ vào việc...
18 Tháng Giêng 20245:55 CH(Xem: 1952)
Có tin đồn ông là con của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Phạm Minh Chính,Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 10 tháng 12, 1958 (68 tuổi) tại Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Giáo sư, Tiến sĩ, sinh ngày 15 tháng 3, 1957, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trong 3 ứng viên, nếu nói về tiêu chuẩn địa phương thì ông Thưởng có ưu điểm sinh ra ở Bắc và được lòng người miền Nam hơn hai ông Chính và Huệ. Tuy nhiên, cũng có người đề cập đến nhược điểm là ông Thưởng còn trẻ (54 tuổi), ít kinh nghiệm điều hành việc nước hơn hai ông Chính và Huệ.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...