Lời đe doạ từ phát biểu của Vương Nghị

10 Tháng Ba 202110:30 CH(Xem: 4501)

faa73418-28c3-4446-bc22-e2fe35bef5aeNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo trực tuyến bên lề kỳ họp Quốc hội ở Bắc Kinh hôm 7/3/2021 -
Reuters




Cầm Bá Thước

     RFA





Thông điệp chính mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra trong cuộc họp báo kéo dài 100 phút ngày 7/3 vừa qua, trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tròn 100 tuổi, là “chiêu dụ các nước láng giềng gần, thẳng tay tấn công những nước phương Tây, kể cả Mỹ - những nước dám công kích chính sách của Bắc Kinh trên mọi hồ sơ đối nội lẫn đối ngoại.”

Phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng: Trung Quốc không sẵn sàng nhượng bộ một ai và trong bất kỳ hồ sơ nào.

Cuộc họp báo của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm qua đã để lộ rõ những “khác biệt", thậm chí là những "hố sâu” ngăn cách Bắc Kinh với các nước phương Tây. Đối với tất cả những vấn đề "nóng" mà Trung Quốc đang bị thế giới công kích, từ tham vọng thống nhất Đài Loan đến nhân quyền ở Tân Cương, từ các quyền tự do của người dân Hong Kong đang bị bóp nghẹt đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông, hay tranh chấp lãnh thổ trên bộ ở đường biên giới với Ấn Độ... Bắc Kinh “không sẵn sàng lùi bước”. Ngoại trưởng Vương Nghị đã gián tiếp cảnh báo rằng cột mốc 100 năm tuổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “khúc dạo dầu  cho một thiên niên kỷ vĩ đại” sắp mở ra.

Về tham vọng chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông, ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh không có vấn đề với các nước láng giềng, đồng thời tố cáo “chính Mỹ và một vài nước phương Tây muốn phá hoại hòa bình ở Biển Đông và gây bất ổn trong khu vực”. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Liên quan đến tranh chấp ở Biển Hoa Đông với Tokyo, ông Vương Nghị tuyên bố một cánh nhã nhặn, nhưng cũng không kém phần cứng rắn, rằng ông mong muốn “Nhật Bản có một tầm nhìn khách quan và đúng đắn về Trung Quốc”. Một trong những lo ngại lớn của Nhật Bản là nước này có thể là mục tiêu của Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, theo đó cho phép các tàu tuần duyên Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài và phá dỡ các công trình được xây dựng trong vùng biển tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Ngày 7/3, ông Vương Nghị khẳng định rằng luật này chỉ là "luật thông thường ở trong nước" và "không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào".

Về khu vực Đông Nam Á, ông Vương Nghị nói rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và đề nghị sẽ giúp đỡ trong việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã gián tiếp nhắc nhở công luận quốc tế rằng hiện tại có trên dưới 100 quốc gia đang trông cậy vào vaccine của Trung Quốc để đối phó với COVID-19, trong số này có nhiều nước Đông Nam Á, đứng đầu là Philippines và Indonesia.

Liên quan đến Đài Loan, trả lời câu hỏi của một phóng viên Hong Kong, ngoại trưởng Trung Quốc đã thẳng thắn tuyên bố đây là “một vấn đề rất nhạy cảm”, nguyên tắc một Trung Quốc là “không thể vượt qua lằn ranh đỏ”. Ông Vương Nghị cũng phát biểu trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội thường niên đang diễn ra: "Chính phủ Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp. Chúng tôi yêu cầu chính quyền mới của Mỹ hiểu đầy đủ về tính nhạy cảm cao của vấn đề Đài Loan và phải thay đổi hoàn toàn các động thái nguy hiểm của chinh quyền trước đây khi 'vượt qua lằn ranh' và 'đùa với lửa'". Ông Vương Nghị tuy không nói rõ Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào nếu ông Biden không thay đổi cách tiếp cận, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đe dọa tiến hành xâm lược nếu Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập hoặc trì hoãn các cuộc đàm phán về việc thống nhất với Đại lục.

Vào lúc các nước châu Âu và Mỹ tố cáo Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tân Cương, đàn áp dân chủ Hong Kong, rồi Washington có những hành động chống lại việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị đã điềm nhiên lên án phương Tây đạo đức giả, muốn áp dụng một mô hình “đa phương” một cách có chọn lọc, làm công luận “hồi tưởng lại thời kỳ mà thế giới còn bị bức màn sắt ngăn đôi hai khối Đông Tây”.

Đánh giá về cuộc họp báo của ông Vương Nghị, giới phân tích đã đưa ra nhận định: Trung Quốc giờ đây đủ tự tin vào sức mạnh của chính mình để đòi chiếm một vị trí ngang hàng với bất kỳ cường quốc nào khác. Điều này đã được phản ánh qua tất cả những phát biểu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.

Đây có lẽ là thời điểm mà các quốc gia có các tranh chấp biển với Trung Quốc hết sức lo ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng các hành động hung hăng. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam hồi đầu năm, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba đã khẳng định: “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, duy trì chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm trung tâm và dựa trên luật pháp quốc tế. Là nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc sẽ phát huy trách nhiệm và vai trò nước lớn mang tính xây dựng, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề nóng của khu vực, thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, hiệp thương, đối thoại, đóng góp lớn hơn nữa cho hòa bình và an ninh quốc tế.”. (1)

Mặc dù phát biểu như vậy, nhưng với hành động ban hành Luật Hải cảnh mới, Trung Quốc bị quốc tế đánh giá là “một đế quốc tấn công vào Luật biển”; “Trung Quốc đe doạ chiến tranh bằng luật hải cảnh”…, các nhà nghiên cứu dự báo rằng với thái độ cứng rắn của Bắc Kinh như vậy, tình hình biển Đông sắp tới chắc chắn sẽ “dậy sóng”. Các quốc gia tại biển Đông như Việt Nam sẽ phải đối mặt với các thách thức và đe doạ nghiêm trọng từ Trung Quốc. Chính vì vậy, các quốc gia ASEAN có tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc cần có chiến lược cụ thể để có thể chống trả lại được sự đe doạ từ Trung Quốc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 20239:05 CH(Xem: 2208)
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong Báo cáo thường niên về Nhân quyền Việt Nam năm 2022 đã vạch ra những vi phạm nhân quyền “có hệ thống” của chính phủ Việt Nam, bao gồm các hành vi giết người trái pháp luật hoặc giết người tùy tiện, đối xử và trừng phạt hạ nhục các tù nhân chính trị, bắt giữ và giam giữ tùy tiện, can thiệp vào quyền riêng tư của công dân, hạn chế quyền tự do ngôn luận, đi lại và truyền thông, sử dụng luật để hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và nhiều vi phạm khác.
19 Tháng Tư 20239:00 CH(Xem: 2681)
Mint cho biết chỉ phát hành giới hạn 5.000 đồng bạc với giá 80 đô la trong khi bản vàng có 80.000 đồng và được bán với giá là 15 đô la. Cả hai đồng tiền đều có hình máy bay trực thăng UH-1 bao quanh bởi đường tròn màu sắc giống như ba miếng ribbon trao cho các cựu binh Việt Nam. Trong hình ảnh của đồng tiền này có hình cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Hiện giá của một đồng bạc được bán trên eBay là từ 1.200 đến 2.300 đô la và giá đồng vàng là khoảng 80 đô la.
14 Tháng Tư 20238:56 CH(Xem: 4377)
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, 46 tuổi, từng thụ án bốn năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Ra tù, bà viết cuốn hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt”. Bà nhận được giải Văn Việt năm 2021 cho tác phẩm này, sau khi hồi ký được tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản tại Mỹ vào 11/2017, và được nhà xuất bản Tự Do ấn hành và tái bản nhiều lần ở Việt Nam, mặc dù bị cấm lưu hành. Trước đó, bà được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.
13 Tháng Tư 20237:10 CH(Xem: 6216)
“Trong ngày 12/4, một đoàn cán bộ xã khoảng 15 người dẫn đầu bởi Phó Bí thư Đảng uỷ xã Ma Thị Hiền, Phó Chủ tịch Thào A Sóng và Trưởng Công an xã Nông Văn Biên đến nhà anh ruột tôi để ép anh ấy ký vào bản cam kết có nội dung từ bỏ đạo Dương Văn Mình. Khi tôi tới nơi thì gặp đoàn cán bộ này ra về sau khi họ đã buộc được anh tôi ký. Họ cũng bắt tôi ký vào tờ cam kết này nhưng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, họ cho người khoá tay tôi rồi dùng mực đỏ bôi vào một ngón tay của tôi và điểm chỉ vào tờ cam kết.” Người này cho biết một ngày sau khi xảy ra sự việc vẫn bị đau tay do bị công an địa phương bẻ.
12 Tháng Tư 20236:55 CH(Xem: 2726)
“Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các quan chức cấp cao ở Việt Nam để tiếp tục tạo đà sau cuộc điện đàm của Tổng thống (Joe) Biden với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước”, ông Kritenbrink, hiện đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ Mỹ tại Hà Nội hồi tháng 4/2021, nói hôm 10/4 khi thông báo với phóng viên về chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng Blinken. Ông Kritenbrink, người tiếp quản chức đại sứ Mỹ ở Việt Nam sau ông Ted Osius và có người kế nhiệm là ông Marc Knapper, còn cho biết rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở mới của sứ quán ở Hà Nội.
31 Tháng Ba 20238:00 CH(Xem: 3805)
“Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (1945-1975) tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long. “Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những dòng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của một số người. Vũ Ngự Chiêu đã dần dần xuất hiện như một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà còn nói lên...
30 Tháng Ba 20238:29 CH(Xem: 2992)
Đây là dòng lịch sử cận đại kể từ thế kỷ 19, 20 của nước Việt Nam với những thăng trầm của lịch sử, sự thoát thai từ một chế độ phong kiến lạc hậu cho đến chế độ cộng sản độc tài toàn trị hôm nay với nhiều thế lực. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tư liệu quý dành cho bạn đọc tham khảo, tra lục và các thế hệ mai sau biết được những sự thật đã xảy ra trên quê hương chúng ta. Những bài viết các bạn sẽ xem sẽ cho thấy những khía cạnh tôn giáo, chính trị, đảng phái, đã từng hiện diện và chi phối nước Việt Nam. Hy vọng những thế hệ trẻ trong nước đang tranh đấu rút ra được bài học kinh nghiệm quý giá để có thể điều hành quốc gia...
30 Tháng Ba 20238:22 CH(Xem: 2663)
Trump, người đã phủ nhận mọi hành vi sai trái và đã nhiều lần công kích cuộc điều tra, gọi bản cáo trạng là "cuộc đàn áp chính trị" và dự đoán nó sẽ gây thiệt hại cho các đảng viên Đảng Dân chủ vào năm 2024. Trong một tuyên bố, luật sư bào chữa Susan Necheles và Joseph Tacopina cho biết Trump "không phạm tội" gì. Chúng tôi sẽ đấu tranh mạnh mẽ với vụ truy tố chính trị này trước tòa.” Người phát ngôn của văn phòng luật sư quận Manhattan đã xác nhận cáo trạng và cho biết các công tố viên đã liên lạc với đội luật sư của Trump để thu xếp việc đầu thú. Một người quen thuộc với vấn đề này, người không được phép thảo luận về thủ tục...
14 Tháng Ba 20237:33 CH(Xem: 2784)
Riêng với Việt Nam thì quyền chính trị là 4 trên 40, và tự do dân sự là 15 trên 60, tổng cộng là 19 trên 100. Vào lúc viết bài này, bản báo cáo về Việt Nam năm 2022 chưa phổ biến, và có lẽ chờ một hai hôm nữa. So với những năm trước, chỉ số tự do của Việt Nam vẫn 19 năm 2021, 19 năm 2020, 20 năm 2019, 20 năm 2018, 20 năm 2017, 20 năm 2016 v.v… Nghĩa là năm 2020, 2021 và 2022 là như nhau, người Việt Nam không có quyền hay tự do gì cả, tệ hơn so với những năm trước Covid.
07 Tháng Ba 20238:51 CH(Xem: 7337)
Một nhóm gồm chục người tham gia “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” bị Công an tỉnh Quảng Nam mời làm việc yêu cầu chấm dứt thực hành tín ngưỡng này. Công an Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vào ngày 7/3 cho biết như vừa nêu. Cụ thể, vào ngày 4/3, lực lượng Công an TP Hội An cùng Công an Xã Cẩm Hà đến kiểm tra hành chính một căn nhà tại thôn Bến Trễ thuộc xã Cẩm Hà. Công an nói tại đó có nhóm mười người, gồm sáu nữ, bốn nam, đang thực hành tín ngưỡng “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” mà họ tin theo.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...