Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ

29 Tháng Sáu 20209:37 CH(Xem: 5098)

            Trung Quốc tuyên bố tập trận ở Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ

3b941fe6-946f-4191-a50d-3a3571a40497 Hình minh hoạ. Hình chụp hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông - AFP



Nguyễn Hoàng Dũng
              RFA



Ngày 27/6, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc) đã phát đi thông báo về việc hải quân nước này chuẩn bị tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông.

Trong cảnh báo hàng hải số 0059 được đăng tải ngày 27/6 trên trang web hn.msa.gov.cn  của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, cơ quan này đã thông báo tọa độ diễn ra các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc.

Cụ thể, các cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 0h00 ngày 1/7 đến 24h00 ngày 5/7 tại vùng biển quanh quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), tại các tọa độ A:17-16.12N/111-24.65E;B:18-02.19N/112-59.45E;C:16-58.63N/113-48.37E;D:16-29.12N/113-44.93E; E:15-41.19N/112-38.17E;F:16-03.58N/111-26.69E.

Thông báo nhấn mạnh, mọi tàu thuyền đều bị cấm đi vào vùng biển thuộc các tọa độ nêu trên, đồng thời phải nghe theo chỉ dẫn và sự chỉ huy của các tàu hải quân Trung Quốc tại hiện trường.

Trước đó, trong cảnh báo hàng hải số 0057 phát đi ngày 24/6 tại địa chỉ hn.msa.gov.cn, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thông báo hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại vùng biển phía Tây đảo Hải Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Cụ thể, các cuộc huấn luyện bắn đạn thật sẽ diễn ra từ 9h30 ngày 29/6 đến 16h00 ngày 2/7 tại vùng biển thuộc các tọa độ 19-48.00N/108-40.00E; 19-48.00N/108-46.00E; 19-42.00N/108-46.00E; 19-2.00N/108-40.00E. Do vậy, tất cả các tàu thuyền bị cấm đi vào vùng biển thuộc các tọa độ này.

Bước tiến của ASEAN trong vấn đề Biển Đông

Các tuyên bố tập trận này được đưa ra vào lúc có những căng thẳng ở Biển Đông, nhất là vào khi ASEAN và Hoa Kỳ có những hành động và tuyên bố phản đối những yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26/6, một tuyên bố chung đã được các thành viên của khối này đưa ra, trong đó bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình hiện nay trên Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trong của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, cũng như củng cố luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS năm 1982, tích cực làm việc để hướng tới thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) một cách hiệu quả và thực chất, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS năm 1982. Họ cũng nhấn mạnh đến “tầm quan trọng của phi quân sự hóa và sự tự kiềm chế trong tiến hành các hoạt động mà sẽ gây phức tạp hoặc leo thang các tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, đồng thời tránh các hành động có thể khiến tình hình thêm phức tạp”. Tuyên bố nói rõ: “Việc theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế mà đã được công nhận rộng rãi, bao gồm UNCLOS năm 1982, trong khi tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau”.

Như thường lệ, tuyên bố lần này của ASEAN cũng không nêu đích danh tên Trung Quốc là nước gây ra những sự cố nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông như việc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam và Malaysia hay việc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, dư luận quốc tế rất chú ý đến việc thông cáo chung của ASEAN nhấn mạnh đến các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở UNCLOS 1982. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một bước tiến cho thấy ASEAN đã bước đầu thống nhất được lập trường để chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này.

Thủ tướng csVN Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị ASEAN, đã nói: “Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN”. 10 nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông dưới vai trò tích cực của Việt Nam, quốc gia giữ chức Chủ tịch ASEAN năm nay. Do đó, Tuyên bố chung cuối tuần qua rõ ràng là ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên Biển Đông của Bắc Kinh, coi đó là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng.

Trong khi đó, ngày 28/6 (giờ địa phương) Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết Mỹ hoan nghênh tuyên bố của các nước thành viên ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Trên Twitter, ông Pompeo viết: “Mỹ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS năm 1982. Trung Quốc không được phép xem Biển Đông như đế chế hàng hải của mình. Chúng tôi sẽ sớm đề cập nhiều hơn về vấn đề này”.

Các quốc gia ASEAN đang cùng nhau chống lại Trung Quốc

Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia trước đó đã tố cáo Trung Quốc về việc quốc gia này khẳng định chủ quyền một cách sai trái đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm/công thư gửi lên LHQ.

Đặc biệt với trường hợp Philippines. Từ khi giữ chức Tổng thống Philippines từ năm 2016, ông Rodrigo Duterte đã bị dư luận chê trách khi quá thân và nhượng bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên tiếng báo động về căng thẳng gia tăng tại nhiều khu vực tranh chấp.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, Tổng thống Duterte kêu gọi tất cả các bên tuân thủ luật pháp và những cam kết đối với các công cụ pháp lý quốc tế, bao gồm Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

Với tư cách quốc gia phụ trách điều phối đối thoại giữa ASEAN và Bắc Kinh, Tổng thống Duterte kêu gọi các bên tìm kiếm các biện pháp mới, có thái độ mềm dẻo để đạt được mục tiêu duy trì hòa bình và ổn định. Theo ông, Manila đang nỗ lực thúc đẩy các bên đi đến thống nhất về COC trong thời gian sớm nhất. Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp cũng tiếp tục căng thẳng. Thời gian gần đây, Manila đã hai lần gửi công hàm phản đối Bắc Kinh về các hành động gây hấn.

Đáng chú ý, lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Philippines hưởng ứng quan điểm của Mỹ ở Biển Đông, nơi Mỹ đang tăng cường các hoạt động tự do hàng hải mà Trung Quốc cho là vi phạm chủ quyền. Phát biểu tại hội nghị cấp cao trực tuyên hôm 26/6, ông Duterte nhấn mạnh: “Ngay cả khi khu vực đang bận chế ngự đại dịch COVID-19, các vụ việc đáng báo động ở Biển Đông vẫn tiếp diễn”. Gần đây, ông Duterte đã tự động rút lại việc huỷ bỏ VFA với Hoa Kỳ, một động thái được nhiều nhà nghiên cứu nhận xét là ông Duterte đang dần quay lại mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Việc thay đổi quan hệ này của ông Duterte chính là vì lo ngại các hành động hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông.

Trung Quốc lại nạo vét tại đảo Phú Lâm

Cùng với việc tuyên bố tập trận của Trung Quốc, theo một số hãng thông tấn quốc tế, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nạo vét tại một vịnh ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía Tây Bắc của hòn đảo nhân tạo này.

Theo một số nguồn tin, việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần qua tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa.

Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm; các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo.

Bốn căn cứ lớn nhất mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông gồm Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đảo Phú Lâm hầu như không thể nhận ra kể từ khi việc bồi đắp kết thúc vào năm 2017, tạo ra các bến cảng nước sâu, đường băng và nơi sinh hoạt. Tuy nhiên, việc nạo vét quy mô nhỏ vẫn tiếp tục, như hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy.

Với việc tuyên bố tập trận tại Hoàng Sa cùng với hành động nạo vét tại Phú Lâm, chúng ta có thể thấy đây chính là phản ứng của Trung Quốc trước Tuyên bố mới đây của các lãnh đạo ASEAN cùng với sự ủng hộ ASEAN của Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Các hành động trên của Trung Quốc như muốn chứng tỏ với thế giới là Trung Quốc không hề hấn gì khi bị các quốc gia lên án. Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện việc sử dụng sức mạnh để đạt được mục đích của mình. Và Trung Quốc cũng không có ý định thay đổi các yêu sách và mục tiêu độc chiếm biển Đông của mình.

Hoa Kỳ tiếp tục thách thức Trung Quốc

Hai tàu sân bay Mỹ ngày 28/6 đã tiến hành các cuộc tập trận chung ở Biển Philippines, một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ phản đối yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử giả dối.

Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã bắt đầu các cuộc tập trận nhằm củng cố cam kết lâu dài, linh hoạt và có trách nhiệm của Mỹ đối với các thỏa thuận phỏng thủ chung với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Các cuộc tập trận chung của hai tàu sân bay Mỹ diễn ra đúng một tuần sau khi tàu sân bay Nimitz và một tàu sân bay khác là USS Theodore Roosevelt đã tiến hành các hoạt động chung của riêng họ trong khu vực này. Rất hiếm khi nhìn thấy ba tàu sân bay Mỹ hoạt động cùng một lúc ở Tây Thái Bình Dương và thậm chí còn bất thường hơn khi họ có các cuộc tập trận chung riêng rẽ trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

Đô đốc George Wikoff - Chỉ huy Nhóm tàu sân bay tấn công số 5- nói: “Chúng tôi tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để thúc đẩy và tăng cường khả năng và sự thành thục của mình trong việc tiến hành các hoạt động chiến đấu trên mọi địa hình. Hải quân Mỹ vẫn sẵn sàng nhiệm vụ triển khai trên toàn cầu. Hoạt động của các tàu sân bay thể hiện cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh khu vực, khả năng triển khai chiến đấu nhanh chóng của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sự quyết tâm của chúng tôi đối mặt với bất cứ ai thách thức các chuẩn mực quốc tế vốn đem lại sự ổn định khu vực”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Edit bởi QĐB

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20247:34 CH(Xem: 629)
Bước sang phần giới thiệu tác phẩm tâm huyết bằng Anh Ngữ “I must live”, linh mục chia xẻ tâm tình với đồng hương về thân phận bi thương thống khổ cùng cực của mình và bạn bè trong suốt nhiều năm dài trong ngục tù CS. Những kinh nghiệm cùng khổ của bản thân trong những giờ phút thập tử nhất sinh, những ước muốn đấu tranh cho chính nghĩa, cho quê hương dân tộc đã hun đúc nghị lực sức mạnh để LM vùng dậy dành lây cuộc sống để tiếp tục kiên trì thực hiện hoài bảo ước vọng của minh, và kết quả là sự ra đời của của tác phẩm tâm huyết của LM “Tôi phải sống” bằng Việt Ngữ. “Tôi phải sống” được người Việt trên thê giới yêu thương...
16 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 1277)
Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn. Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
14 Tháng Hai 20244:59 CH(Xem: 1469)
“Power Machines chấm dứt hợp đồng trước vì cho rằng PVN vi phạm nghĩa vụ, như vậy Power Machines cho rằng PVN có lỗi. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng tin cậy, Power Machines khởi đầu vụ kiện với vị thế yếu, nhưng dường như PVN không tận dụng lợi thế để đưa ra những lập luận mạnh chống lại, nên không thành công. Trong thời gian xét xử, PVN bổ sung một luật sư rất giỏi, nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế.” Về nghĩa vụ đền bù cho công ty của Nga, theo luật sư này, nếu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam không tự nguyện thi hành án và thanh toán tiền, thì "khả năng bị kê biên tài sản ở nước ngoài sẽ rất cao."
08 Tháng Hai 20249:31 CH(Xem: 1471)
Là một trang tin tranh đấu bất vụ lợi, ngoài việc được một số đông bạn đọc hưởng ứng, đón xem, chúng tôi còn có một số tác giả nhiệt tình gửi bài đến để lan tỏa thông tin cùng bạn đọc, trong đó có một số tác giả trong nước đã không nề hà hiểm nguy gửi bài khi nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ có thể bị bắt giữ nếu chúng tìm ra!. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến các tác giả, các trang mạng liên thông trên Website, Facebook, Youtube và bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã quan tâm, cổ vũ và chia sẻ bài viết trên trang nhà.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 1944)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 1889)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
11 Tháng Giêng 20247:00 CH(Xem: 2240)
Cảnh sát quốc gia Ireland, tức Gardaí, bắt đầu tiến hành điều tra về buôn người sau khi 14 di dân không giấy tờ bị phát hiện ra trong một xe container đông lạnh trên chiếc phà vừa cập cảng Rosslare vào sáng ngày 8/1, theo Irish Times. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Anh cho biết họ được cảnh sát sở tại thông báo có 3 người nghi là công dân Việt trong số những người này và đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh danh tính, theo ghi nhận của Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam hôm 11/1. Đại sứ quán đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ireland cũng như Cảnh sát Dublin đề nghị cung cấp thông tin cũng như để đảm bảo các di dân lậu này được đối xử nhân đạo và đúng pháp luật, vẫn theo Vietnam Plus.
06 Tháng Giêng 20244:42 CH(Xem: 3837)
Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”. Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia
05 Tháng Giêng 20245:25 CH(Xem: 2699)
HĐLTVN là một tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, gồm các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác nhau ở trong nước như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý... Tổ chức này không được Nhà nước công nhận. Trong kháng thư, HĐLTVN đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc có các biện pháp chế tài Nhà nước Việt Nam về những vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống về nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổ chức này thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)...
01 Tháng Giêng 20247:41 CH(Xem: 4963)
Chị đã hỏi công an khu vực thì người này đưa chìa khoá nhà cho chị, nói là anh Bách gửi lại. Công an cũng trả lời miệng với chị rằng anh Bách được “mời” đi làm việc tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-CA Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chị Liễu đến địa chỉ này hỏi thì được trực ban trả lời là “cơ quan đang nghỉ lễ “, không làm việc. Chị Liễu lại gọi về cho công an khu vực và sau nhiều lần gạn hỏi, viên công an này buộc phải trả lời chị rằng “hôm đó” chỉ có lệnh khám xét chứ không có lệnh khởi tố bắt bớ gì cả. Không có lệnh khởi tố vụ án hay lệnh khởi tố bị can, không có lệnh bắt tạm giam mà ba ngày nay không được thả....
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 2024
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 2024
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 2024
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 2024
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.