Tình cảnh dân oan còn lại ở Hà Nội trong đại dịch COVID-19

10 Tháng Tư 202012:35 SA(Xem: 5015)
  • Tác giả :

         Tình cảnh dân oan còn lại ở Hà Nội trong đại dịch COVID-19

e4c5742f-62b3-4874-94d1-a1188528cdd7              Ông Trần Văn Ngọc, dân oan ở Ninh Bình bám trụ lại Hà Nội trong dịch COVID-19.
                                                               Courtesy: Facebook Thinh Nguyen




RFA



Chỉ còn vài chục người

Ông Nguyễn Trường Chinh, thân phụ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, từng khiếu kiện ở các cơ quan công quyền tại Hà Nội trong hơn 10 năm qua, cho RFA biết ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý ông ghi nhận vẫn còn khoảng từ 200 đến 300 dân oan ở Hà Nội, tiếp tục việc khiếu kiện hàng ngày trong vô vọng của họ.

Tuy nhiên, trong những ngày cuối tháng 3, vào khi Chính phủ Việt Nam công bố áp dụng yêu cầu “giãn cách xã hội” nghiêm ngặt thì số dân oan bán trụ lại ở thủ đô chỉ tầm vài chục người, chủ yếu tập trung tại Trụ sở Tiếp Công dân Trung ương, số 1-Ngô Thì Nhậm.

Ông Nguyễn Trường Chinh, vào tối hôm 8/4 nói với RFA về những trường hợp dân oan còn ở Hà Nội:

“Những trường hợp đấy như nhà ông Ngọc gồm cả con, cả bố mẹ và cháu đến 3 thế hệ. Và các bà ở Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ninh. Tức là từ mấy tỉnh có ít người khiếu kiện đấy. Họ không còn nhà cửa gì để mà về rồi. Đất đai bị thu hết rồi.”

Bây giờ đất đã bị chiếm, còn nhà đã bị họ hủy rồi, không có nhà để về. Thứ hai nữa, về đến quê nhà rồi mà ở 1, 2 tháng và trở ra lại ngoài này thì không có tiền. Khổ vậy đó
-Dân oan Lê Thị Huệ

Ông Trần Văn Ngọc, chủ gia đình của 3 thế hệ ở trong cái lều bạt che tạm trên vỉa hè, trong tối cùng ngày 8/4 cho RFA biết:

“Nói chung là lúc mới có dịch thì họ dẹp cũng mạnh lắm. Nhưng mấy hôm nay họ chỉ đi qua ngó vậy thôi. Tại cổng cơ quan tiếp dân này, hiện trong nhà trọ lớn bé gồm 7 người. Còn ở vỉa hè gần 30 người. Tổng số khỏang 34 người.”

Bám trụ Hà Nội vì không còn lựa chọn khác

Ông Trần Văn Ngọc, sinh năm 1954, quê quán ở Ninh Bình, khai hoang đất và gầy dựng nhà cửa từ năm 1977. Đến năm 2000, ông Ngọc bị trở thành dân oan mất trắng tài sản bởi do chính quyền địa phương cưỡng chế trái luật. Ông Ngọc ngược xuôi khiếu kiện từ địa phương lên đến Trung ương suốt hai năm sau đó. Đến ngày 13/4/2002, ông Ngọc bị công an bắt cóc đưa về trại giam, đánh đập, tra tấn và sau đó bị đưa đi tù 11 năm. Sau khi ra tù được một năm, ông Ngọc bắt đầu cuộc sống của dân oan khiếu kiện tại Hà Nội suốt hơn 6 năm qua. Cả gia đình ông, gồm luôn hai đứa cháu nhỏ sống cảnh đời lây lất nhờ vào lòng hảo tâm của cộng đồng và công việc nhặt rác kiếm bữa cơm bữa cháo qua ngày.

Ông Ngọc kể lại với RFA rằng phía chính quyền Hà Nội, trong những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, đã đến vận động gia đình ông trở về quê tránh dịch. Ông Ngọc yêu cầu được chính quyền hỗ trợ kinh phí nhưng không được đáp ứng và gia đình ông cứ thế mà phó mặc cho số phận. Ông Ngọc chia sẻ với RFA:

“Nói thật rằng lo thì vẫn lo. Nhưng nghĩ lại tôi thấy con virus dịch bệnh cũng nguy hiểm mà trong tù tôi cũng trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, còn nguy hiểm hơn cả dịch bệnh này. Ở trong tù họ tổ chức tính giết cho tôi chết. Tôi đã nhiều lần chết đi sống lại mà vẫn còn sống đến ngày này, được về để nói lên cho mọi người dân thấy được những người lợi dụng chức quyền tổ chức làm hại người khác như thế này, thì tôi vẫn tin tưởng vào Bề trên.”

Cũng bị tù tội như ông Trần Văn Ngọc, bà Lê Thị Huệ, ở Tây Ninh ra Hà Nội khiếu kiện được 11 năm tròn. Bà Huệ kể lại với RFA rằng bà bị chính quyền địa phương lừa đảo, gạt mất hết đất đai nhà cửa và còn bị tuyên án tù, dưới tội danh “phá rối trật tự công cộng”. Bà Huệ không cam lòng và đã chọn cuộc sống tha phương cầu thực ở Hà Nội để mỗi ngày đến các cơ quan Trung ương khiếu kiện hoàn cảnh khuất tất của mình. Suốt 11 năm qua, bà Huệ chỉ được cán bộ tiếp dân gặp gỡ một lần duy nhất và nói rằng trường hợp của bà rất khó giải quyết.

Dân oan Lê Thị Huệ bộc bạch vì sao bà phải ở lại Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành nghiêm trọng:

“Bây giờ đất đã bị chiếm, còn nhà đã bị họ hủy rồi, không có nhà để về. Thứ hai nữa, về đến quê nhà rồi mà ở 1, 2 tháng và trở ra lại ngoài này thì không có tiền. Khổ vậy đó.”

Bị chết đói trong dịch bệnh

Gia đình ông Trần Văn Ngọc và bà Lê Thị Huệ không thể về quê lánh dịch, mà ở lại cũng không xong vì đói. Họ không thể đi nhặt rác hay đi tìm việc làm công nhật trong khi tất cả mọi sinh hoạt xã hội đều bị ngưng đọng trong thời gian 14 ngày “giãn cách xã hội”. Hoàn cảnh của vài chục dân oan còn ở lại Hà Nội cũng tương tự như vậy. Những người này cho biết mấy ngày qua họ đói hay no là nhờ vào sự cứu trợ của người qua đường, của chùa chiền, của những người quan tâm thân phận dân oan... Bà Huệ tâm tình:

“Nói chung bà con thương. Lúc nãy người ta cho 1kg gạo, có người cho một thùng mì. Người này người kia cho cái gì thì mình ăn cái nấy. Nói nào ngay, ông Điệp (Nguyễn Hồng Điệp), Trưởng Ban tiếp dân ở đây cho được một chén gạo với được mấy gói mì. Người ta cho và người ta nói là của ông Điệp.”

Thế nhưng, những người dân oan cũng gặp trở ngại với chính quyền Hà Nội khi nhận lãnh quà giúp đỡ từ các tấm lòng hảo tâm. Ông Ngọc tiếp lời:

Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc
-Dân oan Trần Văn Ngọc

“Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc.”

Vấn đề đặt ra cho vài chục người dân oan ở Hà Nội hiện nay đang trong tình cảnh không có việc làm, không có tiền, không có thức ăn, không được đảm bảo về vệ sinh và an toàn sức khỏe thì họ có thể tồn tại được trong đại dịch COVID-19 như thế nào?

Chúng tôi nhắc đến thông tin Chính phủ Việt Nam, tại phiên họp vào ngày 2/4, quyết định một gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Trả lời câu hỏi của RFA rằng dân oan có trông đợi gì từ gói hỗ trợ an sinh này của Chính phủ hay không, ông Nguyễn Trường Chinh bảo rằng không trông mong gì được với lý giải:

“Họ bảo có ba loại người được giúp trong dịch bệnh, tức là người dân nghèo khó, công nhân và những người bị thất nghiệp hay khó khăn về công ăn việc làm. Tuy nhiên trong thực tế, tại huyện chỗ tôi ở đây, chính quyền phát động đóng góp, kêu gọi người dân làm thiện nguyện, giúp đỡ phòng chống dịch. Trong chuyện này, Mặt trận Tổ quốc của huyện thu về đến hôm nay là 107 triệu đồng, họ đọc phát trên loa đó. Cho nên, họ còn vận động trong dân, chứ đừng nói đến cho dân. Không có đâu. Nhất là dân oan thì càng không có đâu."

Các dân oan còn bám trụ lại Hà Nội như ông Trần Văn Ngọc hay bà Lê Thị Huệ đều khẳng định với RFA rằng họ cũng không dám trông mong được Chính phủ đoái hoài tới trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19, vì cuộc sống khốn cùng của dân oan Việt Nam hàng ngày đã không được quan tâm. Tuy nhiên, những dân oan này quả quyết nếu như số phần họ được sống sót qua dịch bệnh tai ương thì họ sẽ tiếp tục kiên trì khiếu kiện với niềm tin công lý phải được thực thi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 20238:40 CH(Xem: 9112)
FIDH và VCHR từ Pháp đưa ra trong văn bản đệ trình mọi chi tiết về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ UPR hồi năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền; xử án công bằng và tư pháp; án tử hình; bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng); quyền tự do hội họp ôn hòa, quyền lập hội, và quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo. Tài liệu của PEN cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng, và tình trạng bắt giữ tùy tiện.
10 Tháng Mười 20239:00 CH(Xem: 7135)
Những người bị phía Việt Nam hack bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - Dân biểu Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Chris Murphy – thành viên của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch tiểu ban về Trung Đông. Ngoài ra còn có các chuyên gia về Châu Á tại các trung tâm tư vấn ở Washington bao gồm CSIS và các nhà báo của CNN bao gồm Jim Scuitoo cùng hai phóng viên thường trú ở Châu Á. Cuộc tấn công được thực hiện vào khi Mỹ và Việt Nam đang đàm phán nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước vừa ký kết thỏa thuận nâng cấp này nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam...
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 5529)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 8134)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 5713)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
06 Tháng Chín 20237:23 CH(Xem: 8575)
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ rằng những tuyên bố chủ quyền mờ rộng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ là nước công khai bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc công bố hôm 28/8; sau các nước gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Nepal cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng bản đồ ấn bản năm 2020. Ngay cả đại diện Nga ở Ấn Độ, ông Denis Alipov, cũng cho rằng cái gọi là “bản đồ chuẩn” của Trung Quốc không làm thay đổi gì trên thực tế.
28 Tháng Tám 20239:38 CH(Xem: 4424)
Vào tháng tư vừa qua, trong một cuộc gặp ở Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ song phương vào khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á nhằm chống lại một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán. Lúc đó, ông Antony Blinken bày tỏ hy vọng điều đó có thể xảy ra “trong những tuần và tháng tới”. Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm 2023 kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện và Washington nỗ lực nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội. Phía Việt Nam được nói tỏ ra thận trọng vì có nguy cơ khiến Trung Quốc và Nga nổi giận.
23 Tháng Tám 202310:35 CH(Xem: 4445)
Một toà án ở thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên phạt một người dùng Facebook 1 năm 6 tháng tù vì đăng trên Facebook cá nhân 3 bài viết có nội dung “xuyên tạc, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam; xúc phạm, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 23/8. Bà Vũ Ngọc Sửu, 50 tuổi, đã bị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm Tòa án Nhân dân TP.HCM bác kháng cáo và tuyên y án 1 năm 6 tháng tù hôm 22/8 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, khi đăng trên Facebook cá nhân có tên “Vũ Ngọc”...
21 Tháng Tám 20239:57 CH(Xem: 6814)
Liệu cộng sản Việt Nam có mưu đồ gì đối với tôi trong thời gian tới? Họ có thể qua Mỹ để bắt cóc tôi giống như những trường hợp Trịnh Xuân Thanh tại Đức hay Thái Văn Đường, Trương Duy Nhất tại Thái Lan? Cũng có thể cộng sản Việt Nam sẽ dùng những thủ đoạn nào đó để ám hại sinh mạng chính trị của tôi tại đất nước Hoa Kỳ này chăng? Nên nhớ Hoa Kỳ không phải là vườn hoang cho chế độ công an trị độc tài cộng sản múa may. Tôi đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định với công an cộng sản Việt Nam từ bộ công an cho đến công an trại giam Nam Hà và công an tỉnh Thanh Hóa rằng TÔI VÔ TỘI và không chấp nhận bất cứ bản án nào...
09 Tháng Tám 20238:51 CH(Xem: 3227)
Ông Biden phát biểu tại sự kiện gây quỹ ở Maine vào ngày 28 tháng 7 rằng ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt Nam", người mà "rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20," nhắc đến kế hoạch tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm này sẽ được tổ chức tại New Delhi vào ngày 9 và 10 tháng 9. “Ông ấy muốn nâng tầm quan hệ với chúng tôi lên thành một đối tác chủ chốt, cùng với Nga và Trung Quốc,” ông Biden nói sau đó. Các nhà phân tích cho rằng nhà lãnh đạo này là Tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người mà tổng thống Mỹ đã có cuộc điện đàm hồi tháng 3.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...