Báo cáo Thế giới 2020: Việt Nam không làm gì nhiều để cải thiện nhân quyền

14 Tháng Giêng 20208:39 CH(Xem: 5983)
  • Tác giả :

Báo cáo Thế giới 2020:
Việt Nam không làm gì nhiều để cải thiện nhân quyền

C4B2DDE4-D597-476A-9BBE-1B48DD404F9D_w1023_r1_sCác nhà hoạt động nhân quyền Lê Thu Hà, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển.



VOA




Nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2019 chẳng làm gì nhiều để cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém, vẫn tiếp tục hạn chế tất cả các quyền dân sự và chính trị cơ bản, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) vừa công bố hôm 14/1.

Phúc trình Thế giới 2020 của HRW, trong phần báo cáo về Việt Nam, trình bày các vi phạm của Hà Nội đối với quyền tự do biểu đạt, tự do truyền thông, tự do lập hội-nhóm họp, và tự do tôn giáo của người dân.

Hà Nội chặn truy cập hoặc yêu cầu các công ty viễn thông hay mạng xã hội gỡ bỏ các nội dung bị coi là nhạy cảm về chính trị, theo HRW.

“Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia. Trong năm 2019, chính quyền đã kết án ít nhất là 25 người trong các vụ án có động cơ chính trị,” báo cáo của HRW viết.

HRW cũng tố cáo tuyên bố của Việt Nam trong đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva rằng đã thực hiện đầy đủ với 159 nội dung, thực hiện một phần với 16 nội dung trong tổng số 182 khuyến nghị được chấp thuận trong lần UPR 2014 là không chính xác và thiếu thuyết phục.

Tự do biểu đạt, chính kiến, và ngôn luận

HRW nói các blogger viết về nhân quyền ở Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, dọa dẫm, bắt bớ, với ít nhất 14 người trong năm 2019 bị xét xử và kết án nhiều năm tù về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”

Vẫn theo báo cáo, công an thường ngăn cản các nhà hoạt động không cho tham dự các buổi họp mặt, biểu tình hay các phiên xử các nhà bất đồng chính kiến cũng như cản trở một số nhà vận động nhân quyền ra nước ngoài.

Tự do truyền thông và tiếp cận thông tin

Phúc trình của HRW nói Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ truyền thông, cấm báo chí độc lập, chế tài các nội dung hay tài khoản mạng xã hội bị coi là trái ý chính quyền về chính trị.

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019, theo HRW, ‘quá mơ hồ và lỏng lẻo’, tạo điều kiện cho Hà Nội tùy tiện kiểm duyệt quyền tự do biểu đạt của công dân. Bên cạnh đó, theo báo cáo của HRW, Việt Nam còn yêu cầu Facebook, Google tuân thủ các yêu cầu về ngăn chặn nội dung đăng tải cũng như giới hạn quyền phát sóng trực tiếp (livestream) và có chính sách kiểm tra trước các nội dung đăng tải.

Tự do lập hội và nhóm họp

Báo cáo của HRW nêu rõ Việt Nam vẫn cấm các công đoàn, tổ chức nhân quyền và đảng phái chính trị độc lập, những ai muốn thành lập công đoàn độc lập hay nhóm công nhân độc lập phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và trả thù.

‘Nhà cầm quyền quy định các cuộc tụ tập đông người phải được chuẩn thuận, và từ chối cấp phép một cách có hệ thống đối với các cuộc gặp gỡ, tuần hành hay hội họp công cộng bị coi là không chấp nhận được về chính trị,’ theo HRW.

Tự do tôn giáo

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng việc theo dõi và bắt buộc phải đăng ký để nhà nước quản lý.

“Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ, nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện quy kết là đi ngược lại với ‘lợi ích quốc gia,’ ‘trật tự công cộng’ hay ‘khối đại đoàn kết dân tộc,’ trong đó có nhiều hoạt động tôn giáo thông thường,” HRW báo cáo.

Vẫn theo phúc trình, các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các chi phái của đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, và Phật giáo bị sách nhiễu, đe dọa, và có khi bị đàn áp bằng võ lực; tín đồ bị buộc bỏ đạo, bị giam giữ, tra tấn và bỏ tù.

Tháng Năm năm 2019, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế công bố phúc trình, xếp Việt Nam là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về vấn đề tự do tôn giáo.

Các đối tác lớn của Việt Nam

Ở phần đề cập đến các đối tác chủ chốt của Việt Nam, báo cáo của HRW nói Trung Quốc vẫn là cường quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới Việt Nam và nhắc tới tranh chấp Biển Đông đang làm phức tạp thêm quan hệ song phương giữa hai chính quyền ‘tương đồng về chính sách áp bức nhân quyền.’

Trong năm 2019, HRW báo cáo, EU nêu quan ngại về việc Việt Nam kết án và bỏ tù một số nhà hoạt động nhân quyền và một số thành viên Nghị viện Châu Âu đã yêu cầu EU gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

Về đối tác Mỹ, HRW nhận xét quan hệ Việt- Mỹ tiếp tục mở rộng với các chiến hạm Mỹ cập bến Việt Nam cùng các chuyến thăm cao cấp của giới chức quân sự và việc Tổng thống Donald Trump chọn Việt Nam làm nơi diễn ra họp thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhưng phúc trình của HRW không nêu ra động thái nào từ chính quyền Trump trong việc thúc đẩy nhân quyền Việt Nam trong năm qua.

Với đối tác Australia, HRW báo cáo rằng Thủ tướng Scott Morrison, trong chuyến thăm Hà Nội tháng 8/2019, đã không công khai nêu các quan ngại về nhân quyền. Mối quan tâm của Australia về các vi phạm nhân quyền của Việt Nam, HRW nói, ‘chỉ dồn vào cuộc đối thoại nhân quyền thường niên mà chẳng thu được bất kỳ một tín hiệu khả quan nào từ phía Hà Nội.’

Phúc trình của HRW cho hay Nhật, nhà tài trợ song phương quan trọng nhất của Việt Nam, vẫn giữ im lặng trước hồ sơ đàn áp nhân quyền lâu nay của Hà Nội. Theo ghi nhận của tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế HRW, vấn đề nhân quyền không hề được trao đổi nhân hai chuyến công du cấp cao trong năm 2019 khi Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya tới thăm Việt Nam hồi tháng 5 và khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Thủ tướng Shinzo Abe tiếp đón ở Tokyo hồi tháng 7.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Giêng 20229:04 CH(Xem: 5564)
Với luồng dư luận của người Việt Nam vừa qua chúng tôi nhận thấy rất nhiều người đã vô trách nhiệm với lời phát ngôn của mình về HMQ; bởi vì vô hình chung ho đã xâm phạm nếu nói một cách nhẹ nhàng hay chà đạp nhân quyền của một con người nghiêm trọng. Bởi vì cho dù đã từng phạm tội, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không còn được hưởng thụ quyền con người khi vẫn đang là một công dân Việt Nam. Chúng ta tranh đấu cho Nhân Quyền thì phải hiểu thế nào là Nhân Quyền, chúng ta không thể rao giảng Nhân Quyền khi bản thân xúc phạm Nhân Quyền của người khác....
20 Tháng Giêng 20229:57 CH(Xem: 3883)
Theo đó, ILO dự báo thất nghiệp năm nay tại Việt Nam (VN) bằng với năm 2020. VN đứng thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á về số lượng lao động thất nghiệp tăng cao do đại dịch. Đứng đầu là Indonesia với 6,1 triệu người và Philippines ở vị trí thứ ba với 1,1 triệu người. Báo cáo của ILO cũng cho biết đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người dân VN, đặc biệt trong chín tháng đầu năm 2021 kể từ khi VN hứng chịu đợt tái bùng phát dịch lần thứ tư.
13 Tháng Giêng 202210:14 CH(Xem: 3709)
Về đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với bốn nhóm đảo mà Bắc Kinh đòi chủ quyền gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa, báo cáo kết luận không có nhóm đảo nào trong số này đáp ứng các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Liên quan đến các vùng biển được quy định trong UNCLOS bao gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, báo cáo kết luận các yêu sách của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế ,và “Trong các vùng biển có yêu sách...
11 Tháng Giêng 202210:08 CH(Xem: 5050)
Bức thư của các báo cáo viên đặc biệt của UN yêu cầu phía Việt Nam làm rõ thông tin bắt giữ và kết án đối với các nhà hoạt động bao gồm: Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đinh Thị Thu Thuỷ, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh. Đây là những người đã bị bắt giữ trong năm 2020 và 2021 với các cáo buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia theo các Điều 117 và Điều 331 của Bộ Luật Hình sự 2015 vốn là những điều luật bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và chuyên dùng để áp tội lên các những người có tiếng nói...
07 Tháng Giêng 20228:38 CH(Xem: 11514)
Với những hành vi đó trang tin Quyền Được Biết yêu cầu bộ máy an ninh csVN nói chung và công an Tỉnh Long An nói riêng trưng ra bằng chứng thuyết phục về việc bắt giữ công dân Lê Tùng Vân. Nếu không có bằng chứng cho những cáo buộc của mình thì chúng tôi yêu cầu phải trả tự do cho ông Lê Tùng Vân ngay lập tức và bồi thường danh dự cho ông ta, ngoài ra còn cần phải truy tố những kẻ cáo buộc sai trái như Lê Thanh Minh Tùng, Huỳnh Phi Dũng (Dũng lò vôi), Nguyễn Phương Hằng và những tên té nước theo mưa... Chúng tôi cũng kêu gọi mọi người trong và ngoài nước hãy...
06 Tháng Giêng 202210:07 CH(Xem: 12654)
Biện pháp bắt giữ người đứng đầu Tịnh Thất Bồng Lai được cho biết để điều tra về ba tội danh gồm ‘lừa đảo, chiếm đoạt tài sản’, ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân…’; và ‘loạn luân’.Tin tức về việc khởi tố và bắt giữ người đứng đầu Tịnh Thất Bồng Lai, nay được gọi là ‘Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ’, thu hút nhiều người. Đặc biệt với tội danh ‘loạn luân’.Có nghi vấn đặt ra đối với luồng thông tin từ truyền thông Nhà nước đưa ra cho rằng cách thức lấy AND của những người tại cơ sở này có theo đúng trình tự pháp luật qui định hay không…
04 Tháng Giêng 202210:20 CH(Xem: 3938)
Hiện đã có nhiều Thư Ngỏ kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022, cũng như chính quyền các nước Hoa Kỳ, Úc, Canada, Anh và Nhật kêu gọi “tẩy chay ngoại giao” sinh hoạt này, nhưng tất cả chỉ nêu lý do vì Trung Quốc vi phạm thô bạo nhân quyền.Thư Ngỏ của các tổ chức Việt Nam, ngoài yếu tố vi phạm nhân quyền còn nêu lên các vi phạm nghiêm trọng khác của Bắc Kinh như bất chấp luật pháp quốc tế, hành sử ngang ngược, gây bất ổn cho hòa bình thế giới, vv. Trong mỗi loại vi phạm, Thư Ngỏ liệt kê rõ các trường hợp, và hình thức vi phạm.
04 Tháng Giêng 202210:18 CH(Xem: 3843)
Đoạn clip được một tài khoản Tik Tok quay lại và đăng tải gần đây, trong đó tám binh lính biên phòng Trung Quốc có trang bị áo giáp và khiên chắn liên tục ném đá vào hai chiếc xe xúc đất của Việt Nam đang thi công ở khúc sông chia cắt hai nước. Bên phía Trung Quốc công nhân đang thi công, gia cố lại phần bờ kè sông phía sau hàng rào kẽm gai kiên cố, người xem cũng có thể thấy camera an ninh được trang bị trên đoạn hàng rào này. Các binh lính này sau đó căng băng rôn, gọi loa bằng tiếng Trung yêu cầu phía Việt Nam dừng việc xây dựng.
04 Tháng Giêng 202210:16 CH(Xem: 3781)
Ông Marc Knapper khi đó nêu bật những biện pháp của Hà Nội giới hạn quyền tự do Internet và đề cập đến một xu thế đáng quan ngại về sự sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, phi pháp, kết tội bất công và những án tù nặng nề đối với các nhà báo và giới hoạt động tại Việt Nam.Trước Ủy Ban Đối ngoại Thượng Viện, người từng là đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hàn Quốc đưa ra cam kết sẽ thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do hội họp một cách ôn hòa và quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng.
14 Tháng Mười Hai 202110:30 SA(Xem: 4224)
“Một cuộc phiêu lưu trong các vấn đề quân sự, nếu được theo đuổi bởi một nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc, ít nhất có thể là hành động tự sát”, ông Abe nói. “Chúng ta phải hối thúc họ không theo đuổi việc mở rộng lãnh thổ và hạn chế khiêu khích, hạn chế thường xuyên bắt nạt các nước láng giềng của họ vì điều đó sẽ gây tổn hại đến lợi ích của chính họ”. Phát biểu như trên của ông Abe diễn ra sau một bình luận khác của ông trong tháng này rằng bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào đối với Đài Loan sẽ có nghĩa là tình trạng khẩn cấp đối với Nhật Bản
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.