“Bẩm thưa Quốc Tổ giống nòi, Giặc Tàu cướp đảo, có đòi được không”?

12 Tháng Năm 20159:06 SA(Xem: 15157)

“Bẩm thưa Quốc Tổ giống nòi, Giặc Tàu cướp đảo, có đòi được không”?

image00
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “...Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được. Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân”.(!?) - Phát biểu của: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc - viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. (1)
image00 (1)
Gs.Ts Nguyễn Quang Ngọc – 
viện trưởng viện Khoa Học
 phát triển &“Việt Nam học”


Nhắc lại “Lời vàng ý ngọc” này, đó không phải là mới mẻ đột biến của cá nhân mà là kế thừa từ cái “gen” (ta đánh đây là đánh cho Liên Xô Trung Quốc) di truyền: "Hoàng Sa để ông anh Trung Quốc giữ hộ, dù sao cũng còn hơn để kẻ thù (Miền Nam) giữ. Bao giờ hòa bình thống nhất, chúng ta sẽ xin lại!" (công tác tuyên huấn hồi đó đã giải thích với cán bộ và nhân dân ta như vậy, trước sự bối rối của “đảng ta” khi đồng tình và im lặng không lên tiếng của cái công hàm 1958 và Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974) - một số cán bộ lão thành đảng viên CS viện dẫn lại. 
Vì thế, là viện trưởng của một viện khoa học trực thuộc nhà nước quản lý, phát biểu nói trên của vị GS-TS Nguyễn Quang Ngọc này nghiễm nhiên nó cũng là tiếng nói của “Trí tuệ, nhà nước đảng ta”. 
Nhưng thật khôi hài tới độ cười ra nước mắt, khi mà người ta vắt óc cũng không thể hiểu nổi căn cứ vào cơ sở chứng minh thuyết phục nào mà ông giáo sư này thay mặt cho “nhà nước và đảng ta” bình thản tự tin khẳng định như vậy và còn cho rằng: “Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân” ngược lại với tình hình hiện nay, biển đảo chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam mỗi ngày nó “bi đát” thêm lên không chỉ làm công luận toàn dân trong nước lo âu mà quốc tế cũng phải đứng ngồi không yên. 
Chưa bao giờ dư luận thế giới lại sôi sục như hiện nay vì những động thái lấn áp như xâm lược công khai trên biển Đông của Trung Quốc, mà mới đây ngày 15/4/2015 tại phiên bế mạc Hội nghị Lubeck (Đức), các ngoại trưởng nhóm G7 trong tuyên bố chung về an ninh hàng hải phải nhấn mạnh sâu sắc đến vấn đề biển Đông .
Các ngoại trưởng Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Ý cùng đại diện cao cấp của Liên Minh Châu âu (EU) đã không giấu nỗi lo ngại của mình trong tuyên bố chung: 
“Sẽ chẳng có được “con đường tơ lụa” nào cho Bắc Kinh nếu như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương cũng bị các nước ven bờ rủ nhau “rào chắn” trên biển (như Trung Quốc đang làm trên biển Đông)! Và đó là điều mà chẳng một nước nào làm, thậm chí nghĩ đến (ngoài Trung Quốc). Chúng tôi khẳng định lại sự gắn bó của chúng tôi với quyền tự do hàng hải và hàng không quốc tế, quyền sử dụng hợp pháp biển xa cùng vùng đặc quyền kinh tế cũng như các quyền và tự do liên quan trong các khu vực hàng hải khác, bao gồm cả quyền đi qua một cách hiền hòa, quyền quá cảnh, cùng quyền đi qua các quần đảo trên các tuyến đường biển phù hợp luật pháp quốc tế..”. 
Vì sao G7 trong tuyên bố chung tại Lubeck lại gay gắt nhấn mạnh rõ ràng như vậy? Thay cho câu trả lời là những công bố liên quan an ninh hàng hải mới nhất: 
Theo “The Diplomat” (Tạp chí chính trị châu Á) Trên Biển Đông hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa đều đã được Trung Quốc bồi đắp, mở rộng đáng kể do hoạt động lấn biển của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Những hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp ngày 17/3/2015 cho thấy, trên đảo Phú Lâm đang được mở rộng đường băng và sân bay.
Chỉ trong vòng 5 tháng, một đường băng dài 2.400 m đã bị thay thế hoàn toàn bằng một đường băng mới bằng bê tông dài 2.920 m, kèm theo một đường taxi way mới cho máy bay và một tòa nhà lớn đang được xây gần đó. Các hoạt động lấn biển trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956) cũng đang ồ ạt diễn ra.
Cách đảo Phú Lâm 80 km về phía tây nam, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy diện tích đảo Quang Hòa đã tăng thêm 50% so với tháng 4/2014. (Trung Quốc chiếm đảo này vào năm 1974 từ miền Nam VN). Trên đảo này đồn trú một doanh trại quân đội, 4 radar mái vòm, một cơ sở sản xuất bê tông và một cầu cảng vừa được mở rộng bằng hoạt động cắt phá san hô bồi đắp. Một đê chắn sóng cũng đang được xây dựng quanh khu đất mới lấn biển. Các tòa nhà vừa xây dựng còn xuất hiện trên đảo Duy Mộng gần đó.
Trong những tuần gần đây, mọi sự chú ý đổ dồn vào việc Trung Quốc ồ ạt lấn biển và xây dựng trên ít nhất 7 bãi đá và rạn san hô thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mà Bãi Đá Chữ Thập là nỗi cộm nhất. Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với 90% diện tích biển Đông, chồng lấn lên chủ quyền các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, bất chấp sự phản đối từ các nước láng giềng và lo ngại của cộng đồng quốc tế.
Ngày 08/05/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo thường niên về quân sự của Trung Quốc trong đó nêu rõ Bắc Kinh đã gia tăng thâu tóm bồi đắp các đảo đang tranh chấp trong quần đảo Trường Sa với nhịp độ và quy mô lớn chưa từng có, để biến những đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông thành căn cứ hải quân bất hợp pháp
Trung Quốc đang khẩn trương hoàn tất một phi đạo trên một đảo nhân tạo tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross), thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường Sa. (AFP) – Các hình ảnh vệ tinh do DigitalGlobe chụp được công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, cho thấy một phi đạo dài khoảng 3,1 kilomet đã được hoàn thành. Khi đi vào hoạt động, đường băng này có thể phục vụ cho hầu như tất cả các loại phi cơ mà Trung Quốc hiện có. CSIS nhận xét, trong các bức ảnh chụp cách đây chưa đầy bốn tuần trước người ta thấy hai đoạn đường băng dài 468 mét và 200 mét còn dở dang, thì nay đã hình thành chứng tỏ tốc độ xây dựng rất nhanh của Bắc Kinh.
Nó tương đồng với tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 9-4 vừa qua, bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cho rằng các hoạt động cải tạo đất và xây dựng tại quần đảo Trường Sa trên biển Đông là cần thiết nhằm “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của Trung Quốc! 
Không còn úp mở gì nữa, Bắc Kinh thản nhiên loan báo mục đích quân sự của mình trên biển Đông là để “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của Trung Quốc. 
Xây đường băng dài 3km trên bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) của Việt Nam để làm gì? nếu không phải để biến nơi này thành một “tàu sân bay không bao giờ chìm”, làm bàn đạp tấn công bằng không quân và hải quân khống chế toàn thể biển Đông.
Theo khuynh hướng trong nhất thời Trung Quốc chưa có những tàu sân bay hiện đại như hải quân Mỹ thì thượng sách là thay thế bằng đường băng 3km trên bãi Chữ Thập mới xây xong sử dụng được ngay mà phi công không cần phải qua quá trình tập luyện khắc nghiệt trên đường băng ngắn như trên tàu sân bay, nó sớm trở thành hệ thống chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực (Anti-Access/Area Denial, A2/AD) của Trung Quốc. 
Vận dụng kỹ thuật công binh vô giới hạn TQ bồi đắp xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo lấn chiếm tương tự bãi Chữ Thập, rất nhanh chóng kéo dài biên giới lãnh hải của Trung Quốc từ đảo Hải Nam xuống đến tận vĩ tuyến 9°37' .
Bãi Chữ Thập cũng là một “căn cứ tiền tiêu” bảo vệ từ xa cho căn cứ tàu ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam, có đài rađa hoạt động 24/24 giờ của vùng cấm bay ADIZ (mà TQ đang ngấp nghé) trên biển Đông. Từ đảo này sẽ là căn cứ xuất kích các cuộc đổ bộ lấn chiếm các dải đá, đảo xung quanh. Điều mà Việt Nam và Philippiner có cùng chung một quan ngại. 
Với các bãi đá biến thành căn cứ quân sự liên hoàn này, Trung Quốc sẽ có khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải qua biển Đông, nơi có đến 40% hàng hóa thế giới đi qua và rất quan trọng sẽ là đối trọng cân bằng với Hải quân Mỹ thông qua Singapore đang canh gác ở cửa hẹp eo biển Malaca phía dưới, hướng Nam, một khi Mỹ muốn gây khó khăn cho đường hàng hải của TQ. (Nguồn, theo:Navy- New capabilites and missions for the 21st century).
Còn theo Giáo Sư Alexander Neill chuyên gia hàng hải và hải quân Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - khu vực châu Á (trụ sở Singapore), khẳng định, mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ lâu dài và liên tục ở các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa, cụ thể là Đá Chữ Thập, trong đó tham vọng biến Đá Chữ Thập thành một căn cứ quân sự còn lớn hơn cả Ba Bình một đảo có nguồn nước ngọt diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm giữ.
Hơn ai hết Trung Quốc biết rõ ở phần phía Nam của biển Đông (khu vực Trường Sa) để đối phó các tình huống và năng lực tiến hành chiến tranh viễn chinh của nước này không thuận lợi như ở phần phía Bắc (Hoàng Sa) của biển Đông gần đảo Hải Nam. Vì thế, việc thiết lập sự hiện diện đáng kể, liên tục và lâu dài ở Trường Sa phải là một mục tiêu chính yếu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nếu họ muốn khống chế hiệu quả toàn vùng lãnh hải 9 đoạn mà TQ đã loan báo. 
Một khi Trung Quốc thiết lập được một sự hiện diện như vậy ở quần đảo Trường Sa, các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông sẽ khó mà đánh bật được vị trí của Trung Quốc, dù Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) có ra phán quyết gì đi chăng nữa bởi một việc đã rồi, đó là lý do Trung Quốc đang khẩn trương mở hết tốc lực trong xây dựng mà khả năng có thể, chuyên gia Alexander Neill nhận định.
Ý đồ “chiến thuật” của TQ từ căn cứ quân sự “đảo đá Chữ Thập
Nhìn vào bản đồ quần đảo Trường Sa, duy nhất ở trung tâm có một cụm 4 đảo tương đối gần nhau đó là cụm đảo bao gồm: Sinh Tồn, Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao.
Như chúng ta biết đảo Gạc Ma của VN nằm ngoài bìa, phái dưới cụm Sinh Tồn, đã bị Trung Quốc tấn công chiếm đóng ngày 14/3/1988 và đang xây dựng một đường băng sân bay, từ đây các chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN.
Hướng bên phải là đảo Đá Vành Khăn, Trung Quốc chiếm Bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995 do Philippiner kiểm soát lúc đầu xây dựng những túp lều tạm bợ mà Bắc Kinh nói là nơi trú ẩn cho ngư dân trong mùa mưa. Nhưng Trung Quốc sau đó biến thành một căn cứ bê tông cho các tàu hộ tống và tàu tuần duyên quân sự 
Hướng bên trái cụm Sinh Tồn đối diện Vành Khăn là đảo Đá Chữ Thập (TQ xây dựng qui mô nói trên) TQ chiếm của VN năm 1988 cùng với Gạc Ma – (Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng nhất đối với Trung Quốc tại Trường Sa do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, nhưng lại chỉ cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km).(RFI) 
Nằm phía trên cụm Sinh Tồn là đảo Ba Bình (lớn nhất Trường Sa) một căn cứ quân sự của Đài Loan, mà gần đây cho biết sẽ yểm trợ cho TQ một khi Bắc Kinh có xung đột với một nước thứ 3 trên biển Đông – (Hồi đầu năm, tháng 1. 2015 một tàu tải trọng lớn Trung Quốc chở ra đảo Ba Bình các kết cấu khung dầm thép để xây cầu cảng cho tàu chiến khu trục và tuần dương trị giá 100 triệu USD trên đảo này cho Đài Loan. (Tiền Phong online) (2)
Vậy là bốn hướng 4 đảo căn cứ quân sự nước ngoài: Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn và Ba Bình vây bọc 3 đảo Sinh Tồn, Cô Lin, và Len Đao nơi tồn tại các cơ sở công trình khẳng định chủ quyền của Việt Nam từ rất lâu tại khu vực này, đang…. “tứ bề thọ địch”
Điều này cũng có nghĩa: Không nhất thiết quan tâm đến “nhân hòa” của CSVN, một khi có đủ “Thiên thời và địa lợi” về chính trị, bằng một thủ đoạn vu cáo vặt vãnh nào đó thế lực quân sự Trung Quốc không cần phải “đánh đấm” cũng có thể phong tỏa dài ngày trên không và dưới biển cô lập không còn đường “sinh tồn” nào cho cụm đảo Sinh Tồn này của Việt Nam để thâu tóm làm trung tâm của bàn đạp “cóc nhảy” bứng đi 18 “cái gai” căn cứ đảo biển có người còn lại của Việt Nam (theo thông kê Wikipedia) trên toàn khu vực quần đảo Trường Sa trong chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc . ( tất nhiên khi ra tay Trung Quốc trước mắt sẽ không dại gì mà không trấn an thiên hạ bằng tuyên bố cam kết bảo đảm tự do hàng không và hàng hải của quốc tế qua biển Đông) 
Với nền kinh tế tài chính qua mặt tất cả để duy nhất chỉ còn kèn cựa với Mỹ, GDP Trung quốc phát triển đều đặn trên 5% năm, thặng dư gần 4000 tỷ USD, ngân sách quốc phòng luôn ở 2 con số, năm sau thường nhiều hơn năm trước thì đối đầu với sức nặng quân sự giang hồ ngang ngược này của Trung Quốc chỉ có Mỹ hay Liên Minh Châu Âu (NaTo) là “trị” được chứ đối với CSVN thì khi bị TQ bắt nạt gặm nhắm biển đảo lãnh hải chủ quyền ngoài biển Đông thì chỉ biết bó gối đứng nhìn hay chạy lòng vòng la làng là chuyện tất nhiên, mà dẩu có la làng hết sức thì cũng chẳng có ai muốn ra tay tiếp cứu bởi 193 quốc gia trong LHQ chỉ còn sót lại 5 nước thiểu số độc tài cộng sản, người ta sẽ nghĩ: 2 thằng độc tài CSTQ và CSVN uýnh nhau... thôi thì thằng CS nào chết trái đất sẽ bớt đi một khối ung thư độc tài CS. Chân lý thế thôi. 
Đừng trông mong đe dọa TQ bằng các loại phi đạn tầm xa đất đối biển mua của Nga nếu không muốn bị TQ trả đũa xóa tan nhà máy lọc dầu Dung Quất và đánh sập hết các giàn khoan dầu Việt Sô Petro ngoài biển. 
Nghĩ đến điều này mới thấy thấm thía qua câu nói của nhà văn Dương Thu Hương khi CS Bắc Việt cố đuổi Mỹ đi để cộng sản hóa cho được miền Nam VN: ...thật chua chát, Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải sau thế chiến II.
Và qua sự nhầm lẫn làm cho quân Mỹ tại Việt Nam ra đi ấy tạo nên tình hình Biển Đông như hiện nay có thể lần này cả nước Việt Nam sẽ nghe “nhà nước đảng ta” vỗ về thêm một lần nữa: Thôi thì... “Trường Sa để ông anh Trung Quốc giữ hộ, đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta xin lại cũng vẫn chưa muộn”!?
12/05/2015
______________________________________
Chú thích:
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 20247:56 CH(Xem: 101)
Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai hôm 23/4 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 10 người bị cáo buộc tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là những người theo tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời do ông Đào Minh Quân đứng đầu tại Mỹ và đã bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố. Mười bị cáo có độ tuổi từ 37 đến 67 tuổi và phải chịu mức án tù tổng cộng là 88 năm. Người có án thấp nhất là tám năm tù, người có án cao nhất là 13 năm tù.
21 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 231)
Sử gia Vũ Ngự Chiêu là một nhà Sử Học Việt Nam thời cận đại, ông đã có nhiều biên khảo có giá trị cao, đưa ra cho thế hệ sau những sự thật mà nhiều người không biết đến mà trang nhà đã khởi đăng nhiều bài trong Chuyên Mục Chính Sử - với sự đồng ý của nhà xuất bản Hợp Lưu - Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho giới biên khảo lịch sử trong nước cũng như tại nước ngoài. Chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến Sử Gia Vũ Ngự Chiêu.
15 Tháng Tư 20249:09 CH(Xem: 631)
Phóng viên RFA tra thông tin về vụ kiện này trên trang web Justia Dockets & Filings - chuyên cung cấp hồ sơ kiện tụng công khai từ tòa phúc thẩm liên bang và tòa án quận, cho biết bị đơn của vụ kiện này là công ty xe điện VinFast ở Mỹ cùng với hàng loạt các lãnh đạo như Phạm Nhật Vượng, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Vân Trinh... và tòa cũng đã ban hành lệnh triệu tập. Trong khi đó, nguyên đơn là Jeremie Comeau và thẩm phán chủ tọa là Robert M Levy. Hãng luật Robbins Geller cho biết, cáo buộc của vụ kiện này là VinFast tự mô tả mình là “một nền tảng di chuyển toàn diện, sáng tạo, tập trung...
23 Tháng Ba 20245:59 CH(Xem: 2076)
“Trong Chu kỳ Kiểm định Phổ quát (UPR) lần thứ 3 của Việt Nam tại Geneva, Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam, đồng thời bảo vệ tôn giáo và các dân tộc thiểu số cũng như không áp đặt các hạn chế pháp lý đối với họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, kể từ năm 2019, thành tích nhân quyền của Việt Nam trở nên xấu đi đáng kể. Trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng mô hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) về chính sách tôn giáo, yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải ghi danh tổ chức và nơi thờ cúng của họ với chính phủ như một điều kiện tiên quyết cho hoạt động tôn giáo.
23 Tháng Ba 20245:08 CH(Xem: 1655)
Nói về việc suy tôn này, Hoà thượng Thích Nguyên Lý - thành viên trong Hội đồng Giáo phẩm Trung ương kiêm Trưởng phòng Hành sự Văn phòng Chánh Thư ký Viện Tăng thống nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 21/3: “Theo đúng Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đúng 100 ngày sau khi Chánh Thư ký Viện Tăng thống viên tịch thì Hội đồng Giáo phẩm Trung ương mới tấn phong ngài Tuệ Sỹ lên Đại lục Tăng thống.” Cũng trong dịp này, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước An đăng lâm Pháp tịch Tăng trưởng còn Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thắng đăng lâm Pháp tịch Chánh Thư ký Xử lý...
14 Tháng Ba 20247:34 CH(Xem: 2529)
Bước sang phần giới thiệu tác phẩm tâm huyết bằng Anh Ngữ “I must live”, linh mục chia xẻ tâm tình với đồng hương về thân phận bi thương thống khổ cùng cực của mình và bạn bè trong suốt nhiều năm dài trong ngục tù CS. Những kinh nghiệm cùng khổ của bản thân trong những giờ phút thập tử nhất sinh, những ước muốn đấu tranh cho chính nghĩa, cho quê hương dân tộc đã hun đúc nghị lực sức mạnh để LM vùng dậy dành lây cuộc sống để tiếp tục kiên trì thực hiện hoài bảo ước vọng của minh, và kết quả là sự ra đời của của tác phẩm tâm huyết của LM “Tôi phải sống” bằng Việt Ngữ. “Tôi phải sống” được người Việt trên thê giới yêu thương...
16 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2848)
Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn. Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
14 Tháng Hai 20244:59 CH(Xem: 3313)
“Power Machines chấm dứt hợp đồng trước vì cho rằng PVN vi phạm nghĩa vụ, như vậy Power Machines cho rằng PVN có lỗi. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng tin cậy, Power Machines khởi đầu vụ kiện với vị thế yếu, nhưng dường như PVN không tận dụng lợi thế để đưa ra những lập luận mạnh chống lại, nên không thành công. Trong thời gian xét xử, PVN bổ sung một luật sư rất giỏi, nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế.” Về nghĩa vụ đền bù cho công ty của Nga, theo luật sư này, nếu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam không tự nguyện thi hành án và thanh toán tiền, thì "khả năng bị kê biên tài sản ở nước ngoài sẽ rất cao."
08 Tháng Hai 20249:31 CH(Xem: 2990)
Là một trang tin tranh đấu bất vụ lợi, ngoài việc được một số đông bạn đọc hưởng ứng, đón xem, chúng tôi còn có một số tác giả nhiệt tình gửi bài đến để lan tỏa thông tin cùng bạn đọc, trong đó có một số tác giả trong nước đã không nề hà hiểm nguy gửi bài khi nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ có thể bị bắt giữ nếu chúng tìm ra!. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến các tác giả, các trang mạng liên thông trên Website, Facebook, Youtube và bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã quan tâm, cổ vũ và chia sẻ bài viết trên trang nhà.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 3818)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!