Công du Bắc Kinh, Việt Nam được gì?

14 Tháng Tư 20158:39 SA(Xem: 12714)
  • Tác giả :

Công du Bắc Kinh, Việt Nam được gì?

Mặc Lâm,biên tập viên RFA, Bangkok

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trao đổi cùng ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng tư, năm 2015
     AFP

    Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn đã kết thúc bằng các bài viết ca tụng sự hợp tác của hai nước từ các kênh chính thức của Trung Quốc, tuy nhiên trên hệ thống truyền thông dòng chính của Việt Nam hầu như không có bài viết quan trọng nào ca ngợi những gì mà phái đoàn đạt được, nhất là về vấn đề Biển Đông. Mặc Lâm ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia, trí thức trong và ngoài nước về sự kiện kiện này.

    Lo nhiều hơn vui

    Trước khi chính thức sang Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Hoa kỳ Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn một phái đoàn hùng hậu sang Bắc Kinh. Đây là lần thứ sáu ông Trọng sang Trung Quốc nhưng có lẽ đây là lần ông được tiếp đón hết sức trọng thể với nghi thức ngoại giao dành cho một nguyên thủ quốc gia mà Bắc Kinh ưu ái dành cho ông. Những nghi thức lễ tân đặc biệt đã cho thấy thái độ xoay chuyển đầy ý nghĩa của lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.

    Người ta còn nhớ chỉ vài tháng trước đây khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-891 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ông Trọng từng yêu cầu nói chuyện với ông Tập Cận Bình nhưng không được đáp ứng. Lần này, sự hào phóng của Trung Quốc được truyền thông nước này hết lời tâng bốc cho thấy cục diện đã khác. Phải chăng Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam trở lại quỹ đạo của họ trước khi bị Hoa Kỳ kéo ra khỏi vòng quay mà hơn nửa thế kỷ qua Đảng Cộng sản Việt Nam không cách nào thoát ra được?

    Tuy nhiên, căn cứ trên những gì mà truyền thông Trung Quốc đưa ra trong 4 ngày công du Bắc Kinh của TBT Nguyễn phú Trọng, trí thức Việt Nam tỏ ra thất vọng và lo lắng nhiều hơn trước. Theo Tân Hoa Xã cho biết hai nước đã đồng ý trên nguyên tắc hoạt động của “Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển” các lĩnh vực ít nhạy cảm, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển này trong năm 2015.

    Đây là chỉ dấu cho thấy sự hợp tác để cùng khai thác, một đặc điểm hợp tác mà Trung Quốc luôn nắm cán đối với Việt Nam trong nhiều thập niên qua bởi sự lệ thuộc quá sâu vào hệ thống chính trị cũng như nguồn vốn, khoa học kỹ thuật của Việt Nam cách nhau quá xa so với Trung Quốc

    Đây là chỉ dấu cho thấy sự hợp tác để cùng khai thác, một đặc điểm hợp tác mà Trung Quốc luôn nắm cán đối với Việt Nam trong nhiều thập niên qua bởi sự lệ thuộc quá sâu vào hệ thống chính trị cũng như nguồn vốn, khoa học kỹ thuật của Việt Nam cách nhau quá xa so với Trung Quốc.

    Đài phát thanh CRI của TQ cũng bình luận về con đường tơ lụa trên biển và cho rằng quan hệ Trung-Việt chiếm vị trí quan trọng trong bố cục lớn về ngoại giao xung quanh của Trung Quốc trên nguyên tắc cùng thương lượng, cùng xây dựng, cùng chia sẻ. Nhận xét về vấn đề này PGS TS Hoàng Ngọc Giao cho biết:

    -Về câu chuyện “con đường tơ lụa trên biển” thì tôi thấy tham gia vào con đường tơ lụa trên biển của họ cũng lại là cái trò dùng kinh tế để che đậy các mưu đồ về chiến lược, về quân sự, địa chính trị. Một mặt thì họ xây đảo, mặt khác họ tung tiền ra gạ các nước trong khu vực làm con đường tơ lụa trên biển, họ bỏ ra mấy chục tỷ đô la thế nhưng mà nếu đứng từ lợi ích dân tộc để phân tích thì ta được lợi gì trong “con đường tơ lụa”? trong khi vấn đề chủ quyền biển đảo của chúng ta vẫn đang dần dần bị họ gậm nhấm. Họ đang gậm nhấm, họ xây cả một đảo Gạc Ma, rồi đảo Chữ Thập đảo Gaven…họ làm cả căn cứ quân sự lớn trên đấy. Không phải mai mốt nữa mà rõ ràng hiện nay sự hiện diện đấy nó không chỉ là xâm chiếm mấy cái đảo mà nó án ngữ toàn bộ đường ra Biển Đông của mình.

    image

    Mai mốt tàu thuyền ngư dân của mình sẽ ảnh hưởng. Trước khi họ chưa có sự hiện diện thường xuyên ở đấy thì họ đã cấm đánh bắt cá, họ làm khó ngư dân mình, họ cướp tàu, họ đánh đắm tàu mình…khi mà họ có sự hiện diện thường xuyên thì toàn bộ vùng đo làm sao còn nơi sinh sống cho ngư dân? Đấy là chưa kể nếu họ lập vùng thông báo bay kiềm soát về hàng không nữa thì như vậy vể mặt địa chính trị. An ninh mà nói thì đó là một đe dọa thực sự rất lớn đối với chủ quyền biển đảo của chúng ta.

    Họ đang gậm nhấm, họ xây cả một đảo Gạc Ma, rồi đảo Chữ Thập đảo Gaven…họ làm cả căn cứ quân sự lớn trên đấy. Không phải mai mốt nữa mà rõ ràng hiện nay sự hiện diện đấy nó không chỉ là xâm chiếm mấy cái đảo mà nó án ngữ toàn bộ đường ra Biển Đông của mình

    PGS TS Hoàng Ngọc Giao

    Bên cạnh những thỏa thuận thúc đẩy đầu tư mà Việt Nam khẩn khoản đề nghị, Trung Quốc cho biết sẵn sàng đưa những tập đoàn kinh tế hàng đầu của nước này sang Việt Nam trong đó có tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Huawei. Theo dõi vụ này GS Nguyễn Văn Tuấn từ Sydney đưa ra mối quan tâm của ông:

    -Tập đoàn Hoa Vi (Huawei) là một tập đoàn chính phủ Trung Quốc được xem là có những thương vụ không rõ ràng. Chính phủ Úc, Canada và theo tôi biết cả chính phủ Mỹ cũng vậy đã tẩy chay tập đoàn này không cho họ đầu tư cơ sở vật chất ví nó có thể đe dọa an ninh đất nước của họ. Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta thì tình hình rất khác, chúng ta chào đón công ty đó có v rất nồng nhiệt và theo thực tế như tôi biết thì công ty này đã tứng làm ăn với Việt Nam trong quá khứ, rất nhiều bộ phận viễn thông, trang thiết bị viễn thông cũng nhập từ Hoa Vi cả…thành ra tất cả những cái đó nó làm cho mình quan tâm đến an ninh của Việt Nam

    Trí thức trong nước đặc biệt quan tâm tới cụm từ “nhận thức chung” mà Thông cáo chung đã nêu lên. Bàn về vấn đề này, GS Nguyễn Ngọc Trân nguyên đại biểu Quốc Hội cho biết nhận xét của ông:

    -Cái nhận thức chung là hai bên cùng thức hiện chứ không phải nhận thức chung thì chỉ một mình Việt Nam thực hiện mà Trung Quốc cũng phải thực hiện nữa. Như ông Thủ tướng có trả lời các đại biểu quốc hội ở Kiên Giang tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vừa rồi là “mình hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc buộc họ cũng phải thực hiện theo những điều ước mà luật pháp quốc tế vá Công ước về Luật biển năm 1982 có DOC và COC.

    image (1)

    Công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Gạc Ma, ảnh chụp từ vệ tinh ngày 15/11/2014.

    Chuyến thăm vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một hoạt động đối ngoại của mình nó không phải là toàn bộ hoạt động đối ngoại của mình trong vấn đề Biển Đông mình phải vửa hợp tác vừa đấu tranh. Đấu tranh trên cơ sở nào. Đấu tranh không có nghĩa chỉ đối đầu mà thôi còn có vấn đề hợp tác, vấn đề nhận thức chung nhưng mà không đủ, còn phải có luật pháp quốc tế, phải có Công ước luật biển mà đây chính là cơ sở đề mình cùng với những nước khác có cùng quyền lợi chung trên Biển Đông.

    Riêng PGS TS Hoàng Ngọc Giao thì đặt câu hỏi:

    -Nhận thức chung hay còn gọi là nhận thức chung của lãnh đạo, thế bây giờ nhân dân chả biết nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp là gì? chả thấy công bố gì cả. Hai bên nhận thức chung với nhau như thế nào thì đây cũng là một dấu hỏi lớn.

    Hành động coi thường của Trung Quốc

    Mặc dù nói lời ngon ngọt với Việt Nam như vậy nhưng khi phái đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng đang trên đường về nước thì Trung Quốc công khai vén bức màn xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo Vành Khăn nơi họ chiếm của Việt Nam trước đây. GS Nguyễn Văn Tuấn nhận xét:

    Thái độ của Trung Quốc rõ ràng chơi với mình không đẹp. Trong khi họ đón ông Tổng bí thư có thể nói là rất trọng hậu thế nhưng khi đoàn của ông Tổng bí thư chưa về tới Việt Nam thì họ đã xây dựng nhiều công trình ở đảo Vành Khăn như chúng ta đã biết

    GS Nguyễn Văn Tuấn

    -Thái độ của Trung Quốc rõ ràng chơi với mình không đẹp. Trong khi họ đón ông Tổng bí thư có thể nói là rất trọng hậu thế nhưng khi đoàn của ông Tổng bí thư chưa về tới Việt Nam thì họ đã xây dựng nhiều công trình ở đảo Vành Khăn như chúng ta đã biết. Khi được hỏi tại sao họ làm như vậy thì họ trả lời rất ngênh ngang tuyên bố đó là đảo của họ nên họ muốn làm gì thì làm! Thực ra những đảo đó họ đã cướp từ Việt Nam, nếu dùng chữ “cướp” thì có lẽ cũng không quá đáng.

    Cái cách mà họ nói như vậy tôi thấy điều thứ nhất, nều nói nhẹ một chút thì nó rất bất lịch sự với đoàn của Việt Nam. Nếu nói nặng hơn một chút thì tôi nghĩ rằng thì đó là thái độ xem thường mình. Tôi rất ngạc nhiên phía Việt Nam không thấy ai lên tiếng trên báo chí, công luận nên tôi rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ mình nên có thái độ song phẳng và bình đẳng hơn ví tất cả các việc làm của họ thì phía Việt Nam đều im lặng, thậm chí không dám nhắc đến, ai cũng bức xúc nhưng nhà nước cứ giữ im lặng thì thái độ và hành vi này làm cho Trung Quốc họ lấn tới.

    Tất nhiên khi nói cứng rắn bình đẳng không có nghĩa là mình đòi hỏi họ phải làm tất cả những chuyện mình muốn nhưng ít ra mình cũng phải lên tiếng để cho họ thấy rằng mình có chủ quyền và phải tôn trọng mình chứ không thể lấn lướt tới hoài như vậy được

    Từng là Vụ trưởng của Ban biên giới chính phủ có lẽ PGS TS Hoàng Ngọc Giao không lạ gì sự trở mặt của Trung Quốc trong khi tranh chấp với Việt Nam, ông cho biết:

    -Đây là một chiến thuật của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam họ vừa xoa lại vừa lấn tới, họ vừa xoa vừa đánh mình. Có hai ý mà tôi thây không ổn, ông Tập Cận Bình ông ấy nói rằng hai bên phải có cách tiếp cận mới, có ý tưởng mới cho cái quan hệ Việt Trung. Chúng ta thấy gì? Quan hệ Việt Trung cho đến nay họ xâm lấn biển đảo của mình, họ gây nhiều chuyện với mình, với ngư dân mình thế mà bây giờ lại kêu gọi cách tiếp cận mới, ý tưởng mới. Có nghĩa những cái gì đã xảy ra thì không đề cập lại. Đó là chiến thuật mà nói rõ hơn là một âm mưu theo cái kiều vừa đấm vừa xoa, dường như phớt lờ đi chuyện tồn tại. Họ dùng cái từ “kiểm soát tranh chấp ở trên biển”. Thế nào là kiểm soát? Cùng nhau kiểm soát là thế nào? Phải giải quyết chứ?

    Phải chăng cùng nhau kiểm soát là giữ nguyên cái hiện trạng này đừng để chuyện tranh chấp này được giải quyết, còn họ thì cứ có lợi. Theo tôi điều này không ổn.

    Giới chuyên gia về vấn đề Biển Đông lo ngại rằng những gói kinh tế mà Trung Quốc đem ra nhử Việt Nam sẽ làm cho một số lãnh đạo tin rằng lần này họ có thiện chí hơn trước, tuy nhiên so với những gì mà Việt Nam mang về từ Bắc Kinh thì không ai có thể lạc quan, vì kinh nghiệm quá nhiều vào những gì mà Trung Quốc đã từng làm trong vấn đề Biển Đông.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 3866)
    “Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
    25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 3718)
    Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
    11 Tháng Giêng 20247:00 CH(Xem: 3724)
    Cảnh sát quốc gia Ireland, tức Gardaí, bắt đầu tiến hành điều tra về buôn người sau khi 14 di dân không giấy tờ bị phát hiện ra trong một xe container đông lạnh trên chiếc phà vừa cập cảng Rosslare vào sáng ngày 8/1, theo Irish Times. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Anh cho biết họ được cảnh sát sở tại thông báo có 3 người nghi là công dân Việt trong số những người này và đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh danh tính, theo ghi nhận của Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam hôm 11/1. Đại sứ quán đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ireland cũng như Cảnh sát Dublin đề nghị cung cấp thông tin cũng như để đảm bảo các di dân lậu này được đối xử nhân đạo và đúng pháp luật, vẫn theo Vietnam Plus.
    06 Tháng Giêng 20244:42 CH(Xem: 5785)
    Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”. Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia
    05 Tháng Giêng 20245:25 CH(Xem: 3505)
    HĐLTVN là một tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, gồm các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác nhau ở trong nước như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý... Tổ chức này không được Nhà nước công nhận. Trong kháng thư, HĐLTVN đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc có các biện pháp chế tài Nhà nước Việt Nam về những vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống về nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổ chức này thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)...
    01 Tháng Giêng 20247:41 CH(Xem: 5980)
    Chị đã hỏi công an khu vực thì người này đưa chìa khoá nhà cho chị, nói là anh Bách gửi lại. Công an cũng trả lời miệng với chị rằng anh Bách được “mời” đi làm việc tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-CA Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chị Liễu đến địa chỉ này hỏi thì được trực ban trả lời là “cơ quan đang nghỉ lễ “, không làm việc. Chị Liễu lại gọi về cho công an khu vực và sau nhiều lần gạn hỏi, viên công an này buộc phải trả lời chị rằng “hôm đó” chỉ có lệnh khám xét chứ không có lệnh khởi tố bắt bớ gì cả. Không có lệnh khởi tố vụ án hay lệnh khởi tố bị can, không có lệnh bắt tạm giam mà ba ngày nay không được thả....
    27 Tháng Mười Hai 20236:46 CH(Xem: 4805)
    một phái đoàn của nhà cầm quyền cs huyện Chợ Mới do Trung Tá Trung, trưởng ca xã Long Giang dẫn đầu gồm 12 người đã đến trụ sở tạm thời của Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý gặp bà tám Hiền (vợ của ông Nguyễn Văn Vinh chủ nhà, đã mất) và con út là Út Lẹ để cho biết quyết định của nhà cầm quyền là nam nay dứt khoát không cho tổ chức Đại Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tại địa điểm này, không cho treo cờ,băng rôn, dựng lễ đài và cấm người lạ đến. Chú Lẹ nói phần đất này trước đây do cha tôi hiến tặng cho Giáo Hội để làm lễ, nếu mấy ông muốn cấm thì cho tôi văn bản để tôi trình cho Giáo Hội...
    17 Tháng Mười Hai 202312:29 SA(Xem: 4420)
    Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới. Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.
    15 Tháng Mười Hai 20239:43 CH(Xem: 1993)
    “Bộ Ngoại giao Đài Loan nhắc lại rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đều không phụ thuộc vào nhau. Đây là sự thật được quốc tế công nhận và là hiện trạng. Những câu chuyện xuyên tạc về tình trạng chủ quyền của Đài Loan không thể thay đổi sự thật hay làm thay đổi hiện trạng này”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói.
    07 Tháng Mười Hai 20238:12 CH(Xem: 2692)
    Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội. Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình: “Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
    24 Tháng Tư 2024
    Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
    24 Tháng Tư 2024
    Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
    23 Tháng Tư 2024
    Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
    22 Tháng Tư 2024
    Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
    21 Tháng Tư 2024
    Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
    17 Tháng Tư 2024
    Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
    17 Tháng Tư 2024
    ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
    12 Tháng Tư 2024
    Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
    11 Tháng Tư 2024
    Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
    10 Tháng Tư 2024
    Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!