Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2015

07 Tháng Hai 201611:32 SA(Xem: 9191)
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2015


Dân Làm Báo
 - Năm 2015 là năm đáng chú ý bởi các nhà quan sát nhân quyền trên thế giới và quốc tế sẽ theo dõi các cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền sau khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (2014 - 2016). 
Dân Làm Báo xin gửi đến bạn đọc bảng tổng kết sơ bộ những gì đã diễn ra trong năm 2015, để cùng có cái nhìn chi tiết hơn về vị trí thành viên của Việt Nam trong khi đang là thành viên của HĐNQ LHQ.
1. Trong năm 2015, tình trạng sách nhiễu, sử dụng bạo lực đàn áp, tình trạng bắt giữ tùy tiện những người bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục gia tăng:
- 1/1/2014: Công an tấn công và đàn áp một nhóm dân oan Tiền Giang và Sài Gòn bằng cách túm tóc, xiết tay chân, ném lên xe đưa về trụ sở công an phường Bến Nghé, Cầu Kho và Nguyễn Thái Bình Q1. Sự việc xảy ra sau khi bà con dân oan tới công viên trước dinh Độc Lập giương biểu ngữ đòi quyền công dân, quyền con người, đòi nhà nước cộng sản trả lại ruộng đất, tài sản tước đoạt của người dân đi khiếu kiện suốt mây chục năm qua. Tại đồn, công an thay phiên nhau tra khảo, đánh đập chị em dân oan rất dã man như chị Lư Thị Thu Vân bị bật máu mặt, chị Hoặc Quí Hưng bị bẻ ngoặt tay để cướp diện thoại. Các chị Trương Thị Quang, Nguyễn Kim Thủy, Bùi Thị Thành bị nữ cảnh sát lột quần áo để khám xét tư trang.
- 9/1/2015: Ông Đỗ Duy Thông (sinh năm 1958), một người kiên trì chống tham nhũng vừa bị kẻ lạ mặt đâm trọng thương vào mắt trái khi đến trụ sở ủy ban nhân dân xã tố cáo hành vi vi phạm của các cán bộ địa phương tại trụ sở ủy ban xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội. Trong lúc đang làm việc với ban tư pháp xã, ông Thông bị một kẻ lạ mặt xông đến gây sự, rồi dùng bút đâm thẳng vào mặt. Ông Thông liền tránh được, kẻ lạ mặt liền bỏ ra ngoài. Vụ hành hung diễn ra trước sự chứng kiến của đại diện ban tư pháp xã là ông Nguyễn Văn Hình. Ông này không có bất cứ động thái can thiệp nào sau đó.
- 12/1/2015: An ninh thường phục phá rối đám tang cụ bà Hoàng Thị Ái Hoát, mẹ ruột blogger Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh, tù nhân lương tâm hiện đang bị chế độ CS giam giữ phi pháp, bằng cách giật xé các băng rôn trên các vòng hoa đi viếng.
- 16/1/2015: Tại Sài Gòn, Gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi tiếp tục bị nhà cầm quyền CSVN khủng bố và ngăn cản quyền tự do đi lại.
- 19/1/2015: Tại Hà Nội, buổi lễ tưởng niệm 41 năm hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974 - 19/1/2015) diễn ra trước tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) đã bị nhà cầm quyền CSVN huy động đội quân Việt gian tay sai đến quấy phá, và ngang nhiên tấn công, chửi rủa, lăng mạ, thậm chí nhổ nước bọt vào những người đã tham dự buổi lễ tưởng niệm.
Những bó hoa do người dân mang đến nhằm tri ân 74 anh hùng, tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh tại Hoàng Sa cũng bị bọn chúng đập phá tan tác. 
- 21/1/2015: An ninh chặn giữ, sách nhiễu và giật băng tang của Phong trào Liên đới Dân oan khi các thành viên đang trên đường đến viếng đám tang chị Nguyễn Thị Nị. Công an đã sử dụng một lực lượng hung hậu hơn 20 người và xe tù để chặn xe và xé nát băng tang mang dòng chữ “Phong trào liên đới dân oan” do chị Trần Ngọc Anh, chị Huệ, và chị Liên chuẩn bị mang viếng đồng đội mình. 
- 21/1/2015: Công an phường Trần Hưng Đạo (Thái Bình) giả dạng côn đồ đánh bắt, cướp tài sản nhóm anh em hoạt động dân chủ tại Hà Nội trên đường đến thăm TNLT Trần Anh Kim. Nhóm 13 người bị tấn công gồm blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, Ngô Duy Quyền, Trần Thị Nga, Nguyễn Lê Hùng, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Thanh Hà, Trương Minh Tam, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình.
- 22/1/2015: Công an kiếm cớ đòi khám nhà Luật sư Lê Công Định vào lúc 11h15p tối.
- 25/1/2015: Liên tiếp trong hai ngày, an ninh Hồ Chí Minh chặn cửa, canh giữ blogger Huỳnh Công Thuận. Sáng ngày 26/1/2015, hai viên mật vụ đã xông thẳng vào nhà hành hung anh Thuận sau khi nạn nhân mở cửa hô to kêu cứu. Mặc dù vụ việc đã được gọi điện thoại thông báo đến công an từ phường, quận, thành phố... tuy nhiên không có bất cứ cơ quan nào can thiệp.
- 26/1/2015: Khi trở về Việt Nam sau chuyến vận động và học tập ở nước ngoài, Blogger Phạm Đoan Trang bị an ninh giữ lại 15 giờ đồng hồ khi quá cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất.
- 27/1/2015: An ninh sách nhiễu các sinh viên đang tham gia lớp học tiếng Anh miễn phí được hỗ trợ bởi Hội Anh Em Dân Chủ bằng cách quay phim từng học viên. Một ngày sau, Ban giám hiệu các trường đại học cho gọi sinh viên lên nhắc nhở, đe dọa. Chị Lê Thu Hà - một thành viên Hội AEDC tham gia dạy tiếng Anh miễn phí cũng bị khóa trái cửa, giam lỏng trong nhà.
- 28/1/2015: Một đoàn từ thiện gồm có Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và khoảng 20 giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đã vượt qua gần 200 cây số đến với bản Đan Lai thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông để giúp đỡ bà con nhân dịp tết sắp đến. Tuy nhiên, nhà cầm quyền xã Con Cuông đã cấm dân nhận quà.
- 30/1/2015: Côn đồ tấn công nhà riêng LS Nguyễn Văn Đài.
- 26/2/2015: Chị Nguyễn Thị Thu bị bắt về đồn công an Tp Vinh vì sở hữu vật dụng có logo nhân quyền.
- 02/03/2015: Công an phường Hai Bà Trưng TP Phủ Lý, Hà Nam dẫn theo gần 20 người tự xưng là "an ninh tp Phủ Lý và an ninh tỉnh Hà Nam" xông vào nhà chị Trần Thị Nga tại tổ 8 phường Hai Bà Trưng để sách nhiễu bạn Nguyễn Văn Kỳ từ Nghệ An ra Hà Nam thăm chị. Ngoài ra công an còn cướp tờ biểu ngữ trước cửa nhà chị với nội dung tố cách hành vi ăn cướp của CSGT cùng an ninh TP Phủ Lý giả dạng côn đồ cướp xe máy và tài sản của chị ngày 20/12/2013.
- 6/3/2015: Luật sư Nguyễn Văn Đài bị sách nhiễu trước khi hết quản chế vài giờ. Trước đó, công an bao vây nhà, và côn đồ ghé đến đạp cửa nhà luật sư Đài.
- 14/3/2015: Hàng chục thanh niên mặc áo có in hình cờ đỏ sao vàng và in logo Dư Luận Viên tấn công, chửi bới những người tham dự buổi tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận thảm sát trên đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 do No-U Hà Nội tổ chức.
- 26/3/2015: Lực lượng an ninh Hà Nội đã bất ngờ ập đến bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang khi cô đang đi cùng gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đến gặp đại sứ quán Mỹ và Liên minh Châu Âu. Blogger Đoan Trang bị 3 viên an ninh thường phục gồm 2 nam và 1 nữ xông đến vây bắt ngay trước Nhà hát Lớn, đầu đường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngay sau đó, nữ blogger này bị đẩy lên một chiếc xe biển số xanh của bộ công an (biển kiểm soát 80B-2530) rồi đưa đi mất tích.
- 28/3/2015: Anh Võ Trường Thiện và chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) bị công an Khánh Hòa chặn đường bắt giữ và câu lưu tại trụ sở công an tỉnh Khánh Hoà số 80 đường Trần Phú, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà để ngăn chặn buổi gặp gỡ với phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tại Hà Nội.
- 28/3/2015: Anh Trần Quang Trung, một sinh viên đại học Luật đã bị CA kéo đến phòng trọ bắt cóc mất tích. Sự việc diễn ra đúng vào đêm trước ngày diễn ra cuộc tuần hành chống kế hoạch chặt hạ cây xanh tại Hà Nội.
- 30/3/2015: Tại bến xe Giáp Bát, công an Hà Nam đã chặn bắt chị Trần Thị Nga và 2 con vừa từ huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam lên Hà Nội dự cuộc hội thảo với đoàn đại biểu Quốc hội Liên bang Đức. Ba mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị bắt cóc lên một chiếc xe của công an Hà Nam chờ sẵn. Trên đường trở về thành phố Phủ Lý, công an Hà Nam đã đánh đập chị Trần Thị Nga rất dã man.
- 12/4/2015: Anh Nguyễn Viết Dũng (sinh năm 1985, tại Nghệ An) bị bắt sau khi mặc tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội. Anh Dũng bị bắt khi đang mặc trên người bộ quân phục của quân lực Việt Nam Cộng Hoà với logo in hình lá cờ VNCH trên ngực áo. Anh Dũng bị tạm giam và khởi tố theo Điều 245 tội ‘Gây rối trật tự công cộng’.
- 22/4/2015: Côn đồ tấn công Trịnh Anh Tuấn (Facebooker Gió Lang Thang), một người hoạt động nhân quyền tích cực khi anh tham gia nhóm “Vì một Hà Nội xanh” bảo vệ môi trường, yêu cầu lãnh đạo thành phố Hà Nội minh bạch chuyện chặt cây.
- 26/4/2015: Công an Hà Nội bắt bớ thô bạo hàng chục người biểu tình tham gia tuần hành ôn hòa để bảo vệ cây xanh, yêu cầu minh bạch trong chủ trương làm sạch đẹp thành phố. Nhiều chị em phụ nữ mặc áo dài bị trấn áp và bị đưa lên xe buýt rồi chở đi mất. Video được phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy nhiều cô gái trẻ dù mặc áo dài nhưng vẫn bị lực lượng an ninh lôi xềnh xệch trên đất một cách hết sức thô bạo.
- 6/5/2015: An ninh bao vây, bắt giữ chị Mai Phương Thảo, một người hoạt động tích cực trong các phong trào bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dân oan tại Hà Nội. Chị Thảo bị tạm giữ hơn 5 tiếng tại đồn công an... Nhằm ngăn cản chị tham dự buổi tiếp xúc với đoàn Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ. Cùng lúc đó tại Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế... và rất nhiều người khác bị canh giữ tại nhà.
- 11/5/2015: Anh Nguyễn Chí Tuyến, một người hoạt động nhân quyền tích cực tại Hà Nội bị 5 tên côn đồ hành hung dã man khi đang trên đường đưa con tới trường. Anh Tuyến bị tấn công ở vùng mặt và đầu và mất rất nhiều máu. 
- 12/5/2015: Cựu tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, ông Kim Quốc Hoa, bị khởi tố bởi điều 258 BLHS. Ông Hoa là người duyệt đăng rất nhiều loạt bài chống tham nhũng.
- 19/5/2015: Anh Đinh Quang Tuyến (1965), một người hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn bị ba côn đồ hành hung khi đang trên đường đạp xe. Kết quả sau đó anh Tuyến bị rạn xương vùng mũi. 
- 25/5/2015: Lớp học miễn phí mang tên ‘Ngôi nhà tiếng Anh Stand By You’ tại Hà Nội đã buộc phải tuyên bố dừng tất cả các hoạt động sau một thời gian dài bị công an quấy phá.
- 2/6/2015: Công an, an ninh Hải Phòng hành hung gia đình blogger Phạm Thanh Nghiên và các thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam nhằm ngăn chặn việc thăm gặp và trao đổi các phương hướng tranh đấu cho bước hai của Chiến dịch Nhân quyền 2015.
- 8/6/2015: Công an tỉnh Bình Thuận đã ra tay bắt giữ ít nhất 16 người dân địa phương vì tham gia biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm nghiêm trọng. Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 với số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đô la Mỹ, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2014, do Trung Cộng đầu tư và xây dựng. Đây cũng là dự án nằm trên địa phận huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Hồi giữa tháng 4/2015, khu vực này đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ dữ dội giữa người dân và côn an nhằm phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm trầm trọng. Không lâu sau cuộc biểu tình, nhà cầm quyền địa phương đã tiến hành khởi tố và bắt giam 16 người dân tham gia biểu tình, tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ bao trùm đời sống người dân trong vùng.
- 25/6/2015: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị công an chặn giữ và bắt đi đâu đó không rõ tại nhà riêng lúc 8h sáng. Các thông tin sau đó cho thấy ông Dũng đã bị câu lưu tại đồn công an hơn 7 tiếng đồng hồ. 
- 25/6/2015: Công an trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) đã huy động hàng chục côn đồ kéo đến bao vây và đánh đập dã man những người đi đón một dân oan Dương Nội là ông Trịnh Bá Khiêm mãn hạn tù. Những người bị đánh gồm có: Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Mai Thanh, Trương Văn Dũng, Nguyễn Tường Thụy... Anh Trịnh Bá Tư, con trai ông Trịnh Bá Khiêm bị đánh đến mức đổ máu khắp mặt.
- 11/7/2015: Facebooker Nguyễn Phi (tên thật là Nguyễn Thanh Phước, sinh năm 1992) bị bắt giữ 10 ngày sau khi tham gia phong trào mặc áo có in hình Zoombie cùng các bạn trẻ khác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tại Sài Gòn. Trước đó cũng trong đêm 11/7, hang chục bạn trẻ khác bị bắt giữ và bị ép làm việc tại trụ sở công an các phường trong quận 1 (Sài Gòn) đến quá nửa đêm mới được thả ra.
- 22/7/2015: Côn đồ dùng gạch đá và chất bẩn ném vào nhà riêng của Linh mục Phan Văn Lợi.
- 23/7/2015: Công an bao vây nhà blogger Phạm Thanh Nghiên và ngăn những người khác đến tham dự buổi thắp nến, tuyệt thực cho TNLT. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ bước 2 của chiến dịch Nhân quyền 2015. Những công an này cũng đá ném gạch đá vào nhà Blogger Phạm Thanh Nghiên.
- 25/7/2015: Công an tỉnh Khánh Hoà sử dụng côn đồ để trấn áp và đánh đập nhóm 5 người tham gia ngày Tổng tuyệt thực toàn cầu vì tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Những người bị đánh gồm anh Nguyễn Phi Tâm, anh Võ Trường Thiện, chị Trương Hoàng Anh và blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh). Sau đó, cả blogger SeaFree (Phạm Văn Hải) và blogger mẹ Nấm còn bị câu lưu tại đồn công an phường Lộc Thọ (Tp Nha Trang) hơn 8 giờ đồng hồ.
- 23/8/2015: Nhà hoạt động Trương Minh Tam bị côn đồ hành hung và hủy hoại tài sản sau khi anh đến làm việc và lấy lại giấy tờ và các vật dụng cá nhân bị thu giữ tại Trại giam số 5, tỉnh Thanh Hóa.
- 28/8/2015: Anh Nguyễn Hữu Thiên An (20 tuổi) bị mời đến trụ sở Công an Thành phố Cam Ranh làm việc với đội an ninh tỉnh Khánh Hoà. Sau đó, qua thông tin khai thác được từ tài khoản mạng xã hội của An, công an đã triệu tập thêm một người nữa có liên quan là anh Nguyễn Duy (anh họ của An) đến trụ sở làm việc về các bài viết trên Facebook cá nhân của Duy. Công an đã tịch thu điện thoại và máy tính của cả An và Duy. Sau đó Duy được thả về, còn Thiên An bị bắt giam mà gia đình không có bất kỳ thông báo nào về nơi giam giữ hay tội danh.
- 28/8/2015: Các nhà hoạt động bị hành hung sau khi đón cựu TNLT Trần Minh Nhật ra tù tại Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Những người bị hành hung dã man gồm có anh Lê Đình Lượng, anh Trương Minh Tam, anh Chu Mạnh Sơn. Ngoài việc đánh đập, hành hung những nhà hoạt động, các nhóm côn đồ còn huỷ hoại một số tài sản như điện thoại, máy tính và iPad của những người đi trên xe. 
- 1/9/2015: Tiễn sĩ Nguyễn Quang A bị câu lưu tại sân bay Nội Bài sau chuyến đi vận động nhân quyền dài ngày tại nước ngoài trở về.
- 21/9/2015: Cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim tiếp tục bị bắt giữ với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS tại Thái Bình. Trước đó vào năm 2009, ông Kim đã từng bị bắt và bị kết án 6 năm tù giam theo điều 79 BLHS.
- 23/9/2015: Năm thành viên của kênh Lương Tâm TV bị câu lưu, sách nhiễu tại Hà Nội. Sau khi bị tạm giữ tại các đồn công an, tài sản cá nhân của các thành viên gồm máy tính, máy quay phim và iPad đều bị tịch thu.
- 21/10/2015: Lực lượng dư luận viên tự xưng bao vây, phá rối nhà anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội. Nhóm DLV này cũng đã tấn công anh Nguyễn Trung (bạn anh Thắng) khi anh Trung ghé thăm nhà bạn mình. Tiếp đó, một nhóm DLV khác tấn công anh Thắng và vợ con tại trường mẫu giáo con gái anh 
- 25/10/2015: Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) bị câu lưu hơn 7 tiếng tại trụ sở Công an tỉnh Khánh Hoà sau khi bị chặn bắt trên đường ra sân bay đi Sài Gòn.
- 30/10/2015: Công an và côn đồ bao vây cổng nhà blogger Gió Lang Thang (tên thật là Trịnh Anh Tuấn, 26 tuổi) để ngăn chặn anh tham dự hội thảo của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE). Khi anh Tuấn đi ra ngoài cửa nhà thì ngay lập tức cả công an thường phục lẫn côn đồ đã tấn công bằng cách xô đẩy, đấm đá liên tục dẫn đến việc anh Tuấn bị xây xước và chảy máu ở cằm và cổ. Trong lúc đó, chị Mai Phương Thảo (Thao Teresa), một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, cũng nhận được điện thoại từ công an quận Hoàng Mai đòi gặp chị để “phạt hành chính” vì đã tham gia giúp đỡ gia đình tử tù Lê Văn Mạnh đi đến Tòa án Tối cao kêu oan cho Mạnh - công an gọi đây là hành vi “gây rối trật tự công cộng”.
- 30/10/2015: Tại Hà Nội, công an bao vây nhà hàng Sư Tử (số 96 Thái Thịnh, quận Đống Đa) để cản trở buổi tiệc mừng sinh nhật No-U Hà Nội lên 4. Sau đó, một nhóm côn đồ ngang nhiên xông vào nhà hang đập phá. Trước đó, blogger Đoan Trang bị câu lưu tại đồn công an khi đang trên đường đến tham gia buổi tiệc và blogger Gió Lang Thang (Trịnh Anh Tuấn) bị côn đồ gây sự tại nhà. 
- 3/11/2015: Luật sư Lê Văn Luân và luật sư Trần Thu Nam bị một nhóm côn đồ tấn công sau khi rời nhà nạn nhân Đỗ Đăng Dư (người vừa tử vong trong trại tạm giam). 
- 4/11/2015: Công an tỉnh Khánh Hoà tiếp tục chặn bắt và tạm giữ blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và anh Võ Trường Thiện nhằm ngăn chặn cả hai đi Sài Gòn để tham gia biểu tình phản đối chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
- 5/11/2015: Tại Hà Nội, công an đã tạm giữ ít nhất 23 người tham gia biểu tình phản đối chuyến Tập Cận Bình bao gồm: Lã Việt Dũng, Nguyễn Bá Bằng, Hoàng Văn Khởi, Nguyễn Lê Hùng, Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Thị Lân, Phạm Minh Hoà, Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Dũng, Nguyễn Minh Sơn, Lê Anh Hùng, Bạch Hồng Quyền, Mai Phương Thảo, Đỗ Nam Trung, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Hiền, Lê Thị Vân, Thích Đàm Thoa, Nguyễn Kim Môn, Vũ Hùng, Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Thu Hương, Dương Thị Xuân. Cùng ngày tại Sài Gòn, lực lượng công an đã đánh đập, bắt giữ nhiều người tham gia biểu tình như: Trần Văn Bang, Trần Ngọc Anh, Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Tuyền, Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Nữ Phương Dung, Đinh Nhật Uy, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Công Thanh, Huỳnh Anh Tú, Trần Bùi Trung, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Hữu Tình, Huỳnh Thành Phát, Nguyễn Lân Thắng, Đỗ Tửng, Hoàng Huy Vũ, Nguyễn Tấn Thành, Bạch Huỳnh Hải Linh, Nguyễn Hữu, Nguyễn Quốc An, Hoàng Bình, Cao Xuân Quyền, Trương Minh Đức…
- 11/11/2015: Nghệ sĩ Tạ Trí Hải, một người tham gia tích cực phong trào biểu tình chống Trung Quốc bị côn đồ hành hung tại khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
- 12/11/2015: Luật sư Trần Vũ Hải bị tạm giữ, câu lưu tại công an phường Xuân La (Hà Nội). Luật sư Hải bị hơn 10 công an thường phục bắt giữ khi ông chuẩn bị rời nhà. Để phản đối việc bắt giữ tuỳ tiện này, luật sư Hải làm đơn tố cáo ngay tại chỗ và rời đồn công an lúc 21h cùng ngày.
- 23/11/2015: Hai nhà hoạt động nhóm Lao Động Việt là chị Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Trương Minh Đức bị đánh đập khi đang tìm hiểu thực trạng về đời sống công nhân tại Biên Hoà (Đồng Nai). Sau đó cả hai còn bị câu lưu đến quá nửa đêm tại đồn công an phường Long Bình.
- 27/11/2015: Anh Nguyễn Hữu Quốc Duy (1985) bị bắt tại Công an thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Được biết trước đó công an phường đến mời anh Duy lên trụ sở nhận lại đồ vật bị tạm giữ, sau đó công an tỉnh Khánh Hoà đọc lệnh bắt anh đi luôn. Gia đình không nhận được biên bản khám xét nhà và lệnh bắt giữ người bằng văn bản. Cơ quan An ninh điều tra thông báo miệng rằng: anh Duy bị bắt giam vì sử dụng Messger (chương trình chat của Facebook) để lập nhóm chat lôi kéo hơn 30 học sinh, sinh viên khác. Lý do bắt giữ anh Duy là theo điều 88 BLHS.
- 4/12/2015: Luật sư Nguyễn Văn Đài, anh Trần Quang Trung và anh Vũ Văn Minh bị côn đồ tấn công tại Nam Đàn, Nghệ An sau một buổi thảo luận về nhân quyền. 
- 13/12/2015: Công an Tp HCM bắt giữ Nguyễn Phương Uyên và nhà thơ Chiêu Anh Nguyễn tại quán café trên đường Nguyễn Văn Nguyễn. 
- 16/12/2015: Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ tại nhà riêng theo điều 88 BLHS “Tuyên truyền chống phá nhà nước”. LS Đài bị bắt tạm giam 4 tháng sau khi bị hành hung trước đó 10 ngày khi đang trên đường tham dự một buổi nói chuyện về nhân quyền tại Nghệ An. LS Nguyễn Văn Đài đã từng bị bắt giam 4 năm tù trước đó cũng bởi điều 88 BLHS. Cùng bị bắt giữ với luật sư Đài còn có chị Lê Thu Hà, một nhà hoạt động nhân quyền tích cực tại Hà Nội.
- 21/12/2015: Anh Trương Văn Dũng bị côn đồ hành hung và hất acid loãng vào người, và mặt khi đến đồn công an phường Bách Khoa (Hà Nội) để đòi lại những đồ vật bị tịch thu vào ngày 16/12/2015 khi chứng kiến cảnh Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam.
2. Cũng trong năm 2015, tình trạng chết trong đồn công an, trại tạm giam, công an sử dụng bạo lực với dân tiếp tục là vấn nạn lớn:
- 6/1/2015: Lê Văn Luân (23 tuổi, ngụ tại xã Ea Wy, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk) chết sau khi bị tạm giữ tại công huyện 3 tháng vì tội trộm cắp tài sản. Công an kết luận nạn nhân chết do nhồi máu cơ tim. Gia đình không đồng ý vì trước đó anh Luân vẫn khỏe mạnh bình thường nên đem quan tài đến UBND xã Ea Wy phản đối. 
- 28/2/2015: Nguyễn Văn Tình (1976), thường trú xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh đã tử vong sau hơn 3 tiếng đồng hồ bị tạm giữ tại trụ sở UBND xã. Trong khi giam tại ủy ban, anh Tình bị còng tay và sau đó có biểu hiện đuối sức nên được chuyển sang Trạm y tế cấp cứu. Nạn nhân đã tử vong trên đường chuyển lên bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh. Trên thi thể nạn nhân có nhiều vết xây xước, chảy máu trên hai cánh tay, hai chân.
- 8/4/2015: Nguyễn Đức Duân (1982), thường trú tại Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã chết tại công an huyện Khoái Châu sau 1 tháng bị tạm giữ. Trả lời báo chí, cán bộ công an huyện Khoái Châu cho biết: ““Bị can (tức anh Duân) có dấu hiệu bị bệnh thần kinh, cảm rồi chết”. Thông tin từ bệnh viện Đa khoa huyện Khoái Châu cho hay “nạn nhân đã tử vong trước khi đến bệnh viện”. Theo quan sát bằng mắt thường của những người có mặt tại bệnh viện trên người anh Duân có những vết bầm tím, hai mang tai bị sưng, mạn sườn có vết tím xanh.
- 12/4/2015: Anh Phan Đức Đạt (31 tuổi) đã chết tại trại tạm giam Chí Hoà của CA Tp HCM sau hơn 3 tháng bị giam giữ. Giám thị trại giam thông báo cho gia đình rằng anh Đạt tử vong do bị sốc thuốc, chơi heroin quá liều. Tuy nhiên, kết quả giám định pháp y sau đó được đưa ra thì lại hoàn toàn không phát hiện thấy có heroin trong người anh Đạt, mà lại bị phát hiện gãy xương sườn, dập phổi, hộc máu…
- 15/6/2015: Ông Phan Văn Đôi (trú tại Đội 5, thôn Bình Kiều, xã Bình Kiều (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đến trụ sở công an xã làm việc theo lời mời của ông trưởng công an xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, khi rời trụ sở CA xã, ông Đôi đã phải nhập viện trong tình trạng choáng váng và mặt mũi bị bầm dập nặng. Trong đơn gửi báo chí ông Đôi cho biết, ông đã bị đánh đập một cách dã man. Theo mô tả của ông Đôi thì ngoài dùng chân tay đám đá, túm tóc đập đầu ông vào tường, 2 người đàn ông kia còn dùng cả dùi cui điện tra tấn ông.
- 18/6/2015: Phóng viên Tống Văn Đạt (báo Tuổi Trẻ Thủ Đô) bị công an phường Văn Quán khống chế bằng dùi cui điện và đánh liên tục khi đang ghi hình chốt kiểm tra xử phạt người vi phạm giao thông.
- 20/7/2015: Gia đình phạm nhân Vũ Nam Ninh (1970), thường trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội nhận được tin từ cán bộ Trại tạm giam số I Hà Nội (Trại I) báo tin anh Ninh đã chết, hẹn gia đình 14h ngày 21/7 đến Bệnh viện 198 – Bộ Công an để làm việc. Trong đơn kêu cứu gửi khắp nơi gia đình anh Ninh cho hay: “Trước đó, ngày 18/7/2015, cán bộ Trại giam số 1 đưa em trai tôi vào Viện 103 - Hà Đông mà không thông báo cho gia đình biết tình trạng sức khỏe. Hai ngày sau đó, tức chiều 20/7 có cán bộ thông báo cho gia đình là em trai tôi đã mất. Đến 14h ngày 21/7, gia đình mới được vào nhà xác bệnh viện 198 để nhìn mặt”. Nguyên nhân tử vong ghi trong bệnh án là “ngưng tuần hoàn, hôn mê chưa rõ nguyên nhân”.
- 3/8/2015: Nguyễn Quảng Trường (1972), thường trú tại Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai) tử vong sau hơn 2 ngày bị giữ tại trụ sở Công an huyện Quốc Oai.
- 10/9/2015: Công an phường 11 quận Gò Vấp, Tp HCM bị tố cáo đã chích roi điện, đánh bầm mắt phóng viên báo Hà Nội Mới, anh Phạm Thanh Tàu (1983) khi đang tác nghiệp tại hiện trường một vụ tai nạn giao thông.
- 15/9/2015: Phóng viên báo Pháp Luật TpHCM, anh Nguyễn Hoàng Nam đã bị công an huyện Thạnh Hoá (Long An) và dân phòng còng tay lôi đi khi đang tác nghiệp tại phiên tòa.
- 23/9/2015: Ông Nguyễn Việt Quang - Trưởng công an xã Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam) bị tố cáo đánh chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ (trú thôn Tân Lập, xã Tam Hải). Ông Quang đã bồi thường 4,7 triệu đồng tiền thuốc sau đó.
- 10/10/2015: Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) đã chết sau 6 ngày được đưa vào bệnh viện Bạch Mai từ trại tạm giam công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Trước đó hai tháng, Dư bị tạm giam do liên quan đến việc hàng xóm bị mất số tiền 1,2 triệu đồng. Đến ngày 4/10/2015, gia đình nhận được thông báo nạn nhân đang nằm tại bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, phù nề não, phần gáy bị sưng, tím tái, hai bên đùi sưng to. 
- 20/10/2015: công an Lý Hồng Văn, đồn KCN Trảng Bàng, Tây Ninh đã dùng dùi cui để tra khảo chị Lại Thị Thu (23 tuổi), là công nhân Công ty Kollex vì cho rằng chị này đã lấy cắp điện thoại của đồng nghiệp. Sau hơn 2 giờ làm việc, chị Thu liên tục bị tra khảo và bị đánh đập bằng dùi cui bởi công an viên Văn do chị không đồng ý thừa nhận cáo buộc ăn cắp điện thoại. 
- 16/11/2015: Nguyễn Xuân Quyền (1999), trú tại thôn 15, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã tử vong tại trại tạm giam công an huyện Cư Jút sau hơn hai tháng bị tạm giam. 
- 23/11/2015: Trung úy Nguyễn Chí Nguyện là CSGT thuộc tổ tuần tra công an huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) bị tố cáo là đánh người tại trụ sở công an thị trấn Phú Lộc. Nạn nhân là hai anh Thái Nhật Trường và Ngô Nhật Truyện. 
- 28/11/2015: Trung uý Phùng Văn Phương (công an phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã dung gậy cao su đánh bà Nguyễn Thị Khả (57 tuổi, ngụ tại tổ 89, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) vì nghi bà này là gái mại dâm trong lúc bà đang đứng chờ xe tại khu vực cầu Trần Thị Lý.
- 5/12/2015: Trung uý Bùi Xuân Thành (là công an tại đồn 15, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã tát vào mặt anh Cao Văn Khánh rồi bỏ vào xe cố thủ khi người dân phản ứng. Vụ việc xảy ra tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 
- 11/12/2015: Anh Đoàn Thái Sơn (1983), thường trú tại phường Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk, tử vong khi đang trên đường bị dẫn giải về trụ sở công an làm việc. 
- 13/12/2015: Nạn nhân Lê Văn Hải (1993), trú tại thôn 2, xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) chết trong khi bị tạm giam tại trụ sở công an huyện Đắk Mil. Anh Hải được xác định tử vong vào lúc 19h ngày 13/12/2015, 6 tiếng sau khi được công an huyện đưa vào nhập viện. Nguyên nhân ban đầu tử vong do nhồi máu cơ tim.
- 17/12/2015: Nạn nhân Đỗ Duy Linh tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Anh Linh bị tạm giữ tại trụ sở công an phường Long Phước vào đêm ngày 1/12/2015 sau khi người bạn nhậu cùng anh phát hiện bị mất điện thoại. Ba ngày sau khi bị tạm giữ, gia đình anh Linh được công an thông báo đến bệnh viện chăm sóc người thân trong tình trạng hôn mê sâu. Sáng ngày 17/12/2015, anh Linh qua đời với kết luận “bị men gan cao và suy thận cấp” cùng các vết xước và đầu sưng to. Người thân cho biết sức khỏe anh Linh hoàn toàn bình thường trước khi bị bắt giam.
3. Mặc dù đang trong tiến trình gia nhập Hiệp định Thương mại TPP tuy nhiên năm 2015, tình trạng sử dụng bạo lực đàn áp các tôn giáo tự do tiếp tục gia tăng:
- 1/1/2015: Rất đông công an thường phục, sắc phục, dân phòng... đã vây kín nhà mục sư Nguyễn Hồng Quang - Hội thánh Tin lành Mennonite gây rối, ngăn cản những người đến tham dự buổi cầu nguyện đầu năm. Nhiều tín đồ bị bắt về phường để khủng bố, đánh đập. Ngay cả Mục sư Quang khi ra công an phường để can thiệp, yêu cầu họ cho biết tại sao lại bắt và đánh đập tín đồ của ông, thì khi ra về, ông cũng bị công an đón đánh rách áo. Mục sư Phan Văn Trường được mời tới giảng Lời Chúa trong buổi cầu nguyện buổi sáng đầu năm cũng bị mời ra phường, nhưng sau đó đã được thả ra. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng phụ trách Hội Thánh Chuồng Bò và Mục sư Phạm Ngọc Thạch cũng tới tham dự, nhưng đều bị chặn lại giữa đường. Đến nhà Mục sư Quang để cầu nguyện không được, một số anh chị em khoảng 10 người đã tụ tập lại cầu nguyện tại công viên gần đó cũng bị công an đến bao vậy và giải tán, đồng thời bắt Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cùng một vài người khác về đồn công an phường.
- 04/1/2015: có nhiều người dân trong thôn báo tin cho sư Thoa biết về việc ông Đường, bà Chắt, bà Hạt thu của các cụ trong thôn mỗi người 50.000đ để lấy kinh phí đón một vị Thượng Tọa ở Tp Hồ Chí Minh về chùa làm lễ. Sư cô Thoa và một số người dân bất bình trước việc làm của ông Đường bà Chắt, bà Hạt thu tiền mời sư khác đến Chùa làm Lễ mà không thông qua sự Trụ Trì là trái Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Ngày 10/1/2015 Nguyễn Văn Công công an viên xã Hợp Đức con trai ông Đường cùng ông Đường, bà Chắt, bà Hạt và một đoàn khoảng hơn 20 người trong thôn tùy tiện dẫn một vị sư nói là Thượng Tọa ở TP Hồ Chí Minh đến Chùa Non Đào hoạt động cúng lễ trái luật. Sau đó xông vào đấm, tát, bẻ vặn tay, cào cấu lôi kéo xé túi áo, rạch tay làm chảy rất nhiều máu, cướp điện thoại để tiêu hủy chứng cứ và xé túi áo cướp 4 triệu 500 nghìn đồng rồi lôi sư Thoa ra khỏi cổng chùa rồi khóa cổng lại "Khi sự việc xảy ra có mặt Nguyễn Văn Công công an viên xã Hợp Đức con trai ông Đường đứng bảo kê". Ngày 14/1/2014 nhà chùa bị một nhóm kẻ gian tùy tiện cắt điện, sư Thoa phải đấu tranh mạnh mẽ thì công an và chính quyền xã mới cho bên điện lực đấu điện lại cho nhà Chùa. Ngày 19/1/2015 nhà Chùa lại tiếp tục bị cắt điện trong khi người dân xung quanh đều có điện và nha Chùa đã đóng đủ tiền điện hàng tháng.
- 14/1/2015: Tại Kon Tum, hàng ngàn người dân phản đối việc công an cho người đến phá hủy nhà thờ tạm thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum) và trục xuất' linh mục quản xứ Đa Minh Trần Văn Vũ ra khỏi địa phương. Trước áp lực của đông đảo người dân, sáng ngày 15/1/2015, nhà cầm quyền đã phải mời linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến trụ sở ủy ban xã Đăk Môn để 'đối thoại'.
Được biết, trong buổi 'đối thoại' kéo dài khoảng 30 phút, giới chức Kon Tum thông báo rằng phó bí thư Kon Tum là bà Y Mửi sẽ đến gặp gỡ và tiếp xúc với bà con giáo dân vào trưa cùng ngày, tuy nhiên buổi đối thoại đã không diễn ra.
- 18/1/2015: Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, quản nhiệm hội Thánh tin Lành Chuồng Bò bị hành hung ngay trước trụ sở, khiến ông nôn và đi cầu ra máu. Tại bệnh viện bác sĩ chuẩn đoán ông bị gãy xương mũi và tụ máu ở trong bụng. Những người hành hung ông là những người thường xuyên canh trước cổng của trụ sở.
- 22/3/2015, Hòa thượng Thích Không Tánh đã đến thăm linh mục Phan Văn Lợi tại nhà riêng tại Huế. Chuyến thăm vừa diễn ra khoảng vài phút thì bên ngoài xuất hiện một đám côn an cộng sản kéo đến gây sự, chửi bới thô tục. Thầy Thích Không Tánh dù đã 72 tuổi những vẫn bị 4-5 viên côn an thường phục xông vào tấn công khiến rách cả áo cà sa. Bọn chúng thậm chí còn lớn tiếng đe dọa sẽ ‘chém đầu’ hòa thượng. 
4. Tiếp tục ngăn chặn quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến.
Theo báo cáo hồi tháng 9/2015 của tổ chức Civil Rights Defenders, Việt Nam đã vi phạm Hiến pháp và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị khi liên tục ngăn cản quyền tự do đi lại trong nước và quốc tế của những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động.
Đánh giá sơ bộ từ tháng 3, sau khi ngăn cản nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thị Nga tham dự buổi gặp mặt với các phái đoàn ngoại giao Đức tại Hà Nội, đến tháng 6 cơ quan An ninh Hà Nam đã từ chối cấp hộ chiếu cho cô. Trong một diễn biến trước đó, blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) bị cấm xuất cảnh nên không thể đến tham dự buổi lễ trao giải Người Bảo Vê Dân Quyền năm 2015 tại Thuỵ Điển. Cô Lê Thu Hà, một nhà hoạt động nhân quyền cũng bị cấm xuất cảnh vào cùng thời điểm này.
- 7/05/2015: bốn nhà hoạt động Lê Bá Huy Hảo, Nguyễn Thị Nhung, Lê Anh Hùng, Nguyễn Thị Thúy đã bị cấm xuất cảnh tại Sài Gòn và Hà Nội. Hộ chiếu của ông Hùng và bà Thuý còn bị tịch thu.
- 18/5/2015: Tiến sĩ Nguyễn Huệ Chi, người đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam đã bị tịch thu hộ chiếu và bị cấm xuất cảnh khi đang trên đường sang Hoa Kỳ thăm con gái. Tuy nhiên sau đó cơ quan an ninh đã trả lại hộ chiếu và cho phép ông xuất cảnh.
- 2/07/2015: Chị Tạ Minh Tú, em gái blogger Tạ Phong Tần bị cấm xuất cảnh bằng việc cơ quan an ninh từ chối cấp hộ chiếu cho chị do các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và vì tự do của chị gái mình trước đó.
- 11/7/2015: Anh Bùi Quang Minh bị cấm xuất cảnh.
- 12/07/2015: Tại Hà Nội, hai nhà hoạt động Vũ Quốc Ngữ và Trần Thị Tố bị cấm xuất cảnh khi chuẩn bị tham dự khoá đào tạo nhân quyền tại Thái Lan. Cùng thời điểm này, hai nữ hoạt động Huỳnh Thục Vy và Nguyễn Thị Hoàng cũng bị cấm xuất cảnh tại Sài Gòn. Hộ chiếu của những người này đã bị tịch thu.
- 12/11/2015: Chị Nguyễn Trang Nhung, một nhà hoạt động tranh đấu vì quyền lợi của các tiểu thương và các giá trị nhân quyền bị cấm xuất cảnh.
- 16/11/2015: Nhà hoạt động nữ quyền Nguyễn Thị Ngọc Lụa bị cấm xuất cảnh tại Sài Gòn.
- 6/12/2015: Nhà văn Phạm Thành, nhà văn Nguyễn Tường Thuỵ, nhà hoạt động Trương Văn Dũng và Lê Sỹ Bình bị cấm xuất cảnh tại Hà Nội.
Trong danh sách bị cấm xuất cảnh năm 2015 còn có mục sư Hoàng Hoa, nhạc sĩ Văn Cung và chị Nguyễn Thuý.
Tính từ năm 2013 đến hết năm 2015, đã có gần 100 nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng chính kiến bị ngăn cấm đi lại và cấm xuất cảnh theo lý do “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội”.
*
Quan sát toàn cảnh tình trạng nhân quyền trong năm 2015 tại Việt Nam đến nay, có thể nói rằng mặc dù là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam  chưa bao giờ thực tâm tôn trọng các giá trị đã cam kết với thế giới. Con đường trước mặt của những người hoạt động, đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam sẽ còn rất nhiều khó khăn và thử thách khi phải đối diện với một chế độ luôn sẵn sàng phá vỡ các giá trị nhân quyền chuẩn mực.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 20168:01 SA(Xem: 7341)
“Cái chủ trương của Cộng sản 71 năm qua như nhau đối với tôn giáo, luôn luôn làm cho tôn giáo phải bị tiêu diệt. Có nơi thì họ dùng bạo lực vũ khí, như bắt giam, thủ tiêu, quản thúc. Rồi có những trường hợp họ dùng bạo lực hành chánh, tức những luật lệ làm cho các tôn giáo, các chức sắc của tôn giáo bị tê liệt. Đó là mục đích của chúng tôi.”
01 Tháng Chín 20167:31 CH(Xem: 8414)
Một trong những thông điệp chính của cuộc biểu tình là người dân tiếp tục đòi tiền bồi thường cho thiệt hại do Formosa gây ra. Những người tham gia biểu tình khẳng định cho đến nay họ “chưa nhận được một xu nào” và nêu câu hỏi trên các biểu ngữ là “Tiền đền bù của chúng tôi đi về đâu?”
29 Tháng Tám 20168:11 CH(Xem: 8096)
Các nhà quan sát nhận định, ông Lý được coi là sẽ giúp quân đội Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang nóng lên.
15 Tháng Mười Một 201511:01 SA(Xem: 7722)
Khi tiếp xúc với chính quyền Việt Nam, những nạn nhân này luôn bị cảnh cáo là không được tham gia vào các hoạt động chính trị của Campuchia, đặc biệt là việc ủng hộ đảng đối lập của nước này. Ông Danh Serey, người từng bị chính quyền Việt Nam bắt giam và đe dọa hồi năm 2014 cho biết: “Nó khuyên mình vô Campuchia rồi mình đừng vô bên phái chống, bên Sam Rainsy và tổ chức Khmer Krom gì cả. Nó nói nếu có chuyện gì, nó sẽ tìm bắt. Mình ở Campuchia, ở tới đâu nó cũng tìm được hết tại vì nó có gián điệp của nó. Gián điệp của nó trong nước Campuchia ở đâu cũng có hết. Nó nói vậy đó.”
16 Tháng Sáu 20156:50 CH(Xem: 10724)
“Không khí hiện nay căng thẳng rồi. Hai bên, nhất là phía Việt Nam, cố tránh, không làm cho vấn đề căng thẳng thêm. Tình hình lúc này căng cũng chẳng giải quyết được gì cả. Những điều gì cần nói với họ mà được phép của Bộ Chính trị thì ông Bình Minh sẽ nói. Quyết định là ở bên này, chứ không phải ông Bình Minh.”
01 Tháng Sáu 20158:56 CH(Xem: 12599)
Dự luật TNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa. Dự luật TNTG có rất nhiều điều khoản và từ ngữ mơ hồ tạo điều kiện để nhà nước và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện cấm cản, sách nhiễu, lũng đoạn các Giáo hội.
02 Tháng Tư 201510:33 CH(Xem: 13732)
Trả lương thấp không đủ sống một cách kham khổ là đảng CSVN có chủ ý bành trướng tham nhũng càng ngày càng lớn. Để kiếm thêm tiền nuôi gia đình thì cảnh sát giao thông (CSGT) cần phạt dân, bắt dân đóng tiền hối lộ cho dù có lỗi hay không có lỗi. Công an thì đi cướp nhà, cướp đất của dân để ăn chia, bù đắp vào tiền lương chết đói. Cán bộ cao cấp thì ăn chặn tiền viện trợ dùng xây dựng trường học, cầu cống, cán bọ trung cấp thì ăn chận tiền từ thiện giúp người nghèo, bắt dân đóng hối lộ. Tòa án thì nhận hối lộ để xử án theo số tiền chạy án. Báo Người Cao Tuổi tố cáo tham nhũng thì bị đóng cửa, chủ nhiệm bị cách chức. Ông Thiếu Tướng công an Nguyễn Văn Tuyên tuyên bố CSGT chỉ nhận vài ba chục hối lộ từ dân thì không thể gọi là tham nhũng (1) thì hết ý.
25 Tháng Ba 20159:16 CH(Xem: 12527)
Trước khi bản Hiến pháp 2013 được đảng hội thông qua, Ông Nguyễn Phú Trọng, là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đã phát biểu tô điểm thêm cho sự lố bịch được giới truyền thông tuyên giáo dắt lời: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”.
25 Tháng Ba 20157:09 SA(Xem: 11910)
Trong một buổi nói chuyện ngày hôm qua, 24/03/2015, tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã lên tiếng nhắc lại mong muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trên Việt Nam. Yêu cầu này như đã bị phía Mỹ gián tiếp từ chối khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam kêu gọi chính quyền Hà Nội có thêm bước tiến trong việc cải thiện nhân quyền.
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.