Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2024: Vì sao tổ chức ở châu Á?

25 Tháng Bảy 20248:26 CH(Xem: 2187)

Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2024:
Vì sao tổ chức ở châu Á?



unnamed (2)Tweet của ông Benedict Rogers trên X (trước đây là Twitter) về Hội nghị IRF - Khu vực châu Á 2024: trong hình, từ trái qua, là ông David Curry (Chủ tịch tổ chức Global Christian Relief), TS. Katrina Lantos Swett, và Cựu Đại sứ Sam Brownback. 

 



Hải Di Nguyễn
    BPSOS




Ngày 22/7/2024 vừa qua, Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế - Khu vực châu Á (International Religious Freedom Summit – Asia, viết tắt IRF Summit – Asia) đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

Đây là lần thứ hai có Hội nghị IRF tập trung riêng vào châu Á—sau lần đầu tại Đài Loan năm 2023.

Nhưng vì sao lại tổ chức ở châu Á?

 

Tự do tôn giáo hay niềm tin là quyền căn bản

Buổi hội luận đầu tiên, “Vì sao có Hội nghị Thượng đỉnh IRF – khu vực châu Á?”, có sự tham gia của TS. Katrina Lantos Swett (Đồng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh IRF và Chủ tịch Lantos Foundation) và ông Sam Brownback (Đồng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh IRF, và trước đây là Đại sứ Lưu động Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế).

Bắt đầu hội luận, người dẫn chương trình nhắc tới Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

“Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay niềm tin qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phượng, và nghi lễ, riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”

Cựu Đại sứ Sam Brownback cho rằng quyền tự do tôn giáo hay niềm tin là “quyền gần sát nhất với tâm hồn (closest to the soul)”, nhưng lại là “quyền con người bị lạm dụng và bỏ quên nhiều nhất.” Đây là “một quyền bị các nước độc tài xem thường.”

Những người vô thần hoặc không có đạo có thể hỏi, tôi không theo đạo, tại sao phải quan tâm tới tự do tôn giáo? Ông Sam Brownback giải thích “Đây là nhân quyền nền tảng—khi đã có, từ đó có thể xây dựng quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, và các quyền con người khác.” 

Quan trọng hơn, cái thường được gọi là tự do tôn giáo thực ra là tự do tôn giáo hay niềm tin, bao gồm quyền tin lẫn quyền không tin.

Theo TS. Katrina Lantos Swett, con người là sinh vật duy nhất trên địa cầu đặt câu hỏi “Ta là ai? Vì sao ta tồn tại? Mục đích cuộc đời là gì?”. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, mỗi tôn giáo, mỗi người sẽ có niềm tin khác nhau, nhưng “Mọi người đều có quyền đặt những câu hỏi đó và sống dựa theo câu trả lời mình có được.”

Tuy nhiên, nhiều quốc gia—đặc biệt các chế độ thần quyền và chế độ độc tài—lại không cho người dân có cái quyền rất căn bản đó.

 

Vấn đề đàn áp tự do tôn giáo ở châu Á

plenary 2 IRF 2022

Trong một video đăng trên kênh YouTube IRF Summit năm 2022, họ nhắc tới các vụ đàn áp tôn giáo ở châu Á – Thái Bình Dương như: Indonesia sử dụng luật báng bổ để nhắm vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số; luật pháp Malaysia chỉ công nhận Hồi giáo Sunni, không công nhận các nhánh khác của đạo Hồi; Bắc Hàn “là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới cho người Thiên Chúa giáo”; nhà nước cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam “chà đạp, giới hạn, và kiểm soát tôn giáo bằng mọi giá”; người Hồi giáo, Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), và Rohingya là nạn nhân diệt chủng ở Trung Quốc và Miến Điện, v.v.

“Châu Á là một trong những khu vực, nếu không phải là khu vực, đa dạng về tôn giáo nhất trên thế giới,” ông Benedict Rogers nói trong phỏng vấn ngày 20/7/2024. “Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức, tất cả các tôn giáo đó đều phải đối mặt với sự đàn áp, hạn chế, phân biệt đối xử, và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở nhiều nơi khác nhau khắp châu Á.”

Ông Benedict Rogers là người sáng lập tổ chức Hong Kong Watch, và là trưởng nhóm Đông Á của tổ chức CSW, tập trung vào Miến Điện, Indonesia, Bắc Hàn, và Trung Quốc.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế - Khu vực châu Á lần này, trong hội luận mang tên “Tự do niềm tin dưới các chính phủ độc tài”, ông nhắc tới Bắc Hàn, Miến Điện, Trung Quốc, Hong Kong, Việt Nam, và Lào. Đặc biệt nhắc tới Trung Quốc, ông nói “Chúng ta có lẽ đang chứng kiến giai đoạn tệ nhất [về tự do tôn giáo] từ sau Cách mạng Văn hóa”, kể đến Tây Tạng, người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Pháp Luân Công, và đàn áp người Thiên Chúa giáo.

Tại hội luận này, ông Tim Peters (HHK_Catacombs) nói về Bắc Hàn, ông Bob Fu (ChinaAid) nói về Trung Quốc, và TS. Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) nói về Việt Nam.

 

Cần liên minh với Nhật Bản, Đài Loan, và Nam Hàn

Tại Hội nghị Thượng đỉnh IRF, vài diễn giả khác nhau đều nói tới ý là cách đây vài chục năm, người ta nghĩ chế độ dân chủ sẽ dần dần thắng thế và các nước độc tài qua thời gian sẽ phải sụp đổ hoặc thay đổi. Thế nhưng trong khoảng 10-15 năm qua, chủ nghĩa độc tài càng lan rộng, các nước độc tài càng vững mạnh và trở thành mối nguy cho toàn thế giới—đặc biệt Trung Quốc, Nga, và Iran—trong khi các chế độ dân chủ lại đang trong tình trạng bị đe dọa.

Chính vì vậy, các nước dân chủ phương Tây cần liên minh, cần sự tham gia của các nước dân chủ ngay tại châu Á như Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan.

Cựu Đại sứ Sam Brownback nhắc tới việc Nam Hàn và Nhật Bản là bạn hữu nhưng không phải là thành viên của Liên minh Tự do Tôn giáo và Niềm tin Quốc tế (International Religious Freedom or Belief Alliance, tức IRFBA). 

“Chúng ta cần họ tích cực tham gia và thúc đẩy điều này. Chúng ta dứt khoát cần họ, nếu muốn đứng lên chống lại sự gây hấn của phe độc tài (authoritarian aggression).”

TS. Nguyễn Đình Thắng cũng kêu gọi Nhật Bản lên tiếng với chính phủ Việt Nam về vấn đề tự do tôn giáo.

 

Cơ hội cho Việt Nam

Với việc Hội nghị Thượng đỉnh IRF hướng trọng tâm về phía châu Á, đây là cơ hội để các nhà vận động về nhân quyền và tự do tôn giáo có thể lên tiếng về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ có thêm bài viết về Hội nghị Thượng đỉnh tại Nhật Bản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 20249:21 CH(Xem: 3357)
Liên quan đến hình phạt an ninh quốc gia khiến nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam bị giam cầm như Điều 117 Bộ luật Hình sự quy định về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, và Điều 331 quy định về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy sĩ, Bỉ... khuyến nghị Việt Nam nên sửa đổi hai điều này của bộ luật. Ngoài ra, Đức còn khuyến nghị Việt Nam nên sửa đổi Điều 109 quy định về tội “lật đổ chính quyền”. “Chúng tôi khuyến nghị trước hết phải xóa bỏ những điều khoản rất mơ hồ về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam... Những điều luật này của Việt Nam không phù hợp...
06 Tháng Tám 20248:54 CH(Xem: 1075)
Một hành động rất nguy hiểm và coi thường chủ quyền của Việt Nam, thế nhưng báo chí tuyên giáo tuyệt nhiên không dám mở miệng nhắc đến. Phải chăng đây là cách "ngoại giao cây tre" mà ban tuyên giáo hết sức ca ngợi? Là cho dù Trung Cộng có gây hấn, thăm dò hay gây nguy hại kiểu gì thì cũng phải im mồm chịu trận, không được làm phật lòng bạn vàng của đảng? Tô Lâm lên ghế, bạn vàng cho máy bay quân sự lảng vảng gần bờ biển Việt Nam để thăm dò tình hình các nhân sự mới, xem mới lên thì phản ứng có "ngoan" như đời ông Trọng hay không.
03 Tháng Tám 20245:27 CH(Xem: 4154)
Tồi bại hơn, Tô Thịt Bò còn cho bắt giữ và bỏ tù một tiểu thương vì bắt chước hành vi của Thánh Rắc Hành khi y và lũ tham quan đi du hí ăn nhậu nơi xứ người trong khi toàn dân khổ sở vì đại dịch, cho nên toàn dân đã đặt cho y nick name 'Tô Thịt Bò'. Vua Tô Thịt Bò đăng quang lấy các danh hiệu sau: - Quốc Hiệu: Nước Tận - Vua quan tận cùng bố láo - Toàn dân tận cùng khổ sở. - Niên Hiệu: Triều Đại Nhà Tận II (Đệ I là thời vua Lú) - Vương Hiệu: Tô Thịt Bò. Chắc chắn rằng dưới thời trị vì của Tô Thịt Bò nhà tù của xứ Tận sẽ tiếp nhận thêm nhiều công dân mới theo đúng tôn chỉ của già hồ: "... đánh thắng giặc Mỹ, bác cháu ta sẽ xây nhiều nhà tù khang trang hơn, đẹp đẽ hơn..."
02 Tháng Tám 20247:25 CH(Xem: 1344)
Hàng chục nhà lập pháp Mỹ trong những lần khác nhau đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để yêu cầu bộ này không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam với lý do rằng Việt Nam vẫn vận hành như một nền kinh tế kế hoạch được điều chỉnh bởi các nghị quyết của Đảng Cộng sản. Các thượng nghị sỹ và dân biểu Mỹ cũng đã nêu ra những quan ngại về quyền lao động hay mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên liệu sản xuất.
01 Tháng Tám 20248:49 CH(Xem: 1971)
Châu Á là nơi tình trạng đàn áp tự do tôn giáo rất nghiêm trọng. Trong số 5 chế độ cộng sản còn tồn tại trên thế giới thì hết 4 là ở Châu Á: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Lào. Ở Châu Á có 2 chính quyền diệt chủng: Trung Quốc và Miến Điện. Cả hai thiết bị quốc tế được định nghĩa chỉ là chế độ diệt chủng đối với tín đồ Hồi giáo. Ngược lại, Châu Á có 3 quốc gia dân chủ và cũng là cường quốc kinh tế nhưng mới chỉ đứng bên lề của phong trào: Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là hoàn thiện sự tham gia sâu hơn của 3 quốc gia này bao gồm cả xã hội dân sự hỗn hợp chính quyền.
31 Tháng Bảy 20248:33 CH(Xem: 2549)
Công an cho biết ông Trung đã nhiều lần được cơ quan chức năng mời “làm việc, răn đe, giáo dục, tạo cơ hội” để từ bỏ tham gia và hoạt động cho tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhưng ông Trung vẫn “ngoan cố” và cho rằng hành vi của mình là đúng nên tiếp tục tham gia và hoạt động. Tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời do ông Đào Minh Quân ở bang California, Mỹ, thành lập từ năm 1990. Chính phủ Hoa Kỳ không xem tổ chức này là khủng bố, nhưng chính quyền Việt Nam lại liệt tổ chức này vào danh sách khủng bố vào tháng 1/2018.
29 Tháng Bảy 20249:16 CH(Xem: 2638)
Trong số đó là bốn nước cộng sản, Trung Quốc, tiếc thay bây giờ bao gồm Hong Kong; Việt Nam; Lào; Bắc Hàn; cộng thêm chế độ độc tài quân sự nắm quyền từ cuộc đảo chính năm 2011 ở Miến Điện. Tại các quốc gia này, quyền tự do tôn giáo đã bị đàn áp nặng nề từ nhiều năm nay.” Bản thân ông Benedict Rogers, vì viết báo, vì hoạt động nhân quyền, vì lên tiếng tố cáo các hành vi chà đạp tự do, cho biết mình từng hai lần bị trục xuất khỏi Miến Điện, từng bị cấm nhập cảnh vào Hong Kong, từng bị dọa tù, và bị nêu tên trong phiên tòa xử nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Anh (tức Jimmy Lai).
26 Tháng Bảy 20247:54 CH(Xem: 1185)
Bộ Thương mại Mỹ đã xác định Việt Nam không có nền kinh tế thị trường từ năm 2002. Tuy nhiên, theo bức thư của các Thượng nghị sĩ Mỹ, từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã không tận dụng cơ hội để cải cách mà thay vào đó lại thắt chặt hơn việc kiểm soát thị trường. Ví dụ điển hình là Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào ngày 13/7/2023 với nội dung “bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”.
22 Tháng Bảy 20249:42 CH(Xem: 1919)
Các phiên tòa hình sự xét xử vụ án dẫn độ một nhà hoạt động tự do tôn giáo và người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan sẽ được diễn ra vào đầu tháng 8. Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập nhóm Bảo vệ Công lý cho người Thượng, đã trốn sang Thái Lan vào năm 2018 và được UNHCR cấp quy chế tị nạn, nhưng bị kết án vắng mặt tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2024 với cáo buộc rằng ông có liên quan đến việc tổ chức các cuộc bạo loạn chống chính quyền ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6 năm ngoái. Vào ngày 11 tháng 6, ông Bdap đã bị cảnh sát nhập cư của Thái Lan bắt giữ, một ngày sau khi ông gặp các quan chức Đại sứ quán Canada để xin...
18 Tháng Bảy 20248:54 CH(Xem: 2588)
Quốc tang mặc mẹ Quốc tang. Cộng sản sụp đổ sẽ còn vui hơn. Trọng lú nó chết thì sao?. Thằng nào thay thế cũng đều như nhau. Chúng ta đoàn kết mau mau. Cùng nhau tranh đấu xoá tan độc tài.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!