Báo cáo về nhà báo lưu vong: LHQ nhắc tới Việt Nam

10 Tháng Bảy 20249:28 CH(Xem: 7260)

           Báo cáo về nhà báo lưu vong: LHQ nhắc tới Việt Nam
images (1)
unnamed

                            Nhà báo Trương Duy Nhất tại tòa năm 2020 (Nguồn: Báo Công an). 

 




  Hải Di Nguyễn
Mạch Sống Media




Ngày 26/6/2024 vừa qua, LHQ đã công bố báo cáo của bà Irene Khan – Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt – về các nhà báo lưu vong và những nguy hiểm, những sự đàn áp họ phải đối mặt.

Trong báo cáo có nhắc tới Việt Nam.

Báo cáo nói gì?

 

Ai là nhà báo lưu vong?

Báo cáo định nghĩa nhà báo lưu vong không chỉ là các nhà báo và nhà phân tích chuyên nghiệp và toàn thời gian, mà cũng bao gồm nhà báo độc lập, blogger, người đưa tin trên internet.

Nhiều nhà báo phải lánh nạn ở quốc gia khác vì bị đàn áp ở nước họ, và tiếp tục công việc khi lưu vong vì đó là “một cách bảo tồn công cuộc tranh đấu vì sự thật, công lý, và dân chủ.” Tuy nhiên, họ vẫn không an toàn và các nhà nước độc tài vẫn tìm nhiều cách đe dọa và bóp nghẹt tự do báo chí từ xa.

 

Luật quốc tế

“Các quốc gia thường xuyên dùng luật về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hoặc đạo đức cộng đồng để hạn chế các thông tin có lợi cho công chúng (public interest) hoặc nhằm dập tắt lời chỉ trích chính phủ.”

Những thông tin đó có thể là vấn đề bầu cử, tham nhũng, hoặc đàn áp nhân quyền.

Một điểm đáng chú ý là Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan nói nhà báo có quyền được bảo vệ theo luật quốc tế để không bị dẫn độ và trục xuất, “nếu có nỗi lo sợ chính đáng về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên một nhóm xã hội, bất kể họ có chính thức xin tỵ nạn hay không.” Báo cáo cũng nói “Ngay cả khi các nhà báo không đủ điều kiện xin tỵ nạn, họ vẫn được luật pháp quốc tế bảo vệ để không bị buộc trở lại lãnh thổ nơi họ có thể bị tra tấn hoặc ngược đãi.”

Vấn đề xảy ra với các nhà báo lưu vong không phải là do khuôn khổ pháp lý quốc tế, mà do các quốc gia không tôn trọng nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế.

 

Đàn áp xuyên quốc gia

Cụm từ này dùng khi các quốc gia vi phạm nhân quyền ngoài lãnh thổ của mình, nhằm đe dọa và bịt miệng những người bất đồng chính kiến trong cộng đồng hải ngoại và những người lưu vong. Khái niệm này bao gồm các mối đe dọa về thể chất, pháp lý, và kỹ thuật số, như đánh đập, giết chết, dẫn độ, truy tố vắng mặt, theo dõi trên mạng, hack, ngăn chặn trang web, gián đoạn kết nối internet, v.v.

Đàn áp xuyên quốc gia ảnh hưởng để tự do ngôn luận và tự do báo chí, cản trở việc đưa tin, khiến các nhà báo sống trong lo âu sợ hãi, và cũng dẫn đến việc nhà báo tự kiểm duyệt.

 

Bạo lực: ám sát, đánh đập, bắt cóc

unnamed (1)Nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018, khi phát biểu tại chương trình của POMED về Ả Rập Xê Út (Nguồn: Wikipedia, Mohammed bin Salman's Saudi Arabia: A Deeper Look). 


Ví dụ trắng trợn và gây sốc nhất là vụ giết chết nhà báo lưu vong Jamal Khashoggi tạ Sứ quán Ả Rập Xê Út ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không đề cập trong báo cáo, nhưng vụ giết nhà báo gây chấn động này đã dẫn tới Biện pháp chế tài Khashoggi của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm trừng phạt thủ phạm các vụ đàn áp xuyên quốc gia.

Báo cáo nhắc tới các vụ sách nhiễu, đe dọa, bắt cóc đem về nước, đầu độc, v.v.

 

Các mối đe dọa trên mạng: theo dõi, phá rối

Các hình thức đàn áp xuyên quốc gia qua mạng có thể là tấn công trực tuyến; dọa giết, dọa cưỡng hiếp; tiết lộ thông tin cá nhân (doxing hay doxxing); chiến dịch bôi nhọ và phỉ báng (đặc biệt liên quan đến vấn đề tình dục, với các nữ nhà báo); tấn công và phá đám bằng các đội quân troll trên mạng (như dư luận viên); chặn trang web; theo dõi qua mạng; ăn cắp thông tin cá nhân và dùng để sách nhiễu ai đó hoặc giết chết danh tiếng họ, đặc biệt phụ nữ từ các nước bảo thủ, v.v.

Trong phần này, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ có đưa ra một ví dụ Việt Nam: ông Lê Trung Khoa, Tổng Biên tập trang thoibao.de, bị cài phần mềm gián điệp Predator thông qua Twitter/ X. Trang web của ông bị chặn ở Việt Nam, còn các trang Facebook và YouTube thường xuyên bị tin tặc tấn công.

 

Các mối đe dọa pháp lý: truy tố, dẫn độ, trả thù

Một mối nguy hiểm khác các nhà báo lưu vong có thể phải đối mặt là về pháp lý: nguy cơ bị điều tra, truy tố, và xét xử vắng mặt, và bị dẫn độ về nước.

Báo cáo nói “Một số chính phủ sử dụng các luật lệ mơ hồ, lỏng lẻo về an ninh quốc gia, chống khủng bố, tội phỉ báng, hoặc “tin giả” để điều tra, truy tố, và trừng phạt các nhà báo, kể cả những người đang lưu vong.” Một số quốc gia cũng “vũ khí hóa hệ thống pháp luật và tư pháp để bịt miệng các nhà báo lưu vong” bằng cách truy bắt họ qua lệnh truy nã đỏ của Interpol.

 

Đàn áp thông qua gia đình

Một hình thức đàn áp xuyên quốc gia khác và đe dọa và trả thù các nhà báo bằng cách sách nhiễu gia đình, bạn bè, và nguồn tin của họ.

 

Vấn đề bảo vệ các nhà báo lưu vong

Trong phần này, bản báo cáo nói về những khó khăn và thách thức các nhà báo lưu vong gặp phải: vấn đề giấy tờ, thị thực, xin tỵ nạn, v.v. Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan cho rằng, đối xử với các nhà báo như mọi người tỵ nạn khác là có vấn đề, vì không tính tới những mối đe dọa và thách thức xảy ra với riêng các nhà báo, như bị theo dõi, giám sát, tấn công qua mạng, v.v.

Vấn đề an ninh càng bị đe dọa gấp đôi khi chính nhà nước sở tại thông đồng với nhà nước quê nhà của các nhà báo. Báo cáo viên Đặc biệt đưa một ví dụ khác về Việt Nam: trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và bàn giao cho phía Việt Nam, mà không có phiên xét xử dẫn độ công bằng và công khai.

Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo là, cáo buộc về tội phạm và tội khủng bố, ngay cả khi không dẫn tới việc dẫn độ và trục xuất, có thể khiến nước sở tại xem nhà báo đó là mối đe dọa về an ninh, hoặc có tác động xấu đến quá trình xin thị thực, tỵ nạn, hoặc tái định cư.

 

Công nghệ số: trách nhiệm của các công ty về nhân quyền

Báo cáo nhắc đến việc một số chính phủ thao túng các luật lệ của mạng xã hội, buộc họ chặn hoặc gỡ bỏ bài viết, nhưng khi các nhà báo than phiền, các công ty này lại làm ngơ. Một số trang web của người lưu vong cũng thấy bài viết bị hạn chế tiếp cận trên mạng xã hội, không nhiều người thấy.

Báo cáo không nhắc tới quốc gia nào cụ thể, nhưng Facebook là mạng xã hội nhiều lần bị cáo buộc hợp tác với các nước độc tài. Năm 2023, tờ Washington Post có một bài viết với tựa đề “Facebook giúp đem lại tự do ngôn luận cho Việt Nam. Bây giờ nó giúp dập tắt ngôn luận.”

 

Các thử thách cho nhà báo lưu vong

Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan nhắc tới những khó khăn như không có giấy phép lao động; khó khăn tài chính; bị chia cắt khỏi người thân; bị cắt khỏi khán giả, độc giả, và người tài trợ; lo lắng về an toàn cá nhân, lo lắng người thân ở nhà bị trả thù; và nhiều thử thách khác.

 

Khuyến nghị

Báo cáo viên Đặc biệt LHQ có khuyến nghị cho nhiều nhóm khác nhau.

Các quốc gia phải bảo đảm để mọi nhà báo không bị bạo hành, đe dọa, sách nhiễu, hoặc bị gửi trả về nước vì công việc của họ; không thực hiện, thông đồng, hoặc dung túng các hình thức đàn áp xuyên quốc gia; trừng phạt những kẻ có hành vi đàn áp xuyên quốc gia; thừa nhận rằng các nhà báo lưu vong đủ tiêu chuẩn tỵ nạn phải đối mặt với rủi ro riêng, và bảo đảm họ có sự bảo vệ và hỗ trợ phù hợp…

Các mạng xã hội cần bảo đảm xử lý khiếu nại kịp thời; thực hiện thẩm định để xác định mức rủi ro đàn áp xuyên quốc gia qua mạng xã hội để có biện pháp giảm thiểu; xác định thủ phạm đàn áp xuyên quốc gia.

Các tổ chức XHDS được khuyến khích hợp tác và hỗ trợ các kênh truyền thông của nhà báo lưu vong, tăng an ninh và khả năng tồn tại lâu dài của các phương tiện truyền thông.

Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan cũng khuyến nghị cho Cao ủy Tỵ nạn (UNHCR), Cao ủy Nhân quyền (OHCHR), và UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ) tăng cường hợp tác với nhau và với các bên liên quan ở những nơi có rủi ro cao cho nhà báo lưu vong; bảo đảm áp dụng Kế hoạch hành động của LHQ về sự an toàn của nhà báo và vấn đề miễn trừ (UN Plan of Action on the Safety of Journalists and the Issue of Impunity) để chống lại việc miễn tội cho những tội ác thực hiện với nhà báo lưu vong, bao gồm việc đàn áp xuyên quốc gia; và phối hợp với nhau để nghiên cứu về vấn đề liên quan tới các nhà báo và cơ quan truyền thông lưu vong.

=====================================================================================================


Transnational repression of journalists threatens democracy: Special Rapporteur
images (1)

LOCATION

GENEVA




Many journalists in exile are in grave danger because of the alarming rise of transnational repression from their home governments and inadequate protection and support in their host countries, Irene Khan, UN Special Rapporteur on freedom of opinion and expression, said today.

Presenting her new report to the Human Rights Council, the Special Rapporteur said that the upward trend of journalists in exile and attacks on them track the rise in authoritarianism and suppression of media freedom in various parts of the world.

Khan said that too often exile fails to provide safety. “Hundreds of journalists who have fled their countries face physical, digital and legal threats from their home governments, including assassination, assault, abduction, as well as prosecution in absentia on trumped up charges and retaliation against family members back home,” she said.

“Safety and security are doubly in peril when the authorities in the host country become an enabler of transnational repression, for instance, by colluding in abductions instigated by the home State.”

She said online violence, threats, hacking and targeted digital surveillance of exiled journalists have surged over the past decade.

Women journalists in exile are at particular risk of sexual and gender-based violence online and offline, especially when they lack legal status in their country of asylum.

“Targeting journalists on foreign soil violates international law and must be condemned strongly and unequivocally by the United Nations,” said the Special Rapporteur.

“Too often, States are either unwilling for political reasons or unable for lack of capacity or resources to protect and support journalists in exile. Journalists should not be treated as political pawns but as human beings in distress who, at great cost to themselves, are contributing to the realisation of our human right to information.”

The Special Rapporteur urged States to take a rights-based, human-centred approach to the plight of journalists in exile and called on them to uphold their human rights obligations.

“Journalists in exile need more effective protection against physical and digital attacks, they need emergency visas and residence, and work permits from receiving governments, they need coordinated, long-term support from funders and civil society to thrive as public interest media.

The Special Rapporteur also called on digital companies to do more to protect journalists in exile and ensure that the technologies essential to practise journalism are not disrupted or weaponised against them.

Ms. Irene Khan was appointed Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression on 17 July 2020. Ms. Khan is the first woman to hold this position since the establishment of the mandate in 1993. She teaches at the Graduate Institute of International and Development Studies in Geneva and was previously Secretary General of Amnesty International from 2001 to 2009 and Director General of the International Development Law Organization (IDLO) from 2012 to 2019.

The Special Rapporteurs, Independent Experts and Working Groups are part of what is known as the Special Procedures of the Human Rights Council. Special Procedures, the largest body of independent experts in the UN Human Rights system, is the general name of the Council’s independent fact-finding and monitoring mechanisms that address either specific country situations or thematic issues in all parts of the world. Special Procedures’ experts work on a voluntary basis; they are not UN staff and do not receive a salary for their work. They are independent from any government or organization and serve in their individual capacity.

For more information and media requests please contact: hrc-sr-freedex@un.org.

For media enquiries regarding other UN independent experts, please contact: John Newland (john.newland@un.org) Dharisha Indraguptha (dharisha.indraguptha@un.org).

Follow news related to the UN's independent human rights experts on Twitter @UN_SPExperts.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 20246:29 SA(Xem: 119)
Đây không phải lần đầu tiên Hàn Quốc phải truy tìm những người Việt đến Hàn Quốc theo visa du lịch nhưng lại tìm cách ở lại trái phép. Hồi tháng 9/2022, khoảng 100 người Việt sau khi vào nước này cũng đột ngột “biến mất” khiến chính quyền tỉnh Gangwon phải “sắp xếp lại công tác quản lý và cấp visa cho người Việt nhập cảnh tại sân bay Yangyang sau thời gian thử nghiệm chính sách miễn visa”. Hồi năm 2018, chín người Việt Nam khác đã đi cùng chuyên cơ đoàn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc rồi trốn ở lại
20 Tháng Mười Một 202411:41 SA(Xem: 1373)
Vụ bắt cóc ông Trương Duy Nhất đã có nhiều người biết, vụ bắt cóc ông Đường Văn Thái đã được nhiều báo đưa tin, vụ dẫn độ ông Y Quynh Bdap đang gây chú ý quốc tế, nhưng bản báo cáo của BPSOS cũng vạch trần một hình thức đàn áp xuyên quốc gia khác của Việt Nam không được nhiều người biết đến. Đó là việc quan chức và nhân viên sách nhiễu, đe dọa, tra hỏi thông tin người Việt bị đưa vào IDC, thậm chí còn sử dụng một số người khác cũng bị giam tại IDC để hành hạ đánh đập người tỵ nạn người Thượng hoặc người H’mông.
18 Tháng Mười Một 20247:05 SA(Xem: 1546)
Nhưng đối với đảng csVN thì họ xem đó là hành vi phạm tội và quy tội cho bất cứ ai đối lập. Đó là quan điểm không đúng đắn và hành vi đe dọa những trang tin nằm ngoài lãnh thổ VN là hành vi “Khủng Bố Xuyên Quốc Gia”. Do đó những bài viết đe dọa chúng tôi sẽ được lưu lại và gửi đến những tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt nó sẽ là bằng chứng chống lại việc VN tham gia Tổ Chức Nhân Quyền Liên Hợp Quốc vì dung túng và đồng lõa với những kế hoạch khủng bố người Việt tại nước ngoài.
16 Tháng Mười Một 20245:46 CH(Xem: 1629)
Theo thông tin nhận được từ OMCT (Organisation Mondiale Contre la Torture, tức Tổ chức quốc tế chống tra tấn), một tổ chức nhân quyền gần đây đã gửi báo cáo và có mặt tại phiên rà soát Thái Lan về tra tấn, đây sẽ là phiên điều trần đầu tiên trong khu vực châu Á để những người sống sót có thể gặp mặt Báo cáo viên Đặc biệt về tra tấn. Nạn nhân có thể kể lại kinh nghiệm bị hành hạ, đánh đập, biệt giam lâu ngày, tra tấn về tinh thần, không được cho nước sạch hay thức ăn, v.v. Phiên điều trần sẽ kéo dài 3 ngày và diễn ra vào tháng 5/2025 tại một quốc gia châu Á. Đây là cơ hội tốt cho người Việt vì sắp tới nhà nước Việt Nam cũng sẽ bị rà soát...
09 Tháng Mười Một 20245:39 CH(Xem: 1350)
Tuy nhiên, ông Đức vẫn tiếp tục quản trị các trang mạng; soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung bị cho là "chống phá, phản động, xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc; đưa thông tin sai sự thật, bịa đặt, xâm phạm danh dự, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc." Ông Đức cũng bị quy kết là đã tìm kiếm, móc nối, phát triển lực lượng trong nước cho tổ chức “Tập hợp dân chủ đa nguyên”.
04 Tháng Mười Một 20249:54 SA(Xem: 1299)
Chúng tôi, các nguyên đơn trong vụ kiện, bất đắc dĩ phải đưa vấn đề ra toà án Hoa Kỳ sau một thời gian dài lên tiếng yêu cầu các bị can minh bạch tài chánh, tuân thủ Nội Quy, điều chỉnh nhân sự. Thay vì phục thiện, họ đã dùng các biện pháp phỉ báng, chụp mũ cộng sản, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, đe doạ kiện cáo... đối với những người dám lên tiếng. Chúng tôi xin tri ân tổ hợp Luật Sư DHILLON, Luật Sư Brandon, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch BPSOS, tất cả đồng đạo, các quý nhân và quý thân hữu đã hỗ trợ tinh thần và giúp cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
04 Tháng Mười Một 20249:52 SA(Xem: 2517)
Sau đó, họ buộc chúng tôi lên xe về đồn công an với lý do để xét nghiệm ma tuý, rồi lại nói nghi ngờ có bom trong nhà hàng nên cần phải điều tra chúng tôi. Tuy nhiên, về đồn rồi thì họ cũng không thử ma tuý.” Trong số những người bị câu lưu và đưa về đồn công an có hai cựu tù nhân lương tâm (TNLT) ra tù hồi năm 2023 là Đỗ Thế Hoá và Hồ Đình Cương, một số phu nhân của TNLT như bà Lê Thị Thập- vợ TNLT Lưu Văn Vịnh, bà Nguyễn Thị Châu- vợ cựu TNLT Nguyễn Ngọc Ánh...
02 Tháng Mười Một 20245:29 CH(Xem: 1351)
Tại phiên họp bầu hội đồng quản trị của Thánh Thất California ngày 18 tháng 7, 2010, Ông Trần Quang Cảnh, người đã quay đầu theo Chi Phái 1997 trước đó 5 năm, dàn xếp để chỉ bầu mỗi vị chủ tịch Hội Đồng Quản Trị; vị này sau đó kéo vây cánh vào để cùng nhau lũng đoạn Thánh Thất, biển thủ tiền bạc, kinh doanh bất hợp pháp, chuyển tiền lậu về trong nước, trốn thuế... “Xem sổ sách, tôi phát hiện nhiều khoản tiền họ âm thầm chuyển về cho Chi Phái 1997 ở Việt Nam; họ cũng đưa vào Thánh Thất một số thành phần rõ ràng là người theo Chi Phái 1997,” Ts. Thắng giải thích. “Trớ trêu, khi đồng đạo nêu quan ngại thì các phần tử lũng đoạn...
01 Tháng Mười Một 20246:29 SA(Xem: 2736)
Đó là trường hợp gia đình ông Sen Nhiang, giờ đây đã an toàn ở New Zealand, bắt đầu cuộc sống mới. Một số người Kinh, người Thượng, người Khmer Krom, người H’mông… đã tới Hoa Kỳ hay Canada hay Úc. Nhưng ở Thái Lan vẫn còn nhiều người tỵ nạn, vẫn phải làm chui, vẫn phải vật lộn với cuộc sống “bất hợp pháp” vì Thái Lan không công nhận người tỵ nạn, vẫn không bình yên, đặc biệt từ khi công an Việt Nam càng truy lùng người Thượng và đang tạo áp lực khiến chính phủ Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bdap. Một số thậm chí còn chưa có quy chế tỵ nạn chính thức từ LHQ, bao giờ có thể thoát được tình trạng bấp bênh và đầy rủi ro hiện nay?
25 Tháng Mười 20247:32 CH(Xem: 2191)
Riêng về Việt Nam, TS. Nguyễn Đình Thắng của tổ chức BPSOS đã phát biểu về các tổ chức tôn giáo hoặc ngụy tôn giáo được điều khiển. Du khách và thậm chí chí cả người Việt vẫn thường tưởng tưởng về Việt Nam—Việt Nam cũng có thần, cũng có chùa, cũng có nhà thờ, ý phải là tự làm tôn giáo đấy sao? Khi nói tới đàn áp tôn giáo, người ta thường chỉ nghĩ tới những kẻ thiểu số mồ hôi như những vụ trừng phạt báng Hồi bổ giáo ở Trung Đông hay Nam Á, hay cách nhà nước Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, người Tây Sư, và người Duy Ngô Nghĩa (Uyghur) ở Trung Quốc. Người ta không mấy khi nghĩ tới Việt Nam.
28 Tháng Mười Một 2024
Không điều gì có thể phủ nhận, Trung Quốc đã hành xử hết sức gian manh, đặc biệt là về sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ của Mỹ và Mỹ cần phải có biện pháp cứng rắn hơn. Tuy nhiên, muốn cứng rắn để tạo ra hiệu quả thì phải có mục tiêu rõ ràng, phải tạo được sự đồng thuận của những quốc gia cũng bị thiệt hại vì kiểu hành xử sai trái của Trung Quốc. Đáng tiếc là người giữ vai trò như một nhạc trưởng lại không hiểu biết gì về những vấn đề vốn là căn bản trong chính sách thương mại, ông chỉ biểu lộ sự hung hăng, trẻ con, thô lỗ của mình với cả bạn lẫn thù. Chẳng lẽ áp thuế nhôm lên Canada thì sẽ “bảo vệ sự an toàn của Mỹ”?
26 Tháng Mười Một 2024
Bởi thế, không nói láo không phải là cộng sản cho nên ông M. Govbachev, một người cộng sản tại nước Nga, người đã góp phần giật sập cái chế độ chuyên chính Liên Bang Xô Viết đã từng nói: ”Tôi đã bỏ mất nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng: “đảng cs chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Nhưng đối với đảng csVN và lũ DLV thì không chỉ là dối trá không thôi mà còn thêm chữ láo lường, bởi vì cả lũ chúng nó suốt ngày học tập làm theo tấm gương đạo đức của tên lưu manh hcm trở mặt như trở bàn tay
26 Tháng Mười Một 2024
“Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công của tôn giáo vận. Cán-bộ tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ...
26 Tháng Mười Một 2024
Ông Elon Musk. Musk sinh năm 1971 là di dân từ Nam Phi qua Canada rồi đến Mỹ lập nghiệp, trở thành tỷ phú, chủ tịch điều hành (CEO) của Tesla, công ty xe điện lớn nhất thế giới. Musk cực kỳ thông minh, khôn ngoan nhưng cũng rất thủ đoạn, láo xạo. Musk chỉ bắt đầu ủng hộ ông Trump thành tổng thống khoảng hơn 2 tháng trước ngày bầu cử 05.11.2024 khi thấy cơ hội thắng cử của Trump trở nên rõ rệt. Elon Musk bỏ ra 44 tỷ $ để mua mạng xã hội Twitter rồi đổi tên thành X với mục đích thao túng, kiểm soát truyền thông theo ý mình, chống lại truyền thông dòng chính. Tuy nhiên, Musk bị chính Chat Bot Grok của mình trong X nhận định là...
21 Tháng Mười Một 2024
Trước hết, phần lớn hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ không còn đến từ Hoa Kỳ nữa. Các đồng minh Âu châu của Kyiv sẽ phải gánh vác phần lớn công việc nặng nhọc này trong tương lai. Điều này có nghĩa là cung cấp tài chính để mua vũ khí và đạn dược, và đầu tư dài hạn vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Âu châu và của Ukraine. Thứ hai, điều này có nghĩa là kịp thời cung cấp cho Ukraine những gì họ cần. Tuy nhiên, các yêu cầu của Ukraine sẽ phải phù hợp với một chiến lược quân sự thiết thực - chứ không phải là một giấc mơ chiến thắng nhằm khôi phục quyền kiểm soát đối với tất cả các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng....
20 Tháng Mười Một 2024
“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội….” Nhưng khi bạo ngôn rằng “Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” là coi thường nhân dân. Nếu không có đảng CSVN “tự tiếm quyền lãnh đạo” thì dân ta sẽ có đảng khác cầm quyền thật sự là “của dân, do dân và vì dân...
16 Tháng Mười Một 2024
Những lần nhậm chức, ông nào cũng bắt chước các Tổng thống Mỹ, đặt tay lên “Kinh Thánh”… À xin lỗi, cộng sản vô đạo, nên “Kinh thánh” của các vị ấy hình như chỉ là bản Hiến Pháp mấy năm lại “tu chính án”, và giờ này thì chẳng ai tìm thấy “cái hồn cốt” của Hiến Pháp đa nguyên, đa đảng năm 1946 ở đâu nữa cả. “Cân bằng Tứ trụ” hay là “Lãnh đạo Tập thể” chỉ là bùa chú cho dân thường, đảng viên yên tâm, chứ thực chất, từ ông Hồ đến ông Duẩn, từ Trường Chinh đến Lê Đức Anh, các vị ấy đều dẹp “nhất thể hóa” sang một bên. Dân gian hát đồng giao: “Bộ tứ là tự Bố” (một cách nói lái tiếng Việt) đúng phắp cho các trường hợp ấy.
16 Tháng Mười Một 2024
Tôi tin trong nhóm cử tri đó không có ai vì chê bà Harris là đàn bà da đen mà đành để mặc ông Trump đắc cử. Chắc chỉ vì ỷ y thôi, như nhiều người, tưởng rằng với nhân cách đặc biệt của ông ta, ông Trump còn khuya mới đắc cử, đi bầu mất công. Nghĩa là họ cũng không ngờ như ta, và chắc cũng đang té ngửa và vô cùng ân hận. Như thế con số nhiệm mầu của ông Biden, 81 triệu, vẫn còn đó. Và bốn năm nữa, nó sẽ tái hiện, cứu nước Mỹ, như đã từng cứu một lần. Ta sẽ chờ. Vừa chờ vừa bận rộn chống độc tài đảng trị, thời gian sẽ trôi nhanh lắm. Thoi đưa thấm thoắt, sẽ chỉ như một sát na.
15 Tháng Mười Một 2024
Còn nhiều tự hào làm, lũ dư luận viên ba củ nên tiếp tục tự hào như người mẫu Ngọc Trinh mặc đồ như ở truồng tại LHP quốc tế, tự hào có thằng thượng tá côn an đi nước ngoài bị ở tù vì đòi chơi gái, tự hào về con PTV VTV đi nước ngoài ăn cắp vặt, tự hào xe Vin Phét, tự hào mọi nơi mọi lúc… Một dân tộc chỉ biết nói phét, khoác lác tự hào rỡm cũng không khác gì một thằng ăn mày, nghèo nàn, rách rưới nhưng cũng cố làm ra vẻ sang chảnh cho bằng bọn nhà giàu.
15 Tháng Mười Một 2024
“MAGA quân” có MAGA hay Trump mugshot T-shirt. Mao tung ra những “mê thoại” về bọn “phản cách mạng” và những Hồng vệ binh hung hăng xông lên, tấn công cả những nhân vật đầu não của chính quyền, đẩy đất nước vào tình trạng vô chính phủ. Trump bắn ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, dẫu mình đang nắm trọn quyền hành pháp, lớp lớp “MAGA quân” hung hãn xông lên tấn công vào Quốc Hội Mỹ, như một bọn vô chính phủ.