Báo cáo về nhà báo lưu vong: LHQ nhắc tới Việt Nam

10 Tháng Bảy 20249:28 CH(Xem: 6679)

           Báo cáo về nhà báo lưu vong: LHQ nhắc tới Việt Nam
images (1)
unnamed

                            Nhà báo Trương Duy Nhất tại tòa năm 2020 (Nguồn: Báo Công an). 

 




  Hải Di Nguyễn
Mạch Sống Media




Ngày 26/6/2024 vừa qua, LHQ đã công bố báo cáo của bà Irene Khan – Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt – về các nhà báo lưu vong và những nguy hiểm, những sự đàn áp họ phải đối mặt.

Trong báo cáo có nhắc tới Việt Nam.

Báo cáo nói gì?

 

Ai là nhà báo lưu vong?

Báo cáo định nghĩa nhà báo lưu vong không chỉ là các nhà báo và nhà phân tích chuyên nghiệp và toàn thời gian, mà cũng bao gồm nhà báo độc lập, blogger, người đưa tin trên internet.

Nhiều nhà báo phải lánh nạn ở quốc gia khác vì bị đàn áp ở nước họ, và tiếp tục công việc khi lưu vong vì đó là “một cách bảo tồn công cuộc tranh đấu vì sự thật, công lý, và dân chủ.” Tuy nhiên, họ vẫn không an toàn và các nhà nước độc tài vẫn tìm nhiều cách đe dọa và bóp nghẹt tự do báo chí từ xa.

 

Luật quốc tế

“Các quốc gia thường xuyên dùng luật về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hoặc đạo đức cộng đồng để hạn chế các thông tin có lợi cho công chúng (public interest) hoặc nhằm dập tắt lời chỉ trích chính phủ.”

Những thông tin đó có thể là vấn đề bầu cử, tham nhũng, hoặc đàn áp nhân quyền.

Một điểm đáng chú ý là Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan nói nhà báo có quyền được bảo vệ theo luật quốc tế để không bị dẫn độ và trục xuất, “nếu có nỗi lo sợ chính đáng về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên một nhóm xã hội, bất kể họ có chính thức xin tỵ nạn hay không.” Báo cáo cũng nói “Ngay cả khi các nhà báo không đủ điều kiện xin tỵ nạn, họ vẫn được luật pháp quốc tế bảo vệ để không bị buộc trở lại lãnh thổ nơi họ có thể bị tra tấn hoặc ngược đãi.”

Vấn đề xảy ra với các nhà báo lưu vong không phải là do khuôn khổ pháp lý quốc tế, mà do các quốc gia không tôn trọng nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế.

 

Đàn áp xuyên quốc gia

Cụm từ này dùng khi các quốc gia vi phạm nhân quyền ngoài lãnh thổ của mình, nhằm đe dọa và bịt miệng những người bất đồng chính kiến trong cộng đồng hải ngoại và những người lưu vong. Khái niệm này bao gồm các mối đe dọa về thể chất, pháp lý, và kỹ thuật số, như đánh đập, giết chết, dẫn độ, truy tố vắng mặt, theo dõi trên mạng, hack, ngăn chặn trang web, gián đoạn kết nối internet, v.v.

Đàn áp xuyên quốc gia ảnh hưởng để tự do ngôn luận và tự do báo chí, cản trở việc đưa tin, khiến các nhà báo sống trong lo âu sợ hãi, và cũng dẫn đến việc nhà báo tự kiểm duyệt.

 

Bạo lực: ám sát, đánh đập, bắt cóc

unnamed (1)Nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018, khi phát biểu tại chương trình của POMED về Ả Rập Xê Út (Nguồn: Wikipedia, Mohammed bin Salman's Saudi Arabia: A Deeper Look). 


Ví dụ trắng trợn và gây sốc nhất là vụ giết chết nhà báo lưu vong Jamal Khashoggi tạ Sứ quán Ả Rập Xê Út ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không đề cập trong báo cáo, nhưng vụ giết nhà báo gây chấn động này đã dẫn tới Biện pháp chế tài Khashoggi của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhằm trừng phạt thủ phạm các vụ đàn áp xuyên quốc gia.

Báo cáo nhắc tới các vụ sách nhiễu, đe dọa, bắt cóc đem về nước, đầu độc, v.v.

 

Các mối đe dọa trên mạng: theo dõi, phá rối

Các hình thức đàn áp xuyên quốc gia qua mạng có thể là tấn công trực tuyến; dọa giết, dọa cưỡng hiếp; tiết lộ thông tin cá nhân (doxing hay doxxing); chiến dịch bôi nhọ và phỉ báng (đặc biệt liên quan đến vấn đề tình dục, với các nữ nhà báo); tấn công và phá đám bằng các đội quân troll trên mạng (như dư luận viên); chặn trang web; theo dõi qua mạng; ăn cắp thông tin cá nhân và dùng để sách nhiễu ai đó hoặc giết chết danh tiếng họ, đặc biệt phụ nữ từ các nước bảo thủ, v.v.

Trong phần này, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ có đưa ra một ví dụ Việt Nam: ông Lê Trung Khoa, Tổng Biên tập trang thoibao.de, bị cài phần mềm gián điệp Predator thông qua Twitter/ X. Trang web của ông bị chặn ở Việt Nam, còn các trang Facebook và YouTube thường xuyên bị tin tặc tấn công.

 

Các mối đe dọa pháp lý: truy tố, dẫn độ, trả thù

Một mối nguy hiểm khác các nhà báo lưu vong có thể phải đối mặt là về pháp lý: nguy cơ bị điều tra, truy tố, và xét xử vắng mặt, và bị dẫn độ về nước.

Báo cáo nói “Một số chính phủ sử dụng các luật lệ mơ hồ, lỏng lẻo về an ninh quốc gia, chống khủng bố, tội phỉ báng, hoặc “tin giả” để điều tra, truy tố, và trừng phạt các nhà báo, kể cả những người đang lưu vong.” Một số quốc gia cũng “vũ khí hóa hệ thống pháp luật và tư pháp để bịt miệng các nhà báo lưu vong” bằng cách truy bắt họ qua lệnh truy nã đỏ của Interpol.

 

Đàn áp thông qua gia đình

Một hình thức đàn áp xuyên quốc gia khác và đe dọa và trả thù các nhà báo bằng cách sách nhiễu gia đình, bạn bè, và nguồn tin của họ.

 

Vấn đề bảo vệ các nhà báo lưu vong

Trong phần này, bản báo cáo nói về những khó khăn và thách thức các nhà báo lưu vong gặp phải: vấn đề giấy tờ, thị thực, xin tỵ nạn, v.v. Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan cho rằng, đối xử với các nhà báo như mọi người tỵ nạn khác là có vấn đề, vì không tính tới những mối đe dọa và thách thức xảy ra với riêng các nhà báo, như bị theo dõi, giám sát, tấn công qua mạng, v.v.

Vấn đề an ninh càng bị đe dọa gấp đôi khi chính nhà nước sở tại thông đồng với nhà nước quê nhà của các nhà báo. Báo cáo viên Đặc biệt đưa một ví dụ khác về Việt Nam: trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và bàn giao cho phía Việt Nam, mà không có phiên xét xử dẫn độ công bằng và công khai.

Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo là, cáo buộc về tội phạm và tội khủng bố, ngay cả khi không dẫn tới việc dẫn độ và trục xuất, có thể khiến nước sở tại xem nhà báo đó là mối đe dọa về an ninh, hoặc có tác động xấu đến quá trình xin thị thực, tỵ nạn, hoặc tái định cư.

 

Công nghệ số: trách nhiệm của các công ty về nhân quyền

Báo cáo nhắc đến việc một số chính phủ thao túng các luật lệ của mạng xã hội, buộc họ chặn hoặc gỡ bỏ bài viết, nhưng khi các nhà báo than phiền, các công ty này lại làm ngơ. Một số trang web của người lưu vong cũng thấy bài viết bị hạn chế tiếp cận trên mạng xã hội, không nhiều người thấy.

Báo cáo không nhắc tới quốc gia nào cụ thể, nhưng Facebook là mạng xã hội nhiều lần bị cáo buộc hợp tác với các nước độc tài. Năm 2023, tờ Washington Post có một bài viết với tựa đề “Facebook giúp đem lại tự do ngôn luận cho Việt Nam. Bây giờ nó giúp dập tắt ngôn luận.”

 

Các thử thách cho nhà báo lưu vong

Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan nhắc tới những khó khăn như không có giấy phép lao động; khó khăn tài chính; bị chia cắt khỏi người thân; bị cắt khỏi khán giả, độc giả, và người tài trợ; lo lắng về an toàn cá nhân, lo lắng người thân ở nhà bị trả thù; và nhiều thử thách khác.

 

Khuyến nghị

Báo cáo viên Đặc biệt LHQ có khuyến nghị cho nhiều nhóm khác nhau.

Các quốc gia phải bảo đảm để mọi nhà báo không bị bạo hành, đe dọa, sách nhiễu, hoặc bị gửi trả về nước vì công việc của họ; không thực hiện, thông đồng, hoặc dung túng các hình thức đàn áp xuyên quốc gia; trừng phạt những kẻ có hành vi đàn áp xuyên quốc gia; thừa nhận rằng các nhà báo lưu vong đủ tiêu chuẩn tỵ nạn phải đối mặt với rủi ro riêng, và bảo đảm họ có sự bảo vệ và hỗ trợ phù hợp…

Các mạng xã hội cần bảo đảm xử lý khiếu nại kịp thời; thực hiện thẩm định để xác định mức rủi ro đàn áp xuyên quốc gia qua mạng xã hội để có biện pháp giảm thiểu; xác định thủ phạm đàn áp xuyên quốc gia.

Các tổ chức XHDS được khuyến khích hợp tác và hỗ trợ các kênh truyền thông của nhà báo lưu vong, tăng an ninh và khả năng tồn tại lâu dài của các phương tiện truyền thông.

Báo cáo viên Đặc biệt Irene Khan cũng khuyến nghị cho Cao ủy Tỵ nạn (UNHCR), Cao ủy Nhân quyền (OHCHR), và UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ) tăng cường hợp tác với nhau và với các bên liên quan ở những nơi có rủi ro cao cho nhà báo lưu vong; bảo đảm áp dụng Kế hoạch hành động của LHQ về sự an toàn của nhà báo và vấn đề miễn trừ (UN Plan of Action on the Safety of Journalists and the Issue of Impunity) để chống lại việc miễn tội cho những tội ác thực hiện với nhà báo lưu vong, bao gồm việc đàn áp xuyên quốc gia; và phối hợp với nhau để nghiên cứu về vấn đề liên quan tới các nhà báo và cơ quan truyền thông lưu vong.

=====================================================================================================


Transnational repression of journalists threatens democracy: Special Rapporteur
images (1)

LOCATION

GENEVA




Many journalists in exile are in grave danger because of the alarming rise of transnational repression from their home governments and inadequate protection and support in their host countries, Irene Khan, UN Special Rapporteur on freedom of opinion and expression, said today.

Presenting her new report to the Human Rights Council, the Special Rapporteur said that the upward trend of journalists in exile and attacks on them track the rise in authoritarianism and suppression of media freedom in various parts of the world.

Khan said that too often exile fails to provide safety. “Hundreds of journalists who have fled their countries face physical, digital and legal threats from their home governments, including assassination, assault, abduction, as well as prosecution in absentia on trumped up charges and retaliation against family members back home,” she said.

“Safety and security are doubly in peril when the authorities in the host country become an enabler of transnational repression, for instance, by colluding in abductions instigated by the home State.”

She said online violence, threats, hacking and targeted digital surveillance of exiled journalists have surged over the past decade.

Women journalists in exile are at particular risk of sexual and gender-based violence online and offline, especially when they lack legal status in their country of asylum.

“Targeting journalists on foreign soil violates international law and must be condemned strongly and unequivocally by the United Nations,” said the Special Rapporteur.

“Too often, States are either unwilling for political reasons or unable for lack of capacity or resources to protect and support journalists in exile. Journalists should not be treated as political pawns but as human beings in distress who, at great cost to themselves, are contributing to the realisation of our human right to information.”

The Special Rapporteur urged States to take a rights-based, human-centred approach to the plight of journalists in exile and called on them to uphold their human rights obligations.

“Journalists in exile need more effective protection against physical and digital attacks, they need emergency visas and residence, and work permits from receiving governments, they need coordinated, long-term support from funders and civil society to thrive as public interest media.

The Special Rapporteur also called on digital companies to do more to protect journalists in exile and ensure that the technologies essential to practise journalism are not disrupted or weaponised against them.

Ms. Irene Khan was appointed Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression on 17 July 2020. Ms. Khan is the first woman to hold this position since the establishment of the mandate in 1993. She teaches at the Graduate Institute of International and Development Studies in Geneva and was previously Secretary General of Amnesty International from 2001 to 2009 and Director General of the International Development Law Organization (IDLO) from 2012 to 2019.

The Special Rapporteurs, Independent Experts and Working Groups are part of what is known as the Special Procedures of the Human Rights Council. Special Procedures, the largest body of independent experts in the UN Human Rights system, is the general name of the Council’s independent fact-finding and monitoring mechanisms that address either specific country situations or thematic issues in all parts of the world. Special Procedures’ experts work on a voluntary basis; they are not UN staff and do not receive a salary for their work. They are independent from any government or organization and serve in their individual capacity.

For more information and media requests please contact: hrc-sr-freedex@un.org.

For media enquiries regarding other UN independent experts, please contact: John Newland (john.newland@un.org) Dharisha Indraguptha (dharisha.indraguptha@un.org).

Follow news related to the UN's independent human rights experts on Twitter @UN_SPExperts.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Bảy 20249:16 CH(Xem: 3047)
Trong số đó là bốn nước cộng sản, Trung Quốc, tiếc thay bây giờ bao gồm Hong Kong; Việt Nam; Lào; Bắc Hàn; cộng thêm chế độ độc tài quân sự nắm quyền từ cuộc đảo chính năm 2011 ở Miến Điện. Tại các quốc gia này, quyền tự do tôn giáo đã bị đàn áp nặng nề từ nhiều năm nay.” Bản thân ông Benedict Rogers, vì viết báo, vì hoạt động nhân quyền, vì lên tiếng tố cáo các hành vi chà đạp tự do, cho biết mình từng hai lần bị trục xuất khỏi Miến Điện, từng bị cấm nhập cảnh vào Hong Kong, từng bị dọa tù, và bị nêu tên trong phiên tòa xử nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Anh (tức Jimmy Lai).
26 Tháng Bảy 20247:54 CH(Xem: 1279)
Bộ Thương mại Mỹ đã xác định Việt Nam không có nền kinh tế thị trường từ năm 2002. Tuy nhiên, theo bức thư của các Thượng nghị sĩ Mỹ, từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã không tận dụng cơ hội để cải cách mà thay vào đó lại thắt chặt hơn việc kiểm soát thị trường. Ví dụ điển hình là Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào ngày 13/7/2023 với nội dung “bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”.
25 Tháng Bảy 20248:26 CH(Xem: 2374)
“Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay niềm tin qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phượng, và nghi lễ, riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.” Cựu Đại sứ Sam Brownback cho rằng quyền tự do tôn giáo hay niềm tin là “quyền gần sát nhất với tâm hồn (closest to the soul)”, nhưng lại là “quyền con người bị lạm dụng và bỏ quên nhiều nhất.” Đây là “một quyền bị các nước độc tài xem thường.”
22 Tháng Bảy 20249:42 CH(Xem: 2135)
Các phiên tòa hình sự xét xử vụ án dẫn độ một nhà hoạt động tự do tôn giáo và người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan sẽ được diễn ra vào đầu tháng 8. Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập nhóm Bảo vệ Công lý cho người Thượng, đã trốn sang Thái Lan vào năm 2018 và được UNHCR cấp quy chế tị nạn, nhưng bị kết án vắng mặt tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2024 với cáo buộc rằng ông có liên quan đến việc tổ chức các cuộc bạo loạn chống chính quyền ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6 năm ngoái. Vào ngày 11 tháng 6, ông Bdap đã bị cảnh sát nhập cư của Thái Lan bắt giữ, một ngày sau khi ông gặp các quan chức Đại sứ quán Canada để xin...
18 Tháng Bảy 20248:54 CH(Xem: 2798)
Quốc tang mặc mẹ Quốc tang. Cộng sản sụp đổ sẽ còn vui hơn. Trọng lú nó chết thì sao?. Thằng nào thay thế cũng đều như nhau. Chúng ta đoàn kết mau mau. Cùng nhau tranh đấu xoá tan độc tài.
18 Tháng Bảy 20248:53 CH(Xem: 3979)
Video đưa ra một số ví dụ về đàn áp tôn giáo ở châu Á – Thái Bình Dương: Indonesia sử dụng luật báng bổ sung để vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số; luật pháp Malaysia chỉ công nhận Hồi giáo Sunni, không công nhận các nhánh khác của đạo Hồi; Bắc Hàn “là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới cho người Thiên Chúa giáo”; nhà nước cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam “chà đạp, giới hạn, và kiểm soát tôn giáo bằng mọi giá”; người Hồi giáo, Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), và Rohingya là nạn nhân diệt chủng ở Trung Quốc và Miến Điện, vv
18 Tháng Bảy 20248:51 CH(Xem: 1506)
Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đã không được tốt trong một thời gian dài. Nên điều này không có gì mới. Ông ấy đã không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng kể từ cuối năm 2023 và nhiều nhân vật quan trọng phải thay thế cho ông ta. Và gần đây nhất là việc Chủ tịch nước Tô Lâm lên nắm trách nhiệm thay ông ta. Theo điều lệ của Đảng, Thường trực Ban Bí thư – tướng Lương Cường – phải là người nắm quyền thay Tổng bí thư khi TBT không thể thực hiện nhiệm vụ.
17 Tháng Bảy 20247:24 CH(Xem: 1609)
Tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với những vùng biển ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Hôm 21/6 vừa qua, Việt Nam lên tiếng lặp lại khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Philippines trước đó vào ngày 14/6 đệ trình hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng lên CLCS. Hà Nội yêu cầu Manila tôn trọng các quyền lợi của Việt Nam trên biển khi thực hiện động thái đệ trình hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng như thế...
15 Tháng Bảy 20249:13 CH(Xem: 2639)
Nói với Đại Sứ Cindy Dyer, người đứng đầu văn phòng chống buôn người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, DB Smith đã xác định: “Ngày 24 tháng 6 bản tin Reuters, mà tôi biết rằng bà đã đọc, đặt ra những dấu hỏi về độ chính xác và trung thực của các thông tin do Hà Nội cung cấp. Bà biết rằng, khi mà một chính phủ được biết đến là có hàng loạt vi phạm trong nhiều lĩnh vực thì phải giữ thái độ hoài nghi kể kể khi đón nhận các số từ họ.” DB Smith kêu gọi Bộ Ngoại Giao lắng nghe các tổ chức xã hội dân sự có uy tín với thông tin chính xác hơn. DB Smith nêu BPSOS như một sơ đồ tổ hợp.
15 Tháng Bảy 20249:10 CH(Xem: 4416)
Bà Bergman nói với các phóng viên bên ngoài tòa án, rằng toà không cho giới truyền thông tham gia vì tính chất an ninh quốc gia của phiên tòa, nhưng lại cho phép sự có mặt của một số quan chức cộng sản Việt Nam. “Chúng tôi không có thời gian để chuẩn bị bảo vệ cho trường hợp này ngày hôm nay, một vụ án mang động cơ chính trị,” phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Bangkok ghi lại lời của luật sư trước trụ sở toà án. " Ông ấy, một người thuộc sắc tộc thiểu số, đã bị tra tấn và sợ hãi nếu bị đưa trở lại (Việt Nam- PV). Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó ở góc nhìn khác của câu chuyện," vị luật sư khẳng định...
31 Tháng Mười 2024
Xin thưa, cái gì người cộng sản chúng nó cũng ngu thế nhưng cái ma giáo, điếm đàng, của chúng lại xuất sắc hơn nhân loại. Chúng không bao giờ chia sẻ quyền lực cho bất kỳ thế lực nào vì điều đó không khác gì đá đổ nồi cơm mình đang ăn, cho nên lời nói của Tô Lâm cũng giống Nguyễn Tấn Dũng năm nào khi lên tiếng ủng hộ Luật Biểu Tình, của Nguyễn Minh Triết tại Cuba...; tất cả bọn chúng chỉ nói cho sướng cái mồm, cho ra vẻ, còn nền chính trị độc tài, độc đảng của VN thì sẽ không bao giờ thay đổi!.
31 Tháng Mười 2024
Đó là sự lựa chọn về việc liệu chúng ta có một đất nước có nền tảng là tự do cho tất cả người Mỹ hay bị cai trị bởi sự hỗn loạn và chia rẽ.” Bà vẽ nhanh một bức tranh tổng thể về sự nguy hiểm của Donald Trump với nước Mỹ bằng cách nhắc lại chuyện gì đã xảy ra ngay tại nơi này, vào ngày 6 Tháng Giêng bốn năm trước. “Donald Trump đã dành cả thập kỷ để cố gắng giữ chặt người dân Mỹ trong chia rẽ và sợ hãi lẫn nhau. Đó là con người của ông ta. Nhưng nước Mỹ, tối nay, tôi đến đây để nói rằng đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta.”
31 Tháng Mười 2024
Chứ nếu các mục tiêu đó đạt được thì cuộc nổi dậy Cướp Chính quyền để "Cứu lấy nước Mỹ" của Trump coi như thành công và số phận của ngôi đền Điện Capitol sẽ giống như Armetis cổ đại. Và Trump sẽ biến nước Mỹ thành Nhà nước chuyên chế độc tài gia đình trị.Cả thế giới rung chuyển và lên án cuộc nổi dậy "đốt đền" của Trump,mặc dù cuộc phóng hoả,cài bom vào ngôi đền Dân chủ Điện Capitol bất thành nhưng ko vì thế mà lịch sử nước Mỹ và thế giới không xếp Trump vào top những kẻ "đốt đền vĩ đại" nhất của nhân loại như Herostratus và Osama bin Laden...
30 Tháng Mười 2024
Theo USCIRF: “Công an địa phương đã ngăn cản các cuộc tụ tập, đe dọa và trong một số trường hợp còn đánh đập người tổ chức buổi tụ tập và những người tham gia. Công an địa phương đã cấm tín đồ của Dương Văn Mình sử dụng các vật dụng mang tính biểu tượng của nhóm (bao gồm thánh giá) trong đám tang hoặc để trang trí bàn thờ tại nơi sinh sống của họ”. USCIRF nêu bằng chứng: “Ngày 5 tháng 4, chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã xông vào nhà riêng của 31 hộ gia đình là tín đồ của Dương Văn Mình, đập phá bàn thờ, tịch thu những đồ bị cấm, và dùng bạo lực ép buộc họ ký hoặc để lại dấu tay...
28 Tháng Mười 2024
Trái ngược với George W Bush, phó tổng thống của ông, Dick Cheney đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho bà Kamala Harris. Ông có lời tuyên bố nổi tiếng về cuộc bầu cử 2024: “Trong lịch sử 248 năm của Hoa Kỳ, chưa từng có một cá nhân nào là mối đe dọa lớn hơn đối với nền Cộng Hòa của chúng ta hơn Donald Trump. Ông ta đã cố gắng tước đoạt kết quả cuộc bầu cử 2020 bằng cách dùng những lời nói dối và bạo lực để nắm giữ quyền lực, sau khi cử tri đã từ chối ông ta. Ông ta không bao giờ có thể được tin tưởng để giao phó quyền lực nữa.”
25 Tháng Mười 2024
Tháng 3/2024, ông Võ Văn Thưởng bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Tháng 4/2024, tới lượt ông Vương Đình Huệ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Quốc hội. Sáu tuần sau (16/5/2024), bà Trương Thị Mai chia sẻ số phận của ông Thưởng, ông Huệ và thôi làm Thường trực Ban Bí thư. Đến thời điểm đó, nhân số Bộ Chính trị chỉ còn 12/18 vì trước đó đã có ba người khác bị loại khỏi Bộ Chính trị (Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc).
21 Tháng Mười 2024
Với lịch sử nước Mỹ đã dính dáng đến VN trong đó cả hai nền Cộng Hòa và chính phủ Lon Nol của CPC bên cạnh cũng cùng chung số phận khi Mỹ cắt viện trợ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn khi khối cs Bắc Việt và quân Khmer Đỏ lại được sự tài trợ dồi dào của TQ và khối csQT. Do đó hành động đu giây của giới lãnh đạo csVN gần đây chỉ là tìm kiếm thuận lợi về để nuôi sống băng đảng của mình. Còn việc ngả theo trục phương Tây là chuyện không bao giờ xảy ra, bởi vì người cộng sản VN thừa biết chính sách của Mỹ tùy theo từng đời tổng thống, mà mỗi đời tổng thống chỉ có một nhiệm kỳ 4 năm, nhiều lắm là 2 nhiệm kỳ...
18 Tháng Mười 2024
Châu Á phải biết rằng mối đe dọa cơ bản của Trump đối với nền dân chủ Hoa Kỳ là có thật. Điều này quan trọng đối với châu Á, nơi mà đối với nhiều chính phủ, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia không thể thiếu. Nhìn từ góc nhìn cách xa 10.000 km, nơi chính quyền Biden đã phải mất 4 năm để xây dựng lại cấu trúc ngoại giao phức tạp mà Trump và hai bộ trưởng ngoại giao kém năng lực của ông đã hủy hoại khi ông còn ở Nhà Trắng. Ý tưởng rằng Trump có thể trở lại làm tổng thống dường như không thể hiểu nổi khi ông đang quậy phá uy tín của các cơ quan dân chủ.
16 Tháng Mười 2024
Chủ nghĩa cộng sản ngày nay đã phai tàn trên toàn thế giới, khối csQT hùng mạng trong thế kỷ 20 đã sụp đổ hoàn toàn, từ Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức…; tất cả đã chuyển màu đi theo chủ nghĩa tư bản, xây dựng đất nước thành những quốc gia dân chủ (và ngụy dân chủ), chỉ còn vài nước ‘kiên cường’ bám trụ trong đó của TQ, Cuba, Bắc Hàn và VN, riêng Venezuela từ một quốc gia dầu mỏ giàu có đã mau chóng lụn bại khi Tổng Thống Hugo Chavez hoang tưởng về con đường XHCN dẫn đến đất nước rối loạn, đói nghèo. Bắc Hàn cũng không khá gì hơn, người dân của họ cũng không khác gì miền Bắc Việt Nam thời tiền cộng sản...
10 Tháng Mười 2024
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thường được Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đề ra và thêm nữa đã được đưa vào Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Văn bản này viết rằng “tùy diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp ....với các quốc gia khác.” Quan trọng hơn, chính sách ngoại giao không liên minh, liên kết của Việt Nam đã tỏ ra rất hữu ích cho quốc gia này và các nhà lãnh đạo Việt Nam là các bậc thầy về nghệ thuật giữ thế cân bằng 'đu dây'.