EU quan ngại Việt Nam bắt giữ và kết án người bảo vệ nhân quyền

09 Tháng Bảy 20249:20 CH(Xem: 5077)
  • Tác giả :

   EU quan ngại Việt Nam bắt giữ và kết án người bảo vệ nhân quyền


images (4)                                                          Hình Internet - QĐB biên tập.






VOA





Liên minh châu Âu nói họ quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và những nhà vận động môi trường của Việt Nam và sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền của quốc gia Đông Nam Á trong khi phải tiếp tục hợp tác với các quan chức nước này.

Một người phát ngôn của EU cho VOA biết như vậy khi trả lời yêu cầu bình luận về lời kêu gọi của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra ngay trước khi EU và Việt Nam tổ chức Đối thoại Nhân quyền hôm 4/7, trong đó tổ chức có trụ sở ở Mỹ thúc giục liên minh “cân nhắc lại” cuộc đối thoại và áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để đối phó với tình trạng đàn áp ngày một gia tăng của chính quyền Hà Nội.

EU và Việt Nam tổ chức cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 12 hôm 4/7 ở Brussels của Bỉ.

Theo sau HRW, một tổ chức nhân quyền quốc tế khác, Article 19, cùng một số tổ chức và xã hội dân sự hôm 4/7 đưa ra lời kêu gọi đối với EU để thúc giục chính quyền Việt Nam bãi bỏ các luật lệ và quy định mang tính đàn áp cũng như việc truy tố và quấy rối các nhà báo, nhà hoạt động và những người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Trong bức thư chung do Article 19 công bố, 8 tổ chức và cá nhân – gồm cả nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quang A của Diễn đàn Xã hội Dân sự, giám đốc điều hành Sáng kiến Pháp lý (LIV) cho Việt Nam Trần Quỳnh Vi, và Mạng lưới Nhân quyền châu Á (ADN) – nêu quan ngại rằng Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền con người và vi phạm các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền quốc tế.

Cả HRW, Article 19 cùng các tổ chức xã hội dân sự đều kêu gọi EU gây áp lực lên chính phủ Hà Nội để lật ngược các bản án hình sự đối với những nhà báo và nhà hoạt động danh tiếng cũng như chấm dứt mọi hành vi nhằm đàn áp quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

“Chúng tôi chia sẻ những quan ngại của xã hội dân sự về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ bắt giữ và kết án những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và nhà vận động môi trường vì cáo buộc tội chống nhà nước hoặc trốn thuế,” người phát ngôn của EU nói với VOA qua email. “EU liên tục kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị giam giữ và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho mọi cá nhân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận của VOA về tuyên bố vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong lời kêu gọi của HRW gửi tới EU. Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc của HRW và các tổ chức quốc tế khác về hồ sơ nhân quyền yếu kém của họ.

Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) gần đây đưa ra đánh giá trong báo cáo các chỉ số nhân quyền 2024 rằng người dân Việt Nam “không an toàn” trước nhà nước trong khi các quyền tự do dân sự và chính trị đang “ngày càng xấu đi.”

HRW nói Việt Nam hiện đang giam giữ 160 người vì lên tiếng phê phán chính quyền nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nhiều lần nói rằng chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị giam giữ ở Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nhân quyền ở Việt Nam và làm việc với tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình,” người phát ngôn của EU cho biết, và nói rằng EU cũng đang hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ ở địa phương thông qua các chương trình hợp tác phát triển để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.

Trong lời kêu gọi đưa ra hôm 3/7, HRW nói rằng một số vi phạm chính của chính quyền Việt Nam có liên quan tới Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam và kêu gọi Liên minh châu Âu cân nhắc các công cụ hữu hiệu hơn, như trừng phạt các lãnh đạo nhà nước, để buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm về đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống.

Trong khi đó, 8 tổ chức nhân quyền và dân sự, trong bức thư chung đưa ra hôm 4/7, kêu gọi EU tiếp tục hỗ trợ các tổ chức dân sự tại Việt Nam đồng thời khuyến khích các công ty công nghệ hoạt động tại đây “áp dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ quyền tự do biểu đạt.”

“Bất chấp những lo ngại,” người phát ngôn của EU nói, “chúng tôi tin rằng EU phải tiếp tục hợp tác với chính quyền [Việt Nam] và trên thực địa. Cơ hội sẵn có tiếp theo là Đối thoại Nhân quyền.”

Cả EU và Việt Nam đều chưa công bố thông tin về kết quả hay chi tiết của các cuộc thảo luận tại Đối thoại Nhân quyền hôm 4/7.

Sau cuộc Đối thoại Nhân quyền vào tháng 6 năm ngoái, EU và Việt Nam đưa ra thông cáo chung, trong đó “hai bên cam kết cải thiện hơn nữa việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị” và “EU đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận và lập hội.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 20248:54 CH(Xem: 2589)
Quốc tang mặc mẹ Quốc tang. Cộng sản sụp đổ sẽ còn vui hơn. Trọng lú nó chết thì sao?. Thằng nào thay thế cũng đều như nhau. Chúng ta đoàn kết mau mau. Cùng nhau tranh đấu xoá tan độc tài.
18 Tháng Bảy 20248:53 CH(Xem: 3566)
Video đưa ra một số ví dụ về đàn áp tôn giáo ở châu Á – Thái Bình Dương: Indonesia sử dụng luật báng bổ sung để vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số; luật pháp Malaysia chỉ công nhận Hồi giáo Sunni, không công nhận các nhánh khác của đạo Hồi; Bắc Hàn “là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới cho người Thiên Chúa giáo”; nhà nước cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam “chà đạp, giới hạn, và kiểm soát tôn giáo bằng mọi giá”; người Hồi giáo, Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), và Rohingya là nạn nhân diệt chủng ở Trung Quốc và Miến Điện, vv
18 Tháng Bảy 20248:51 CH(Xem: 1416)
Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đã không được tốt trong một thời gian dài. Nên điều này không có gì mới. Ông ấy đã không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng kể từ cuối năm 2023 và nhiều nhân vật quan trọng phải thay thế cho ông ta. Và gần đây nhất là việc Chủ tịch nước Tô Lâm lên nắm trách nhiệm thay ông ta. Theo điều lệ của Đảng, Thường trực Ban Bí thư – tướng Lương Cường – phải là người nắm quyền thay Tổng bí thư khi TBT không thể thực hiện nhiệm vụ.
17 Tháng Bảy 20247:24 CH(Xem: 1517)
Tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với những vùng biển ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Hôm 21/6 vừa qua, Việt Nam lên tiếng lặp lại khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Philippines trước đó vào ngày 14/6 đệ trình hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng lên CLCS. Hà Nội yêu cầu Manila tôn trọng các quyền lợi của Việt Nam trên biển khi thực hiện động thái đệ trình hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng như thế...
15 Tháng Bảy 20249:13 CH(Xem: 2327)
Nói với Đại Sứ Cindy Dyer, người đứng đầu văn phòng chống buôn người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, DB Smith đã xác định: “Ngày 24 tháng 6 bản tin Reuters, mà tôi biết rằng bà đã đọc, đặt ra những dấu hỏi về độ chính xác và trung thực của các thông tin do Hà Nội cung cấp. Bà biết rằng, khi mà một chính phủ được biết đến là có hàng loạt vi phạm trong nhiều lĩnh vực thì phải giữ thái độ hoài nghi kể kể khi đón nhận các số từ họ.” DB Smith kêu gọi Bộ Ngoại Giao lắng nghe các tổ chức xã hội dân sự có uy tín với thông tin chính xác hơn. DB Smith nêu BPSOS như một sơ đồ tổ hợp.
15 Tháng Bảy 20249:10 CH(Xem: 3684)
Bà Bergman nói với các phóng viên bên ngoài tòa án, rằng toà không cho giới truyền thông tham gia vì tính chất an ninh quốc gia của phiên tòa, nhưng lại cho phép sự có mặt của một số quan chức cộng sản Việt Nam. “Chúng tôi không có thời gian để chuẩn bị bảo vệ cho trường hợp này ngày hôm nay, một vụ án mang động cơ chính trị,” phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Bangkok ghi lại lời của luật sư trước trụ sở toà án. " Ông ấy, một người thuộc sắc tộc thiểu số, đã bị tra tấn và sợ hãi nếu bị đưa trở lại (Việt Nam- PV). Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó ở góc nhìn khác của câu chuyện," vị luật sư khẳng định...
13 Tháng Bảy 20245:11 CH(Xem: 1648)
Hôm nay Thứ Bảy ngày 13/07/2024 cựu Tổng Thống D. Trump đã bị ám sát trong khi đi vận động tranh cử tại tiểu bang Pennsylvania. Thông tin từ Truyền Thông Hoa Kỳ cho biết hiện ông Trump vẫn an toàn, tuy nhiên hình ảnh trên video clip cho thấy ông ta có máu trên mặt và tai. Trong khi được cận vệ đưa ra xe Trump vẫn vung cao nắm đấm và hô khẩu hiệu trong khi đám đông ủng hộ hô vang U.S.A nhiều lần. Theo tin chưa kiểm chứng thì sát thủ bắn D. Trump đã bị giết chết.
12 Tháng Bảy 20247:24 CH(Xem: 1942)
Tại buổi điều trần ngày 9/7/2024, Dân biểu Chris Smith nhắc tới các đường dây lừa đảo ở Miến Điện, Lào, và Campuchia, và nói “Các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, và Việt Nam làm rất ít để chống nạn buôn người tràn lan trong và qua biên giới của họ.” Ông nói mình đã thúc đẩy việc này nhiều năm nay, đã tới Việt Nam nhiều lần, đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền và nạn nhân. “Việt Nam không có lý do xác đáng để được nâng cấp từ Danh sách Theo dõi Hạng 2 lên Hạng 2. Chúng ta không thể khen thưởng Đảng Cộng sản Việt Nam vì nhiều lần đánh lừa Hoa Kỳ về những nỗ lực yếu kém của họ trong việc chống buôn người.”
12 Tháng Bảy 20246:35 CH(Xem: 1682)
Hôm 11/7, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga "khẩn trương rút quân đội và các nhân viên trái phép khác" khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine và trả lại cho chính quyền Ukraine toàn quyền kiểm soát. Theo hãng tin Reuter, Đại hội đồng gồm 193 thành viên đã thông qua nghị quyết với 99 phiếu thuận, chín phiếu chống và 60 phiếu trắng, trong đó có phiếu trắng của Việt Nam và Trung Quốc. Chín phiếu chống thuộc về các nước: Nga, Cuba, Belarus, Burundi, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria.
11 Tháng Bảy 20248:13 CH(Xem: 5871)
Dân biểu Steel viết trong thông cáo báo chí đăng tải ngày 10/7: “Hành động có thể của Thái Lan nhằm dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam sẽ vi phạm các cam kết nhân quyền mà Thái Lan đã đưa ra với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Đồng ý với yêu cầu dẫn độ bất hợp pháp này không chỉ trừng phạt một nhà hoạt động dũng cảm mà còn tạo ra sự bất ổn cho hơn 2.000 người tị nạn Việt Nam hiện đang ở Thái Lan." Nữ Dân biểu này tin rằng điều quan trọng là Chính phủ Hoàng gia Thái Lan hợp tác chặt chẽ với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và Văn phòng Tị nạn và Di cư...
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!