Mỹ vào Trường Sa: Hà Nội phản ứng cầm chừng

30 Tháng Mười 201511:44 SA(Xem: 11146)
  • Tác giả :

Mỹ vào Trường Sa: Hà Nội phản ứng cầm chừng
E208935C-2337-491D-83FE-BF0935030874_w640_r1_s

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Chậm chạp và thận trọng

Việt Nam phản ứng khá chậm và thận trọng sau sự kiện ngày 27/10 khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ tuần tra xuyên qua vùng 12 hải lý, tương đương 22 km xung quanh đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.

2 ngày sau khi sự kiện xảy ra, sáng 29/10 Bộ Ngoại giao Việt Nam mới có tuyên bố chính thức một cách thận trọng. Trong 48 giờ đó truyền thông báo chí chính thức được vận dụng hết công suất, đưa nhiều tin bài về phản ứng của nhiều quốc gia khác, ngoại trừ của Hà Nội.

Hành động của Mỹ trong thực tế đó góp phần làm vô hiệu hoá cái yêu sách vô lý của Trung Quốc trong việc mà như chúng ta đã biết là các thực thể mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988.
-TS Trần Công Trục

Hầu hết các báo điện tử ở Việt Nam, trong đó có VnExpress, Vietnam Net, Thanh Niên, Một Thế Giới đã ngay lập tức tải lên mạng tuyên bố của ông Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao. Chúng tôi ghi nhận nguyên văn:

Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển.”

“Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Thật ra tuyên bố ngày 29/10/2015 của Bộ Ngoại giao Việt nam cũng chỉ lập lại những gì phát ngôn nhân Lê Hải Bình đã nói hôm 15/10/2015, sau khi Hoa Kỳ bắn tiếng sẽ tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên vùng biển Trường Sa.

Quan điểm của Việt Nam được xem là thận trọng dùng ngôn từ ngoại giao với nhiều hàm ý không dễ hiểu đối với đại chúng bình dân. Thay vì ủng hộ hoan nghênh thì Việt Nam chỉ bày tỏ tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông. Như vậy cần có sự diễn giải rõ hơn, là những đảo nhân tạo được trung quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa về mặt luật pháp quốc tế không được nhìn nhận về chủ quyền. Chiến hạm Mỹ có quyền đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh đảo.

Một công trình Trung Quốc xây dựng trên đá Subi ở Trường Sa trước đây. AFP PHOTO.

Ngay sau sự kiện 27/10, tàu khu trục Hoa Kỳ USS Lassen thực hiện tự do hàng hải đi xuyên qua vùng 12 hải lý quanh đá Subi, trả lời Mặc Lâm Đài RFA, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

“Hành động của Mỹ trong thực tế đó góp phần làm vô hiệu hoá cái yêu sách vô lý của Trung Quốc trong việc mà như chúng ta đã biết là các thực thể mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988. Sau đó họ bồi lấp và xây dựng biến những bãi cạn này thành đảo nhân tạo và họ muốn áp đặt yêu sách rằng các bãi cạn, đảo nhân tạo mà có công trình trong đó trở thành các đảo để họ tính vùng đặc quyền kinh tế. Cái yêu sách vô lý, đòi hỏi đó, tham vọng đó hoàn toàn đi ngược lại công ước. Bằng những hành động của mình, Mỹ đã vô hiệu hoá những yêu sách vô lý đó. Cái đó về mặt luật pháp thì tôi cho rằng là một hành động rất tích cực. Và với tư cách là người làm luật, nghiên cứu luật biển, tôi cho rằng chúng ta nên ủng hộ và hoan nghênh những động thái đó của Hoa Kỳ.”

TQ sẽ không dừng xây dựng phi pháp trên các bãi đá?

Được biết đá Subi nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đá Subi là rạn san hô bị Trung Quốc chiếm đóng 1988 cùng thời gian hải quân Trung Quốc tấn công và chiếm đóng đá Gạc Ma của Việt Nam. Hồi đầu tháng 9/2015, hình ảnh vệ tinh do Hoa Kỳ công bố cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp và san nền và có khả năng thiết lập đường băng cất hạ cánh dài hơn 3.000 mét.

Một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tuyên bố chính thức về sự kiện đá Subi, hôm 28/10/2015 ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã trả lời phỏng vấn của VnExpress. Về những lo ngại xung đột quân sự ở Biển Đông, Tờ báo điện tử trích lời Đại sứ Osius hàm ý, Mỹ tuần tra để ngăn xung đột ở Biển Đông.Việc Washington sẽ điều thêm các tàu tuần tra ở quanh các đá ở Trường Sa là nhằm kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.

Vẫn theo VnExpress, Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, việc tàu Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đá ở Trường Sa không phải là việc khác thường. Washington  đã từng điều tàu đến khu vực trước đây và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Mục đích là bảo đảm các vùng biển quốc tế an toàn cho tàu thuyền qua lại, tuân theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Chính nhờ sự hoạt động của Mỹ như vậy mới ngăn chặn bớt sự hung hăng của Trung Quốc đi, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai nó sẽ tạo cho các nước Đông nam á thấy rằng Mỹ có trách nhiệm với thế giới và khu vực và họ thấy rằng Mỹ không bỏ Đông Nam Á và Châu Á Thái bình dương.
-Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm

Cùng về vấn đề liên quan, Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam phát biểu với Đài ACTD:

“Khi Trung Quốc hung hăng biến 7 bãi đá ngầm thành ra đảo nhân tạo lớn và sau khi bị thế giới phản đối thì họ tuyên bố là không quân sự hóa, vậy thì việc Mỹ duy trì việc cho tàu tuần tra để quan sát tình hình thì tôi nghĩ rằng cũng là chuyện bình thường. Chính nhờ sự hoạt động của Mỹ như vậy mới ngăn chặn bớt sự hung hăng của Trung Quốc đi, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai nó sẽ tạo cho các nước Đông nam á thấy rằng Mỹ có trách nhiệm với thế giới và khu vực và họ thấy rằng Mỹ không bỏ Đông Nam Á và Châu Á Thái bình dương và đường lối của họ cũng sẽ ổn định lại.”

Báo mạng Một Thế Giới ngày 29/10/2015 trích lời Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, đại biểu Quốc hội khóa 13 phát biểu tại hành lang Quốc hội là Mỹ đưa tàu tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp là vì chính quyền lợi của nước Mỹ. Vẫn theo lời tướng Rinh, Mỹ thực hiện việc tuần tra ở Trường Sa để chứng minh rằng Mỹ có quyền hoạt động tại đó chứ không phải vì Việt Nam cũng như là vì việc lên án Trung Quốc. Mỹ đưa tàu vào là vì quyền lợi của Mỹ.

Theo tin ghi nhận, phản ứng của Trung Quốc về vụ tàu Hoa Kỳ tuần tra đá Subi được cho là không mạnh mẽ như những gì Trung Quốc thường tuyên truyền về tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Ngoài những phản ứng về  mặt ngoại giao, Trung Quốc đã không có hành động nào ngăn cản đường đi của Khu trục hạm USS Lassen tới các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa. Thực tế Trung Quốc điều tàu khu trục Lan Châu có trang bị tên lửa, một trong những tàu tối tân nhất và có hỏa lực mạnh nhất của mình để bám đuôi tàu khu trục Lassen. Hoạt động của tàu khu trục Lan Châu mang tính cách theo dõi chứ không nghênh cản. Thông tin không ghi nhận về việc lực lượng đồn trú trên đá Subi phát tín hiệu cảnh báo tàu Lassen hay các máy bay trinh sát hộ tống.

VnExpress ngày 29/10/2015 trích lời TS Trần Trường Thủy, Viện Biển Đông, Học viện ngoại giao Việt Nam nhận định rằng, Biển Đông vốn là vấn đề gai góc trong quan hệ Trung – Mỹ, nay có thêm yếu tố mới là tranh cãi về tàu chiến đi gần các thực thể. Hệ quả của việc Mỹ điều tàu tuấn tra đối với Trung Quốc chưa rõ ràng. TS Trần Trường Thủy nhấn mạnh là sau sự kiện Mỹ tuần tra đá Subi, Bắc Kinh sẽ không vì thế mà dừng hoạt động xây dựng phi pháp trên các bãi đá.

Vẫn theo VnExpress, TS Trần Trường Thủy đề cập tới những điểm tích cực trong sự kiện đá Subi 27/10/2015. Theo đó các hoạt động tuần tra và khẳng định tự do hàng hải này sẽ khiến Trung Quốc phải điều chỉnh các tuyên bố và yêu sách cho phù hợp với Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Như thế, TS Trần Trường Thủy tiên đoán là Trung Quốc sẽ phải căn cứ theo luật khi đưa ra các tuyên bố ở Biển Đông thời gian tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Giêng 20245:25 CH(Xem: 2996)
HĐLTVN là một tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, gồm các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác nhau ở trong nước như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý... Tổ chức này không được Nhà nước công nhận. Trong kháng thư, HĐLTVN đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc có các biện pháp chế tài Nhà nước Việt Nam về những vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống về nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổ chức này thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)...
01 Tháng Giêng 20247:41 CH(Xem: 5388)
Chị đã hỏi công an khu vực thì người này đưa chìa khoá nhà cho chị, nói là anh Bách gửi lại. Công an cũng trả lời miệng với chị rằng anh Bách được “mời” đi làm việc tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-CA Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chị Liễu đến địa chỉ này hỏi thì được trực ban trả lời là “cơ quan đang nghỉ lễ “, không làm việc. Chị Liễu lại gọi về cho công an khu vực và sau nhiều lần gạn hỏi, viên công an này buộc phải trả lời chị rằng “hôm đó” chỉ có lệnh khám xét chứ không có lệnh khởi tố bắt bớ gì cả. Không có lệnh khởi tố vụ án hay lệnh khởi tố bị can, không có lệnh bắt tạm giam mà ba ngày nay không được thả....
27 Tháng Mười Hai 20236:46 CH(Xem: 4062)
một phái đoàn của nhà cầm quyền cs huyện Chợ Mới do Trung Tá Trung, trưởng ca xã Long Giang dẫn đầu gồm 12 người đã đến trụ sở tạm thời của Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý gặp bà tám Hiền (vợ của ông Nguyễn Văn Vinh chủ nhà, đã mất) và con út là Út Lẹ để cho biết quyết định của nhà cầm quyền là nam nay dứt khoát không cho tổ chức Đại Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tại địa điểm này, không cho treo cờ,băng rôn, dựng lễ đài và cấm người lạ đến. Chú Lẹ nói phần đất này trước đây do cha tôi hiến tặng cho Giáo Hội để làm lễ, nếu mấy ông muốn cấm thì cho tôi văn bản để tôi trình cho Giáo Hội...
17 Tháng Mười Hai 202312:29 SA(Xem: 3591)
Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới. Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.
15 Tháng Mười Hai 20239:43 CH(Xem: 1864)
“Bộ Ngoại giao Đài Loan nhắc lại rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đều không phụ thuộc vào nhau. Đây là sự thật được quốc tế công nhận và là hiện trạng. Những câu chuyện xuyên tạc về tình trạng chủ quyền của Đài Loan không thể thay đổi sự thật hay làm thay đổi hiện trạng này”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói.
07 Tháng Mười Hai 20238:12 CH(Xem: 2372)
Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội. Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình: “Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
21 Tháng Mười Một 20237:58 CH(Xem: 3421)
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối quyết định tạm dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Mạng Vietnam Finance loan tin ngày 21/11 dẫn nguồn từ Orsted Việt Nam về kế hoạch không nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các công tác khảo sát đánh giá tài nguyên biển cho Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam; cũng như sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên. Orsted sẽ không gia hạn biên bản ghi nhớ với đối tác Việt Nam.
17 Tháng Mười Một 20239:37 CH(Xem: 3855)
“Chúng tôi tổ chức biểu tình để phản đối sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng với tư cách là Chủ tịch nước và phái đoàn của họ bởi vì chính họ là những kẻ cầm quyền đã đưa dân tộc đến chỗ n ghèo nàn, lạc hậu và nền đạo đức bị suy đồi. Họ đã nhốt khoảng 243 nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ, đã đẩy những nhà đấu tranh kiên cường này đến chỗ suy sụp tinh thần, dân oan tìm kiếm câu trả lời của bên chính phủ cộng sản đã cướp đoạt đất đai, cũng như các hình thức tra tấn và bắt bớ người dân với những tội rất bất công.”
14 Tháng Mười Một 20239:21 CH(Xem: 4054)
Là người tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền, tất nhiên tôi rất mong muốn những bài viết của mình đến với bạn đọc trong nước. Nhưng: Tôi hoàn toàn không đồng ý cách sử dụng những bài viết của tôi hoặc các tác giả tranh đấu khác để đánh bóng tên tuổi (trường hợp các Youtuber) hoặc kiếm tiền, hoặc xin tài trợ. Bởi một lẽ bất hợp lý là chúng tôi tranh đấu, viết bài, trả phí trang tin nhưng hoạt động vô vụ lợi thì những ai sử dụng bài viết của tôi để kiếm tiền là một việc làm không lương thiện.
10 Tháng Mười Một 20238:55 CH(Xem: 5937)
Riêng Đài ĐLSN thì khi sử dụng trái phép bài viết của tôi đều không hề đăng nguồn từ đâu, do đó họ đã đánh lận con đen để khác giả của họ cứ ngỡ rằng những bài viết của tôi là viết cho họ. Đó là hành vi không lương thiện. Không phải cứ khoác cái danh xưng tranh đấu là có quyền tự tiện đánh cắp sản phẩm của người khác để kêu gọi quảng cáo, tài trợ, bởi vì chưa thành công mà đã như thế thì khi có chính quyền trong tay thì có lẽ họ sẽ xây dựng nên một đất nước vô pháp không thua kém gì cộng sản.
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...