Nghệ An: Hàng trăm CSCĐ bảo vệ phá đường dân sinh, bắt giữ năm người dân phản đối

13 Tháng Bảy 202210:48 CH(Xem: 8403)
  • Tác giả :

Nghệ An: Hàng trăm CSCĐ bảo vệ phá đường dân sinh,
bắt giữ năm người dân phản đối

image
Cảnh sát cơ động với khiên và dùi cui đàn áp người dân phản đối việc phá bỏ đường dân sinh ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hôm 13/7/2022 - Hình chụp màn hình video người dân quay tại hiện trường.




RFA




Có ít nhất năm người dân bị công an bắt giữ và một số người bị thương trong cuộc đối đầu giữa dân với cảnh sát cơ động sáng ngày 13/7/2022 tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Người dân địa phương chứng kiến vụ việc xác nhận tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do.

Một người chứng kiến vụ xô xát nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do với điều kiện ẩn danh qua tin nhắn như sau:

“Có khoảng 1.000 cảnh sát cơ động, công an mặc cảnh phục và thường phục trong khi số người dân tham gia phản đối khoảng vài ba trăm người. Có khoảng 10 người dân bị bắt và bị đánh đập, trong đó có một người cao tuổi và một phụ nữ bị công an vào tận nhà đánh đập nặng và bắt đi. Phía cảnh sát cũng có một người bị thương nhẹ.”

Theo thông tin từ người dân địa phương, chính quyền tỉnh Nghệ An điều động công an, trong đó có cảnh sát cơ động và nhiều người mặc thường phục, vào khu vực xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc để hỗ trợ việc phá bỏ con đường nối từ xóm Khánh Thiện đến đường N5.

Theo người dân, con đường dân sinh này đã tồn tại từ rất lâu nhưng bây giờ chính quyền muốn phá bỏ để giao đất cho khu công nghiệp, tuy nhiên không được người địa phương đồng ý.

Hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị dùi cui, khiên chắn sử dụng dây thép gai và khung thép chặn ngay đầu con đường này lại phục vụ cho việc phá dỡ.

Nhận được tin, hàng trăm người dân trong xã, chủ yếu là người ở giáo xứ Bình Thuận, kéo đến khu vực hàng rào dây thép gai và tìm cách gỡ bỏ hàng rào này để tiến đến khu vực phá đường.

Một giáo dân tên Nguyễn Văn Hiền của giáo xứ Bình Thuận nói với RFA:

Một giáo dân tên Nguyễn Văn Hiền của giáo xứ Bình Thuận nói:
“Hai bên giằng co nhau. Người dân mở rào chắn của cảnh sát để tiến đến chỗ đoạn đường đang bị phá. Công an dùng lựu đạn cay và người dân chạy toán loạn. Cảnh sát bắt mấy người dân và tôi không rõ hiện tại những người bị bắt ở đâu.”

Trong các đoạn video phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook của người dân địa phương, người dân dỡ bỏ hàng rào và hai bên xô đẩy nhau.  

Một cảnh sát cơ động bị người dân lôi đi và có đấm đá, ở chiều ngược lại nhiều người dân cũng bị cảnh sát tấn công và bắt giữ.

Cảnh sát cơ động bắn quả nổ nghiệp vụ, lựu đạn hơi cay và đẩy đuổi người dân đến giữa làng, một số người sử dụng bom xăng ném về phía lực lượng công an.

Linh mục Nguyễn Đình Thục, có quê ở giáo xứ Bình Thuận nhưng đang làm cha xứ của một giáo xứ gần đó, nói ông thấy rất nhiều cảnh sát trên đường ông về thăm nhà sau buổi lễ ban sáng. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do:

Bà con cho biết rằng khi được tin đường bị họ đóng, người dân đi lên để phản đối và bị cảnh sát cơ động cùng các loại cảnh sát mặc cảnh phục và dân sự đánh đập tàn nhẫn.

Cảnh sát sử dụng cả bom cay, bom khói và vũ khí sát thương nhẹ, có lẽ là súng bắn đạn giấy… sau đó cảnh sát cơ động kéo vào tận làng, vào tận nhà một số gia đình như ông Luật, anh Cảnh, ông Nam, và bà Bính để đánh đập dân.

Họ trèo cả lên gác để đánh đập người dân ở trên đó, cả người già 60-70 tuổi. Họ đánh đập rất là tàn ác và bắt đi năm người mà số phận những người bị bắt chưa rõ ràng.”

Ông nói công an và cảnh sát vẫn đóng quân ở trong khu vực xã nhiều giờ sau khi đã giải tán người phản đối.

Cảnh sát tịch thu hàng chục xe máy, xe điện và xe đạp của người dân tại hiện trường.

Cũng theo người dân thuật lại, có người địa phương bị thương nặng nhưng không ai đi được ra khỏi làng để tìm sự trợ giúp y tế vì toàn bộ khu vực bị công an phong toả.

Dẫn thông tin từ một lãnh đạo huyện Nghi Lộc, báo Giao Thông online trong ngày 13/7 cho biết, các lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An đang hoàn tất công tác phá dỡ đoạn đường dân sinh cũ chạy từ Quốc lộ 7C qua Khu Công nghiệp WHA vào xã Nghi Thuận, và trong quá trình bảo vệ việc phá dỡ đường, một số cảnh sát cơ động đã bị tấn công và bị thương bởi một số người quá khích.

Báo này cũng viết, lực lượng công an đã bắt giữ một số người dân vì đã tấn công làm bị thương lực lượng làm nhiệm vụ.

Để tìm hiểu thêm thông tin về vụ xô xát sáng ngày 13/7, phóng viên Đài Á Châu Tự Do đã gọi điện vào số di động của ông Đặng Thanh Tùng- Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An nhưng sau khi nghe phóng viên tự giới thiệu thì ông này dập máy.

Mọi cố gắng gọi điện cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Đức Trung và Phó Chủ tịch thường trực Lê Hồng Vinh và các cơ quan như UBND và Công an huyện Nghi Lộc đều không thành công.

Chúng tôi có gửi email cho UBND tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc cùng một số lãnh đạo địa phương nhưng không nhận được trả lời ngay lập tức.

Khu công nghiệp con đường dân sinh

Theo báo Nhà nước, đoạn đường mòn dân sinh dài khoảng 520m và rộng khoảng 3,5m nằm trong đồ án quy hoạch giai đoạn 1 của dự án Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 rộng 498 héc-ta, vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 và được thực hiện bởi một doanh nghiệp Thái Lan.

Chính quyền cho rằng, con đường mòn này chạy cắt ngang qua khu công nghiệp nên cần thiết phải dỡ bỏ để phục vụ kết nối đồng bộ giữa các lô đất xây dựng nhà máy và các lô đất xây dựng công trình thoát nước.

Cuối năm 2019, công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An tự bỏ kinh phí để xây dựng một con đường vòng để thay thế cho tuyến đường dân sinh nêu trên, có bề rộng mặt đường 6,5 mét, bằng bê tông cốt thép; lề đường mỗi bên rộng một mét; có đèn đường chiếu sáng; cây xanh.

Tuy nhiên, người dân không đồng ý với phương an này vì con đường dân sinh mà dân địa phương sử dụng hơn 100 năm qua, trải nhựa cứng rộng 3,5 mét, có chỗ rộng 9,5 mét và 11 mét.

Bây giờ, nếu đi đường của doanh nghiệp thì khi họ muốn lấy lại hay không cho đi nữa thì người dân cũng không thể làm gì được, và đó có thể là lý do để có thể lấy toàn bộ đất của giáo xứ Bình Thuận để mở rộng khu công nghiệp.

nghiloc2022b.jpeg
Bản đồ Khu công nghiệp WH, khu dân cư và các con đường xung quanh. Báo Nghệ An.

Theo linh mục Nguyễn Đình Thục, trong ngày 20/5 vừa qua, huyện Nghi Lộc tổ chức đối thoại với dân xã Nghi Thuận tại hội trường của Uỷ ban Nhân dân xã để hỏi ý kiến người dân về việc đóng tuyến đường từ đường N5 đến xóm Khánh Thiện.

Khoảng 20 người dân được hỏi ý kiến đều phản đối việc đóng đường dân sinh, vì nhiều lý do khác nhau.

Một trong những lý do mà người dân không đồng ý sử dụng con đường vòng thay thế là bởi con đường này xây dựng bởi khu công nghiệp.

Người dân cảm thấy không an toàn khi đi trên con đường này vì doanh nghiệp này rào đường bằng sắt thép rất cao, và doanh nghiệp này có thể đóng hay chặn con đường khi họ muốn.

Cũng trong cuộc họp này, bên phía chính quyền khẳng định đã hỏi ý kiến của người dân và nêu tên họ của một số người đã ký tên. Mặc dù vậy những người có tên phản đối, cho rằng họ chưa bao giờ được bàn về con đường và chấp thuận chuyển con đường dân sinh hàng trăm năm thành đất công ty.

Sau cuộc họp này, người dân địa phương không thấy chính quyền địa phương nói gì thêm trước khi điều cảnh sát về để cưỡng bức việc đóng con đường dân sinh ngày 13/7.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20239:37 CH(Xem: 4004)
“Chúng tôi tổ chức biểu tình để phản đối sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng với tư cách là Chủ tịch nước và phái đoàn của họ bởi vì chính họ là những kẻ cầm quyền đã đưa dân tộc đến chỗ n ghèo nàn, lạc hậu và nền đạo đức bị suy đồi. Họ đã nhốt khoảng 243 nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ, đã đẩy những nhà đấu tranh kiên cường này đến chỗ suy sụp tinh thần, dân oan tìm kiếm câu trả lời của bên chính phủ cộng sản đã cướp đoạt đất đai, cũng như các hình thức tra tấn và bắt bớ người dân với những tội rất bất công.”
14 Tháng Mười Một 20239:21 CH(Xem: 4188)
Là người tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền, tất nhiên tôi rất mong muốn những bài viết của mình đến với bạn đọc trong nước. Nhưng: Tôi hoàn toàn không đồng ý cách sử dụng những bài viết của tôi hoặc các tác giả tranh đấu khác để đánh bóng tên tuổi (trường hợp các Youtuber) hoặc kiếm tiền, hoặc xin tài trợ. Bởi một lẽ bất hợp lý là chúng tôi tranh đấu, viết bài, trả phí trang tin nhưng hoạt động vô vụ lợi thì những ai sử dụng bài viết của tôi để kiếm tiền là một việc làm không lương thiện.
10 Tháng Mười Một 20238:55 CH(Xem: 6059)
Riêng Đài ĐLSN thì khi sử dụng trái phép bài viết của tôi đều không hề đăng nguồn từ đâu, do đó họ đã đánh lận con đen để khác giả của họ cứ ngỡ rằng những bài viết của tôi là viết cho họ. Đó là hành vi không lương thiện. Không phải cứ khoác cái danh xưng tranh đấu là có quyền tự tiện đánh cắp sản phẩm của người khác để kêu gọi quảng cáo, tài trợ, bởi vì chưa thành công mà đã như thế thì khi có chính quyền trong tay thì có lẽ họ sẽ xây dựng nên một đất nước vô pháp không thua kém gì cộng sản.
13 Tháng Mười 20238:40 CH(Xem: 9851)
FIDH và VCHR từ Pháp đưa ra trong văn bản đệ trình mọi chi tiết về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ UPR hồi năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền; xử án công bằng và tư pháp; án tử hình; bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng); quyền tự do hội họp ôn hòa, quyền lập hội, và quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo. Tài liệu của PEN cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng, và tình trạng bắt giữ tùy tiện.
10 Tháng Mười 20239:00 CH(Xem: 7277)
Những người bị phía Việt Nam hack bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - Dân biểu Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Chris Murphy – thành viên của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch tiểu ban về Trung Đông. Ngoài ra còn có các chuyên gia về Châu Á tại các trung tâm tư vấn ở Washington bao gồm CSIS và các nhà báo của CNN bao gồm Jim Scuitoo cùng hai phóng viên thường trú ở Châu Á. Cuộc tấn công được thực hiện vào khi Mỹ và Việt Nam đang đàm phán nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước vừa ký kết thỏa thuận nâng cấp này nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam...
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 5588)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 8686)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 6135)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
06 Tháng Chín 20237:23 CH(Xem: 8708)
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ rằng những tuyên bố chủ quyền mờ rộng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ là nước công khai bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc công bố hôm 28/8; sau các nước gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Nepal cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng bản đồ ấn bản năm 2020. Ngay cả đại diện Nga ở Ấn Độ, ông Denis Alipov, cũng cho rằng cái gọi là “bản đồ chuẩn” của Trung Quốc không làm thay đổi gì trên thực tế.
28 Tháng Tám 20239:38 CH(Xem: 4595)
Vào tháng tư vừa qua, trong một cuộc gặp ở Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ song phương vào khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á nhằm chống lại một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán. Lúc đó, ông Antony Blinken bày tỏ hy vọng điều đó có thể xảy ra “trong những tuần và tháng tới”. Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm 2023 kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện và Washington nỗ lực nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội. Phía Việt Nam được nói tỏ ra thận trọng vì có nguy cơ khiến Trung Quốc và Nga nổi giận.
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!