Trung Quốc lại dùng lời “đường mật” với các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông

11 Tháng Mười Một 202110:44 CH(Xem: 3973)

Trung Quốc lại dùng lời “đường mật” với các quốc gia
có tranh chấp ở Biển Đông



5f1b8a0c-22b8-4db7-b468-44b8f55d4eafHình minh họa: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Athen, Hy Lạp hôm 27/10/2021-Reuters





RFA



Tại Hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải và Quản trị Đại dương Toàn cầu 2021 đã diễn ra hôm 9/11 theo hình thức trực tuyến tại thành phố Tam Á ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này cam kết hợp tác với các nước ở Biển Đông để mở rộng hợp tác hàng hải, bảo vệ các chuỗi cung ứng hàng hải toàn cầu và đối phó vấn đề biến đổi khí hậu để xây dựng Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.[1]

Phát biểu tại sự kiện thu hút khoảng 800 đại diện đến từ 30 quốc gia và khu vực, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng “chúng ta cần ủng hộ chủ nghĩa đa phương để cùng bảo vệ trật tự hàng hải. Những đại dương và lục địa không phải là trò chơi cạnh tranh có tổng bằng không”. Ông Vương Nghị tiếp tục nhấn mạnh:

Chúng ta cần cùng nhau thúc đẩy kết nối hàng hải và tự do thương mại để duy trì sự ổn định của vận tải biển và các chuỗi công nghiệp, đồng thời chúng ta cần phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên biển một cách có trật tự và cùng nhau làm việc để giải quyết những thách thức toàn cầu như tình trạng ấm lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc cho rằng không nên lợi dụng các đại dương như một công cụ để tìm kiếm quyền lực toàn cầu đơn phương và “chúng tôi phản đối việc các nước phô trương sức mạnh trên biển, hình thành các bè phái và xâm phạm những quyền lợi hợp pháp của các nước khác để duy trì sự bá chủ hàng hải.”[2]

Lời nói và hành động khác nhau

Tuy nhiên, cũng tại hội nghị nói trên, một số đại diện của các nước ASEAN đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực.

Chúng ta còn nhớ hồi tháng 3 năm nay, quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng khi hơn 200 tàu cá Trung Quốc bao vây khu vực Đá Ba Đầu.

Hồi đầu tháng 6, Malaysia đã phải triển khai máy bay chiến đấu khi phát hiện 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc bay gần không phận của Malaysia mà không thông báo trước. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah ngày 20/10 phải khẳng định: “Chừng nào Petronas còn làm việc tại Kasawari, chúng tôi có thể khẳng định Trung Quốc sẽ đến thăm khu vực đó thường xuyên hơn. Chúng tôi đã luôn luôn phản đối. Và cũng không thể đếm được số công hàm phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc. Song, chúng tôi sẽ kiên định và tiếp tục phản đối thông qua con đường ngoại giao với họ.”[3]

Đầu tháng 9 năm nay, tàu Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc được hộ tống bởi ít nhất sáu tàu quân sự khác, trong đó bao gồm cả tàu khu trục Côn Minh 172, đã xâm phạm trong EEZ của Indonesia.[4]

Philippines mới đây cũng lại phản đối tàu Trung Quốc tái xuất hiện tại khu vực Đá Ba Đầu lần nữa.[5]

Việt Nam mới đây cũng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi các vùng biển trên, tôn trọng chủ quyền Việt Nam.[6]

Các hành động này của Trung Quốc cho thấy dã tâm thực sự của Trung Quốc đối với biển Đông, “Điều này một lần nữa cho thấy sự dai dẳng của Bắc Kinh trong việc thách thức các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế của họ… cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tham gia một cuộc leo thang song song để gây áp lực buộc các bên tranh chấp khác phải lùi bước.”[7]

Hình minh họa: Tuần duyên Philippines quan sát các tàu của Trung Quốc tại bãi Sabina ở Biển Đông hôm 5/5/2021. AFP

Ấn Độ phản đối Trung Quốc

Trong khi đó, phát biểu tại GMC – 2021 với chủ đề “An ninh hàng hải và các mối đe dọa phi truyền thống mới nổi”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Kumar đã gửi một thông điệp đến Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Ông phản đối các âm mưu xâm lược và tuyên bố sẽ ngăn chặn các động thái bành trướng cả trên bộ và trên biển. Ông nhấn mạnh các đại dương tự do, cởi mở là điều quan trọng đối với tất cả các quốc gia để đạt được tăng trưởng cao.

Bộ trưởng Kumar nhấn mạnh một cách toàn diện về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương: “Khi đề cập đến các mối đe dọa phi truyền thống, chúng ta không thể bỏ qua tác động của việc mở rộng với tốc độ chưa từng có của hải quân thông thường ở Thái Bình Dương. Chúng ta cũng đang chứng kiến sự tăng cường hiện diện hàng hải nhất định ở khu vực của chúng ta mà không phải lúc nào cũng có vẻ vô tội. Những tác động tiêu cực của hành vi mở rộng như vậy được cảm nhận ngay cả bên ngoài Thái Bình Dương. Dù còn sớm để kết luận, song sự mở rộng như vậy đã kích hoạt những nước khác tìm kiếm các năng lực truyền thống và do đó bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.”[8]

Trong phát biểu ám chỉ đích danh Trung Quốc - quốc gia được biết là có “tổ chức mafia” đánh cá bất hợp pháp hoạt động khắp thế giới, Bộ trưởng Kumar nêu rõ: “Tôi muốn đặc biệt đề cập đến hoạt động hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU). Điều này làm suy yếu các nỗ lực của quốc gia và khu vực nhằm đạt được mục tiêu bền vững lâu dài và trách nhiệm. Hơn nữa, đánh bắt IUU là bất công rất lớn đối với những bên hành động có trách nhiệm, trung thực và tuân thủ các quy tắc. Đánh bắt IUU, hầu hết từ bên ngoài khu vực của chúng tôi, đang đe dọa đa dạng sinh học biển, an ninh lương thực cho cộng đồng và sinh kế của những người tham gia đánh bắt cá”.

Các quốc gia Đông Nam Á cần thận trọng

Các quốc gia khác như Mỹ và các đồng minh của mình cũng đang tích cực tuần tra tại Biển Đông để kiềm chế tham vọng và đe doạ từ Trung Quốc.

Tháng 10/2021, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ và tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến hành một loạt hoạt động tập trận chung ở Biển Đông. Đây là lần thứ chín trong năm 2021 tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ hiện diện tại khu vực này.

Trong một báo cáo đưa ra hồi tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết Hải quân Trung Quốc đã sở hữu 355 tàu chiến và tàu ngầm vào năm 2020.  Báo cáo cũng nhận định rằng Hải quân Trung Quốc đã đặt ưu tiên cao đối với nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của nước này, việc triển khai hoạt động sáu tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, sáu tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 46 tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel.[9]

Với sức mạnh và tham vọng độc chiếm Biển Đông như vậy, nếu tin vào những lời “đường mật” của Trung Quốc thì sẽ là “giao trứng cho ác.” Cả bốn quốc gia Đông Nam Á nêu trên đều đang chật vật đối phó với sự đe doạ cùng “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc ngay trên EEZ của mình. Nếu các quốc gia Đông Nam Á này muốn giữ được vùng EEZ của mình, thì cần liên kết với nhau và có giải pháp hữu hiệu trước một Trung Quốc hung hăng và đầy tham lam.

 ___________________

Tham khảo:

[1] https://www.globaltimes.cn/page/202111/1238549.shtml

[2] https://www.globaltimes.cn/page/202111/1238549.shtml

[3] https://www.newsnpr.org/malaysia-worries-about-chinas-harassment-of-gas-projects-in-the-south-china-sea/

[4] https://fulcrum.sg/chinas-recent-foray-into-the-north-natuna-sea-is-problematic/

[5] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-protests-beijings-provocative-acts-south-china-sea-2021-10-20/

[6] https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/yeu-cau-trung-quoc-rut-tau-ca-khoi-vung-bien-cua-viet-nam-676440

[7] https://amti.csis.org/contest-at-kasawari-another-malaysian-gas-project-faces-pressure/

[8] https://tfipost.com/2021/11/indias-defence-secretary-sends-a-stern-warning-to-china-over-south-china-sea/

[9] https://media.defense.gov/2021/Nov/03/2002885874/-1/-1/0/2021-CMPR-FINAL.PDF

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 202212:17 SA(Xem: 3921)
Chính phủ Hoa Kỳ công khai cảnh báo rằng Nga có thể đang tìm cách sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học ở Ukraine, sau khi Moscow cáo buộc mà không có bằng chứng rằng Ukraine có phòng thí nghiệm vũ khí hóa học. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki gọi cáo buộc của Nga là "phi lý" và cho biết đây có thể nằm trong một âm mưu của Nga nhằm tạo cơ sở để sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt như vậy để tấn công Ukraine. Bà Psaki nói: “Tất cả đây là một âm mưu rõ ràng của Nga nhằm cố biện minh cho mưu đồ mở rộng cuộc tấn công xâm lược Ukraine được tính toán trước...
05 Tháng Ba 20227:37 CH(Xem: 3868)
Tổng thống Vladimir Putin ngày thứ Bảy nói rằng các chế tài của phương Tây nhắm vào Nga giống như một lời tuyên chiến và cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm áp đặt một vùng cấm bay ở Ukraine sẽ tương đương với việc tham gia cuộc xung đột. Ông Putin nhắc lại rằng mục tiêu của ông ở Ukraine là bảo vệ các cộng đồng nói tiếng Nga thông qua việc "giải trừ quân sự và giải trừ phát xít" nước này để nước này trở thành trung lập.
03 Tháng Ba 202211:35 CH(Xem: 3415)
Chúng tôi, những công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ký tên dưới đây, xin chia sẻ cùng bà và nhân dân Ukraine mọi gian khổ, hy sinh và thách thức mà đất nước bà đang phải gánh chịu trước cuộc xâm lược của Putin. Là một đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh cho tới tận cuối thập niên 1980, người Việt Nam chúng tôi thấu hiểu cái giá mà Ukraine phải trả để giữ vững được chủ quyền và nền dân chủ của mình trước chủ nghĩa bá quyền Putin. Chúng tôi kiên quyết lên án hành vi xâm lược trắng trợn của Putin vào Ukraine và hoàn toàn ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa...
02 Tháng Ba 202211:30 CH(Xem: 3338)
Tuy không gọi tên Nga một các trực tiếp, nhưng trong bài phát biểu này, phía Việt Nam đã gọi việc gây chiến của Nga là hành động “không phù hợp” với với những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, và “đe dọa nghiêm trọng hòa bình quốc tế”. Ông đại sứ còn có phát ngôn được hiểu là ngầm chỉ đích danh Tổng thống Putin, khi nói rằng: “Các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế”.
22 Tháng Hai 202211:32 CH(Xem: 3186)
Theo trang tin, giới chức tỉnh này đã huy đội quân đội, đảng viên và người dân gia tăng tuần tra 24 giờ trong ngày, củng cố tuyến biên giới để ngăn ngừa nhập cư lậu trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Với chính sách “Không COVID”, Trung Quốc thời gian qua đã gia tăng việc kiểm soát biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, nước này thời gian qua đã cho xây dựng các hàng rào thép gai và lắp camera cảm biến để xua đuổi người dân Việt Nam tiến lại gần biên giới hai nước.
11 Tháng Hai 202210:03 CH(Xem: 3530)
Các quốc gia trên thế giới được chia ra làm bốn nhóm ứng với mức độ dân chủ. Xếp trên nhất là nhóm nước dân chủ hoàn thiện, thứ hai là nhóm nước dân chủ khiếm khuyết, thứ ba là dân chủ lai tạp, và cuối cùng là nhóm các nước toàn trị. Kể từ khi báo cáo Chỉ số Dân chủ được thực hiện từ năm 2006 tới nay thì Việt Nam luôn luôn được xếp vào nhóm nước không có dân chủ, tuy nhiên, về mặt thứ hạng thì lại có chuyển biến.
08 Tháng Hai 202211:48 CH(Xem: 3513)
Cô H Biap Krong, người có hơn mười năm kinh nghiệm theo dõi tình hình tự do tôn giáo của các cộng đồng ở Tây Nguyên cho RFA biết thêm về vấn đề này: “Số người Tây Nguyên bị bắt từ năm 2000 cho tới bây giờ thì cũng hơn cả 500 người bị bắt đi tù vì cái tội đấu tranh tự do tôn giáo. Đa số họ, là những cái người lãnh đạo trong hội thánh, hoặc là những tín đồ phụ tá của các lãnh đạo hội thánh, hoặc là tín đồ sốt sắng trong các việc phục vụ Chúa trong các nhà thờ."
05 Tháng Hai 202211:22 CH(Xem: 4018)
Hôm nay mùng 5 Tết Nhâm Dần giờ Hoa Kỳ, tại Little Saigon đã diễn ra buổi lễ Diễn Hành mừng Xuân của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản. Tham dự chương trình có đại diện các binh chủng VNCH, quân đội Mỹ, các chính trị gia địa phương và giới doanh nghiệp Việt, ngoài ra còn có đoàn Korean tham gia với vũ điệu truyền thống. QĐB xin gửi đến bạn đọc bài phóng sự ảnh của chúng tôi thực hiện.
30 Tháng Giêng 202210:37 CH(Xem: 3844)
Trong năm qua QĐB đã làm việc không nghỉ vào những ngày lễ, Chủ nhật, có thể nói chúng tôi hoạt động 7/7 nhằm loan tin kịp thời về những vấn đề thời sự trong nước đến với độc giả nhanh nhất có thể, ngoài những bài tin tức còn có phần bình luận và những chuyên mục liên quan để chỉ cho người dân thấy được mình đã bị đánh cướp những gì nhằm tiến tới sự thay đổi nhận thức, phát triển thành tư duy tranh đấu nhằm kêu gọi người dân đứng lên xóa bỏ đảng cộng sản Việt Nam, tiến tới một quốc gia dân chủ, đa đảng, đảm bảo được những giá trị căn bản của công dân như tự do, dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên bộ máy an ninh cs đã dùng tường lửa ngăn cản người dân truy cập, vì thế số lượng bạn đọc trong nước không nhiều bằng tại các quốc gia khác.
24 Tháng Giêng 20229:04 CH(Xem: 5272)
Với luồng dư luận của người Việt Nam vừa qua chúng tôi nhận thấy rất nhiều người đã vô trách nhiệm với lời phát ngôn của mình về HMQ; bởi vì vô hình chung ho đã xâm phạm nếu nói một cách nhẹ nhàng hay chà đạp nhân quyền của một con người nghiêm trọng. Bởi vì cho dù đã từng phạm tội, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không còn được hưởng thụ quyền con người khi vẫn đang là một công dân Việt Nam. Chúng ta tranh đấu cho Nhân Quyền thì phải hiểu thế nào là Nhân Quyền, chúng ta không thể rao giảng Nhân Quyền khi bản thân xúc phạm Nhân Quyền của người khác....
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...