Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia, nỗi lo cho Việt Nam

15 Tháng Mười 20219:58 CH(Xem: 2328)
Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia,
nỗi lo cho Việt Nam

534d82f6-8d31-49a4-9921-5fcbe8f3fbe8



Sơn Hồng Đức
      RFA




Mỹ tiếp tục tố cáo căn cứ quân sự Ream

Ngày 13/10, trực tiếp đề cập Trung Quốc, Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, Campuchia - Chad Roedemeier - cho rằng: “Chúng tôi có những thông tin đáng tin cậy về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiếp tục xây dựng một công trình lớn tại Căn cứ Hải quân Ream" (1). Ông Chad Roedemeier cho rằng chính phủ Campuchia đã không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và quy mô của dự án nói trên, hay về vai trò của quân đội Trung Quốc trong dự án này, điều gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ quân sự Ream. Ông Chad Roedemeier nhấn mạnh rằng bất cứ sự hiện diện nào của quân đội nước ngoài tại Ream cũng là vi phạm Hiến pháp của Campuchia và phá hoại an ninh khu vực.

Quan chức của Đại sứ quán Mỹ khẳng định rằng người dân Campuchia “có quyền được biết rõ hơn về dự án này và cần phải lên tiếng yêu cầu sự minh bạch về thỏa thuận quân sự này, bởi nó sẽ có những tác động lâu dài đối với đất nước.”

Trước đó, ngày 12/10, trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh của công ty công nghệ Maxar Technologies & Planet Labs cho thấy từ ngày 9-22/8/2021, đã có hai tòa nhà mới được xây dựng hướng về phía Bắc Căn cứ Hải quân Ream. Đây là những tòa nhà nằm cạnh hai công trình được xây dựng từ mùa xuân năm nay (2).

Vào cuối tháng 8/2021, một con đường mới đã bắt đầu được thi công từ cổng phía Tây Nam căn cứ Ream tới khu vực bờ biển có các công trình mới. Công trình này tiếp tục được thi công trong những ngày đầu tháng 10/2021. Trong tháng 8/2021, công việc dọn dẹp cũng được bắt đầu trên một lối đi kéo dài từ phía Tây Nam tới con đường mới, nằm ở phía sau một bệnh viện do Việt Nam tài trợ xây dựng.

Điều này cho thấy có khả năng một con đường thứ hai đang được làm để cắt ngang một khu vực rộng lớn mà Campuchia đã chuẩn bị và sau đó rào kín trong năm 2019, ngay trước thời điểm thông tin về việc Trung Quốc đạt thỏa thuận tiếp cận căn cứ này bị lan truyền. Cho đến nay, tất cả những gì được xây dựng trong khu vực này vẫn còn chưa rõ ràng.

Hình ảnh vệ tinh chụp cuối tháng 8 vừa qua cho thấy một con đường mới xây ở cửa phía đông nam căn cứ Ream. Hình: CSIS/Maxar Technologies and Planet Labs

Campuchia nói gì?

Ngày 14/10, chính phủ Campuchia đã bác bỏ tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh rằng Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động thi công tại Căn cứ Hải quân Ream ở phía Tây Nam Campuchia. Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nhấn mạnh những cáo buộc của phía Mỹ là vô căn cứ và chỉ lặp lại những điều mà Thủ tướng Hun Sen trước đó đã nhiều lần chứng minh là thông tin giả mạo.

Ông Phay Siphan cho biết Campuchia hoàn toàn có đủ năng lực tự phát triển căn cứ Ream và sẽ không cho phép bất cứ quốc gia bên ngoài nào đặt các cơ sở quân sự trên chủ quyền lãnh thổ của mình. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, hỗ trợ việc xây dựng Căn cứ Hải quân Ream, và cũng hoan nghênh sự giúp đỡ của Trung Quốc.” (3)

Vì sao Mỹ lo ngại?

Căn cứ hải quân Ream đã trở thành tâm điểm căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Campuchia từ vài năm nay, sau khi báo Wall Street Journal hồi năm 2019 đưa tin về sự tồn tại một thỏa thuận bí mật, trong đó Campuchia đồng ý tiếp nhận các quân nhân Trung Quốc tại căn cứ vùng duyên hải này. Sau đó, việc Campuchia bất ngờ phá hủy những cơ sở hải quân do Mỹ hỗ trợ xây dựng đã gây khó chịu cho Washington cho dù Campuchia một mực khẳng định không thiên vị bất cứ quốc gia nào.

Hồi đầu tháng 6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia, đồng thời muốn chính quyền Phnom Penh giải thích về việc phá bỏ những cơ sở quân sự do Mỹ tài trợ tại Campuchia. Là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Campuchia trong nhiều năm qua, bà Sherman đã bày tỏ quan ngại và đưa ra đề nghị nói trên trong khuôn khổ cuộc gặp Thủ tướng Hun Sen hôm 1/6.

Lầu Năm góc hồi năm 2020 cho biết Washington quan ngại về những báo cáo cho rằng trụ sở chỉ huy chiến thuật của Hải quân Campuchia tại căn cứ Hải quân Ream đã bị phá dỡ và yêu cầu phía Campuchia giải thích về sự việc này. Trụ sở này chỉ dài khoảng 30 m và là nơi chứa một số tàu tuần tra nhỏ. Đến tháng 10/2020, Campuchia cho biết họ đã san bằng trụ sở này để phục vụ cải tạo mở rộng thêm và sẽ chuyển trụ sở đã bị phá dỡ đến vị trí khác, song phủ nhận những thông tin về sự liên quan của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này Campuchia đã khẳng định Trung Quốc trực tiếp tham gia sửa chữa và cải tạo căn cứ này.

Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Hai căn cứ tạo ra mối lo ngại đều nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Campuchia. Đầu tiên là căn cứ Hải quân Ream do Hải quân Hoàng gia Campuchia điều hành thuộc tỉnh Sihanoukville, có diện tích khoảng 76 hectares. Từ năm 2010, đây là nơi diễn ra các cuộc tập trận hải quân và huấn luyện chung hàng năm giữa Campuchia và Mỹ trong khuôn khổ chương trình Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT).

Căn cứ này đang được tu sửa lớn với nguồn kinh phí do Trung Quốc chi trả. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều tòa nhà nhỏ, một trong số đó được Mỹ tài trợ xây dựng từ năm 2012 và là trung tâm an ninh hàng hải. Hồi tháng 1/2020, Campuchia đã hỏi Mỹ liệu họ có trả tiền để nâng cấp tòa nhà hay không. Mỹ đồng ý, nhưng chỉ trong vài tháng, Campuchia đã thay đổi quyết định và nói rằng họ không cần sự giúp đỡ của Mỹ nữa. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chi trả tiền nâng cấp. Đến tháng 9/2020, trung tâm an ninh hàng hải đã được di dời và tòa nhà bị phá bỏ.

Địa điểm thứ hai nằm xa hơn, trên bờ biển tại Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong. Năm 2008, một tập đoàn các công ty xây dựng Trung Quốc do Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) đứng đầu đã đàm phán hợp đồng 99 năm với Chính phủ Campuchia thuê 36.000 hectares (360 triệu m2) bất động sản đắc địa bên bờ biển tại Dara Sakor. Khu vực này chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Dự án khu công nghiệp, nhà ở và du lịch trị giá 3,8 tỷ USD bao gồm một cảng nước sâu và một đường băng sân bay dài 3,2 km có thể chứa hầu hết các loại máy bay quân sự. Kể từ đó, dự án này đã trở thành một trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Hình minh hoạ: kỹ sư Trung Quốc đi qua hàng rào có chữ Trung Quốc bên cổng vào một công trình xây dựng đập do công ty China National Heavy Machinery Corporation thực hiện ở tỉnh Koh Kong, Campuchia, hôm 6/10/2021. AP

Ream và Dara Sakor hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.

Việt Nam cần lên tiếng

Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng khi nằm bên bờ Vịnh Thái Lan và cũng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Sự hiện diện của một căn cứ quân sự ở Campuchia trên Vịnh Thái Lan sẽ tạo thêm điều kiện cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) tiếp cận sườn phía Nam Biển Đông, đồng thời cải thiện khả năng ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào gần eo biển Malacca, nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, với khoảng 80% lượng nhiên liệu nhập khẩu của nước này đi qua đó.

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ không có giá trị gì trong việc thúc đẩy các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nhưng nó sẽ gây ra áp lực đối với Việt Nam. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng Trung-Việt về các đảo đang tranh chấp, Bắc Kinh có thể gửi đi một thông điệp chiến lược bằng cách gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến Campuchia như một lời cảnh báo đối với Hà Nội.

Sự hiện diện của PLA tại Campuchia cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào quan hệ song phương với Việt Nam. Mặc dù ông Hun Sen có quan hệ thân thiết với Trung Quốc nhưng ông luôn thận trọng vun đắp mối quan hệ chính trị thân tình với Hà Nội.

Việt Nam có mối quan hệ thân tình với Campuchia và ông Hun Sen. Mới đây, lãnh đạo ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã có cuộc gặp để thể hiện sự thân tình này. Sang năm, Campuchia cũng sẽ giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải thẳng thắn nói lên quan ngại của mình trước việc có khả năng Trung Quốc sẽ đặt một căn cứ quân sự tại Campuchia. Nhiều chuyên gia cho rằng, đường lối ngoại giao của Việt Nam đối với Lào và Campuchia vẫn mang tư tưởng cũ, luôn nhấn mạnh đến tình anh em, mà không thẳng thắn đưa ra các lợi ích và các đòi hỏi kèm theo. Cho đến nay, phân giới cắm mốc đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa thể hoàn tất vì một số lý do, mà trong đó có những sơ suất chủ quan từ phía Việt Nam.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 202110:36 CH(Xem: 2712)
“Là người Mỹ, chúng ta không thể nào ngồi yên và ngó lơ những con người đang đấu tranh cho những quyền mà chúng ta trân trọng. ”Bà kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải làm sao để chế độ Hà Nội ‘không có năng lực tài chính để đàn áp người dân’.Về phần mình, dân biểu Tom Tiffany của địa hạt số 7, bang Wisconsin, khẳng định rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên tuân theo nguyên tắc ‘quyền tự do tôn giáo là quyền bất khả xâm phạm được Tạo hóa ban cho chứ không phải đặc ân do chính quyền ban phát’.
11 Tháng Mười Một 202110:44 CH(Xem: 2769)
Hồi đầu tháng 6, Malaysia đã phải triển khai máy bay chiến đấu khi phát hiện 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc bay gần không phận của Malaysia mà không thông báo trước. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah ngày 20/10 phải khẳng định: “Chừng nào Petronas còn làm việc tại Kasawari, chúng tôi có thể khẳng định Trung Quốc sẽ đến thăm khu vực đó thường xuyên hơn. Chúng tôi đã luôn luôn phản đối. Và cũng không thể đếm được số công hàm phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc. Song, chúng tôi sẽ kiên định và tiếp tục phản đối thông qua...
10 Tháng Mười Một 202111:23 CH(Xem: 2998)
Các lãnh đạo nước Đức đang tìm mọi cách nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, nhưng không làm xáo trộn cuộc sống và xã hội của người dân, luôn quan tâm cũng như trách nhiệm hỗ trợ về tài chính cho người dân, họ không ngăn sông cấm, không hô hào theo kiểu chống dịch như chống giặc như mấy ông lãnh đạo xứ Đông lào nước ta, đám lãnh đạo CS chỉ biết chống dịch bằng mồm và tìm đủ mọi cách moi tiền của người dân Việt Nam chúng ta. Qua đây nhà cầm quyền csVN hãy học cách chống dịch Covid - 19 như cách nước dân chủ phương Tây.
09 Tháng Mười Một 202110:23 CH(Xem: 2525)
Thông cáo cho biết cuộc đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 25 bàn nhiều vấn đề nhân quyền gồm tự do biểu đạt, tự do tôn giáo-tín ngưỡng, pháp trị và cải cách luật pháp, hợp tác đa phương về nhân quyền, cũng như những trường hợp cá nhân được quan tâm. Bên cạnh đó đối thoại còn bàn đến quyền của những người trong tình huống bị thương tổn như những nhóm sắc tộc thiểu số, những người thuộc cộng đồng LGBT+, người khuyết tật. Cam kết thăng tiến việc tôn trọng nhân quyền của Mỹ là nền tảng của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và là một yếu tố thiết yếu của chính sách...
06 Tháng Mười Một 202111:01 CH(Xem: 4974)
Tịnh Thất Bồng Lai là một cơ sở thờ tự tư nhân, họ tu tại gia, trong đó có thể có cả gia đình con cháu đồng tu, điều đó hoàn toàn không vi phạm pháp luật hiện hành của đảng cs. Nếu csVN dẹp bỏ Tịnh Thất này chỉ nói lên tại Việt Nam chỉ chuyên dùng luật rừng, chà đạp thô bạo nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Nguyễn Phương Hằng không có bất cứ một tư cách gì để nhục mạ và tấn công Tịnh Thất Bồng Lai bởi vì thị cũng chỉ là một công dân bình đẵng với mọi người, nay Ban Tôn Giáo csVN đu theo đít mụ ta để hít bã mía, đàn áp một cơ sở thờ tự tư nhân...
06 Tháng Mười Một 202110:59 CH(Xem: 2897)
Những ngày trên giường bệnh, tôi nghe nhiều người gọi vào thóa mạ, phỉ báng. Thậm chí đòi giết. Dĩ nhiên, đó là bất công. Những trường hợp mà anh nêu, chúng tôi cũng biết nên càng thấu hiểu sự bất công và hoàn cảnh mà mình “được chọn” cho câu chuyện đại dịch này. Chúng tôi xin sự tha thứ của Chúa cho những ai gây bách hại cho chúng tôi. Những bài học về oan khiên, chúng tôi đã được học từ Chúa. Và chúng tôi chỉ là những con người bình thường không có khả năng kháng cự. Nếu như chúng tôi cũng bị đưa đi, bị phán xử thì noi gương Chúa, chúng tôi sẽ trở nên...
30 Tháng Mười 202110:39 CH(Xem: 3098)
“Bằng cách lấy liên tục và đều đặn các mẫu từ các ca tiếp xúc COVID-19, chúng tôi phát hiện là những người đã chích ngừa có thể nhiễm và truyền bệnh trong gia đình, kể cả những thân nhân đã tiêm chủng,” bác sĩ Anika Singanayagam, đồng tác giả cuộc nghiên cứu nói. Cuộc nghiên cứu, tuyển mộ 621 người tham dự, phát hiện là trong 205 ca tiếp xúc trong gia đình của những người nhiễm biến thể Delta, 38% những mối giao tiếp trong gia đình mà chưa chích ngừa thì có xét nghiệm dương tính so với 25% những người có tiếp xúc trong gia đình mà đã tiêm chủng.
29 Tháng Mười 202110:23 CH(Xem: 2944)
ông Alexei Navalny hiện đang ở tù, đã nhận được giải thưởng nhân quyền cao quý nhất ở châu Âu. Giải thưởng này nhằm tưởng nhớ đến các hoạt động của ông cho quyền tự do tư tưởng. Bài báo cho rằng, nếu bất kỳ lúc nào chế độ Bắc Hàn sụp đổ thì giải thưởng Nobel Hoà bình nên thuộc về nhóm những người già cả ở Bắc Hàn. Theo đài Á châu Tự do, hiện những người dân này bị cấm ra ngoài công viên và những nơi công cộng khác vì trong cuộc trò chuyện hàng ngày họ luôn chỉ trích chế độ. Sau hàng chục năm bóp nghẹt, chế độ dường như không thể nào cấm đoán người dân...
26 Tháng Mười 202110:26 CH(Xem: 5224)
Tôi là một người dân bình thường như hàng vạn con người khác nhưng trước những bất công, bất cập mà đảng cộng sản đem lại cho quê hương, tôi buộc phải lên tiếng bằng những bài báo của mình nhằm chỉ trích những sai lầm, những kế hoạch thực dân, ngoài ra tôi muốn đem lại những Sự Thật Đích Thực cho người dân Việt Nam, phả bỏ những tuyên truyền, huyền thoại thần thánh hóa lãnh tụ - một nét đặc thù của các quốc gia cộng sản.
18 Tháng Mười 202110:54 CH(Xem: 3349)
Khi tổ chức xây bệnh viện Vì Dân, bà Thiệu là chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam phụng sự xã hội; xây bằng tiền quyên góp, mở hội chợ từ 1970… Nên bà con Ông Tạ gọi là bệnh viện “Bà Thiệu”. Xây xong, danh nghĩa là bệnh viện công nhưng chữa bịnh miễn phí cho dân; ưu tiên cho học sinh Quốc gia Nghĩa tử được đào tạo thành y tá và tá viên điều dưỡng tùy theo học sinh có bằng tú tài hay chưa, làm ở Vì Dân.
16 Tháng Ba 2023
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm. Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
16 Tháng Ba 2023
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
15 Tháng Ba 2023
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
13 Tháng Ba 2023
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
12 Tháng Ba 2023
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
11 Tháng Ba 2023
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
09 Tháng Ba 2023
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
06 Tháng Ba 2023
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
04 Tháng Ba 2023
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...
03 Tháng Ba 2023
Nhìn quanh thế giới ngày nay còn bao nhiêu quốc gia đi theo đường lối cộng sản, chỉ có Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba và Việt Nam, trong khi hầu hết đều chọn cho mình một hướng đi khác để dẫn dắt dân tộc, thậm chí xã hội Việt Nam ngày nay còn thua cả quốc gia láng giềng CPC nếu xét theo khía cạnh tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nhưng một tên lãnh đạo ở vị trí thứ ba quyền lực mới lên lại phát biểu là sẽ kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê, điều đó không những ngoan cố mà còn là một sự xuẩn động cố tình nhằm tiếp tục cầm quyền cai trị