Đông Nam Á quay lưng với vắc-xin Trung Quốc?

13 Tháng Tám 202110:36 CH(Xem: 5253)

                    Đông Nam Á quay lưng với vắc-xin Trung Quốc?

 

images                                                                     Hình Internet



The Washington Post
Người dịch: Nguyễn Mạnh Cường



Việt Nam tranh cãi về vắc-xin Trung Quốc

Trong lúc tình hình Đại dịch COVID-19 với biến chủng Delta đang lan rộng, tỉ lệ tử vong ngày càng tăng, vắc-xin được coi là giải pháp bền vững hơn so với các biện pháp “dập dịch” trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán thiếu nguồn cung, việc tiêm vắc-xin tại Việt Nam đang gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với việc sử dụng vắc-xin từ Trung Quốc.

Ngày 13/8, báo chí Việt Nam cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai một triệu liều vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc đến các điểm tiêm cho người dân trong thành phố. Tuy nhiên, một video được lan truyền trên mạng xã hội Facebook trong cùng ngày cho thấy nhiều người dân khi nghe được tiêm vắc-xin Trung Quốc đã phản đối và bỏ về. Giới chức thành phố cũng thừa nhận có hiện tượng này.

Một khảo sát trên Facebook của Đài Á Châu Tự Do vào đầu tháng 6 cho thấy trong số hơn 4.000 phản ứng có đến 90% phản ứng không muốn dùng vắc-xin Trung Quốc. 

Những tuần gần đây, khi TP HCM nhập về một triệu liều vắc-xin Sinopharm trong tổng số năm triệu liều dự định mua về, nhiều người dân đã lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về độ an toàn và hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc. Phản ứng mạnh đến nỗi giới chức thành phố phải lên tiếng trấn an rằng việc tiêm vắc-xin là tự nguyện và người dân sẽ không bị phạt nếu chọn không tiêm vắc-xin Trung Quốc

Sự tranh cãi này là một bằng chứng cho thấy quốc gia từng chịu rất nhiều ảnh hưởng trong mối quan hệ với Trung Quốc như Việt Nam cũng đang muốn quay lưng với vắc-xin Trung Quốc. Nhưng điều này đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn Đông Nam Á.

Thất bại của “ngoại giao vắc-xin” Trung Quốc

Tờ Wasington Post mới đây có bài viết  có tựa tạm dịch "Chủng Delta hoành hành, Đông Nam Á chuyển không dùng vắc-xin của Trung Quốc".

Theo Washington Post, sự thay đổi nói trên trong một khu vực mà Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ đã bộc lộ những hạn chế trong chính sách ngoại giao vắc-xin của Bắc Kinh. Các quốc gia như Indonesia và Thái Lan đã từng đặt niềm tin quá lớn vào vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, bất chấp cảnh báo từ giới chuyên gia y tế. Tuy nhiên, hệ thống y tế của các nước này đang chịu sức ép quá tải khi biến thể Delta lây lan khắp các thị trấn và thành phố. Hiện Indonesia đã ghi nhận hơn 100.000 ca tử vong.

Sinovac và Sinopharm là hai trong số những vắc-xin bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng sớm nhất, nhưng Trung Quốc không công bố dữ liệu đầy đủ về kết quả thử nghiệm lâm sàng. Hàng triệu người dân Đông Nam Á đã được tiêm hai loại vắc-xin này khi chính phủ của họ vội vàng đặt mua trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và trước khi nước Mỹ cam kết chia sẻ những loại vắc-xin do phương Tây sản xuất. Khi các quốc gia giàu có hơn nhanh chóng tiếp cận được nguồn vắc-xin Pfizer và Moderna, thì một số nước đang phát triển không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trông cậy vào Trung Quốc.

Nghi ngờ về hiệu quả

Những nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin Sinovac đã tăng lên vào tháng 6/2021 khi Indonesia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong số những bác sĩ của nước này đã được tiêm phòng đầy đủ. Hiệp hội Y khoa Indonesia đã ghi nhận ít nhất 20 ca tử vong là các bác sĩ đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac. Đầu tháng 6/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt loại vắc-xin này để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Đại diện của hai công ty dược phẩm Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu bình luận về những thông tin nói trên. Hồi tháng 6, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời Giám đốc Điều hành Sinovac Doãn Vệ Đông (Yin Weidong) cho biết vắc-xin của họ không thể bảo vệ 100%, nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tử vong. Phát biểu tại một diễn đàn do Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tổ chức hồi tuần trước, ông Doãn Vệ Đông cho biết công ty ông sẽ đệ trình lên các cơ quan quản lý Trung Quốc trong những ngày tới đơn cấp phép nghiên cứu lâm sàng và sử dụng khẩn cấp đối với biến thể Delta. Vị giám đốc này cũng cho biết công ty Sinovac có “đủ năng lực sản xuất” để phát triển và sản xuất loại vắc-xin có thể ngăn chặn các biến chủng mới.

Theo truyền thông Indonesia, trong số những ca tử vong ở Indonesia có Novilia Sjafri Bachtiar, nhà khoa học đứng đầu trong các đợt thử nghiệm vắc-xin Sinovac ở nước này. Đến cuối tháng 7/2021, quốc gia 270 triệu dân này mới bắt đầu sử dụng vắc-xin Moderna do Mỹ sản xuất để tiêm chủng cho các nhân viên y tế sau khi được Washington tặng tám triệu liều.

Cảnh tượng Indonesia tiếp nhận những lô vắc-xin của Mỹ tài trợ khác hẳn so với cảnh tượng Jakarta tiếp nhận những lô vắc-xin do Trung Quốc bán hoặc trao tặng. Nếu như vắc-xin do Mỹ cung cấp chỉ "im lặng" đến Indonesia trong những chiếc hộp và được trang trí bằng cờ Mỹ, thì vắc-xin Sinovac của Trung Quốc được đích thân Tổng thống Indonesia Joko Widodo quảng bá bằng cách tiêm chủng loại vắc-xin này và được phát sóng trực tiếp hình ảnh ông tiêm chủng trên truyền hình. Các quan chức y tế đã giơ cao hộp vắc-xin, được tô điểm bằng cái tên Sinovac, nhằm gia tăng niềm tin vào loại vắc-xin này. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ca ngợi động thái của Tổng thống Widodo, đồng thời quảng cáo loại vắc-xin này là "an toàn và hiệu quả”.

Đông Nam Á đang đổi chiều

Thái Lan cũng thay đổi chính sách tiêm chủng của mình từ giữa tháng 7/2021 khi chuyển sang sử dụng kết hợp các mũi tiêm, với mũi đầu là vắc-xin Sinovac và mũi tiêm thứ hai là AstraZeneca. Các nhân viên y tế của Thái Lan trước đó đã được tiêm chủng hai liều vắc-xin Sinovac sẽ được tiêm mũi nhắc lại thứ ba là một trong hai loại vắc-xin AstraZeneca hoặc vắc-xin được sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer hoặc Moderna.

Trước khi thay đổi chính sách này, truyền thông Thái Lan đã đưa tin về sự tồn tại của một bản ghi nhớ, được cho là bị rò rỉ từ một cuộc họp chính thức về việc sử dụng vắc-xin. Trong đó, bản ghi nhớ này cảnh báo rằng không nên tiêm một mũi nhắc lại thứ ba cho những người đã được tiêm hai liều vắc-xin Sinovac bởi vì làm như vậy sẽ là một sự thừa nhận rằng các mũi tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất "không hiệu quả". Vụ rò rỉ thông tin này đã gây ra một làn sóng phản đối kịch liệt và chủ đề có các từ khóa là “Hãy cung cấp vắc-xin Pfizer cho các nhân viên y tế” bắt đầu thịnh hành trên mạng xã hội.

Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh cũng đang thay đổi chính sách tiêm chủng của mình. Tuần trước, Campuchia cho biết họ sẽ bắt đầu cung cấp các mũi tiêm nhắc lại AstraZeneca cho những người hiện đã tiêm hai liều vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Hiện khoảng một nửa dân số Campuchia đã được tiêm phòng bằng vắc-xin của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi hồi tháng 5/2021 về việc Campuchia có phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hay không, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đáp: “Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc, thì tôi sẽ dựa vào ai? Nếu tôi không nhờ đến Trung Quốc, thì tôi sẽ biết nhờ cậy ai? Và nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc, có thể chúng tôi sẽ không có vắc-xin cho người dân của mình”.

Trung Quốc coi hoạt động hỗ trợ vắc-xin là vì lợi ích cộng đồng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, đồng thời chỉ trích chủ nghĩa dân tộc vắc-xin. Hồi tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ cung cấp hai tỷ liều vắc-xin cho thế giới trong năm nay.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi có sự gia tăng đột biến số ca lây nhiễm do biến thể Delta, người dân đã tỏ ra ưa chuộng các loại vắc-xin do phương Tây sản xuất, đặc biệt là các mũi tiêm vắc-xin do Mỹ sản xuất theo công nghệ mRNA. Một cuộc khảo sát hồi đầu năm 2021 ở Philippines cho thấy, hơn 63% người lớn ưa thích nguồn vắc-xin do Mỹ cung cấp. Tháng 5/2021, người dân đã đổ xô đến một địa điểm cung cấp các liều Pfizer với các hàng dài được xếp từ 2 giờ sáng.

Tờ Washington Post trích lời ông Vincen Gregory Yu, bác sĩ và nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng của Philippines đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy sự chia rẽ lớn này ngay cả trong cộng đồng y tế giữa những người sẵn sàng và hoàn toàn không sẵn lòng tiếp nhận vắc-xin Sinovac". 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã tuyên bố vào đầu nhiệm kỳ rằng ông sẽ nói lời “tạm biệt” với đồng minh lâu đời Washington, hiện đang duy trì quan hệ nồng ấm với Trung Quốc. Ông đã cho tiếp nhận thêm một triệu liều vắc-xin Sinovac vài ngày trước khi Philippines phải áp đặt một đợt phong tỏa mới trong bối cảnh gia tăng các ca lây nhiễm.

Tuy nhiên, ông Duterte cũng thừa nhận rằng việc Mỹ gần đây tài trợ vắc-xin Moderna cho Manila đã tác động đến quyết định duy trì hiệp ước quân sự giữa Mỹ và Philippines. Ông Duterte giải thích: “Đó là sự cho và nhận. Hãy cảm ơn nước Mỹ và tôi đã nhượng bộ họ”.

Còn theo Giáo sư Chong Ja Ian, Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học quốc gia Singapore và cũng là chuyên gia nghiên cứu về cạnh tranh Mỹ-Trung ở châu Á, bài học rút ra từ kết quả tiêm chủng đã khiến một số quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng “chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc là không đủ, cho dù là vắc-xin hay các vấn đề khác”.

*Nguồn truy cập RFA VN.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Sáu 20229:48 CH(Xem: 5248)
Tàu Phúc Kiến sẽ hội quân với tàu Sơn Đông được biên chế vào cuối năm 2019 và tàu Liêu Ninh, chiếc tàu cũ mà Trung Quốc đã mua lại của Ukraine vào năm 1998 và tân trang lại ở trong nước.Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện khả năng vận hành đội tàu sân bay và tổ chức thành nhóm tàu tác chiến, điều mà Mỹ đã làm nhiều thập kỷ qua. Chỉ có nước Mỹ với 11 chiếc là có số lượng tàu sân bay nhiều hơn Trung Quốc.
21 Tháng Năm 20227:04 CH(Xem: 7370)
Lần gần đây nhất ông bị đánh là vào ngày 14/3/2018 khi ông bị đánh đến gãy răng ở Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội sau khi cùng những người khác thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa trong một trận hải chiến với Trung Quốc hồi năm 1988. Ông Dũng sau đó đã bị lấy mất xe và bốn triệu đồng tiền mặt. Bà Hợp sau đó đã lên cơ quan công an đòi lại xe và tiền nhưng bị từ chối. Công an nói với bà rằng không có xe và tiền nào cả.
03 Tháng Năm 202210:27 CH(Xem: 8695)
Thông cáo cho biết tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, các chỉ số được dựa trên căn bản khảo sát định lượng về những vụ vi phạm , lạm dụng quyền tự do báo chí đối với các phóng viên và giới truyền thông; song song đó là căn cứ chất lượng dựa trên đánh giá của hằng trăm chuyên gia về tự do báo chí theo bảng câu hỏi được RSF đưa ra. Bảng với 123 câu hỏi được cập nhật nhằm có được đánh giá tốt hơn về những thách thức mới gồm những thách thức liên quan đến số hóa truyền thông.
20 Tháng Tư 202211:53 CH(Xem: 10398)
Theo những tổ chức ký tên vào thư ngỏ thì dù với hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng mang tính hệ thống đã kéo dài trong nhiều thập niên qua và lập trường ủng hộ chiến tranh của ông Vladimir Putin, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục ý định ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đó có thể là nguy cơ Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bị lạm dụng bởi những thành viên vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất.
20 Tháng Tư 202211:50 CH(Xem: 5753)
Căn cứ cho kêu gọi này là những bằng chứng về các hành vi bạo lực của Hội Cờ Đỏ, của những nhóm mệnh danh ‘quần chúng tự phát’ dưới sự chỉ đạo của cán bộ và công an; của Chi phái Cao Đài 1977 do Nhà nước lập nên… Bên cạnh đó là tình trạng truyền thông Nhà nước và những trang mạng có ‘hơi hướm’ dư luận viên có những phỉ báng, công kích các chức sắc tôn giáo và tín đồ không chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước đối với tôn giáo của họ.
04 Tháng Tư 20229:39 CH(Xem: 5409)
“Những hình ảnh từ Bucha là minh chứng cho sự tàn bạo không thể ngờ từ phía giới lãnh đạo Nga và những người nghe theo lời tuyên truyền của họ,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói trong tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga hôm 4/4. “Do đó, Chính phủ Liên bang Đức đã quyết định tuyên bố số lượng đáng kể các thành viên của Đại sứ quán Nga, những người đã làm việc ở Đức mỗi ngày chống lại tự do của chúng tôi, chống lại sự gắn kết của xã hội chúng tôi, là những người không được hoan nghênh.”
23 Tháng Ba 202212:29 SA(Xem: 9971)
Ông Thụy, từng là blogger và cộng tác viên của Đài Á châu Tự do (RFA), bị kết tội là đã cùng các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập “viết bài, trả lời phỏng vấn, đăng tải công khai hàng ngàn bài viết lên trang web, blog ‘Việt Nam Thời Báo’” của hội. Trang blog này, theo Công An Thành phố Hồ Chí Minh, là nhằm “tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.” Ông Thụy cho biết trong bức thư rằng ông đã gửi một lá đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm vào ngày 14/9/2021, trong đó nói rằng ông bị áp đặt hành vi mà ông không làm...
20 Tháng Ba 20229:46 CH(Xem: 5856)
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden sẽ đến Ba Lan vào thứ Sáu 25/3 để thảo luận về phản ứng quốc tế đối với việc Nga xâm lược Ukraine và đã gây ra một "cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền", phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết vào chiều tối Chủ nhật 20/3. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden sẽ tới Warsaw để họp với Tổng thống Andrzej Duda. Hơn 2 triệu người tị nạn Ukraine đã vào Ba Lan từ kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 -- lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết hôm thứ Sáu.
19 Tháng Ba 202210:02 CH(Xem: 9985)
Cũng theo theo ANTV, bà Lê Thị Kim Phi, 63 tuổi, bị bắt vào tháng 7/2021 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 Bộ luật Hình sự. Nhưng đến tháng 9/2021, truyền thông Việt Nam mới loan tin việc khởi tố và bắt giam bà Phi. Chính quyền cáo buộc rằng từ khoảng tháng 9 đến cuối tháng 12/2020, bà Phi đã kết bạn với một số tài khoản Facebook là thành viên của tổ chức “phản động” Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.
18 Tháng Ba 20229:36 CH(Xem: 6295)
Không ít người Việt cũng bày tỏ sự căm phẫn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thậm chí gọi ông là “trùm khủng bố số 1 của thế kỷ 21”. “Khi mà quân Nga bắn vào thành phố, mọi người lúc ấy chỉ ấy chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo với ít tiền nong rồi chạy thôi. Coi như nhà cửa, xe, hàng hoá hầu như vứt hết lại, chạy để thoát thân cái đã. Khi sang châu Âu, phần lớn tâm lý người ta bây giờ cũng chỉ sang để lánh nạn, tránh bom đạn rồi sau này đất nước hoà bình, ổn định, người ta sẽ trở về...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!