Việt Nam trước lệnh cấm đánh bắt cùng lúc với luật hải cảnh của Trung Quốc

30 Tháng Tư 20219:56 CH(Xem: 4621)
  • Tác giả :

Việt Nam trước lệnh cấm đánh bắt cùng lúc với luật hải cảnh
của Trung Quốc

tau-ca-13-nguoi-bi-dam-chim-tren-bien-2334                               Tàu cá Việt Nam bị TQ đâm chìm ngày 11.6.2016 - Hình TTcs.




Diễm Thi

   RFA



Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông trong mùa hè năm nay kể từ ngày một tháng năm đến ngày 16 tháng chín. Lệnh được áp dụng bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ vĩ tuyến 12 trở lên.

Theo Trung Quốc, lệnh này được đưa ra hàng năm nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và môi trường sinh thái ở Biển Đông. Lần đầu tiên Trung Quốc ban hành lệnh này là năm 1999. Việt Nam luôn luôn phản đối và coi đây là lệnh cấm bất hợp pháp.

Hôm 29 tháng tư năm 2021, Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt phát biểu tại cuộc họp báo hằng tuần ở Hà Nội rằng, lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè mà Trung Quốc ban hành đã xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Năm nay, ngoài lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông, ngư dân Việt Nam còn phải đối diện với Luật Hải cảnh của Trung Quốc có hiệu lực từ đầu tháng hai năm 2021. Luật Hải cảnh này ra đời bảy năm sau khi Trung Quốc hợp nhất một số cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển để lập Cục Hải cảnh.

Cũng như bao đời nay, người dân Việt Nam không thể nào chấp hành những luật lệ phi lý của Trung Quốc, dù rằng đó là Luật cấm đánh bắt cá hay Luật hải cảnh, trên vùng biển mà những ngư dân Việt Nam đã đánh cá từ nhiều năm nay. -  Ông Trần Văn Lĩnh

Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc cho phép nhân viên hải cảnh sử dụng trực tiếp vũ khí nếu cảnh báo không kịp hoặc sau khi cảnh cáo có thể dẫn tới hậu quả nguy hại nghiêm trọng hơn. Luật này cũng cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển được phép sử dụng vũ khí để xua đuổi tàu thuyền nước ngoài bị cho xâm phạm lãnh hải Trung Quốc hoặc thẩm vấn thủy thủ đoàn cũng như được phép sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân theo mệnh lệnh trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mà Trung Quốc nhận là của mình.

Nếu Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá cùng lúc Luật Hải cảnh có hiệu lực như vậy thì mức độ nguy hiểm mà ngư dân Việt Nam sẽ gặp phải ra sao?

Ông Trần Văn Lĩnh, chủ tịch Hội Nghề cá Thành phố Đà Nẵng, nhận định:

“Luật Hải cảnh của Trung Quốc được đưa ra thực chất với mục đích là một lời tuyên bố để đe dọa tất cả các quốc gia mà họ cho là có tranh chấp chủ quyến với họ trên Biển Đông, đồng thời để khẳng định quyền lực của họ trên Biển Đông mà thôi.

Còn việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc có dám xả súng bắn vào những ngư dân làm ăn bình thường trên vùng biển truyền thống của họ, có dám bắn vào tất cả những thương thuyền đang đi trên vùng biển quốc tế mà Trung Quốc tự nhận của mình, có dám bắn vào lực lượng của các quốc gia khác trên vùng biển quốc tế là một chuyện khác.

Cũng như bao đời nay, người dân Việt Nam không thể nào chấp hành những luật lệ phi lý của Trung Quốc, dù rằng đó là Luật cấm đánh bắt cá hay Luật hải cảnh, trên vùng biển mà những ngư dân Việt Nam đã đánh cá từ nhiều năm nay.”

Theo ông Lĩnh, đối với người dân Việt Nam, những luật ấy là không giá trị bởi vì không một quốc gia nào lại có thể đem luật riêng của mình đi áp đặt trên lãnh thổ, trên vùng biển có chủ quyền của một quốc gia khác được. Ngư dân Việt Nam không xâm phạm chủ quyền vùng biển nước khác, nhất là Trung Quốc, mà chỉ đánh cá trên vùng biển truyền thống có chủ quyền của mình mà thôi.
Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi thì cho rằng, Luật Hải cảnh của Trung Quốc là sai hoàn toàn vì họ chỉ được quyền dùng vũ lực trong phạm vi chủ quyền của họ. Bây giờ họ đưa luật của họ vào đường lưỡi bò là hoàn toàn phi lý.

Còn với lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông vào mùa hè năm nay, ông Phan Huy Hoàng nhận định:

“Vẫn như mọi năm, Luật cấm này không có hiệu lực trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngư dân vẫn đánh cá bình thường. Cho ngư dân hiểu luật pháp quốc tế là mình vẫn được quyền đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Chính phủ đã lên tiếng, đã khẳng định cho nên Hội Nghề cá chỉ phản đối có mức độ, không cần thiết thêm nữa. Việc của mình là tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân hiểu lệnh cấm là phi pháp và ngư dân vẫn đánh cá bắt các trên ngư trường truyền thống thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trách nhiệm của cảnh sát biển và hải quân Việt Nam là bảo vệ ngư dân.”

Anh Nguyễn Chí Thạnh, một ngư dân, một thuyền trưởng ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói với RFA một ngày trước khi lệnh cấm có hiệu lực:

“Mình vẫn đi chớ. Nó cấm thì nó cấm miết. Năm nào nó cũng cấm, nó bắt thì bắt mình đi thì cứ đi. Mưu sinh kiếm sống mà. Sợ thì sợ nhưng đi vẫn đi chứ. Mình đâu có đi thành đoàn, tự mình đi thôi. Mà tàu mình vỏ gỗ, tàu tụi nó tàu sắt còn trang bị vũ khí đầy đủ. Nó đuổi thì mình chạy thôi. Mà mình chạy thì nó đuổi theo. Không có chuyện gặp tụi nó cướp mà kêu cảnh sát biển đâu. Cảnh sát biển ở đâu có mà kêu…”

Sợ thì sợ nhưng đi vẫn đi chứ. Mình đâu có đi thành đoàn, tự mình đi thôi. Mà tàu mình vỏ gỗ, tàu tụi nó tàu sắt còn trang bị vũ khí đầy đủ. Nó đuổi thì mình chạy thôi. Mà mình chạy thì nó đuổi theo. Không có chuyện gặp tụi nó cướp mà kêu cảnh sát biển đâu. Cảnh sát biển ở đâu có mà kêu… - Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh

Vào tháng năm năm 2020, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông cũng bắt đầu vào ngày một tháng năm và kết thúc vào ngày 16 tháng tám, cũng bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngay trước khi ban hành lệnh cấm hồi năm 2020, Trung Quốc đã đưa tàu và máy bay tới diễn tập trên Biển Đông, khánh thành hai trạm nghiên cứu ở Đá Subi và Đá Chữ Thập. Trung Quốc cũng cho đánh chìm tàu cá của Việt Nam, và ra quyết định nâng cấp đơn vị hành chính của quần đảo mà nước này gọi là Tây Sa, Nam Sa thành quận Tây Sa, quận Nam Sa, thuộc thành phố Tam Sa - nằm trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau khi đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên phát biểu rằng, quần đảo Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè của Trung Quốc ở vùng biển Biển Đông vì biện pháp này thuộc về quyền hành chính của Trung Quốc.

Với lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành cho mùa hè năm nay, Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đã lên tiếng phản đối, được truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lại rằng: “Việc tiến hành các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật cần được tiến hành phù hợp với các qui định liên quan của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và không được làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển của các quốc gia liên quan khác.”

Bắc Kinh tuyên bố khoảng 90% diện tích Biển Đông là lãnh hải của mình với đường đứt khúc chín đoạn do họ tự vạch ra. Malaysia, Philippines, Đài Loan, Việt Nam và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển này. Tòa án Trọng tài Quốc tế tại The Hague vào năm 2016 đã tuyên các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là không có cơ sở pháp lý lẫn lịch sử.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cách đây hai hôm nêu nhận định với RFA về tình hình Biển Đông rằng, Việt Nam nên tích cực tham gia nhiều hơn các diễn đàn hay các tổ chức đa phương của khu vực để đảm bảo rằng hòa bình ở khu vực cần được duy trì và cần được tôn trọng. Một khi Việt Nam gia nhập sâu hơn vào các tổ chức đa phương trong khu vực thì Việt Nam sẽ an toàn hơn và có tính chính danh trong việc thúc đẩy trật tự trong khu vực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 20238:32 CH(Xem: 3300)
Nửa năm trước, tác giả (báo Đức) nhận được một bài nặc danh từ giới hành chính Hà Nội, trong đó cũng cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực đằng sau cuộc đàn áp. Theo bài báo, người phụ nữ bị truy nã là tình nhân lâu năm của thủ tướng Phạm Minh Chính, người hy vọng lên kế nhiệm Tổng Bí Thư Đảng đang ốm yếu. Theo tin này, cuộc đàn áp bà Nhàn, người phụ nữ trốn sang Đức, là từ áp lực của những người không muốn ông Chính lên vị trí lãnh đạo đảng đầy quyền lực. Các mối quan hệ ngoại thương của người phụ nữ là một trụ cột quan trọng trong quyền lực của thủ tướng Phạm Minh Chính.
07 Tháng Tám 20238:34 CH(Xem: 4941)
Theo văn bản này, cơ quan trên giam giữ ông Vương trong vòng hai tháng nhưng không nêu rõ lý do. “Đó là văn bản duy nhất mà cho tới nay gia đình tôi nhận được từ chính quyền địa phương về việc liên quan đến Hoàng Văn Vương,” một người thân không muốn nêu danh tính của ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 07/8. “Đầu tháng năm, gia đình tôi nhận được cuộc gọi từ Trại tạm giam B5 của Công an tỉnh Đồng Nai, báo rằng Hoàng Văn Vương đang bị giam ở đây, và gia đình có thể đến để thăm nuôi,” người này nói.
01 Tháng Tám 20239:33 CH(Xem: 2277)
Bản cáo trạng dài 45 trang gồm 4 tội danh, cáo buộc vị cựu tổng thống thuộc đảng Cộng hòa âm mưu lừa gạt nước Mỹ bằng cách ngăn cản Quốc hội xác nhận chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden và tước bỏ quyền được bầu cử công bằng của cử tri. Tổng thống đương chức Trump đã đưa ra những tuyên bố gian lận mà ông biết là không đúng sự thật, gây áp lực cho các quan chức liên bang và tiểu bang - bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence - để thay đổi kết quả bầu cử và sau cùng là kích động một cuộc tấn công bạo lực vào Điện Capitol của Hoa Kỳ trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm phá hoại nền dân chủ Mỹ và bám...
01 Tháng Tám 20239:32 CH(Xem: 2264)
Cùng đưa tin về cuộc biểu tình hôm 1/8, tờ Philippine Star cũng nói rằng nhóm Makabansa lên án việc quân sự hóa ở Biển Tây Phillipines – tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam – và thúc giục Việt Nam ngừng các hoạt động đánh bắt cá dọc bờ biển của cụm đảo Kalayaan, mà Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực. Những hình ảnh về buổi biểu tình được đăng tải trên trang mạng xã hội chính thức của tờ nhật báo tiếng Anh cho thấy một số thành viên của nhóm Makabansa còn xé những tấm giấy có in hình lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trong khi những người khác...
26 Tháng Bảy 20236:39 CH(Xem: 3603)
Sau khi chiếm được miền nam, bọn sát nhân này vẫn nhởn nhơ sống trong nước với sự bao che của đảng cộng sản, tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là đám SVHS tả khuynh này hoàn toàn không được chế độ cs trọng dụng, bọn chúng chỉ có thể làm báo, làm văn làng nhàng chứ còn những vị trí có ăn như xăng dầu, điện, nước là không có cửa. Sau khi thấm thía được sự đãi ngộ của đảng thì một số trong chúng phản kháng yếu ớt, và một số chọn cho mình phương cách ngậm miệng im lặng để sống còn mà anh em nhà HPNT là một tấm gương điển hình...
16 Tháng Bảy 20235:58 CH(Xem: 2974)
Người đó thưa anh Ngọc là anh đã đăng trên Facebook những cái sản phẩm nào bán ma túy thì tôi và anh Ngọc phải lên (đồn công an) chứng minh cái Facebook đó là của tụi tôi và tụi tôi không có hề vi phạm pháp luật về việc buôn bán ma túy. Sau khi chứng minh xong vụ án đó (là chứng minh được ID Facebook là của chúng tôi) thì ngày hôm sau họ mời chúng tôi lên lần nữa và cũng không nói mời lên vì lý do gì hết. Họ chỉ nói là mời lên vì có liên quan đến vụ việc ngày hôm trước.”
15 Tháng Bảy 20235:04 CH(Xem: 3613)
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho biết trong buổi làm việc, phía công an in ra những bài viết của ông trên Facebook về việc Uỷ ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc ra lệnh bắt tháo dỡ những công trình xây dựng trong chùa Thiên Quang (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và đài Đáp Lời Sông Núi (Hoa Kỳ) về việc có liên quan đến cơ sở tu hành này. Phía công an đòi ông xác nhận và vị hoà thượng cho biết ông cũng ký nhận những gì ông đã đăng trên trang Facebook cũ (Thích Vĩnh Phước- hiện nay đã bị Facebook khoá) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài.
10 Tháng Bảy 202310:16 CH(Xem: 2105)
Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo: “Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo.”
30 Tháng Sáu 20239:25 CH(Xem: 2346)
Việt Nam đã yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động phát hiện và xóa nội dung ‘độc hại’, yêu cầu mới nhất của chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt mạng xã hội, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 30/6. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook, YouTube, Google và TikTok phối hợp với các cơ quan chức năng để dỡ bỏ các nội dung được coi là ‘độc hại’, chẳng hạn như mang tính xúc phạm, sai sự thật và chống nhà nước. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành lệnh như vậy,” Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đưa tin từ buổi tổng kết giữa năm của Bộ Thông tin-Truyền thông...
29 Tháng Sáu 20238:29 CH(Xem: 3679)
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022. Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...