Tư Tưởng và Đấu Tranh (P2)

10 Tháng Giêng 202310:01 CH(Xem: 702)

                                    Tư Tưởng và Đấu Tranh (P2)


122092c059841a824ae4fea1184918a1


Trần Công Lân




Con người Nhân Bản

Con người sinh ra với bản chất không Thiện, không Ác. Vậy thì khi nào tính Thiện, Ác trỗi dậy? 

Khi con người bắt đầu tiếp xúc với cá nhân khác thì bắt đầu có sự phân biệt. Tuy có sự khác biệt nhưng chính yếu là 2 cá nhân có thể sống chung trong một đơn vị (làng, xã, trường học, sở làm...) trên căn bản một số nguyên tắc, luật lệ. Từ 2 cho đến 100, 1000 thì sự phức tạp càng tăng khi quyền lợi khan hiếm. Xã hội cộng sản đã dùng vật chất (Duy Vật) để kiểm soát con người. Trong khi tư bản cũng dùng vật chất (lợi nhuận kinh tế) để khuyến khích con người làm việc, phấn đấu nhiều hơn. Tuy che dấu dưới chiêu bài hạnh phúc, dân chủ, công bằng nhưng các nhà lãnh đạo chính trị (tư bản lẫn cộng sản) chỉ khai thác tâm lý quần chúng để cai trị chứ không nhằm mục đích xây dựng xã hội.

Đối với tầng lớp lãnh đạo hiện thời thì sự tranh đấu chỉ là mượn hình thức có vẻ là dân chủ: nếu bạn đứng lên tranh đấu, đòi hỏi quyền lợi thì chính quyền sẽ cứu xét (và thoả mãn yêu sách) nhưng đó không phải là thiện chí cải tổ một hệ thống đã từ từ lầm lạc và được che giấu qua nhiều thế hệ.

Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia dân chủ đã không có những cuộc hội thảo, tranh luận công khai về hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế... bởi vì các thế lực sẵn có không muốn thay đổi, làm mất quyền lợi của họ đã gầy dựng lâu dài. Điều này cho thấy chế độ gọi là "dân chủ" đã không thực sự dân chủ cho dù có bầu cử thường xuyên (Mỹ) vì hệ thống chính trị đã được đặt ra bởi những con người khôn ngoan, luôn luôn tạo kẽ hở, xung đột để có cơ hội cho họ đứng ra giải quyết vấn đề (sẽ là lãnh đạo). Tầng lớp ưu tú của xã hội đã không thực tâm giải quyết các vấn đề của xã hội vì họ (cộng sản lẫn tư bản) đều biết rằng khi con người có cơm no, áo ấm thì sẽ quên đấu tranh vì đa số không nghĩ sâu xa và không bền chí đấu tranh suốt đời.

Khi cá nhân 1 thấy có thể lợi dụng cá nhân 2, 3, 4 và hơn nữa thì sớm muộn họ cũng vươn lên về mặt kinh tế hay chính trị để lãnh đạo. Đã vươn lên vì quyền lợi thì bao nhiêu là đủ? Cuối con đường là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn mà loài người tiếp tục sinh sản thì tranh chấp tất phải xảy ra.

Lịch sử đã tái diễn nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng con người vẫn tiếp tục tái diễn vết xe đổ. Đã có những thời điểm mà những nhân vật lịch sử xuất hiện để giải quyết vấn nạn của loài người. Nhưng cho dù biết các yếu tố Thiện để xây dựng xã hội, con người vẫn yếu đuối để các thế lực Ác lôi cuốn vào vòng Tham- Sân-Si hay thờ ơ đứng ngoài lề sự tranh đấu thay vì phải tham dự thường xuyên để xây dựng bản thân và xã hội.

Bất công xã hội, kỳ thị hay bóc lột xảy ra giữa hai cá nhân và nếu không được ngăn chận sẽ lan ra khắp xã hội. Nhưng vì con người chạy theo nhu cầu hưởng thụ và cho rằng người khôn ngoan, tài năng tất nhiên được ưu đãi hơn kẻ khác cho dù nhu cầu căn bản của một con người không khác nhau.

Người giỏi về khoa học, kỹ thuật không có nghĩa là sẽ giỏi về chính trị hay kinh tế và ngược lại. Vậy phần thưởng cho kẻ đóng góp tài năng cho xã hội sẽ như thế nào? Kiến thức, lương cao hay quyền lợi không có nghĩa là họ sẽ sử dụng để thâu tóm các nguồn sản xuất trong xã hội để chèn ép những người không có khả năng như họ.

Những kẻ yếu kém bị áp bức tới mức độ nào đó sẽ đứng lên tranh đấu. Và cho dù họ không biết sẽ đi về đâu nhưng đó là phản ứng tự nhiên của con người sống trong xã hội bất công. Vậy thì tất cả thay đổi trong xã hội con người đến từ tư tưởng. Có suy nghĩ thì có hành động. Khác nhau ở chỗ sự suy nghĩ có thấu đáo, xuyên suốt hay không. Đó là sự tu dưỡng để biết mình, biết người. Hãy quan sát để học tập làm con người Nhân Bản loại bỏ thú tính còn vương vấn trong Thân và Tâm, để ngăn chận tính Ác khi trỗi dậy trước ham muốn vật chất.

Khi con người tự giáo dục để biết Đúng-Sai, để sống hợp với thiên nhiên và xã hội (Nhân bản) chứ không phải nhắm mắt chạy theo những gì đang xảy ra trong đời sống hỗn loạn vì những người đi trước đã và đang làm. Hãy đặt câu hỏi về đời sống chính trị, kinh tế, tôn giáo... đang hiện hữu sẽ đưa bạn đi về đâu?

Nếu mọi người phải tranh đấu cho một xã hội tương lai thì đâu là điểm chung? Đó là tư tưởng, lý thuyết để hướng dẫn đám đông trên con đường xây dựng xã hội. Tư tưởng, lý thuyết đó không phải chỉ do một cá nhân vẽ ra và mọi người phải theo. Đó chỉ là một cấu trúc căn bản mà mọi người dựa theo đó để phát triển. Vì vậy, sự hình thành đòi hỏi sự tham dự của mọi người qua từng bước phát triển, thay đổi. Đó là dân chủ và bạn có quyền tự do tham dự. Một khi bạn bỏ qua thì bạn đã bỏ rơi tính "dân chủ" và không thể nhân danh quyền "tự do" để phản đối khi sinh hoạt dân chủ (mà bạn đã bỏ qua) gây thiệt hại hay không vừa ý bạn (vì bạn đã chọn tự do rời bỏ sinh hoạt dân chủ và như vậy bạn đã đứng ngoài xã hội).

Xã hội

Một khi đã kết thành xã hội thì phải có luật pháp. Luật pháp là những nguyên tắc chung được đặt ra để giữ gìn trật tự xã hội và công bằng xã hội. Quốc hội (hay các nhà làm luật) soạn luật có thể thiếu sót (loophole) nhưng các nhà làm luật hay thi hành luật phải nắm vững nguyên tắc của luật pháp là trật tự và công bằng làm nền tảng chứ không phải chỉ dựa trên chữ nghĩa trong bộ luật hay lý luận của luật sư xuyên tạc ý nghĩa của ngôn ngữ trong bộ luật.

Một khi kết quả của vụ án gây xáo trộn xã hội thì mục đích của luật pháp và tòa án có còn giá trị về trật tự và công bằng hay không? Thần "công lý" vô tư vì được bịt mắt không nói lên được suy nghĩ của vị chánh án đã có thành kiến. Khi chánh án, công tố viên, luật sư của bị cáo, bồi thẩm đoàn... sau bao nhiêu năm thực hành vẫn không giải quyết những bất công xã hội về bản án, lỗi lầm của công tố viên, bồi thẩm đoàn cũng như thủ thuật của luật sư bị cáo đã để lại bất công xã hội, lâu ngày trở thành yếu tố mà người dân phải tranh đấu để cải thiện.

Bất công từ luật pháp dẫn đến bất công về chính trị, kinh tế, tôn giáo mà chúng ta thấy đã xảy ra trên đất Mỹ (2000s) là đất nước tự hào về nền dân chủ trên thế giới. Khi nhân quyền (theo tư bản) chỉ là vũ khí để sử dụng tùy lúc chứ không phải là căn bản chung cho mọi dân tộc, sắc tộc. Nếu nhân quyền của độc tài (Trung Cộng) khác với nhân quyền của tư bản thì nhân quyền nào đúng? Tại sao hiến chương của Liên Hiệp Quốc thì mọi nước đều công nhận nhưng bàn đến nhân quyền thì lại khác?

Vậy thì lớp người đấu tranh để cải thiện đời sống (nhân quyền) sẽ suy nghĩ ra sao? Cũng như cuộc tranh đấu về môi sinh, khí hậu thì có cần phải thay đổi chế độ chính trị hay không? Khi hệ thống chính trị chịu ảnh hưởng kinh tế, mà kinh tế hiện nay nằm trong tay các tập đoàn tư bản, cho dù họ có cố gắng cải thiện qua dạng năng lượng sạch (green energy) hay chủ trương "môi sinh-xã hội- quản trị" (E S G) nhưng liệu họ có thực tâm cải tổ hay chỉ vì quyền lợi riêng tư?

Nếu bạn đấu tranh cho công bằng xã hội nhưng xã hội là một tập thể của những cá nhân không bình đẳng. Cho dù hiến pháp có quy định nhưng bẩm sinh con người đã có tư chất khác nhau. Cho dù hệ thống xã hội có những cơ quan giúp đỡ những kẻ yếu kém có cơ hội vươn lên nhưng nếu bản thân họ không có quyết tâm, cố gắng thì việc thực hiện công bằng xã hội cũng vất vả, chưa kể những kẻ cố ý ăn vạ hay cố tình lũng đoạn để thủ lợi. Hay xây dựng một chế độ dân chủ để mọi người dân tham dự nhưng vẫn có kẻ lợi dụng sinh hoạt dân chủ để thực hiện một chế độ độc đoán mà vẫn nhân danh "tự do, dân chủ"? 

Hoặc khi xã hội đặt niềm tin nơi "thượng đế" (In the God we trust) mà mỗi tôn giáo có một "thượng đế" khác nhau thì "niềm tin" có giống nhau không? Nếu giống thì tại sao "thượng đế" lại xuất hiện khác nhau? Hãy tự hỏi con người sống với nhau, trước mặt, mà không tin nhau lại phải kêu gọi đặt niềm tin vào kẻ thứ ba (thượng để) ở chốn vô hình?

Nếu những người đi đấu tranh hiểu rằng một khi tham dự là theo đuổi cả cuộc đời thì tất phải có sự suy nghĩ về đường dài chứ không phải chỉ là vấn đề trước mắt.

Để theo đuổi con đường dài vô tận thì hành trang (cuộc sống) của bạn phải đơn giản và tư tưởng của bạn phải sâu xa và chính đáng.

Chúc bạn may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...