Căn Bệnh “Trí Thức” Việt

02 Tháng Mười Một 20228:32 CH(Xem: 4680)

                                     Căn Bệnh “Trí Thức” Việt


thay-TS-6                                         Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - nguồn hình Internet.




Trần Thị Lan Anh



Bạn thân,

Ở vào cái thời buổi của cụ Phan Bội Châu thì cụ đưa ra những căn bệnh của Việt tộc. Những căn bệnh đó đã làm cản trở sự trưởng thành của một dân tộc để có thể cạnh tranh với thế giới trên nhiều lãnh vực về y tế, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật v.v….

Một phần tư thế kỷ 21 sắp đi qua nhưng nhìn lại thì Việt tộc nói chung và “trí thức” Việt nói riêng vẫn mang những căn bệnh ngày xưa. Dù rằng “trí thức” Việt hôm nay đang sống ở nước ngoài nhưng vẫn có căn bệnh giống như “trí thức” Việt trong nước. Căn bệnh đó là gì?

Đơn giản “trí thức” Việt trong hay ngoài nước đều xem cái bằng cấp rất là quý trọng và từ đó họ xem thường người khác. Họ nghĩ rằng với cái bằng cấp họ có, được cấp từ một trường sở nào đó -- thì cho họ cái quyền phán đoán mọi vấn đề và xem thường ý kiến của người khác chỉ bởi vì cá nhân đó không có cái bằng cấp như họ có.

“Trí thức” Việt bị “tẩu hỏa nhập ma” vì căn bệnh xem bằng cấp quá nặng, quá cao bởi họ nghĩ rằng họ đọc nhiều thì họ sẽ hiểu nhiều. Không chối cãi là đọc nhiều sẽ hiểu nhiều nhưng cái quan trọng là có tiêu hóa những cái mình đọc hay không (nếu không thì chỉ là con mọt sách). Chỉ khi tiêu hóa được những gì đã đọc thì lúc đó người ta sẽ hiểu được ngoài ý và trên lý của người viết; từ đó người đọc sẽ cảm thấy sự hiểu biết của mình quá nhỏ so với trăm ngàn vấn đề trong cuộc sống của người. Tiếc rằng “trí thức” Việt không hiểu điều này vì đã bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Gần đây một người “trí thức” Việt tại Mỹ, với nhiều bằng cấp về kinh tế, quản trị, luật sư, và triết học đã “can đảm” nhận định và phản biện lại quyển sách Tổng Quan Về Nghiệp của tu sĩ Tuệ Sỹ.

Chuyện nhận định về một quyển sách là chuyện rất bình thường nhưng ngay cả những người chuyên về nhận định sách, họ cũng rất dè dặt và không phải quyển sách nào họ cũng đem ra nhận định, đặc biệt là những quyển sách họ hoàn toàn không hiểu về chuyên môn, chuyên ngành của một quyển sách. Điều này đối với “trí thức” Việt, vì không hiểu điều cơ bản trên, nên “can đảm” làm chuyện điểm sách và phê bình đề tài mà người ngoài nhìn vào tiểu sử của nhà “trí thức” này, họ cho rằng nhà “trí thức” này hoàn toàn mù tịt về chủ đề Nghiệp.

Nếu nói về chủ đề Nghiệp thì chỉ có những người tu lâu năm mới có thể hiểu rõ chủ đề này. Tuệ Sỹ là người tu từ nhỏ cho nên có thể nhận định là Tuệ Sỹ hiểu rõ chủ đề Nghiệp hơn vị “trí thức” Việt tại Mỹ. Người có đủ khả năng để đánh giá về quyển sách của Tuệ Sỹ là những tu sĩ được gọi là cao tăng -- bởi chỉ có những cao tăng, qua bao nhiêu năm đọc, suy ngẫm, tự hỏi ở chính mình để nhìn Nghiệp ra sao, thế nào trên cái nhìn của tư tưởng Phật Giáo. Dĩ nhiên những vị cao tăng này, cho dù có thừa khả năng để nhận định quyển sách của Tuệ Sỹ, họ không làm chuyện đó bởi họ tôn trọng lẫn nhau, bởi họ đã không còn Tham-Sân-Si ở trong người họ.

Khi một cá nhân bận rộn với đời sống hằng ngày, bận rộn để lấy bằng cấp này, bằng cấp nọ thì làm sao có đủ thời gian để suy tư, để tự hỏi chính mình về Nghiệp? Nếu một ngày có 24 tiếng, ngoài giờ ăn, ngủ, nhậu, tiệc tùng; thời gian còn lại làm việc để tạo ra đồng tiền thì thời gian đâu để hiểu rõ chủ đề Nghiệp so với những người đã dành suốt cuộc đời để tìm hiểu về tư tưởng Phật học?

Một cá nhân mà Tham-Sân-Si đầy mình thì khi nhận định quyển sách của Tuệ Sỹ -- không phải để làm sáng tỏ vấn đề mà là để chứng minh Tham-Sân-Si của bản thân ở cao độ không biết lượng sức mình, để nhảy vào một đề tài mà bản thân hoàn toàn hiểu biết rất kém nếu không muốn nói là một con số không to lớn.

Một cá nhân mà bên dưới bài viết ghi những bằng cấp, chức vị thì cá nhân đó có mặc cảm rất cao; và để che giấu cái mặc cảm đó thì tốt nhất là khoe bằng cấp và chức vụ của chính mình. Một cá nhân mà so sánh đức chúa Jesus, Phật là truyền hình trắng đen và mình là truyền hình màu thì cá nhân đó đã thực sự “tẩu hỏa nhập ma”. Khi đã ở tận cùng của “tẩu hỏa nhập ma” thì làm sao có thể nhận định về chủ đề Nghiệp hay bất cứ chủ đề nào trong cuộc sống của con người.

Xem ra căn bệnh “trí thức” Việt sống hùng và sống mạnh ở đầu thế kỷ thứ 21. Ngày nào Việt tộc vẫn còn những “trí thức” như thế thì đất nước khó mà có thể đứng lên cùng thế giới.

Tham khảo:
https://thuvienphatviet.com/nguyen-huu-liem-doc-va-phan-bien-tue-sy-tong-quan-ve-nghiep/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.