Nói Về Chuyện Giáo Dục

01 Tháng Sáu 20229:02 CH(Xem: 628)

                                      Nói Về Chuyện Giáo Dục


hoc-sinh-tieu-hoc__rkdp                                                                 Hình Trong Nước




Vũ Hoàng Anh Bốn Phương





Theo tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì giáo dục là “dạy dỗ, rèn luyện về chữ nghĩa, đức hạnh và thể chất”.

Nhiều người có quan niệm rất đơn giản về giáo dục là được đến trường để học. Thực ra đến trường để học kiến thức qua giáo dục và đến trường học không có nghĩa là cá nhân đó có Giáo Dục. Ý nghĩa của giáo dục không đơn thuần nằm trong tự điển, không đơn thuần nằm theo sự suy ngẫm của nhiều người. Những người thực sự hiểu về giáo dục nhìn vấn đề giáo dục ở một dạng rộng lớn.

Sự quan trọng của giáo dục được Lý Đông A nhận định “giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị”. Không những thế, giáo dục theo cái nhìn của Lý Đông A là phải ở tự mình trước tiên, sau đó được tôi luyện trong gia đình, xã hội, trường học để tạo ra một con người có tinh thần Nhân Chủ, tự mình làm chủ bản thể của chính mình. Cái giáo dục đó luôn luôn tiếp tục cho đến khi cá nhân đó nằm xuống thì sự học hỏi, giáo dục mới chấm dứt.

Một triết gia khác người Ấn Độ, Krishnamurti, nhìn vấn đề giáo dục là sự học hỏi, lắng nghe giữa người học và người dạy. Không có chuyện thầy/cô biết hết và không có chuyện trò chẳng biết gì ngoài chuyện im lặng nghe lời thầy/cô dạy mà chưa chắc người thầy đã làm tròn trách nhiệm của một người thầy/cô. Đây là sự tương tác giữa hai đối tượng dạy và được dạy để cả hai cùng nhau tiếp tục triển khai tri thức của mình ở tầm mức cao hơn.

Người Việt được giáo dục theo cái giáo điều là thầy/cô lúc nào cũng đúng. Có học sinh nào dám thách thức sự hiểu biết của thầy/cô? Nếu có thì sẽ bị xếp vào loại học sinh không nghe lời thầy/cô. Dĩ nhiên cần phải xét lại sự thách thức đó đúng hay sai. Nếu đúng mà gán cho học sinh tội không nghe lời thầy/cô thì rõ ràng sai 100% hay còn gọi là thầy/cô độc tài, luôn luôn nghĩ là mình đúng.

Nền giáo dục ở Mỹ, thầy/cô giáo luôn luôn quan tâm phát hiện những nhân tài bẩm sinh hầu đưa cá nhân đó vào đúng môi trường, phát triển cái bẩm sinh từ nhỏ. Những trường hợp này này hiếm nhưng các trường luôn cố gắng để đào tạo ra những nhân tài mà đã có thiên phú có thể từ kiếp trước. Tuy nhiên, nền giáo dục của Mỹ mục đích chính vẫn là đào tạo ra chuyên gia chứ không phải là đào tạo Con Người có đầy đủ Tri Thức để đóng góp vào sinh hoạt của xã hội. Chuyện đào tạo ra chuyên gia nhưng quên đi cái bản chất con người thì sẽ tạo ra chuyên gia nguy hiểm cho xã hội mà chuyên gia đó chỉ lo cho bản thân, cho dục vọng của chính mình mà không quan tâm đến sự sống còn của người khác, của xã hội mình đang sống. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế có những người rất giỏi như cô Elizabeth Holmes, Martin Shkreli, hay Jeffery Epstein nhưng họ chỉ lợi dụng cơ chế và dùng cái giỏi của họ để làm giàu hoặc phục vụ lợi ích dục vọng của bản thân mà không quan tâm đến xã hội.

Cô Elizabeth vì tham vọng làm giàu, thành lập công ty mà thực tế hiệu quả của sản phẩm tạo ra là con số không và cô được mệnh danh là người giàu trẻ nhất. Năm 2021 tòa án đã kết án cô có tội trong việc lừa gạt người khác bỏ tiền vào công ty của cô mà sản phẩm hoàn toàn không có giá trị. Ông Martin được mệnh danh là người “khủng khiếp” gia tăng giá thuốc từ 13.50 một viên lên đến 750 đồng một viên. Ông Martin hiện đang ở tù về một tội khác, cũng là lừa gạt người có tiền để làm ăn với ông ta. Ông Jeffery làm giàu nhưng lại mắc căn bệnh loạn dâm và chỉ loạn dâm với tuổi vị thành niên, đồng thời ông lợi dụng sự nghèo khổ của những người phụ nữ này để thực hiện chuyện dâm dục của ông bằng tiền bạc ông có. Ông này đã tự tử trong tù trong thời gian bị bắt lần thứ hai cho cùng vụ án mà trước đó ông ta đã dùng tiền và luật sư để thoát tội một cách dễ dàng.

Dĩ nhiên sẽ có người cho rằng hình ảnh trên chỉ là con số nhỏ. Vâng! Đó là những con số nhỏ được biết và còn những con số khác chưa được phát hiện. Chính vì nền giáo dục bỏ đi cái gốc là Con Người cho nên Mỹ có một vị tổng thống xem người khác không ra gì và sẵn sàng nói dóc không biết ngượng nhưng vẫn được người Mỹ (gồm cả Việt tại Mỹ, ngoài Mỹ, tại Việt Nam) ủng hộ điên cuồng như những người lên đồng bóng trong gần bốn năm dưới thời đại của Trump.

Câu hỏi đặt ra là có nền giáo dục nào mục đích để đào tạo con người là chính và chuyên gia là phụ? Nếu có thì rất là hiếm hoi bởi quan niệm giáo dục luôn luôn nghĩ ở cái thường tình là đào tạo ra những chuyên gia. Một sự ngạc nhiên rất lớn là tại Việt Nam, thành phố Cần Thơ nhỏ bé, có một trường tư gọi là Trung Tâm Chí Dũng, ở nơi đây họ có triết lý giáo dục rất gần gũi với Krishnamurti cũng như Lý Đông A. Khi mà giáo dục được nâng lên đến tầng cấp là Triết Lý Giáo Dục thì đó chính là nền giáo dục tổng thể chứ không phải là nền giáo dục thường tình của thế giới đang đeo đuổi.

Ở chương 2(*) của triết lý giáo dục này đưa ra nhận định:

Thứ nhất: Người dạy là người kiến tạo quá trình nhận diện, rèn luyện và chuyển hoá.

Thứ hai: Người học là người nhận diện, rèn luyện và chuyển hoá bản thân.

Thứ ba: Mối quan hệ giữa người dạy và người học được thiết lập theo mối quan hệ gia đình nhưng bình đẳng, tự do và tác động qua lại một cách tích cực.

Thứ tư: Cả người dạy và người học tham gia quá trình giáo dục để hoàn thiện bản thân và có những tác động tích cực để chuyển hoá xã hội.

 

Điều 3 và 4 đã vượt lên trên tất cả những quan điểm về giáo dục ở Việt Nam. Theo “truyền thống” thì cấp bậc thầy và trò rất rõ ràng nhưng đối với Trung Tâm Chí Dũng, mối quan hệ này không phải là thầy trò mà là mối quan hệ gia đình trong một sự bình đẳng, tự do và tác động qua lại. Đây cũng chính là tác động của thuyết Ỷ Tha, Tự Kỷ, và Động Tha của Lý Đông A (Ý Nghĩa Ỷ Tha, Tự Kỷ, Động Tha) mà chính mỗi người thầy/cô và học trò phải dựa (Ỷ Tha) vào nhau để tự mình  (Tự Kỷ) rèn luyện tri thức của mình cho cao hơn và từ đó tác động (Động Tha) vào xã hội để tạo ra một xã hội Người hơn, hoặc tác động vào việc giảng dạy để việc giảng dạy đạt được hiệu quả cho thầy lẫn trò.

Điều 4 rất quan trọng bởi cho thấy giáo dục là hoàn thiện bản thân (người dạy lẫn người học) để có những hành động tích cực nhằm chuyển hóa xã hội. Điều này đã được điều chỉnh rõ ràng hơn trong bản hiện tại (2022) nhắc đến Trách Nhiệm và Quyền Lợi trong việc chuyển hóa xã hội.

Ở chương 3(*) nói về mục đích của giáo dục và đào tạo với nhận định:

Thứ nhất: Mục đích của quá trình giáo dục và đào tạo là rèn luyện 4 vấn đề trọng yếu: tư tưởng, đạo đức, tri thức, kỹ năng.

Thứ hai: Nhiệm vụ của giáo dục là tạo ra con người có trí tuệ: biết suy nghĩ, sống tử tế, thấu hiểu sâu sắc và hạnh phúc; đồng thời kiến tạo một xã hội học tập, thấu hiểu và hạnh phúc. Nhiệm vụ của quá trình đào tạo là giúp con người phát triển bản thân góp phần phát triển xã hội một cách bền vững.

Thứ ba: Giáo dục và đào tạo là một quá trình được rèn luyện và tự rèn luyện để mỗi con người nên hoàn thiện góp phần vào sự hoàn thiện của xã hội.

Thứ tư: Người dạy giữ vị trí quan trọng nhất trong việc xác định cái gì cần dạy và phù hợp cho sự thăng tiến của người học, do đó người dạy phải đủ trí tuệ: nắm vững và thấu hiểu sâu sắc các tri thức mà mình truyền đạt, tư tưởng mà mình hun đúc; gương mẫu trong cuộc sống là cách giáo dục đạo đức tốt nhất cho người học và không ngừng trao dồi học hỏi để hoàn thiện kỹ năng cho bản thân, từ đó mới có thể dạy dỗ và chuyển hoá người học. Người học giữ vị trí trung tâm trong quá trình thụ hưởng sự giáo dục – đào tạo của người thầy.

 

Trong khi các chương trình giáo dục để nhồi nhét kiến thức cơ bản hầu tạo ra một chuyên gia sau này thì Trung Tâm Chí Dũng dồn vào cái gốc của Con Người đó chính là Tư Tưởng, Đạo Đức, Tri Thức và Kỹ Năng. Tương quan giữa người dạy và người học thì người học được đặt vị trí trung tâm (quan trọng) bởi nếu cái trung tâm này sai lầm thì sẽ tạo ra hậu quả sai lầm cho xã hội và sai lầm cho xã hội sẽ tạo ra sai lầm cho thế hệ hoặc cho nhiều thế hệ. Nhưng để cái trung tâm đi đúng thì người dạy phải là tấm gương (có đủ tri thức, tiếp tục tu dưỡng, học hỏi để tự mình tiếp tục nâng cao tri thức và nghề nghiệp của mình), tác động (Động Tha) vào người học. Một tấm gương bể sẽ phản chiếu những hình ảnh tồi tệ và sẽ ảnh hưởng đến người học.

Những chương khác nói lên những điều cần phải làm trong việc xây dựng Con Người để thực hiện Tư Tưởng, Đạo Đức, Tri Thức và Kỹ Năng trong mục đích của giáo dục và đào tạo. Những điều này rất là quan trọng và những điều này giống vấn đề Tu Dưỡng Thắng Nhân mà Lý Đông A đã quan tâm trên 80 trước. Khác chăng là Trung Tâm Chí Dũng đem chuyện xây dựng Con Người vào thực tế trong giáo dục trong khi tư tưởng Nhân Chủ của Lý Đông A vẫn nằm trong phạm vi cá nhân để tự tu dưỡng và hiểu rõ được tư tưởng Nhân Chủ để đem vào thực tế hành động.

Trang mạng Ngàn Lau không làm chuyện giáo dục như Trung Tâm Chí Dũng. Tuy nhiên, trang mạng Ngàn Lau thực hiện chuyện diễn giải tư tưởng Nhân Chủ của Lý Đông A vào trong thực tế mà những quan niệm về Tu Dưỡng Thắng Nhân có cùng một tầng số với Trung Tâm Trí Dũng trong việc đào tạo Con Người.

Trên tinh thần đó, xin giới thiệu đến độc giả, những người sống tại Việt Nam, một tổ chức giáo dục mang tầm vóc rất quan trọng trong việc xây dựng Con Người trên căn bản triết học của giáo dục. Liệu quan niệm giáo dục của Trung Tâm Chí Dũng có phát triển được ở môi trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung?



       VHABP

Tháng 1 năm 2022
  (Việt lịch 4901)


(*) Bài viết dựa vào tài liệu năm 2020 trên trang mạng Trung Tâm Chí Dũng. Vì bài viết chưa hoàn thành cho đến năm 2022 -- thì trang mạng Trung Tâm Chí Dũng đã thay đổi chương và một vài chữ, tuy nhiên nội dung cũng có cùng một mục đích mà người viết bài này muốn nhắc đến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.