Nói Về Một Cuộc Cách Mạng Hướng Thượng (P1)

16 Tháng Sáu 20219:10 CH(Xem: 790)

                      Nói Về Một Cuộc Cách Mạng Hướng Thượng (P1)

 

istockphoto-985185012-612x612                                                                       Hình iStock



Trần Công Lân



Hướng thượng ở đây không phải hướng về chúa, phật hay thượng đế. Hướng thượng chỉ là đi lên, tiến lên một bước nữa trong đời sống, trong xã hội, trong suy nghĩ của một con người để đóng góp cho nhân loại được hòa bình, hạnh phúc hơn chứ không phải làm gia tăng bản ngã, ham muốn của cá nhân.

Tại sao nước Mỹ tiến bộ? Tại sao ai cũng muốn đến nước Mỹ, nếu không là du học thì cũng là làm ăn, tìm hiểu (du lịch). Vậy nước Mỹ có gì đặc biệt?

Trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, 17-9-1787 có ghi (Article I, section 8): " Quốc hội có quyền thăng tiến sự phát triển khoa học và nghệ thuật bằng cách bảo toàn thời gian ấn định cho tác giả và người phát minh có quyền về sự khám phá của họ".

Về mặt khoa học, kỹ thuật thì quyền lợi của người sáng chế là 20 năm. Bất kỳ cá nhân hay công ty nào sử dụng sẽ phải trả một số tiền hay chia xẻ lợi tức cho người sáng chế. Sự kiện này đã xảy ra từ 1641 khi Samuel Winslow được toà án Massachusetts xác định quyền sử dụng phương pháp khai thác muối trong vòng 10 năm.

Từ đó, những người dân Mỹ đứng trước lãnh thổ rộng lớn mà thiếu nhân lực, kỹ thuật nên đã cố gắng phát minh các máy móc, dụng cụ để cải tiến đời sống con người. Mỗi năm có hàng trăm ngàn đơn xin bằng sáng chế nộp tại Mỹ.

Phát minh không hẳn là một cái gì hoàn toàn mới. Đa số là sự cải tiến những gì đã có nhưng thay vì sửa đổi chút một thì mất công mà không đáng. Bằng phát minh đòi hỏi sự nhảy vọt, vượt trội hơn những gì đã có từ trước. Chính vì thế cứ khoảng mỗi thập niên là nền kinh tế Mỹ đổi khác chính vì dụng cụ, phương pháp, kỹ thuật… đã thay đổi mau lẹ.

Để đáp ứng nhu cầu kinh tế, lợi nhuận, các nhà phát minh đã bắt tay sản xuất trước khi bằng sáng chế được chấp thuận, thường là mất hơn 5 năm cứu xét để chấp thuận nếu không bị kiện cáo sau đó. Sau 20 năm thì sáng kiến sẽ trở thành tài sản chung của xã hội (public properties) và ai cũng có thể sử dụng mà không phải trả tiền cho người phát minh.

Nhưng mọi phát minh có phải đều hướng thượng hay không?

Không hoàn toàn như vậy.

Lúc đầu là vì sự cải thiện đời sống của con người. Nhưng rồi sau là vì quyền lợi kinh tế. Và khi khoa học- kỹ thuật (đòi hỏi sự chính xác) phải phối hợp với nghệ thuật (art) là sự trừu tượng, uyển chuyển, mơ hồ, nhập nhằng… thì hỗn loạn xảy ra.

Thí dụ một nhạc sĩ A sáng tác một bản nhạc "top hit" A-1, có nhãn hiệu trái táo "tròn", bán chạy bạc triệu (dĩ nhiên có xin bản quyền). Một nhạc sĩ B, kém khả năng hơn, muốn cạnh tranh cũng nhái lại bản nhạc khác có âm điệu và lời nhạc "hơi hơi" giống như A-1 hay có nhãn hiệu trái táo "méo". Dĩ nhiên nhạc sĩ A sẽ kiện B vì làm thiệt hại thương vụ của mình.

Hoặc như Trung Cộng ăn cắp (hack) các phát minh, kiểu mẫu về phi cơ, thuốc men, điện thoại… của các nước Tây phương để… “hướng thượng”?

Tuy rằng hiện nay các nước đã phối hợp nhau để cùng thỏa thuận về quy ước cho sự phát minh theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng tại mỗi quốc gia đều có luật riêng.

Và đó là vấn đề: Thượng tôn pháp luật. Nhưng pháp luật vẫn có thể bị bẻ cong bởi miệng lưỡi của luật sư (Mỹ) hay của chế độ chuyên chính độc tài (Trung Cộng).

Khi các nhà khoa học, kỹ sư cặm cụi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để hoàn thành bản mẫu, họ đã ghi nhận lại tiến trình thực nghiệm. Tài liệu này sẽ giúp khi nộp đơn xin bằng phát minh vì xác định ngày tháng nhà phát minh đã phát kiến vấn đề cần giải quyết. Ngày khởi công sẽ đánh giá ai là người đầu tiên có ý định và sẽ được ưu tiên cấp bằng nếu thành công. Cho dù nếu A có chậm hơn B nhưng vì khởi công trước thì A vẫn được coi như tiên phong trước B mặc dù B đã thành công đưa ra thị trường.

Quy luật phát minh đòi hỏi người có sáng kiến phải trình bày rõ ràng để một kỹ thuật gia bình thường cũng có thể dựa theo đó để thực hiện sản phẩm. Vì thế sự bảo mật rất quan trọng. Các công ty, đại học, viện nghiên cứu có thể rình rập mua chuộc người, tin tức để vượt lên, qua mặt, sản xuất mặt hàng trước đối phương.

Nếu chỉ giản dị như vậy thì đã không có vấn đề. Nhưng vì con người có lòng tham. Người có thực tài thì ít mà tài lanh thì nhiều.

Khi một sản phẩm hữu dụng được phát minh thì sẽ có hàng trăm sản phẩm "nhái lại" do các nhà "phát minh" cóp nhặt chạy theo để hưởng lợi. Tuy không đầy đủ, chính xác, hữu dụng như sản phẩm chính gốc nhưng vì bán rẻ, vừa đủ xài… nên vẫn là thị trường tiêu thụ cho những người dân ít tiền nhưng tạo ra vấn đề khác là xả rác, tạo những công việc không lâu bền nên phí phạm nhân lực.

 

Hướng thượng là hướng về đâu trong đời sống thực tế?

Bạn là một nhà kinh tế thì sẽ phát triển kinh tế như thế nào?

Bạn là một nhà giáo dục thì sẽ phát triển giáo dục như thế nào?

Bạn là một nhà văn hóa thì sẽ phát triển văn hóa như thế nào?

Bạn là một nhà chính trị thì sẽ phát triển chính trị như thế nào?

Bạn là một nhà khoa học thì sẽ phát triển khoa học như thế nào?

 

Có muôn ngàn hướng để đi lên. Vậy khi nào rẽ trái, rẽ phải? Khi nào ngừng để kiểm soát?

Khi hướng thượng là sức ly tâm thì kinh tế không phù hợp với chính trị, giáo dục không thích hợp với văn hóa. Khi hướng thượng chỉ là phát minh về khoa học, kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế mà luật pháp, giáo dục không theo kịp thì sẽ xảy ra những hậu quả mà kinh tế toàn cầu cùng với trật tự thế giới mới chỉ đem lại những xáo trộn không cần thiết… và như vậy là phân hóa, không hội tụ thì còn gì là xã hội, quốc gia. Vậy thì đâu là sức hướng tâm? Hướng thượng mà không quy tụ về một mối thì đâu có thể gọi là hài hòa, hạnh phúc, cùng nhau xây đắp quê hương, dân tộc. Còn đâu là nhân loại chung sống trong một môi trường duy nhất: trái đất.

Khi làm việc trong một tổ chức, tất có ý kiến khác biệt, có sự phê bình (không phải chỉ trích) phải có lý do (so sánh, chọn lựa, đề nghị thay đổi). Khi một sinh hoạt trong tổ chức mà không có phê bình thì tổ chức đã chết rồi.

Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.

Khi nào biết mình phải giữ vững lập trường? Khi nào phải thay đổi? Đó là công phu tu dưỡng của bạn chứ không phải lấy quyền thế để quyết định.

Nếu bạn là cấp lãnh đạo, bạn phải biết đi về đâu? Mục đích gì? Bao nhiêu điều lợi? Bao nhiêu điều hại? Nếu thay đổi thì như thế nào? Nhân sự dưới quyền có thể đảm đương được nhiệm vụ giao phó hay không? Hướng thượng không phải là ra trận thí quân để đạt mục tiêu. Đó là sự xây đắp ngôi nhà với từng viên gạch. Đặt một viên gạch sai là cả bức tường méo, sẽ làm sụp đổ cả ngôi nhà.

Nếu bạn là thuộc cấp, bạn có đủ can đảm lên tiếng phê bình cấp lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của bạn không? Nếu tổ chức của bạn không chấp nhận phê bình thì bạn sẽ phản ứng ra sao? Bỏ đi hay ở lại tiếp tục "tuân lệnh"? Đó cũng là công phu tu dưỡng của bạn.

Cũng chẳng vì muốn "hướng thượng" mà không có ý kiến, không biết làm sao, nên chắc ăn là đi hỏi "thầy" (vị lãnh đạo tôn giáo, linh mục, thượng tọa…). Nhưng gặp thời buổi mạt pháp thì tôn giáo suy đồi, còn đâu mà hướng thượng khi các vị lãnh đạo tôn giáo còn sa lầy.

 

         TCL

Tháng 12 năm 2020
 (Việt lịch 4899)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...