Các bài viết (10)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Mạch Sống Media
Mới nhất
A-Z
Z-A
Các trợ cụ đàn áp tôn giáo sẽ bị quốc tế quan tâm đặc biệt
19 Tháng Chín 2024
8:06 CH
Ngày 5 tháng 9 vừa qua công an đến nhà lúc 6 giờ sáng áp giải Thầy truyền đạo Y Thinh Nie và vợ lên đồn công an để tra vấn. Tối mịt thì người vợ được thả về. Trước đó, bà đã bị công an tách ly khỏi chồng và đưa vào phòng riêng để 4 công an viên cùng khảo tra. Họ buộc bà phải tham gia Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, cấm báo cáo vi phạm với quốc tế và tịch thu điện thoại của bà để không thể liên lạc ra ngoài. Họ đe doạ là nếu không tuân thủ, họ sẽ vu cho cả 2 vợ chồng là tham gia vụ nổ súng ngày 11 tháng 6, 2023 để bỏ tù. Ông Y Thinh Nie tiếp tục bị giam cho đến hiện nay. Ngày 16 tháng 9, người vợ đem thực phẩm tiếp tế nhưng...
Làm gì khi Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam đã bị vạch trần?
06 Tháng Chín 2024
8:08 CH
Một người Êđê theo đạo Tin lành, tạm gọi anh Y, cho biết “Từ khi nhiều hội thánh Tin lành Tây Nguyên gia nhập vào Hệ phái Tin lành Việt Nam Miền Nam, họ đã kiểm soát toàn bộ nội bộ hội thánh, từ mục sư cho đến các tín đồ, tài sản của hội thánh. Và họ bắt các mục sư kiểm soát các tín đồ và cả người dân tại buôn làng, giám sát các hoạt động của các tín đồ, đi đâu phải khai báo, đi học Kinh Thánh người đó phải do chính quyền chọn lựa…” Anh Y Arôn Êban, người Êđê đang tỵ nạn tại Thái Lan, ghi danh học Kinh Thánh căn bản tại một điểm sinh hoạt thuộc HTTLVNMN năm 2009 nhưng bị từ chối vì bị coi là “phản động” và “thành phần phá hoại...
Chị H Biap Krong, cáo buộc khủng bố, và chiến thuật thất bại của Bộ Công an
31 Tháng Tám 2024
5:22 CH
Ngày 6/3/2024, chị H Biap Krong đột ngột nghe tin Bộ Công an xếp mình là khủng bố. Run lên vì tức. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc khi đó. “Một tuyên bố rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng.” Chị H Biap Krong, sắc tộc Êđê, là một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng (nhưng không thuộc tổ chức Người Thượng vì Công lý), và là nhân viên của BPSOS. Khi đó, chị vẫn đang ở Thái Lan, một quốc gia không ký Công ước 1951 về vị thế người tỵ nạn.
Bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái Lan trong tầm ngắm của công an Việt Nam
30 Tháng Tám 2024
9:07 CH
hôm qua, gia đình 5 ngưới của Ông Rmah Beo đã rời Bangkok, Thái Lan để tái định cư ở thành phố Sydney, Australia. Ông là một trong 2 hồ sơ đầu tiên rời khỏi Thái Lan trong số 32 người được nhận diện BPSOS là thiết bị Bộ Công An Việt Nam đưa vào tầm quan sát sau vụ nổ súng ngày 11 tháng 6 năm 2023 ở Đăk Lăk. Bộ Công An đã mang lại lợi ích cho việc bắn súng này để tăng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên và đe dọa những người Thượng đã đến Thái Lan tị nạn, dưới chiêu bài chống khủng bố.
Một số thầy truyền đạo bị sách nhiễu vì tưởng niệm nạn nhân bị bách hại vì tôn giáo
29 Tháng Tám 2024
8:55 CH
Ngày 24/7/2024, một thầy truyền đạo thuộc Hội thánh Tư gia ở buôn Trăp, xã Êa Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk bị bắt giữ tới 8 giờ tối ngày 25/7. Ông kể công an bóp cổ, đánh vào đầu, đá vào chân, không cho liên lạc với tổ chức Người Thượng vì Công lý, không cho tưởng niệm ngày 22/8 và 10/12. Ngày 23-25/7/2024, một thầy truyền đạo thuộc Hội thánh Truyền giảng Phúc âm ở buôn Wik, xã Êa Hồ, huyện Krông Năng bị đe dọa, sách nhiễu nhiều lần, bị cáo buộc hoạt động cho FULRO (tổ chức giải thể từ năm 1992), bị coi là chống phá nhà nước, bị cấm tổ chức ngày 22/8 và 10/12. Đó là những thông tin chúng tôi có được từ tổ chức...
Cần thông tin về một số mục sư Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam
28 Tháng Tám 2024
7:45 CH
Để đổi lấy sự công nhận tư cách pháp nhân và một ít dễ dãi trong hoạt động, ECVS đã thoả hiệp với nhà nước, cam chịu làm trợ cụ vi phạm quyền tự do tôn giáo của đồng bào Thượng. Nhiều người Thượng trước đây là thành viên của ECVS đã rời bỏ tổ chức này vì cảm thấy bị phản bội khi ECVS tảng lờ để công an đàn áp thô bạo và đẫm máu các cuộc biểu tình ôn hòa của người Thượng, đa phần là thành viên của ECVS, trong suốt một thập niên, 2001-2011.
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam: một trợ cụ cho đàn áp tôn giáo
27 Tháng Tám 2024
1:36 SA
Tại buổi tường trình ngày 14 tháng 8, 2024, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF): “Nhiều hội thánh Tin Lành tư gia người Thượng gần đây chính thức tuyên bố với ECVS là họ cự tuyệt việc tham gia hội thánh bị nhà nước điều khiển này. Uỷ Hội USCIRF có thể giúp bằng cách nhắc lại thông điệp này với giới lãnh đạo của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam: “Quý vị hãy ngưng tiếp tay cho hành vi đàn áp tôn giáo mà hãy quay về hoạt động tôn giáo đúng nghĩa.”
Các khuyến nghị của BPSOS với chính phủ Hoa Kỳ để phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo ở Việt Nam
24 Tháng Tám 2024
4:42 CH
Ban Tôn Giáo Chính Phủ, trực thuộc Bộ Nội Vụ. Chỉ những giáo hội nào được BTGCP chấp thuận và đặt dưới sự điều khiển của họ thì mới được hoạt động hợp pháp. Đổi lại, họ dùng các giáo hội đó để làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt mọi nhóm tôn giáo độc lập. Bộ Công An. Tương tự như cơ quan Stasi của Đông Đức hoặc KGB của Liên Xô thời cộng sản, Bộ Công An đàn áp thô bạo các tín đồ thực thi niềm tin độc lập với các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát và điều khiển. Những ai cưỡng lại thì bị đánh đập, đuổi khỏi bản làng, tịch thu giấy tờ tùy thân (trở thành người không hộ tịch), giam giữ, tra tấn, tù đày, hoặc có thể bị sát hại.
Y Quynh Bdap và người Thượng: Tại sao hai bức thư của LHQ có ý nghĩa quan trọng?
21 Tháng Tám 2024
9:13 CH
Gọi một cá nhân hay tổ chức là khủng bố là một cáo buộc vô cùng nặng nề và nghiêm trọng. Ngay sau vụ xả súng tại Đắk Lắk ngày 11/6/2023, Người Thượng vì Công lý đã tung ra thông cáo báo chí khẳng định mình không liên quan, và không ủng hộ bạo lực theo bất kỳ hình thức nào. Cho tới nay, chúng tôi cũng chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Người Thượng vì Công lý hay các thành viên, đặc biệt những người đứng đầu, có tham gia vào vụ xả súng.
Các chuyên gia LHQ: Người Thượng bị đàn áp ở Tây Nguyên, bị đe doạ ở Thái Lan
19 Tháng Tám 2024
9:29 CH
Trong 7 năm hoạt động, tổ chức MSFJ đã nộp cho LHQ gần 200 bản báo cáo đàn áp tôn giáo diễn ra ở Tây Nguyên, và đã góp thông tin cho tất cả các cuộc rà soát định kỳ của LHQ đối với Việt Nam, kể cả 2 cuộc Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) năm 2019 và 2024. “Giới chức LHQ biết rõ Ông Y Quynh Bdap và MSFJ chủ trương hoạt động ôn hoà và lý do duy nhất để bị Bộ Công An chỉ định khủng bố là do đã giúp LHQ và quốc tế nhìn thấu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên mà nhà nước Viêt Nam muốn che giấu,” Ts. Thắng giải thích. “Đó là hành vi đe doạ, trả thù nhằm bưng bít thông tin về vi phạm nhân quyền.”
Quay lại