DÂN CHỦ VÀ CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN.
Hình Economist Intelligence Unit
Nguyên Anh
Thời gian vừa qua trong nước đã nổi lên nhiều “nhà dân chủ” tự phát, họ tranh đấu cho dân chủ - khoan hãy nói đến những giá trị khác như tự do và nhân quyền – mà bài viết này hôm nay chỉ chú trọng đến hai chữ dân chủ, một cụm từ đã có mặt khá lâu trên thế giới, thế nhưng nếu có hỏi những nhà tranh đấu thế nào là dân chủ thì họ cũng khó mà trả lời một cách rõ ràng, khúc chiết và dễ hiểu.
Đơn giản những người tại Việt Nam chỉ nghĩ rằng dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, họ tranh đấu để người dân thụ hưởng cái quyền đó, một phần rất nhỏ bé trong khái niệm dân chủ, và vô hình chung cái quyền dân chủ đó lại nhập nhằng trộn lẫn với ‘quyền con người’- một giá trị khác của thế giới.
Dân chủ là một nền tảng.
Muốn xây dựng được một quốc gia dân chủ thì quốc gia đó phải có triết lý của riêng mình (bản sắc văn hóa, lịch sử, xã hội) nhưng: điều quan trọng cốt lỏi của một quốc gia dân chủ là phải có nền tảng nhân văn của con người (humanitarian foundation), đó chính là yếu tố bắt buộc để các thành phần nòng cốt gồm những con người nhân văn đặt làm nền móng vững chắc để xây dựng nên một quốc gia dân chủ và lãnh đạo nó.
Dân chủ không thể có trong một sớm một chiều.
Một nhà nước với nền tảng con người là quan trọng được đặt làm nền móng thì cũng không thể nào có ngay những con người dân chủ ngoài thành phần khởi xướng lãnh đạo, dân chủ phải được phổ cập đến toàn dân thông qua giáo dục, giao tiếp, chỉnh sửa liên tục nhiều thế hệ mới có thể trở nên hoàn thiện để trở thành khuôn mẫu của quốc gia, giá trị dân chủ không thể nào đốt giai đoạn để trong một sớm một chiều từ một quốc gia rừng rú vô minh lột xác thành một quốc gia dân chủ ngay lập tức.
Dân chủ và pháp trị.
Một quốc gia không thể nào không có pháp luật. Do đó pháp luật vẫn phải có mặt tại bất kỳ quốc gia nào, tuy nhiên nền pháp luật dân chủ chú trọng vào răn đe, giáo dục con người, đưa những người phạm tội trở lại đúng bản chất thiện lương của con người chứ không phải là loại pháp luật dùng để đàn áp, loại luật pháp độc tôn, độc tài như Việt Nam đang áp dụng trong nước hiện nay, người dân thông qua giáo dục sẽ hiểu những giới hạn không thể vượt qua và nghiêm chỉnh chấp hành, đó mới chính là ‘sống và làm việc theo pháp luật’.
Dân chủ là gì?
Dân chủ là quyền làm chủ của người dân trong một cộng đồng, một xã hội hay một quốc gia, trong đó có những quyền căn bản là tự do tư duy, ngôn luận, quyền con người, công dân trong quốc gia dân chủ được tự do phát biếu chính kiến, biểu đạt, được tự do lựa chọn tôn giáo, tuy nhiên vẫn có những giới hạn của pháp luật mà họ không thể vượt qua như không thể dùng quyền tự do ngôn luận để làm công cụ nhục mạ người khác, không được dùng quyền tự do tư duy để hình thành các tổ chức khủng bố, thành lập các giáo phái tà đạo, quyền con người được pháp luật bảo hộ nhưng ngược lại người dân cũng phải biết lằn ranh luật pháp, không thể ngụy biện rằng mình có quyền con người để xổ toẹt lên kỷ cương luật pháp hay chống đối những người hành pháp. Đó là hành vi phản dân chủ hoặc ngộ nhận về dân chủ.
Dân chủ và chính trị.
Trong một quốc gia dân chủ, người dân có quyền tham chính nếu mình có thực tài, họ có thể vận động người dân ủng hộ, bỏ phiếu nhằm đạt số phiếu yêu cầu đắc cử, tuy nhiên điều đó hoàn toàn xa lạ với cơ chế của đảng csVN chỉ chọn người thông qua lý lịch, như vậy đảng, nhà nước Việt Nam hôm nay chính là một tập họp băng nhóm độc tài, cưỡng bức quyền dân chủ của toàn dân. Nét hay của sự vận dụng dân chủ trong chính trị sẽ chọn lọc được những người có thực tài, vì dân, vì nước, tất nhiên là những người có tài năng họ sẽ phát huy được sở trường trong lĩnh vực của mình để dẫn đưa đất nước tiến lên, ngoài ra nền dân chủ thực sự trong chính trị sẽ là kẻ thù của cơ chế độc tài, độc đảng, khi nền dân chủ thực sự được vận hành thì không một ai có quyền đứng trên pháp luật như đảng csVN đã và đang làm từ trong quá khứ cho đến hôm nay.
Dân chủ và kinh tế - xã hội.
Một xã hội dân chủ thì kinh tế sẽ cạnh tranh rõ ràng minh bạch và bình đẳng, không thể nào cùng tồn tại song song hai nền kinh tế quốc doanh và tư nhân như hiện nay và ngụy biện đó là “nền kinh tế XHCN’ – nên nhớ rằng chủ thuyết cộng sản trên con đường tiến tới XHCN không cho phép nền kinh tế tư doanh phát triển, không chấp nhận thị trường tự do, kinh tế XHCH chỉ quy về một mối do nhà cầm quyền quản lý và phân phát mà Việt Nam đã từng áp dụng mang tên thời bao cấp trong quá khứ - các doanh nghiệp bắt buộc đều phải của tư nhân, nếu có lĩnh vực nhà nước thì cũng được đối xử công bằng như khối doanh nghiệp tư (bất công trong lĩnh vực vay vốn, pháp luật, tại Việt Nam hiện nay), ngoài ra nếu nhà nước tham gia kinh tế thì không được quyền cấm đoán khối tư nhân cùng tham gia như các lĩnh vực điện, nước, viễn thông, xăng dầu…; (đang áp dụng trong nước), ngoại trừ các lĩnh vực quốc phòng.
Dân chủ và con người.
Một quốc gia dân chủ bắt buộc phải chọn cho mình một phương pháp giáo dục con người văn minh để họ phát huy được các nhân tố tích cực trong con người của mình và bắt kịp thế giới, nếu biết chọn lọc những chương trình giảng dạy văn minh và nhân văn cộng thêm sự khai phóng tất cả nguồn tư duy trong não bộ của con người sẽ tạo nên một thế hệ nhân bản, một yếu tố bắt buộc phải có để từ đó nảy sinh ra các giá trị tự trọng, danh dự, liêm sỹ, các yếu tố cần thiết để tạo thành một công dân hoàn thiện, họ có thể là công dân gương mẫu trong thời bình, anh hùng trong thời chiến…; tất cả đều do giáo dục mà ra…
Nền giáo dục đó khác hẳn với nền giáo dục tuyên truyền hồi sọ ép buộc đầu óc con người phải tin theo những điều vô lý, phản khoa học như hiện nay mà đảng cs áp dụng trong nước, nền giáo dục XHCN chỉ tạo ra những con người hèn nhát, vong nô, tham lam và ích kỷ, chính vì lý do đó cho nên họ sẵn sàng làm ngơ trước nổi đau của đồng loại, họ ích kỷ chỉ biết lo cho bản thân và gia đình mà không quan tâm gì đến xã hội xung quanh dẫn đến hiểm họa mất nước đã cận kề nhưng toàn dân vẫn bàng quan như người ngoại cuộc.
Một ví dụ điển hình khác khi tầng lớp giàu sang, có chút của cải hiện nay thường quay những video clip và tung lên mạng khi bị CSGT chặn xe hỏi giấy tờ, họ quay phim cho rằng mình có cái quyền giám sát người thi hành công vụ và đề cao giá trị con người, quyền con người của mình lên, cả hai đều sai hoàn toàn, CSGT thì chặn đường, vòi vĩnh mãi lộ vì đồng lương không đủ sống, còn người dân thì làm sao có được cái quyền dân chủ khi thể chế đất nước mình là một quốc gia độc tài, độc đảng, đảng cầm quyền ngồi xổm lên hiến pháp và pháp luật, trong đó những kẻ tham gia quân đội và công an đều là đảng viên tất nhiên đảng sẽ bao che cho hành vi vi phạm của đồng bọn của mình, đó chính là một mâu thuẩn bi kịch mà người dân cố tình không nhận ra. Ở những quốc gia dân chủ không có chuyện đôi co cùng nhân viên hành pháp, họ không thổi xe vô cớ để vòi vĩnh mà họ dừng xe khi có vi phạm rõ ràng, người dân nếu bất tuân sẽ bị bắt ngay lập tức, hoặc sẽ bị bắn nếu kháng cự, do đã được giáo dục từ học đường, công dân các quốc gia này không ngu dại đứng cãi tay đôi với cảnh sát như tại Việt Nam, nếu bị phạt vô lý họ có quyền khiếu nại tại tòa án.
Đó chính là nền dân chủ pháp trị, còn hành vi của người dân trong nước hôm nay mà họ tự hào là mình đang sử dụng và cho đó là cái quyền dân chủ thì đó là một suy nghĩ sai lầm khi bản chất thực sự những hành động đó chỉ là sự hoang tưởng dân chủ của tư duy mông muội, bộ lạc trong một đất nước chỉ chuyên sử dụng luật rừng.
Kết
Tóm lại, dân chủ không thể nào nẩy mầm trong một đất nước cộng sản, muốn có được điều đó bắt buộc phải xóa bỏ đảng cộng sản để xây dựng lại nền móng quốc gia như đã nói ở trên, không thể nào có điều kiện vẫn cứ để đảng cs tồn tại mà lại xây dựng một lực lượng dân chủ trộn lẫn giữa ý thức hệ cộng sản và mầm mống dân chủ sơ khai, và dân chủ cũng không thể nào có được trong một sớm một chiều mà không trải qua giáo dục, vì sao một chú bé mới 10 tuổi bên Nhật, nạn nhân của một trận động đất vẫn kiên nhẫn đứng xếp hàng để nhận lấy phần ăn cứu trợ của mình trong khi đã có người nhường chỗ? Đó chính là liêm sỹ, tự trọng do nền giáo dục đã tạo nên con người hoàn thiện, dù còn bé nhưng cậu ta đã hiểu rõ công bằng phải đến với mọi người và không ai được phép hưởng đặc quyền trên những người khác, hãy nhìn lại Việt Nam từ sau năm 1975 cs dùng vũ lực đánh chiếm cho đến nay, con người có được giáo dục về ý thức xếp hàng hay không? Hoàn toàn không! từ chen lấn xếp hàng mua lương thực thời bao cấp cho đến ngày hôm nay đã thoát khỏi đói nghèo con người Việt Nam vẫn tiếp tục chen lấn, giành giật từ chiếc vé xe đò, vé xem phim…, họ không được giáo dục thì không thể nào có được những con người dân chủ đúng nghĩa cho dù hôm nay họ có khoác bộ vó giàu sang, hàng hiệu đắt tiền bao lấy thân người thì cái tư duy rừng rú mọi rợ vẫn luôn nằm trong tiềm thức, họ chỉ cảm thấy mắc cỡ khi ra nước ngoài và người ngoại quốc nhìn họ với cặp mắt khinh bĩ, xem thường mà thôi.
Một nền dân chủ xây dựng của quốc gia bắt buộc phải có thiết chế đi kèm để bảo vệ và duy trì, thể chế tam quyền phân lập là một mô hình văn minh của thế giới, trong đó ba cơ quan của quốc gia là Lập Pháp (Quốc Hội), Tư Pháp (Tòa Án), Hành Pháp (Chính Phủ) là ba nhánh chính hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, không ai có quyền cho mình có thể khống chế và điều khiển các cơ quan này, khi đó đất nước mới có thể vận hành hiệu quả, người dân được bảo đảm đối xử công bằng, còn tại Việt Nam dưới sự điều hành của đảng cs thì chỉ có bất công khi họ dùng hai thứ luật để cai trị: Một dành cho đảng và một dành cho dân. Điều đó hoàn toàn xa lạ với những quốc gia dân chủ, bởi vì đảng chỉ là một tổ chức tập họp của một nhóm người, đảng không thể nào cao hơn chính phủ, quốc hội và tòa án.
Đó chính là điều bất cập trong cơ chế vận hành chính trị, xã hội của Việt Nam mà không phải công dân nào cũng nhận thấy. Vì thế không thể nào xây dựng được một nhà nước dân chủ văn minh một khi vẫn còn có sự tồn tại của đảng độc tài cộng sản Việt Nam.