Thể chế kinh tế là tập hợp những quy tắc định hình cho một nền kinh tế. Trong thể chế kinh tế gồm có 4 yếu tố cấu thành: Yếu tố thứ nhất là luật chơi. Đó chính là nền tảng luật pháp và các chính sách do nhà nước tạo ra; Yếu tố thứ nhì là người chơi, đó chính là những doanh nghiệp; Yếu tố thứ 3 là cách chơi, đó là những quy tắc ngoài luật như các cam kết, các hợp đồng, các quy tắc quản trị vv... nói chung đó là những thứ mang tính chuyên môn của ngành kinh tế; Thứ tư là sân chơi. Đó chính là các loại thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối vv...
Trong 4 yếu tố đó thì yếu tố “luật chơi” là thứ gây tác động đến thể chế kinh tế mạnh nhất. Thời kinh tế bao cấp, nhà nước ra luật cấm kinh tế tư nhân thì lập tức các doanh nghiệp tư nhân chết như rạ, các nguyên tắc quản trị của khoa học kinh tế khó ứng dụng được vì có doanh nghiệp tư nhân đâu mà ứng dụng?Mà doanh nghiệp quốc doanh thời đó đâu cần gì ngoài việc trưng thu và phân phối theo mệnh lệnh của đảng? Và với thứ luật chơi như vậy thì thị trường hàng hóa bị bóp méo, thị trường tài chính thì hạn chế, thị trường chứng khoán không hình thành, và thị trường ngoại hối thì bị đặt ngoài vòng pháp luật. Như vậy mới thấy bàn tay nhà nước nó có thể tạo ra hoặc bóp chết một thể chế kinh tế. Cho nên phải hiểu là thể chế chính trị nó tạo nên thể chế kinh tế chứ không có chuyện ngược lại.
Trong nền kinh tế mà CS gọi là “Kinh tế Thị Trường định Hướng XHCN” thì chủ yếu chính quyền tác động vào yếu tố luật chơi và người chơi để dẫn dắt nền kinh tế theo ý của đảng. Về luật họ tạo ra sự rắc rối điều đó dẫn tới doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế đường phát triển, tuy nhiên họ dùng chính sách bất công để tạo ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước. Như vậy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nó tạo ra sân chơi đầy bất công giữa người chơi trong và ngoài quốc doanh. Khi ĐCS đã can thiệp thô bạo như vậy thì dụng ý của họ là muốn nền kinh tế làm lợi cho đảng thay vì làm lợi cho đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, phá nát nền kinh tế đất nước nhưng nó vẫn được rót tiền để nuôi vì nó đang làm nhiệm vụ cho đảng. Mà khi nuôi những doanh nghiệp như thậy thì vốn nhà nước bị ăn mòn và cuối cùng những khoản lỗ đó đều đổ trên đầu dân.
Như ta biết, “XHCN” nó là một loại mô hình nhà nước. Vậy thì liệu cái đuôi “định hướng XHCN” nó có đưa đất nước này đến một mô hình nhà nước mà do Lenin vẽ ra không? Câu trả lời không! Vì làm gì có thể chế kinh tế định hình được thể chế chính trị?! Vả lại mô hình nhà nước đó đã thất bại và giờ nó ở trong sọt rác lịch sử. Vậy thì cái đuôi “định hướng XHCN” của ĐCS Việt Nam nó định hướng gì cho nền chính trị? Thực sự loại mô hình kinh tế mà ĐCS đang theo đuổi nó chỉ định hướng dòng tiền của nền kinh tế bị hút ra từ túi dân và thổi vào túi đảng và túi quan tham mà thôi. Từ “định hướng XHCN” thực chất nó chỉ là một thứ mặt nạ chứ chẳng có ý nghĩa định hướng đến một thể chế chính trị nào cả. Và đó là lý do tại sao đã 35 năm rồi mà ĐCS không thể giải thích thỏa đáng từ “định hướng XHCN” được. Chả nhẽ thừa nhận nó là một mặt nạ? Không bao giờ.
Gửi ý kiến của bạn