Nguyễn Thị Quyết Tâm, sinh năm 1958, người gốc Tây Ninh, sở hữu một khuôn mặt nhìn sơ qua thì cũng đẹp, nhưng nhìn lâu sẽ thấy chán, nhìn lâu thêm chút nữa thì sẽ bị mất đi sinh khí của sự sống. Nó cũng giống như các vòng hoa ở đám ma, nhìn thoáng qua thì thấy đẹp nhưng nhìn kỹ chỉ thấy vương vấn toàn khăn tang và những giòng nước mắt.
Cái ông thầy bói mù ở cạnh nhà có lần giảng giải cho hắn biết: Khuôn mặt người ta đẹp hay xấu là do cha mẹ sinh ra, nhưng sau này trên khuôn mặt đó toát ra vẻ lưu manh hay phúc hậu, lại là do cái tâm của chính con người đó tạo nên. Thấy hắn nín thở lắng nghe một cách thán phục, ông phán luôn một câu như đúng rồi: "Con người ta khi đến tuổi trưởng thành thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về gương mặt của mình....". Ông vừa nói câu này buổi sáng, thì buổi tối ông bị xã hội đen kéo tới, tẩn cho một trận má nhận không ra, vì cái tội quỵt nợ. Lúc người ta đưa ông từ bịnh viện về, má ông đứng trước cửa còn nói “Đây đâu phải con tui”. Thành ra hắn cũng chả tin ở lời ông thầy bói và về cơ bản đã quên hẳn chuyện này từ lâu lắm rồi.
Nhưng mới đây thôi, khi cái vụ đề nghị xây nhà hát giao hợp hay giao hưởng gi đó, trị giá 1500 tỷ ở Thủ Thiêm bùng lên, đã làm cho hắn cảm thấy cần phải nghiêm chỉnh để viết về một trong những khuôn mặt dối trá tiêu biểu của vụ cướp đất ở Thủ Thiêm. Đó là Nguyễn Thị Quyết Tâm. Tất nhiên vụ Thủ Thiêm còn dính tới các khuôn mặt đại gian đại ác khác, như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua…Nhưng cứ thư thả, từ từ rồi hắn sẽ bêu ra từng tên một. Viết một lúc, bút mực nào cho xuể, mà mực ở bên Mỹ mắc lắm, mắc hơn thịt bò.
Là một con người mạnh mẽ, năm 1971, mới 13 tuổi, bà đã chịu khó đi bộ suốt 4 tháng, vượt dãy Trường Sơn để ra Bắc. Đúng ra nếu được giáo dục tốt thì có lẽ Nguyễn Thị Quyết Tâm đã trở thành người có ích cho xã hội., đằng này bà chỉ được cộng sản cho học toàn thứ chính trị hại dân hại nước, cho nên cuộc đời bà cũng gian ác và đầy dối trá như cái chủ thuyết cộng sản mà bà đã bị nhồi nhét.
Sau 75, trở lại miền Nam, từ một cán bộ quèn của Ban Tuyên Giáo huyện Thủ Đức, bà đã phải vất vả vừa đấu đá nội bộ, vừa nịnh hót như chim trong lồng, 27 năm sau bà mới leo lên được tới chức Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân TP/HCM. Đây chỉ là một chức vụ thuộc loại hình thức. Chủ yếu là ngủ máy lạnh. Thỉnh thoảng vừa ngáp vừa giơ tay biểu quyết, rồi nhận phong bì bồi dưỡng, vậy thôi. Nhưng giá mà bà cứ thế đi, nhân dân cũng chẳng thèm nói đâu, dân mình hiền lắm. Đằng này không, bà còn muốn leo cao hơn nữa. Leo bằng cái miệng leo lẻo điêu ngoa của mình.
Người ta còn nhớ, khi vụ việc các quan lớn cất nhắc con cháu mình vào ghế lãnh đạo xảy ra hàng loạt trên cả nước, khiến dư luận bất bình, lòng dân ngao ngán, thì bà xoen xoét: " Nếu con em cán bộ lãnh đạo được ra làm lãnh đạo thì đó là hồng phúc của dân tộc". Chắc bà nghĩ người dân vẫn còn ngu như thời loa phường, nên không thể biết được cha của bà trong chiến tranh từng là Bí Thư Tỉnh Uỷ Tây Ninh ( năm 1965), do đó bà mới đại ngôn ra như thế để tự biện hộ cho trường hợp của cá nhân mình.
Rồi qua vụ Thủ Thiêm. Mảnh đất của oan khiên, nơi mà 14.600 hộ dân với 60.000 nhân khẩu phải tha phương cầu thực suốt 20 năm nay. Khuôn mặt trí trá của Nguyễn Thị Quyết Tâm càng nổi bật. Bà hiện ra không phải vì sự oan ức của nhân dân. Bà hiện ra để thực thi nhiệm vụ làm cái loa cho bọn lãnh đạo thành phố trong chủ trương cướp đất tới cùng. "Bất nhân nào cũng vượt qua, nhân dân nào cũng đánh thắng".
Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri vào tháng 5 vừa qua, bà nói những lời tưởng chừng như rút ruột, rút gan: "Thấy cảnh của đồng bào như vậy, tôi xót lắm, tôi day dứt lắm. Tôi còn làm đại biểu quốc hội, tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhân dân..."
Ôi, những lời tử tế này của bà đã làm cho nhân dân cả nước tin như sấm. Đặc biệt là dân Thủ Thiêm đã có lúc loé lên niềm hy vọng. Họ nhìn vào bà như một vị thần cứu rổi, như một khuôn mặt sẽ giải toả nỗi oan khuất cho họ, cả người sống lẫn người chết, trên vùng đất khổ Thủ Thiêm.
Hoá ra đây chỉ là một cú lừa banh ngoạn mục mà các danh thủ như Rossi, Platini cũng phải quỳ xuống khoanh tay gọi bằng thầy.
Bởi vì chỉ vài tháng sau thôi, cả nước ngã ngửa ra với quyết định của thành phố là sẽ xây một nhà hát tráng lệ ngay trên phần đất cướp được của Thủ Thiêm. Và bà, cũng chính bà, bắt đầu phun ra những luận điệu để binh vực cho cái dự án khốn nạn này, đại khái là: "Trình độ dân trí ngày càng nâng lên thì yêu cầu hưởng thụ văn hoá cũng phải xứng tầm thế giới", "Nhà hát sẽ có những chương trình hàn lâm dành cho những người có đủ trình độ hiểu, nghe về nghệ thuật sẽ mua vé vào xem...".
Này bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Này người phụ nữ đã từng đi bộ suốt chiều dài đất nước, qua rừng sâu, vượt núi thẳm.
Có phải ngày xưa, trên con đường dài hun hút đó, bà đã đi với lòng yêu quê hương đất nước trong tim?
Giờ đây, đất nước này vẫn còn, dân tộc này vẫn còn. Nó chỉ méo mó, rách nát và thảm hại hơn dưới sự lãnh đạo của những kẻ bất tài, lại còn tham và ác. Đáng buồn thay, trong số này lại có cả bà, một khuôn mặt điêu ngoa xứng tầm cộng sản.
Vậy thì ngày ấy bà đi làm gì cho bẩn dãy Trường Sơn? Cho khuôn mặt của bà giờ đây chỉ còn toàn những nét nanh nọc, mà cứ theo như lời ông thầy bói cạnh nhà hắn, thì chính bà, chứ không ai khác, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về gương mặt gian xảo của mình.
Gửi ý kiến của bạn