Ngày Xuân hoài niệm

31 Tháng Giêng 20201:10 SA(Xem: 3857)

Ngày Xuân hoài niệm

index


Việt Nhân





        Tính đến ngày xách khăn gói lìa quê tha phương, và trừ đi hơn chục năm mần thân tù biệt xứ nơi đất Việt Bắc, còn lại là được gần bốn chục năm sống tại miền Nam, so số tuổi hôm nay, cũng có thể gọi là được một nữa đời mần dân đất Sài Gòn.

Tuổi lên năm biết và nhớ, cái xóm nhỏ ở vàm Bến Nghé, và cái trường con trai Trương Minh Ký ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học (Boulevard Galliéni và Boulevard Kitchener) thì hổng thể nào quên, rồi lớn dần mà biết thêm Gia Định, Chợ Lớn hai nơi cùng hình thành nên thủ đô Sài Gòn của miền Nam xưa, từng góc phố con đường vẫn in trong trí.

Sài Gòn, tưởng rằng nó đã mất tên sau ngày 30 tháng Tư Đen, bị nhuộm đỏ đổi tên thành Hồ, nhưng dù cho chế độ xã nghĩa, ra sức trên giấy tờ hành chánh cố xóa, nhưng cái tên Sài Gòn, đất Bến Nghé vẫn là hòn ngọc trong tâm trí người dân Nam, với nhiều bài viết tiếc nuối về cái thuở, các nước lân bang thèm muốn địa vị của nó, và những tấm hình chụp trước 1975, được người ta trân quý nhớ thương gọi bằng ba tiếng ‘Sài Gòn Xưa’.

Người Việt sau biến cố đau thương tháng Tư, có phải lìa quê tha hương, nơi đâu dừng chân thì nơi đó được đặt tên là Saigon (Little Saigon), điều đó nói lên cái gắn bó với chốn cũ. Sài Gòn, thành Hồ, tuy hai mà một, nhưng một lại là hai, trong tâm những người Việt tỵ nạn xa xứ, đó vẫn là Sài Gòn, vẫn là đất Bến Nghé. Sống được trong lòng người như vậy, thì chuyện Sài Gòn sẽ lấy lại cái tên của mình là điều phải đến!

Đất Bến Nghé thật đẹp, như ông Y Vân viết trong câu hát: Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi… Nay những người về bển nói rằng, đĩ điếm cướp giựt đầy lền, một thành Hồ hỗn loạn, người dân một cổ hai tròng chịu đủ cả cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan đỏ. Trong buổi đông tàn nhớ quê đã buồn, nghe vậy lòng càng buồn hơn!

Cali mấy hôm nay, đã có cái nắng hanh, cùng cái se lạnh lúc chiều hôm như quê nhà, đã nhắc cho kẻ tha phương rằng Xuân đã về, mà bắt nhớ lạ lùng vàm Bến Nghé của thuở ấu thơ đời mình. Bày bàn ngồi dưới mái hiên, cùng ấm trà với dĩa mứt tạo cho mình cái hơi hướm ngày Tết quê hương, nơi góc sân cây đào nở rộ những cánh hoa mầu hồng phấn, Tết đâu đòi hỏi gì nhiều, có hoa, có mứt, có trà, như vậy là đủ!

Và ngồi vậy một mình với những tấm hình, của một bạn đọc gọi đó là ‘Sài Gòn Xưa’ gửi cho thay thiệp tết! Từ lúc mang thân phiêu bạt chưa một lần nhìn lại chốn cũ, thì trong trí cái nhớ vẫn là khung cảnh xưa, nay nhìn hình khác nào thuyền được con nước, đưa về bến cũ… Cảnh trong hình so với tuổi đời mình, hổng cách nhau là bao, nó nhắc nhớ nhiều về cái thời, Sài gòn với những chiếc xe thổ mộ. Con đường chạy qua Hội trường Diên Hồng, những chiếc thổ mộ đưa bạn hàng chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối, ra đầu vàm nơi có cái cột cờ Thủ Ngữ.

333

Sài gòn với bến xe ngựa, đầu đường Trần Hưng Đạo ngay đề-pô xe lửa (nhà ga Sài gòn) là bến thổ mộ, chạy xuống một chút quẹo trái Nguyễn Thái học vô chợ Cầu Muối, là thấy ngay bến xe cá, một thứ xe tải nhỏ không mui một hay hai ngựa kéo… Đất Bến Nghé ngày đó, tiếng móng ngựa khua dòn trên mặt lộ đá, là cái đậm sâu trong trí khó xóa, xe ngựa là phương tiện quen thuộc, đến trường cũng bằng xe ngựa, theo mẹ đi chợ tết cũng ngồi trên những chiếc thổ mộ đó.

3461ba46-383f-4643-8734-f73397ace8e0

Nhưng nó có cái gì rất khác trong những ngày gần tết, lúc đất trời chuyển tiết, thời khắc của năm cùng tháng tận, cái háo hức mong tết của trẻ nít, được thêm cái dập dìu ngựa xe, mà lòng nôn nao khôn tả, tất cả đều hối hả. Và con ngựa theo nhịp roi người xà ích, mà ra sức gõ móng dồn hơn cho kịp phiên chợ, đất Bến Nghé những ngày giáp tết đã mất đi cái bình lặng vốn có.

42809521_1941767932569836_7867933053190930432_n

Trong năm cuộc sống thả trôi trong lệ thường, như giòng nước nơi đầu vàm nhẹ nhàng chậm chảy, mơn man mấy mố chân cầu quây (Le pont tounant) Khánh Hội. Cây cầu sau những năm bốn mươi, được lắp thêm đường sắt đi cảng Nhà Bè, và hổng còn quây xuôi nữa cho ghe bầu, hay tàu lớn cắt ngang, nhưng vẫn còn đó cái tên Cầu Quây… Và chiều chiều khi con nước lớn, vẵng đưa trong gió, ai đó hát câu quen thuộc, có từ người Pháp bắc xong cây cầu:

Chừng nào cầu quây nọ thôi quây

Thì qua với bậu mới dứt dây cang thường…

Tâm tình người phương Nam là đây, và cái tam cang ngũ thường trong câu hát, hổng rườm như sách vở nói, cang thường đây chỉ là gọn cái tình nghĩa phu thê gắn bó giữa qua với bậu, lời thề keo sơn vợ chồng, đơn giản chỉ là vậy.

Lớn lên với bước chân người lính, khi xuôi theo những con nước quê mình, mới nhận ra rằng phương Nam câu hò tiếng hát, nơi nào cũng mang cùng một âm điệu, nó là cái hồn của ông cha đi mở cõi một thời, là tâm tình của những con người quý trọng nghĩa tình. Nó đúng lắm với câu: Đất nuôi con người, đất tạo nên tâm tánh. Vùng đất này được tưới mát bởi những giòng sông, cho nơi đây những con người luôn hiền hòa mộc mạc… Có xa mới có nhớ, có mất mới có tiếc, nhớ cái êm đềm của những con sông bến nước, tiếc cho mảnh đất phương Nam non trẻ, đang chịu chung cơn giông bão của vận nước.

Qua từng tấm hình bạn đọc cho, mà tâm trí tìm về những gì đã quá xa, đem trải lòng tâm sự với những ai, trong ngày Xuân lưu lạc xứ người, cùng nhớ về phương trời cũ… Nhưng nếu có ai đó, trong lúc đi tìm đôi chút hương xưa, mà nghe lòng mình chùng xuống, để rồi thấy buồn thêm trong cảnh chiều Xuân xứ người, thì xin đừng trách là gợi chi cho thêm nhớ… Tui đây đang xa quê, nhớ về đất Bến Nghé lòng cũng buồn hơ, đâu khác gì bạn!

Bến Nghé nói đây là phường Bến Nghé, mà tổ chức hành chánh quận Nhứt, thời VNCH cũng một cách theo dân mà gọi. Lúc đó Sài Gòn đất còn trống nhiều, và dân vẫn có thói quen tụ sống quanh vùng gần chợ, thì hai cái chợ Cầu Ông lãnh, Cầu Muối tụ dân lại sống đông bên bờ rạch Bến Nghé là điều tự nhiên, con rạch nhận nước của sông Sài Gòn, chảy từ cầu Khánh Hội đến khu chợ Nancy cầu Chữ Y, đất của những tay anh chị một thời Bình Xuyên, Bảy Viễn.

Vì con rạch Bến Nghé cho ghe tàu nhỏ đậu bốc hàng, mà con đường cặp dọc theo, thời VNCH được đặt tên là Bến Chương Dương một trong những con đường xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp từ Hàm Nghi đến Nguyễn Thái Học có tên là Quai d’Arroyo Chinois, còn từ Nguyễn Thái Học đến đường Nguyễn Cảnh Chân thì tên Quai de Belgique.
54523118_2330218663906721_4725007180049154048_n

Ngoài đầu vàm nơi con sông lớn, có bến đò Thủ Thiêm đưa người sang Giồng Ông Tố, An Khánh, đó là sông Sài Gòn hợp vô sông Đồng Nai rồi bằng cửa Cần Giờ đổ ra biển. Theo tay phải nhìn theo Đại lộ Hàm Nghi (Boulevard De la Somme) về hướng chợ Bến Thành, thấy trọn cả một khu rộng lớn. Và đi theo bến Bạch Đằng (Quai le Myre de Vilers) quá một chút là những con đường Nguyễn Huệ (Boulevard Charner), Tự Do (Boulevard Catina), còn xa hơn nữa là Công trường Mê Linh (Rigault de Genouilly) với trại Thủy Quân.

Về phía tay trái là hai cái chợ Cầu Muối và Cầu ông Lãnh, nhưng nay chỉ còn là ký ức. Đã xa quê trên hai ba chục năm, nơi chốn cũ vật đổi sao dời đã xảy ra, và những gì được ghi ra đây, là những gì của một đứa trẻ đang học tiểu học thời đó nhớ lại, cái thời 1950 của Sài Gòn còn lành lặn, có những chiếc xe điện, chạy trên con đường Trần Hưng Đạo (Boulevard Galliéni).

37915538_2155869961323444_4498027792067198976_n

Đất Bến Nghé những ngày tết… Hổng sống gần chợ, thì cũng nhận ra được điều, chợ búa nơi có không khí tết trước nhứt, cho nên với đám con nít tết có là từ chợ, xin đừng cười cho câu nói lạ tai này. Vì nhà thì ngoài vàm đi học phải đi ngang chợ, trường và chợ, cái đầu đường cái cuối đường, cách nhau đâu đó chỉ bảy tám trăm thước, lại thêm lệ hàng năm mà bến xe cá ngay góc đường, ngày thường vẫn chở hàng cho các vựa rau cải, đã dời đâu đó, ra giêng mới thấy quay về.

43542678_2160897087505547_1990359034049331200_n

Bên trái lòng đường, chỗ của nó nay lều bạt được giăng, những cúi rơm bện lót, và dưa hấu được chuyển lên, từ những ghe đang đậu chật cứng lòng rạch, trên bến dưới thuyền là đây, dọc một  bên đường là những vựa dưa, có những đụn dưa chất cao cả thước. Tập tục người Nam mình, ngày tết món hổng thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên là cặp dưa cúng, và cái trái xanh vỏ đỏ lòng này trẻ nít đứa nào hổng ưa, nay thấy nó tràn ngập lề đường, lòng lũ trẻ nôn nao chuyện tết nhứt.

Từ tháng Mười (chưa cười đã tối), giờ học cũng vì vậy đã đổi, bắt đầu sớm hơn, một rưỡi học tới năm rưỡi về, tan trường cũng là lúc trời sụp tối, giờ đó để bán tết mà dọc con đường Nguyễn Thái Học, xuống tận bờ rạch đèn đã được giăng thêm, và các vựa dưa lại đốt thêm những ngọn đèn khí đá. Chợ đêm đất Sài Gòn bất luận lớn nhỏ, cứ tết bán đêm là đèn giăng như sao sa!

456 (5)

Xa kia nơi chợ Bến Thành, các sạp cũng đã dựng, và đèn cũng đã giăng bao quanh bốn mặt chợ, chắc vì chợ nhà giàu xài sang hơn và văn minh hơn, mà sạp nào cũng đốt thêm những ngọn đèn măng sông (manchon), sáng trưng một góc trời đêm. Đèn giăng quanh chợ, đèn giăng dọc con đường Lê Lợi (le boulevard Bonard), con đường này vẫn thường lệ cuối tuần, họp chợ dọc lề đường cho đến bùng binh Nguyễn Huệ, khách nhàn du hổng mua cũng đi chơi, gọi là ‘đi bát Bonard’, nay ngày tết cái buôn bán cùng khách qua lại nhộn nhịp hơn.

Nói rằng náo nhiệt cả một vùng rộng lớn là hổng trật! Từ bờ rạch Bến Nghé qua chợ Cầu Muối vòng đến chợ Bến Thành xuống đường Nguyễn Huệ, và hết cả con đường này ra tới bờ sông Sài Gòn, kẻ bán buôn người đi chơi ngắm chợ Tết, đó là cái đặc biệt của dân Sài Gòn. Riêng con đường Nguyễn Huệ, nó lại có cái đặc biệt riêng của nó, trên lề đường dọc theo Thương xá TAX bán buôn đủ mặt hàng, và dưới lòng giữa con lộ là chợ bông ngày tết.

13346854_248027765559904_6257573276901674426_n

Đây lại thêm một cái đẹp của đất Bến Nghé, từ bờ sông Sài Gòn kéo lấn qua công viên trước Dinh Đốc Lý (Tòa Đô chánh), ba hàng đèn giăng sáng choang, soi rõ đủ thứ bông khắp nơi đổ về, những chiếc xe ngựa từ Hóc Môn Bà Điểm chở bông lên, xa hơn là Chợ Lách, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp, những ghe bông xuôi theo con sông Tiền sông Hậu, kéo về đây đậu ngợp ngoài vàm, và có cả những xe hàng chở bông từ Lâm Đồng Đà Lạt xuống, góp mặt thêm đông vui.

Nói về đất Bến Nghé, mà hổng nói đến Chợ Cũ là hổng phải dân Bến Nghé, tết đến nó cũng giăng đèn bán đêm, nhưng lọt giữa những điểm mua bán đông vui hơn, mà cái chợ một thời sầm uất này, hổng khác ngày thường là mấy. Chợ này cái tiếng và cái miếng nó có đủ, là nơi tụ tập hầu hết là người gốc Hoa, từ bán lẻ đến những tiệm ăn, với các món đã mần nên tên tuổi cho nó cả trăm năm, cháo cá, cơm thố thịt quay xá xíu, vốn là món ngon của người Hoa.

53727187_1708552329291224_5072210412112445440_n

Chợ cũ cũng từng mang tên Bến Thành, từ bị cháy bị sập, rồi nhường chỗ để xây tòa nhà Ngân Khố, lại thêm cái chợ mới bây giờ được xây (1914), mà nó mang tên chợ Cũ, và cuối cùng cái chợ trên đường Tôn Thất Đạm này cũng chết về tay nhà nước xã nghĩa (2017), chung số phận như chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh (2002) Thương xá TAX (2016), tất cả nay đâu còn nữa, chỉ còn là ký ức của người Sài Gòn Xưa.

38294526_230319821182276_1423025009940496384_n

Hình ảnh con đò đưa khách qua lại sông Sài Gòn cũng là một hình ảnh đẹp, nay cũng đã mất, và hơn sáu chục ngàn người của mảnh ‘đất vàng’ Thủ Thiêm, đã thành dân oan từ hai mươi năm rồi, tết này lại thêm một cái tết vô gia cư nữa… Tòa nhà Bưu điện, nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, đang trong tầm ngắm của những kẻ tham lam đục khoét, nhân danh xây dựng cái mới để thẳng tay đập phá. Giết Sài Gòn bằng cái tên thành Hồ, nay lại xóa sạch những gì biểu trưng!

Nhiều quốc gia phát triển, trong khi xây dựng thêm những đô thị hiện đại mới, thì họ vẫn trân quí giữ lại những thành phố xưa, và đó là điểm đến của du khách, còn Sài Gòn trong tay những kẻ tự xưng đầu óc đỉnh cao, nay đã tan hoang. Với họ giá trị lịch sử phải là hang Pắc bó, cây đa Tân Trào, địa đạo Củ Chi… và cái xác ướp!

Viết tới đây, chợt nhớ Ông Ngô Đình Diệm, sáu mươi năm trước đã có ước muốn, một thành phố dân cư Thủ Thiêm - An Khánh bên kia con sông Sài gòn, và một thành phố kỹ nghệ Biên Hòa, và hổng là đỉnh cao trí tuệ chỉ biết đập phá, mà Ông mong muốn giữ vẹn Sài gòn, để làm thành phố văn hóa, thương mại, du lịch.

Đây chỉ là trải lòng của kẻ xa quê nhớ về chốn cũ, nơi ông cha ta mở cõi và người Pháp có công xây dựng, còn chuyện có là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ hoặc ‘Paris phương Đông’ hay hôn, thì tùy mỗi người nhận xét. Ai xây nên, phải thực lòng mà nói đó là công, chỉ đáng kết tội là kẻ tâm địa tham lam, cùng cái lối rừng rú đang tay đập phá. Xót cho miền Nam bị kéo lui hàng trăm năm, và với người dân Bến Nghé xưa như tui: Sài Gòn đã mất dấu.

Là người dân Nam bởi vận nước nổi trôi, tiếp sau những năm tháng lửa đạn là tù đày, rồi là tha hương, nay Xuân về cách xa quê nhà cả một đại dương, hoài niệm về vùng đất cũ Bến Nghé, viết lên cho vơi nỗi nhớ, mà cũng là để chia sẻ với những ai đang có cùng tâm sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 88)
Bà Thu được chồng cho biết thức ăn mà trại giam cung cấp không hợp vệ sinh khiến ông Phương vài lần ăn vào bị đau bụng và tiêu chảy, do vậy, ông chỉ ăn cơm trắng của trại cung cấp. Nước sinh hoạt dường như được bơm trực tiếp từ sông lên và không qua lọc nên rất đục và nhiều khi có cả cá con và nòng nọc chết, khiến đa số người tù ở đây bị viêm da triền miên, ông Phương kể lại với vợ. “Hiện nay thì phía Trại giam An Điềm đang đối xử một cách vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm, rất mong cộng đồng và quốc tế có thể lên tiếng để phía Trại giam An Điềm ngừng ngược đãi các tù nhân lương tâm,” bà Thu chia sẻ.
23 Tháng Tư 20247:57 CH(Xem: 161)
Việt Nam được báo cáo đáng tin cậy như tình trạng chính phủ cho giết hại người dân một cách phi pháp, tùy tiện; tình trạng giới chức chính phủ tra tấn, đối xử vô nhân đạo, độc ác; hoạt động cưỡng bức điều trị tâm lý, y tế; bắt giữ, giam cầm tùy tiện; hệ thống tư pháp không độc lập; đàn áp xuyên biên giới đối với những cá nhân tại nước khác; hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, quyền tự do Internet; quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo - tín ngưỡng, quyền tự do đi lại; người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, quyền tự do tham gia các đảng phái chính trị...
23 Tháng Tư 20247:56 CH(Xem: 171)
Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai hôm 23/4 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 10 người bị cáo buộc tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là những người theo tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời do ông Đào Minh Quân đứng đầu tại Mỹ và đã bị Chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách khủng bố. Mười bị cáo có độ tuổi từ 37 đến 67 tuổi và phải chịu mức án tù tổng cộng là 88 năm. Người có án thấp nhất là tám năm tù, người có án cao nhất là 13 năm tù.
22 Tháng Tư 20248:21 CH(Xem: 174)
Vào tháng 2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đệ trình bản tự kiểm lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Bản tự kiểm này bị HRW cho là đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. Thống kê của HRW cho thấy từ tháng 1/2019 đến tháng 8/2023, Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất 139 người chỉ vì lên tiếng phê phán chính phủ hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ. Và từ tháng 8/2023 đến nay, có thêm 23 người bị kết án tù do thực hành các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa.
19 Tháng Tư 20247:52 CH(Xem: 393)
Nếu công an Tỉnh Long An không thỏa mãn được yêu cầu của công chúng thì người dân có quyền suy nghĩ rằng công an tỉnh này đã dùng luật rừng để tạo án, nếu không có kết quả khả thi được trưng ra cho toàn dân được thấy tức là công an Tỉnh Long An đã ngụy tạo hồ sơ. Nếu không có đơn thưa của người bị hại khiếu kiện mà công an Tỉnh Long An tự động điều tra vụ án này thì giám đốc công an Tỉnh phải họp báo cho biết ông đã căn cứ vào điều khoản nào, trong Bộ Luật nào để kết tội công dân. Chúng tôi chờ đợi trong vòng 30 ngày nếu công an Tỉnh Long An không đáp ứng...
16 Tháng Tư 20248:38 CH(Xem: 652)
Cúi đầu vận hạn thất kinh Hòa hợp hòa giải hiện hình ác gian Một miếng khi đói cơ hàn Mà sao đỉẻng nỡ phũ phàng ép ngưng Buộc chấm dứt buộc phải dừng Sân si nhỏ nhặt chẳng ngừng buông tha Gần nửa thế kỷ trôi qua Phân biệt đối xử cảnh nhà hai quê Da vàng máu đỏ thảm thê Lê la cầu thực não nề xác thân Kẻ thắng tàn bạo bất nhân Người thua buồn bã bần thần đớn đau Chung tay chung giọt máu đào Sẻ chia thống khổ lao đao giữa trời Đỉẻng cấm "Đi nốt cuộc đời" Hòa hợp hòa giải tráo hơi đến cùng
13 Tháng Tư 20245:54 CH(Xem: 551)
Công an tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 12/4 bắt tạm giam ông Lê Quốc Hùng (sinh năm 1967) với cáo buộc tuyên truyền đòi đa nguyên, đa đảng và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thông Nhà nước vào cùng ngày cho biết, ông Lê Quốc Hùng đã dùng Facebook để phát sóng (livestream) các nội dung xuyên tạc tình hình thực tế, kích động, xúc phạm ông Hồ Chí Minh nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Hùng bị khởi tố về tội "tuyên truyền, tàng trữ thông tin nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại khoản 1 điều 117 Bộ luật Hình sự.
11 Tháng Tư 20247:22 CH(Xem: 900)
Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn cộng sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải. Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non.
11 Tháng Tư 20247:19 CH(Xem: 501)
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào ngày 11/4, CEO của PEN America là bà Suzanne Nossel viết: “Phạm Đoan Trang đã khích lệ người Việt Nam qua các trang viết của mình về dân chủ, nhân quyền, môi trường và phụ nữ. Chính phủ Việt Nam đã bỏ tù bà Trang nhằm bịt miệng bà. Bà đã hy sinh sức khoẻ và tự do của bản thân để tìm kiếm công lý. Bất chấp những đàn áp của Chính phủ đối với các hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến, các câu chữ mạnh mẽ của bà tiếp tục khích lệ mọi người trên khắp Việt Nam và toàn thế giới.”
09 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 771)
Thư ngỏ được đăng tải trên trang change.org vào ngày 4/4 để thu thập chữ ký, trong đó khẳng định "cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với cộng đồng người Khmer Krom bản địa đã đạt đến mức báo động, với nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù bất công và đàn áp tôn giáo." Liên đoàn Khmer Krom (KKF) nhắc lại việc tòa án ở một số tỉnh phía Nam kết án bốn nhà hoạt động người Khmer là ba ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, và bà Đinh Thị Huỳnh với các mức án tù khác nhau về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!