Viện trưởng Viện Hàn Lâm cs Việt Nam Bùi Nhật Quang - hình Vietnamnet
Quyền Được Biết
Rãnh rỗi mời bạn đọc cùng chúng tôi xem xét lý lịch của "Cậu" Viện Trưởng Viện Hàn Lâm Việt Nam mới được Thủ Tướng Nguyễn Xúc Phân bổ nhiệm nhé.
Trích nguồn báo trong nước:
Ông Bùi Nhật Quang sinh năm 1975, quê quán: quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Kinh tế năm 2003 và được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm Phó Giáo sư kinh tế năm 2012.
Ông Quang bắt đầu công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 1995 và kinh qua các công việc là nghiên cứu viên, Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Âu.
Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Năm 2011, ông Bùi Nhật Quang được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. Từ năm 2013, ông kiêm nhiệm làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.
Ngày 3/3/2014, ông Bùi Nhật Quang thực hiện quyết định của Ban Bí thư TƯ Đảng về việc điều động luân chuyển cán bộ, theo đó ông được luân chuyển về tỉnh Ninh Thuận để tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận và sau đó được HĐND tỉnh Ninh Thuận bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tháng 1/2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông Bùi Nhật Quang được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng.
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác tại tỉnh Ninh Thuận, được nhận nhiều bằng khen của Thủ tướng và của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 8/3/2016, ông Bùi Nhật Quang được điều động, bổ nhiệm trở lại làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Như vậy Tiến sỹ Quang năm nay 44 tuổi mà lại đảm nhiệm một vị trí vô cùng quan trọng qua mặt cả những cán bộ lão làng để nắm chức Viện Trưởng Viện Hàn Lâm Việt Nam, nhưng hình như có gì đó sai sai trong bản lý lịch của cậu thì phải!
Tiến sỹ Quang bước vào Đại Học Kinh Tế năm 18 tuổi tức là năm 1993, nếu Tiến Sỹ Quang học hệ chính quy thì phải mất 4 năm để có cái bằng Cử Nhân tức là Quang chỉ là cậu Cử năm 1997, trước năm 2014 thì Cậu Quang phải mất 2 năm mới có bằng Thạc Sỹ như vậy cậu sẽ là Thạc Sỹ năm 1999, và sau đó học tiếp lên Tiến Sỹ. Nếu có bằng Thạc Sỹ thì chỉ học 3 năm còn chỉ có bằng Đại Học chưa là Thạc Sỹ thì cậu phải mất đến 4 năm học liên tục, như vậy Tờ Sờ Quang có bằng Tiến Sỹ nội địa bộ môn kinh tế vào năm 2002.
Nhìn sơ qua lý lịch thì thấy cũng không có sai số bao nhiêu nhưng phần dưới lại tòi ra cái xạo ke nữa khi báo VNN cho biết Cậu Tờ Sờ bắt đầu làm việc ở Viện Hàn Lâm năm 1995 khi vừa tròn 20 tuổi, như vậy là Viện Trưởng vừa đi làm, vừa đi học thì làm sao cậu có thể học chương trình chính quy theo yêu cầu, điều này chỉ có thể lý giải là cậu vừa đi làm vừa học hàm thụ ban đêm hoặc là cơ quan của cậu trả lương cho cậu chỉ để cậu đi học không thôi mà vẫn có chế độ như người đi làm.
Con đường công danh của cậu lên như diều theo mỗi cột mốc thời gian là 3 năm tròn.
- 2008 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- 2011, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. Từ năm 2013 kiêm nhiệm làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.
- 2014 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận và sau đó được HĐND tỉnh Ninh Thuận bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.
- 2016 (2 năm sau) Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng.
- Ngày 8/3/2016, được điều động, bổ nhiệm trở lại làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
- 2019 Chủ Tịch Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam.
Ậy thôi thì cậu Quang là hạt giống Đỏ được Thủ Tướng Xúc Phân chiếu cố nhưng có cái gì đó không ổn nơi đây khi Tờ Sờ học về kinh tế mà lại đi làm bên Khoa Học & Xã Hội, đã vậy còn là người đứng đầu một cơ quan thống lĩnh tất cả các mặt Văn Hóa, Khoa học, Mỹ Thuật Việt Nam.
Thế thì không hiểu Viện Trưởng Viện Hàn Lâm có đủ trình độ để phân tích và thuyết trình về một bản giao hưởng của Beethoven hay Mozart không?
- Viện Trưởng có thể thuyết trình trước những sinh viên đại học về những tác phẩm văn học kinh điển cùa thế giới như Trăm Năm Cô Đơn, Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris, Trà Hoa Nữ, Papillon Người tù khổ sai, Chuông nguyện hồn ai...; và những tác phẩm đại loại như thế không? Gần gủi hơn viện trưởng có những đề tài nghiên cứu nào về thơ, văn xuôi cận và hiện đại Việt Nam không?
- Viện Trưởng có thể trình bày cụ thể trước bàn dân thiên hạ về những nét văn hóa Việt Nam như Cải lương, Chèo, Hồ Quảng, Hát Bội không?
- Viện Trưởng có thể thuyết trình trước các học sinh Trường Mỹ Thuật về các trường phái hội họa của thế giới và của Việt Nam không?
- Viện Trưởng có thể giảng giải về chiều sâu của một bức ảnh trong Trường Nhiếp Ảnh và Trường Điện Ảnh về sự khai sinh ra nghệ thuật Thứ 7 cho tới hôm nay không?
Không chắc lắm Tân Viện Trưởng Viện Hàn Lâm Việt Nam có thể nắm bắt hết mọi lĩnh vực, tất nhiên rồi; bởi vì viện trưởng học về kinh tế chứ đâu có học về Mỹ Thuật, đầu của viện trưởng chỉ có những con số thống kê lợi nhuận mà lại đem râu ông nọ cắm cằm bà kia thì chắc có lẽ ý của Thủ Tướng F...là không có chó bắt mèo ăn C...đấy mà.
Nhìn tân viện trưởng mà thấy ảo nảo cho nền văn hóa nước nhà, một ông thủ tướng khoác lác là chính phủ Kiến Tạo mà ngu còn hơn con bò, một viện trưởng đ... biết 3C gì về văn hóa mà lại lãnh đạo Viện Hàn Lâm thì hỏi sao người dân trong nước không ngu lâu dốt bền?!
Tư liệu truy cập:
http://mim.hus.vnu.edu.vn/vi/ttcdttiensi
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gioi-thieu-chi-tiet-ve-truong-dh-kinh-te-tp-hcm-post24267.gd
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/quy-dinh-moi-hoc-thac-si-chi-mat-1-nam-1400758765.htm
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-bui-nhat-quang-giu-chuc-chu-tich-vien-han-lam-khxh-viet-nam-587221.html