TRẢ LỜI BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT CHỮ NHO - CHỮ TÀU
Quyền Được Biết
Trích: Chào bạn,
Tôi nghĩ, chúng ta cần thảo luận sâu rộng để chia sẻ sự hiểu biết của mỗi người để cùng nhau học hỏi thêm chứ không nhằm phản biện bằng cách chê bai, bài bác người khác!
Trước khi bài bác người khác, xin xem lại phần của mình.
Theo bài viết của bạn, bạn kêu gọi loại bỏ chữ Hán trong tiếng Việt nhưng bài của bạn đầy rẫy chữ Hán Việt.
Khi tôi chuyển bài cho chuyên gia nghiên cứu Chữ Nho, Chữ Hán là GS Trần Ngọc Dụng thì được GS cho nghe cao kiến, và đã gửi lại cho bạn như là một chia sẻ để học họi. Tôi nghĩ ông GS Trần Ngọc Dụng bôi vàng để nói với bạn và độc giả rằng, "Rất khó để loại bỏ tiếng Hán Việt trong ngôn ngữ chúng ta." Nội dung bài viết của GS TND muốn nói chữ Việt cũng như ngôn ngữ các nước khác đều không thuần nhất mà có rất nhiều vay mượn. Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Bất cứ tiếng gì khi được Việt hoá sẽ là Tiếng Việt. Ngôn ngữ thuần Việt hàng bao đời - nếu khg dùng chữ Latin biến thành quốc ngữ - nếu không thăng tiến có lẽ đời nầy chúng ta đọc cũng không hiểu. Hãy chấp nhận sự thay đổi, chỉ mong những đổi thay đó không làm cho ngôn ngữ Việt nghèo nàn, tối nghĩa, dị hợm, bừa bãi như người Việt trong nước đang làm cùng những âm mưu Hán hoá của Tầu cộng cần được đề cao cảnh giác! Đó mới là điều tối quan trọng hiện nay!
Yên Sơn
Xin trả lời Ông như sau:
Mục đích của trang QĐB là tranh đấu cho một Việt Nam không còn bóng dáng cộng sản, do đó những bài viết không nằm trong chủ đề chính trị hoặc bài viết về kinh tế, xã hội chúng tôi không quan tâm nhiều.
Tuy nhiên vì mục đích nâng cao nhận thức của người dân trong đó có lĩnh vực văn hóa chúng tôi nhận thấy có rất nhiều từ ngữ mà người Việt - đặc biệt người trước năm 1975 trong nước - vay mượn của chữ Hán, chữ Nho nói chung là chữ Tàu rất nhiều, đó là điều không chấp nhận được trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa người Việt hôm nay và mai sau vì chúng ta đã có chữ Quốc Ngữ* (*Tiếng Hán).
Trong những bài viết gần đây chúng tôi chỉ trích những từ Hán hóa để làm gì?
Trước nhất chúng ta cần gạn đục khơi trong trong môt thế giới đổi thay từng ngày và ngôn ngữ cũng thế, khi giao tiếp người ta có quyền chế biến, làm sao để người đối diện hiểu được là đủ rồi, ngoài ra còn bổ xung vào cho nguồn vốn từ vựng thuần Việt được dồi dào và phong phú mà không phải vay mượn từ ngôn ngữ khác.
Riêng chúng tôi ngoài trừ bài trừ từ ngữ Hán hóa thì sẵn sàng chấp nhận những ngôn từ mới (mà các ông gọi là cách nói của V+) bởi vì chúng tôi đang làm nhiệm vụ trên mặt trận văn hóa và phía đối diện là hơn 800 tờ báo, hơn trăm đài phát thanh và truyền hình đang ra rả luận điệu tuyên truyền nhồi sọ người dân từng ngày, từng giờ theo ngôn ngữ của họ, cho nên nếu dùng cách nói của nền giáo dục VNCH thì thế hệ trẻ trong nước sẽ không hiểu được chúng tôi nói gì.
Tuy nhiên chúng tôi xin lập lại: "Không có chữ nào của VNCH và chữ của V+ cả mà chúng ta chỉ có một loại chữ mang tên Quốc Ngữ mà thôi, nhưng khi V+ sử dụng thì họ hay dùng sai (nhằm mục đích tuyên truyền, cường điệu, khích động tinh thần vv...)
Bảo tồn tiếng Việt là điều đúng đắn nhưng tìm tòi ra những từ ngữ mới thuần Việt mới chính là công việc của những người trí thức, học giả, không phải chỉ loay hoay như những con cừu bị bịt mắt cứ bước trong cái lối mòn quen thuộc mà cứ cho rằng mình là hay là đúng. Bởi vì ngôn ngữ chính là sinh ngữ vì tính năng động của nó.
Vài hàng gửi đến Ông cùng bạn đọc, kính mong nhận được sự đóng góp của Ông và quý đọc giả đang theo dõi các bài viết trên trang tin của chúng tôi.
Trân trọng
Admin
Quyền Được Biết
Gửi ý kiến của bạn