Quyền Được Biết
Trong chương trình thúc đẩy người dân trong nước Bài Trung, tẩy chay Tàu Khựa trên nhiều lĩnh vực, kinh tế không mua hàng Made in China, xã hội không gã con cho Tàu Đại Lục, không làm ăn buôn bán với chúng, văn hóa bài trừ những từ Việt gốc Hán mà trang nhà chúng tôi đã có nhiều bài viết nêu ra những từ ngữ lệ thuộc giặc Tàu, có nguồn gốc Tàu hóa trong quá trình bọn chúng xâm lăng và cướp nước Việt, áp đặt chính sách cai trị và đồng hóa dân ta từ xa xưa cho đến hôm nay.
May mắn thay chúng ta đã có chữ quốc ngữ thay thế tuy nhiên khi phiên âm, phiên dịch ra vẫn còn mang nặng âm hưởng văn hóa Tàu, đó là điều không đúng đắn bởi vì trong tự điển Tiếng Việt hiện nay chúng ta hoàn toàn có những từ thay thế thuần Việt mà không lai căng bọn Tàu vì thế việc cổ xúy bảo tồn tiếng Việt là một việc làm cần thiết nhưng cần thiết hơn nữa là những nhà trí thức, học giả phải tìm tòi, phát kiến ra những từ mới chưa hề có trong từ điển mang tính thuần Việt để thay thế cho những từ có nguồn gốc từ chữ Hán, chữ Nho.
Không có lý gì mà khi mang danh những nhà ngôn ngữ học, bằng cấp đầy mình mà lại thua cả hạng thứ dân tầm thường khi họ sử dụng và cải biên ngôn ngữ hàng ngày trong giao tiếp, làm giàu thêm tiếng Việt mà các học giả không có những công trình mới về Tiếng Việt cho người dân sử dụng, đó là một thiếu sót lớn với dân tộc.
Chúng tôi xin nhắc lại cho quý vị nhớ rằng:
- Chúng ta mất nước, mất miền nam bởi vì tư duy giải phóng người dân miền bắc không có trong đầu các lãnh tụ và người dân miền nam, do đó trong chiến tranh chúng ta chỉ ở thế hòa và thua chứ không ở thế công như cộng sản.
- Người Việt nước ngoài cố thủ trong những vỏ ốc với những danh xưng nghe kêu như sấm nhưng không có kế hoạch nào tấn công cộng sản hữu hiệu và kết quả là cộng sản đang ở đầy quanh ta, đó cũng là thế thủ và thế thua!.
- Tiếng Việt bảo tồn nhưng không tìm tòi phát minh ra những chữ mới cho người dân sử dụng mà lại tiếp tục vay mượn những từ của Tàu thì chúng ta vẫn đang mang tâm lý nô lệ dẫn đến thế thủ, dẫm chân tại chỗ cho đến thua trong chiến dịch xâm lăng văn hóa của giặc. Đây chính là trách nhiệm của tất cả người Việt từ trong nước đến nước ngoài phải tìm tòi sáng chế ra những chữ mới để bổ sung cho nguồn vốn từ trong từ điển và thoát khỏi sự cương tỏa của giặc trên mặt trận văn hóa.
======================================================================
PHẦN BẮT LỖI TỪ HÁN - VIỆT BÀI VIẾT TRÊN TRANG QĐB
CỦA TÁC GIẢ TRẦN NGỌC DỤNG
Kể từ khi Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ Bồ Đào Nha nghiên cứu và sáng chế ra chữ Việt có tên gọi Quốc Ngữ cho đến nay đã trải qua mấy trăm năm tuy nhiên do ra đời trong thời kỳ phong kiến cho nên chữ Quốc
Ngữ của nước ta ảnh hưởng vào Trung Quốc với những từ vay mượn rất nhiều.
Trích nguồn Wiki: Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn(漢文/汉文
),[1} chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó
du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi
là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên
chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.
Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.
Đó là hệ quả lịch sử khi nước Việt bị giặc Tầu đô hộ 1.000 năm trong công cuộc đồng hóa một dân tộc
nằm ở vùng cực nam lục địa.
Những loại trí thức dỏm với tâm hồn nô lệ thâm căn cố đế này đang tiếp tay cho giặc Tầu đô hộ chúng ta
về văn hóa.
Loại chữ Quốc Ngữ mà nền giáo dục trong thế kỷ 20 áp dụng trong nhà trường ảnh hưởng rất nặng nề
tiếng Hán (Chỉ nội chữ Hán cũng chỉ ra đó là một triều đại phong kiến xa xưa bên Tầu) với cách phiên âm,
chuyển ngữ ra một loại tiếng Việt – không thuần Việt mà lại lai tạp Tầu.
Chúng ta có thể nhìn thấy văn phong của người Việt học tập trong nước tại miền nam trước năm 1975 và
sau này di cư ra hải ngoại rất hay dùng những loại chữ có xuất phát từ tiếng Hán và họ gọi đó là từ Hán – Việt
nhưng có một điều là tiếng Việt hoàn toàn có những chữ thay thế thuần Việt mà không lai tạp tiếng Hán nhưng
rất nhiều người không chịu dùng.
Ví dụ về những ngôn từ người Việt trước 1975 tại miền nam hay dùng:
- Đệ nhất, nhị, tam, tứ, chu niên, thủy quân lục chiến, bộ binh, pháo binh, không quân, hải quân, nha lộ vận,
trực thăng, phi công, phi cơ, phi đạo, phi trường, Viện Đại học, học giả, dịch giả, ghi danh, tả ngạn, hữu ngạn,
hàng không mẫu hạm, tiểu, trung, đại, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu vv…
Về phía csVN cũng không phải không có cải cách những từ Hán thành những từ thuần Việt mà chúng ta
thoạt nghe có vẻ ngô nghê như Tầu bay, Tầu sân bay, sân bay, đường băng, năm thứ nhất, nhì, ba, tư, lính thủy đánh bộ, máy bay lên thẳng, sở giao thông, bên trái, bên phải…; riêng từ "ghi danh" mà những người Việt hải ngoại tự cho mình là kẻ có học chỉ trích cái từ đăng ký của cs thì phải xem đây là cả hai cùng vay mượn, chỉ trích từ đăng ký (Hán) mà lại dùng từ ghi danh (Hán) thì có gì khác nhau đâu? Từ đăng ký, ghi danh phải được thay thế bằng tiếng Việt là "Viết Tên" mới gọi là đúng đắn.
Trên đây là những từ đã được dịch ra thuần tiếng Việt mà không vay mượn tiếng Hán nhưng cũng có khi họ thay đổi nhưng vẫn còn âm hưởng giặc Tầu như Tết Nguyên Đán đổi thành Tết Cổ Truyền, chữ cổ truyền vẫn là một loại văn thoát thai từ tiếng Hán dù đã có thay đổi vì thế theo chúng tôi không gọi Nguyên Đán, Cổ Truyền mà chỉ nên gọi là Tết Ta, Tết Việt là đúng văn phong tiếng Việt nhất (vui lòng đọc rõ nguyên đoạn văn trước khi dùng vài từ - QĐB), riêng về Tết Trung Thu csVN đổi lại thành Tết Thiếu Nhi thì không cần phải có ý kiến.
Một ví dụ khác về cách gọi các loại súng, người ta thường phiên âm ra tiếng Việt thành tiểu liên, trung liên,
đại liên, đây là cách gọi của giặc Tầu, nếu phiên âm ra tiếng Việt thì nghe rất ngô nghê như súng nhỏ, súng vừa và súng lớn, vấn đề này không có gì khó cả, nếu không dịch ra được tiếng Việt thì chúng ta cứ gọi theo tên gốc của chúng là AK47, M16, Bar, M60, …đơn giản hơn nhiều nếu cứ phiên âm theo cách nói Hán – Việt.
Tuy nhiên có những từ gốc Hán không thể sửa chữa như Hải quân, Không quân nếu đổi qua tiếng Việt thì
chữ bị nghèo nghĩa như lính nước, lính trời và nghe không hợp tai cho nên những từ Hán trên đã là mặc định
và không thể thay đổi dù cái thứ tiếng đấy nó không phải là ngôn ngữ thuần chất Việt.
Tinh thần chống giặc Tầu của cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và vẫn đang còn tiếp diễn với
sự xâm lấn vùng biển Việt Nam của bọn bá quyền Trung Cộng vì thế khởi động tinh thần Bài Trung là điều cần
thiết trong đó không thể không xét lại nhưng ngôn từ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày mang nặng âm
hưởng của bọn chúng, không thể nói rằng khi xưa chúng tôi đã học là phải gọi như vậy, như vầy mới đúng, mà
cần phải đặt tinh thần dân tộc lên trên hết, trong đó bài trừ những ngôn từ mang âm hưởng tiếng Hán là điều
cần thiết để có thể xây dựng được bản sắc văn hóa riêng biệt của một dân tộc.
Với tinh thần cấp tiến chúng tôi không lên án cách hành văn tiếng Việt, ngôn ngữ là dùng để giao tiếp, nói
làm sao cũng được, miễn là người nghe hiểu là không có vấn đề gì cần phải bàn cãi; tuy nhiên, vấn đề chữ Việt
bị lai tạp chữ Hán là một vấn đề không hề nhỏ, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến hàng trăm, hàng ngàn năm cho
dân tộc từ trong nước, cũng như hải ngoại, nếu chúng ta không nhận thấy và có quyết tâm sửa chữa ngay từ
bây giờ.
Không một ai có thể phủ nhận sự thật đúng đắn này và đem những học hàm, học vị mình ra để bảo vệ cho
một loại ngôn ngữ sao chép, phiên âm từ tiếng Hán, nếu có thì đó là những kẻ vong nô với những tâm hồn nô
lệ thâm căn cố đã được truyền qua nhiều thế hệ cho nên mới tiếp tục “kiên quyết” (xin lỗi bạn đọc vì chúng tôi
hành văn theo kiểu cs) tiếp tục con đường mù lòa của những não trạng nô lệ, còn những con người yêu nước
thì mỗi khi mở miệng cất lời thì nên suy cho nghĩ trước khi nói để chúng ta không dùng những ngôn từ vay mượn của giặc Tầu hôm nay cũng như trong lịch sử tiến hóa của nền văn hóa Việt Nam ngày mai.
=====================================================================
Quyền Được Biết: Những chữ được tô vàng là của một học giả ở Hoa Kỳ bắt lỗi bài viết của chúng tôi, thế nhưng khi biên tập thì chúng tôi nhận định ông học giả này có nhiều ác cảm và bắt lỗi không ra đâu bởi vì những từ đã tô vàng của ông ta đa phần là từ Việt và nếu đã bắt lỗi thì ông nên chú thích từ thay thế thích hợp để rộng đường dư luận, ông không thể bắt lỗi chung chung và cho rằng lập luận của mình là đúng được.
Còn dưới đây là bài viết của Ông ta mang tên Duy Nguyên Trần Ngọc Dụng - Giảng viên tiếng Việt tại Hoa Kỳ.
Những chữ được tô màu đỏ là chú thích của QĐB về những từ Hán - Việt hoặc Sinh Ngữ mà ông ta dùng trong bài viết. (Ngoại trừ tài liệu trích dẫn).
CẦN PHÂN BIỆT CHỮ NHO VÀ TIẾNG TẦU
Kính mời tác giả và bạn đọc xem lại ý kiến của học giả Phạm Quỳnh trong cái tiêu đề "chữ Nho" trên:
Học Giả Phạm Quỳnh: Trước kia quốc văn tức là Hán văn, Hán văn tức là quốc văn, tự nhiên như vậy, không ai bận lòng mà phân biệt chữ nào là chữ ngoài, tiếng nào là tiếng mình, chỉ biết "văn" thì duy có Hán văn mà thôi, mà “Nôm” là lời tục trong dân gian của những kẻ không biết “chữ”. Ta không phải phán đoán cái đó là phải hay không phải, nên hay không nên, chỉ biết rằng đó là sự hiển nhiên như thế và là cái chứng rõ rằng chữ Hán đã tiêm nhiễm vào trong trí não người nước Nam sâu lắm rồi, đã thành cái biểu hiện tự nhiên cho tư tưởng cảm giác của người mình trong mấy mươi thế kỉ nay.
Con khóc cha cũng làm văn tế bằng chữ Nho, chồng dặn vợ cũng viết thơ từ bằng chữ Nho; coi đó thì biết chữ Nho phổ thông là dường nào, tức là cái văn tự độc nhất vô nhị của nước mình. Mười năm, hai mươi nhìn về trước, nếu ta bảo một người học trò nho rằng: “Cái chữ của bác học đó là chữ của nước ngoài, sao bác không học tiếng nước mình, sao lại bỏ của mình mà đi mượn của người cho nó phiền”, tất họ kinh ngạc không hiểu là chuyện chi, rồi cười mà cho mình là người cuồng. Tất trong bụng họ nghĩ: “Chữ của ông cha, của tổ tiên mình, vẫn học xưa nay, của cả nước mình tự vua quan cho đến người thường dân ai cũng biết, sao lại gọi là trong với ngoài? Sao lại gọi của mình với của người? Anh này gàn thật? Vẫn biết rằng chữ Nho là từ Tàu đem sang, nhưng đem từ đời kiếp nghiệp lai nào, mình học đã tự bao giờ đến giờ, thì là chữ của mình chứ, còn của ai”.
Duy Nguyên Trần Ngọc Dụng
Định mệnh trớ trêu khiến cho kho tàng chữ Việt chúng ta có đến 29% chữ Nho dùng chung với chữ thuần
Việt và 60-70% chữ Nho dùng lẫn lộn với tiếng Việt. Nói như vậy có nghĩa là, một số chữ không còn chữ thuần
Việt để dùng mà phải dùng chữ Nho. Thí dụ: Khoa học (科學) là một ngành học thuật (學術) dựa trên đo
lường và tiêu chuẩn hoá1 (標準). Nay có người không đồng ý cách nói này thì chúng ta thay thế các chữ
nghiêng: khoa học, học thuật, tiêu chuẩn hoá, bằng chữ gì? Rất may chúng ta dùng chữ gọi là chữ Nho chứ
không nói theo lối Tầu ghi trong hai dấu ngoặc { }2: khoa học {kēxué}, học thuật {xuéxshù}, tiêu chuẩn hoá
{biāozhǔnhuà}. Qua đây, chúng ta nên tự hào về tài trí của cha ông ta đã phát kiến lối chuyển tự “transliteration” để một mặt phải chấp nhận chữ Nho theo chủ trương đồng hoá dân Việt, một mặt không làm mai một tiếng Việt.
1 Đây là định nghĩa do tôi nghĩ ra dựa theo phương pháp chiết tự những chữ hội ý của Tầu.
2 Dấu này chỉ hình thức “bính âm” tức pinyin hiện nay Tầu cộng đang dùng để phân biệt dấu [] dùng để phiên
âm theo lối ngữ âm (phonetic transcription)
Không một ngôn ngữ nào tự vỗ ngực xưng tên là có vốn từ-vựng độc lập hay thuần tuý cả. Đó là vì không
một dân tộc nào đứng riêng rẽ trong cộng đồng thế giới. Ngôn ngữ luôn luôn bị pha trộn qua hôn nhân, buôn
bán, giao tiếp, v.v... nên thường chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Tiếng Việt của chúng ta, vì hoàn cảnh đặc biệt, sự
pha trộn hơi bất thường do bị áp đặt, chứ không theo lẽ tự nhiên như nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn,
tiếng Anh có trên 10 ngàn chữ gốc Celtic bao gồm các chữ trong nhóm Common Brottonic, Gaulish, Irish,
Scottish Gaelic, Welsh; ba ngàn chữ Ả-rập: $# أم amīr > admiral, ة) ال طو al-tūba | at-tūba > adobe,
ت. عرف ʿifrīt > afrit (mythology), الغطّاس al-ghattās > albatross, ال ك يم ياء al-kīmīāʾ > alchemy, chemistry,
ال كحل al-kohl > alcohol, và rất nhiều chữ gốc Pháp, như abaissier > abase, esbaїr > abash, abatre > abate,
abatement/abattement > abatement; Tây-ban-nha: abacá > abaca, Ohlone aluan > abalone, el lagarto >
alligator, anchoa > anchovy; Ý: maestro > master, mandolino > mandolin, quartetto > quartet,
quintetto >quintet, sestetto > sexte, solista > soloist, v.v...; Hy-lạp và La-tinh, không tiện kể ra đây vì quá
nhiều.
Riêng tiếng Việt do bị đô hộ (xâm chiếm và cai trị - QĐB) trên một ngàn năm nên có khoảng 29% từ-ngữ của họ thay thế tiếng Việt thuần tuý (Hán: nguyên bản, nguyên gốc - QĐB) như dấu > yêu (< ái), chác > mua (< mại), cái dôn > vợ chồng (<trượng phu và lão bà), v.v…
Điểm cần nhấn mạnh là, không ai có thể thay đổi được quá khứ. (Việt: đã qua - QĐB) Với số lượng chữ chiếm đến 29% từ gốc Hán, tiếng Việt không thể nào trở lại nguyên hình ("!" Chữ Việt dùng hình có ở thời đồ đá, nên dùng chữ nguyên gốc - QĐB) của thời kỳ từ 111 Trước Tây Lịch (TTL) được. Bản thân người viết lời phê bình cũng không tránh khỏi. Những chữ tô vàng trong bài của người phê bình cũng không ít chữ gốc Hán! Điều cần minh định là phải phân biệt “từ gốc Hán” (Sino-original) với “tiếng Tầu hiện tại” (modern Chinese) như đã nói như trên.
Với chủ trương thôn tính Việt Nam, Tầu cộng đã nặn ra Đảng Cộng Sản Việt Nam để thi hành mưu đồ đó.
Họ từ từ thay thế chữ Nho bằng tiếng Tầu hiện đại vì họ biết rõ “ngôn ngữ là chiếc xe chuyên chở văn hoá”.
Thay đổi được ngôn ngữ là xoá sạch được văn hoá! Thâm độc vô cùng.
Cần có sự phân biệt sự khác nhau đó như sau:
Hãy so sánh một vài từ-ngữ biến cải hay thay đổi trong khoảng 1954 đến 1975 giữa hai miền
Nam Bắc:
Bảng 1
Trước năm 1954 Tại miền Bắc Tại miền Nam Nghĩa tiếng Anh
ghi-đông ghi đông ghi-đông steering bar (French ‘guidon’)
nạn nhân nạn nhân nạn nhân victim
phụ tá phụ tá phụ tá assistant
quan thuế quan thuế quan thuế customs
liên lạc liên lạc liên lạc to contact
thượng tầng kiến thượng tầng kiến trúc thượng tầng kiến trúc suprastructure
trúc
hạ tầng cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng cơ sở infrastructure
thủ phạm thủ phạm thủ phạm culprit
Sau Hiệp Định Geneva (gốc Genève, Việt: Geneva - QĐB) thì sao? Được sự bảo bọc của cán bộ cộng sản Tầu làm cố vấn (Hán) trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất cùng với sự phụ hoạ ("Hán" Việt: tán thành, ủng hộ - QĐB) của các cán bộ cộng sản Việt Nam được gửi sang Tầu để học tập rồi trở về với những nhiệm vụ mới, những từ-ngữ của Tầu dần dần thay thế hầu hết các từ-ngữ tiếng Việt truyền thống.
Sau đây là một vài thí dụ về sự thay đổi rất lớn trong cách sử dụng từ ngữ mới và cũ. Bảng 1 ghi rõ những từ-ngữ khác nhau, ngay sau khi hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 1954.
Bảng 2
Sau năm1954 Tại miền Bắc Tại miền Nam Nghĩa tiếng Anh
ghi-đông ghi đông tay lái steering bar(French, guidon)
nạn nhân kẻ bị hại nạn nhân victim
phụ tá trợ lý phụ tá assistant
quan thuế hải quan quan thuế customs
liên lạc liên hệ (relate) liên lạc to contact
thượng tầng kiến vĩ mô thượng tầng kiến trúc suprastructure
trúc
hạ tầng cơ sở vi mô hạ tầng cơ sở infrastructure
thủ phạm kẻ thủ ác thủ phạm culprit
máy điện toán n/a máy điện toán computer
Bảng 3
Từ-ngữ du nhập trực tiếp của Tầu Tại miền Bắc từ năm 1954 Tại miền Nam đến 1975 Nghĩa tiếng Anh
大灶[dàzào} đại táo ăn chung mess hall 海關 [hǎi guān} hải quan quan thuế customs
後勤 [hòu qín} hậu cần quân nhu logistics
連系 [liánxì} liên hệ liên lạc contact
戶口[hù kǒu} hộ khẩu tờ khai gia đình registered residence
离婚 [líhūn} ly hôn ly dị divorce
目椘眎[mù chǔ shì} mục sở thị thấy tận mắt witness
首長[shǒu zhǎng} thủ trưởng trưởng đơn vị senior official
助理 [zhù lǐ} trợ lí phụ tá assistant
思維 [sī wéi} tư duy suy nghĩ thought, thinking
出口[chū kǒu} xuất khẩu xuất cảng export
Source: Chinese Character Dictionary Online
Kết quả là hiện nay, đã có hàng ngàn từ-ngữ mới du nhập trực tiếp của Tầu và được thêm vào kho tàng từ vựng tiếng Việt.
Như đã nói, do hậu quả hơn 1000 năm bị người Tầu đô hộ, và do sự tiếp xúc miễn cưỡng do áp đặt giữa hai ngôn ngữ, trong kho tàng tiếng Việt có khoảng 60-70 phần trăm từ gốc Hán5 dùng pha trộn với tiếng Việt dưới 3 hình thức: Hán-Hán, Hán-Việt, Việt-Hán:
Hán-Hán: huynh đệ ‘anh em’, phụ mẫu ‘cha mẹ’, phu thê ‘chồng vợ6’ sơn thuỷ ‘núi sông’, bằng
hữu ‘bạn bè’, thương mại ‘buôn bán’, quốc gia ‘nước nhà’, thống khổ ‘đau đớn, khổ sở’, phong trần ‘gió bụi’, xú uế ‘mùi làm buồn nôn’…
Hình thức này gồm hai từ khác nhau kết hợp thành mối liên kết.
Hình thức tiếp theo là dạng song tiết gồm hai chữ cùng nghĩa tạo thành một cặp.
Hán-Việt: chi nhánh, thâm sâu, kỳ lạ, hiền lành, toàn vẹn, trợ giúp, linh thiêng, phế bỏ, mê say,
trụ cột, tuyến đường, …
Việt-Hán: chia ly, dối trá, đường thuỷ, rèn luyện, điên cuồng, nghề nghiệp, khen thưởng, mến mộ, dối trá, sâu thẳm7, thượng lên (bàn, ghế, chỗ cao), thợ mộc, cửa khẩu, nghề nghiệp, …
5 Lý Lạc Nghị &Jim Waters, Tìm Về Cội Nguồn chữ Hán, nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam, 1998:ix.
6 Người Việt nói vợ chồng, không nói chồng vợ.
7 Biến âm của chữ thâm.
Hình thức trên gồm hai từ kết hợp với nhau để tạo nghĩa mới.
Việt-Việt: heo quéo, mặn mà, chợ búa, rừng rú, bán chác/đổi chác, nôm na, bẽn lẽn, sâu rộng,
chân tay, đau đớn, nhà cửa, hôi thúi, gió bụi, …
Tuy nhiên, với ý hướng thoát khỏi ảnh hưởng của tiếng Hán, rất nhiều từ-ngữ được Việt hoá cả âm lẫn nghĩa. Theo đó những từ-ngữ mới mang nghĩa mới mà chỉ người Việt với nhau mới hiểu rõ.
Bảng 4 giới thiệu vài từ-ngữ để chứng minh sự khác nhau về hai nghĩa dựa trên cùng một từ-ngữ.
Bảng 4
Chữ Tầu và cách đọc Nghĩa theo chữ Tầu Âm Việt Hoá Nghĩa Việt hoá
子細 {zixi} meticulous tử tế kind-hearted
小心 {xiǎo xīn} careful tiểu tâm self-fish, picky
馬上 {mǎ shàng} at once; right away; mã thượng noble
immediately
和好 {hé hǎo} to become reconciled hoà hảo harmony
安排 {ān pái} to arrange; to plan; to set up an bài predestine
人名{rénmíng} personal name nhân danh on behalf of
模仿{mófăng} reproduce, imitate, copy mô phỏng adopt
認識{rènshi} to know; to be familiar nhận thức to realize
with; to recognize
摸仿{mō fǎng} imitation dựa theo adapt
Source: Chinese Character Dictionary Online
Khuynh hướng trên đây giúp cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn và không hoàn toàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chữ Tầu. Thật vậy, tuy hai chữ Việt–Tầu cùng nghĩa: ngoài = ngoại: hàng ngoài ≠ hàng ngoại; đẻ = sanh: đẻ trứng ≠ sanh con; tre = trúc: khóm tre ≠ khóm trúc; đệ = em, tử = con: đệ tử ≠ con em; bụi = trần: bụi đời ≠ trần đời; … Chưa kể tiếng Tầu rất “nghèo” về chữ nghĩa.
Chẳng hạn mô phỏng: làm theo, dựa theo, bắt chước; hư cấu: bịa chuyện, tưởng tượng, đặt điều (chuyện không có thật - QĐB) Do đó, khi dùng chữ gốc Hán cũng nên cẩn thận kẻo người đọc có thể hiểu lầm.
Qua đó, báo chí và truyền thông hải ngoại (nước ngoài - QĐB) không nên tiếp tay cho đám cầm quyền cộng sản mà nên loại trừ các loại từ ngữ “lai Tầu” để dạy cho con em tại hải ngoại! Một điều không thể chấp nhận được chiếu theo tinh thần bảo tồn (gìn giữ - QĐB) và phát triển ngôn ngữ truyền thống (thuần Việt - QĐB).
Tiếp đến tác giả quên rằng, khi có sự tiếp xúc của hai ngôn ngữ, người Tầu cũng chịu ảnh hưởng của người Việt và từ đó tiếng Tầu cũng có gốc tiếng Việt. Dưới đây là một số chữ gốc Việt trong chữ Hán.
1. Về cây cỏ, chẳng hạn như cây cau qua chuyện Trầu Cau dưới thời Hùng Vương. Chữ cau là âm trại của chữ a¬aykka trong tiếng Mã-lai, như chữ soong đọc trại từ chữ casserole của tiếng Pháp.
Tiếng Anh nói dựa theo tiếng La-tinh là areca. Người Tày gọi cau là mày làng, người K’Ho gọi là pơ lạng. Người Tầu viết và phiên âm thành 檳榔 {bīng lang} và âm Hán-Việt chuyển tự là tân lang.
2. Cây chuối ‘banana’ của người Việt xuất phát từ tiếng Nam Á, nên người Khờ Me thì nói là chec, người Hán phiên âm thành {jiāo} 蕉 ‘tiêu’. Ngày nay chúng ta có loại chuối tiêu để chỉ loại chuối trái hình dáng nhỏ hơn so với các loại chuối khác như sứ, ba lùn, đá, hột, ba hương, v.v…
3. Thí dụ nữa là gừng ‘ginger’ loài thuốc quý của phương Nam, nếu dùng khi còn tươi có tác dụng trị cảm, tiêu hoá; dùng khô thì có tác dụng giữ người ấm và xua tan cái lạnh nhập vào người.
Nguyên chữ gừng xưa đọc là keng, người Hán mượn âm {keng} đó mà viết thành 薑 {jiāng}, sau đó người mình đọc trại âm {jiāng} ra là khương. Có hai loại sanh khương ‘gừng tươi’ và can khương ‘gừng khô’ như đã nói.
4. Tương tự, trái trám ‘canarium harveyi’ nguyên là trái klam; Hán thượng cổ nghe thành blàu nên từng gọi là bồ lưu. Về sau đổi thành cảm lãm và viết là 橄欖 {gǎn lǎn} cho hợp với âm nguyên thuỷ của klam. Lưu ý, người Tầu không nói được phụ âm ghép nên thường ra thành hai âm đơn.
Thí dụ: tiểu bang Florida họ viết thành 弗洛里亚 (Fú luò lǐ yǎ) tức Phất ‘chẳng, trừ đi’, lạc ‘sông Lạc, họ Lạc, Lạc Dương’, lí ‘nhà ở, làng, dặm (360 bước – công lí (1000m), á ‘thứ hai, châu Á’; hoặc Oklahoma 俄拉何馬州 (É kè lā hé mǎ zhōu) tức Nga ‘chốc lát, nước Nga’, lạp ‘bẽ gãy, kéo lôi, chuyên chở’, khắc ‘hiếu thắng, làm được’ mã ‘con ngựa’ châu ‘cồn đất’.
5. Một loài thực vật (cây cỏ, hoa, lá - QĐB) rất được người Việt ưa chuộng và ca tụng là cây sen ‘lotus’. Nguyên xưa, người Việt nói là kren, người Hán nghe thành {lián} 蓮 người Việt đọc trại thành liên < kren > sen.
Trước khi gặp cây sen, người Hán chỉ có loại sen mọc trên khô gọi là cây hà 荷 {hé} hay còn gọi là 芙蕖 {fúqú} đọc thành phù cừ, hạt của nó gọi là liên ‘lotus seed’.
6. Một loại cây khác ở xứ lạnh không có là cây dừa ‘coconut tree’. Người mình gọi là dừa từ chữ cổ da. Người Hán gọi là 椰 {yē} da >椰子{yē zi} đọc là da tử. Cùng giống với loại dừa, cây bang 桄榔 {guāngláng} quang lang < blang < klang > cây bang ‘palm’. Còn có tên là cây đoác.
7. Cây mía cũng là một trong những sản phẩm đặc trưng của phương Nam. Ngày xưa trong giai đoạn trước tiền sử, người Việt sống bằng hái lượm nên khám phá ra tổ ong chứa nhiều mật và dùng mật trước tiên. Khi khám phá ra chất ngọt trong cây mía, nghề làm đường mới phát triển. Lúc bấy giờ các dân tộc phương Nam gọi đường ‘sugar, sweet, candy’ là toong nên khi người Hán du nhập chữ đường vào chữ viết của họ thành 糖 {táng} tức tang. Do vậy mới có thể hiểu tại sao nói về triều đại nhà Đường thì tự điển Anh-Mỹ viết là Tang Dynasty (618–907 sau tây lịch).
8. Ngay cả con gà ‘chicken, rooster’ là giống vật có mặt tại Việt Nam, Thái Lan trên 10 ngàn năm trước. Lúc bấy giờ người mình gọi giống vật này là rka và dần dà biến thành gà. Khi người Hán tiếp xúc với dân ta họ mới biết đến nó và đọc trại ra là kê 雞 {ji}, do biến cách của rka > kja > kjie < {jié} 桀.Qua chữ sen /kren/ và gà /rka/và gần đây nhất là chữ Paris > Ba-lê thì thấy rõ tiếng Hán không hề có âm /r/ do ký hiệu mẫu tự “r” tiêu biểu, đều biến mất khi trở thành âm Hán. Đánh xáp lá cà cũng là do chữ rka này mà ra; tức là đánh cận chiến y hệt hai con con gà chọi đá nhau.
9. Sử truyền rằng cuối thời vua Hùng Vương thứ mười tám Thục Phán cướp ngôi. Lúc bấy giờ Tần Thuỷ Hoàng đã gồm thâu sáu nước và lập nên đế chế đầu tiên tại đất Tầu rồi tự xưng hoàng đế. Tần Thuỷ Hoàng bèn muốn thôn tính (xâm chiếm - QĐB) luôn nước Âu Lạc của ta nên nhiều lần đem quân sang đánh. Thế nhưng người Việt lúc bấy giờ đã có vũ khí đặc biệt bắn ra một lúc nhiều mũi tên do tướng Cao Lỗ sáng chế (làm ra - QĐB) gọi là cái nỏ. Do vậy mà mưu đồ của Tần Thuỷ Hoàng luôn luôn thất bại. Đến khi Triệu Đà là một thái thú ở miền Nam nước Tầu nổi loạn và muốn tách ra khỏi quyền cai trị của nhà Tần nên đã tìm cách chiếm Âu Lạc lập nên “nước Nam Việt”. (Thần nỗ nhất phát sát vạn nhân” 神弩一發殺萬人 ‘Nỏ thần bắn một phát giết được muôn người.’ (Việt: nỏ thần bắn một lần giết được ngàn người - QĐB).
10. Câu chuyện Trọng Thuỷ–Mỵ Châu chứng minh hùng hồn rằng cái ná từ chữ pnar là vũ khí của người Việt chế (làm - QĐB) ra và sau đó Triệu Đà lập mưu thông gia để đánh cắp. Từ đó chữ pnar xuất hiện trong chữ Tầu là nỗ 弩 {nǔ} bằng cách ghép chữ nô 奴 nghĩa là ‘nô9 lệ’ + cung 弓 bên dưới để chỉ món vũ khí được xem là vô địch (Hán: không có từ Việt thay thế - QĐB) thời bấy giờ: pnar > cái ná > nỏ ‘cross-bow’ > 弩 nỗ (âm Hán) sau khi nhập trở lại vào đất Việt.
11. Nguồn gốc người Hán xuất phát từ khu vực con sông gọi là Hoàng hà 黃河 nằm sâu trong đất liền. Lúc bấy giờ họ chỉ biết có nhiều con sông nối với nhau: sông con nối với sông lớn chảy từ nơi này sang nơi khác chứ không có ý niệm chảy ra biển. Do vậy họ chưa có chữ giang. Đến khi lấn chiếm các vùng lân cận ra đến biển về hướng đông và hướng nam, họ học thêm được chữ giang này: 江 {jiāng} ‘river’ giang < sông < krong10 > ‘kong’. Sông Mê-kông là dấu vết còn lại của chữ “kong” này trong tiếng Việt hay trong các tiếng của người sơn cước (người vùng núi - QĐB).
12. Tương tự, việc đi lại trong đất liền không bao giờ cần bè: 筏 {fá} phiệt f < b < bak cái bè
13. Kể cả một vài khoáng chất (Hán - Việt: tài nguyên) người Hán cũng không có nên phải vay mượn của người Việt, như đồng ‘copper’ do chữ toong mà ra. Họ dùng chữ 同 {tóng} ‘cùng’ + 金 ‘kim’ thành chữ 銅 vẫnđọc là {tóng}.
Hiện nay, vấn đề trước mắt là cần xác định cách dùng chữ gốc Hán một cách cẩn thận và chính xác, không dùng tiếng Tầu hiện tại ‘modern Chinese’.
Khi dùng tên người Tầu hiện nay, không nên dùng lối chuyển tự (translitertion) như ngày xưa mà nên dùng theo lối bính âm (pinyin) vì lối này đã được quốc tế hoá rồi. Thí dụ: người cầm đầu Tầu cộng là Xi Jinping (習近平) chứ không nên viết thành Tập Cận Bình. Vì sao? Ngày xưa chỉ có người Việt và người Tầu với nhau, nên cần chuyển tự để khi nói chuyện, trao đổi giữa người Việt với nhau, người Tầu không hiểu được. Nay nếu tiếp tục dùng như cũ thì có người ngoại quốc không biết chúng ta đang nói gì về nhân vật đó. Nên dùng cùng cách với thế giới.
Vài giòng góp ý để tìm sự thông cảm và đồng thuận trong việc sử dụng tiếng Việt sao cho hợp lý, trong sáng. Xin đa tạ. (cám ơn - QĐB)
Duy Nguyên Trần Ngọc Dụng
- Giảng viên tiếng Việt tại: Santa Ana College (Trường Cao Đẵng - QĐB) , CSU Fullerton (EDSC541V)
- Trưởng ban Dịch Thuật KHC Garden Grove
- Tham vấn viên(Hán - QĐB) cho National Resources Center for Asian Languages (NRCAL)
(Trung Tâm Tài Nguyên Quốc Gia cho ngôn ngữ Châu Á - QĐB).
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/pham_quynh-chu_nho_voi_van_quoc_ngu-a.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n