Kể từ khi Alexandre de Rhodes và các giáo sỹ Bồ Đào Nha nghiên cứu và sáng chế ra chữ Việt có tên gọi Quốc Ngữ cho đến nay đã trải qua mấy trăm năm tuy nhiên do ra đời trong thời kỳ phong kiến cho nên chữ Quốc Ngữ của nước ta ảnh hưởng vào Trung Quốc với những từ vay mượn rất nhiều.
Trích nguồn Wiki: Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文),[1] chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.
Danh từ chữ nho được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.
Đó là hệ quả lịch sử khi nước Việt bị giặc Tàu đô hộ 1.000 năm trong công cuộc đồng hóa một dân tộc nằm ở vùng cực nam lục địa.
Những loại trí thức dỏm với tâm hồn nô lệ thâm căn cố đế này đang tiếp tay cho giặc Tàu đô hộ chúng ta về văn hóa.
Loại chữ Quốc Ngữ mà nền giáo dục trong thế kỷ 20 áp dụng trong nhà trường ảnh hưởng rất nặng nề tiếng Hán (Chỉ nội chữ Hán cũng chỉ ra đó là một triều đại phong kiến xa xưa bên Tàu) với cách phiên âm, chuyển ngữ ra một loại tiếng Việt – không thuần Việt mà lại lai tạp Tàu.
Chúng ta có thể nhìn thấy văn phong của người Việt học tập trong nước tại miền nam trước năm 1975 và sau này di cư ra hải ngoại rất hay dùng những loại chữ có xuất phát từ tiếng Hán và họ gọi đó là từ Hán – Việt nhưng có một điều là tiếng Việt hoàn toàn có những chữ thay thế thuần Việt mà không lai tạp tiếng Hán nhưng rất nhiều người không chịu dùng.
Ví dụ về những ngôn từ người Việt trước 1975 tại miền nam hay dùng:
- Đệ nhất, nhị, tam, tứ, chu niên, thủy quân lục chiến, bộ binh, pháo binh, không quân, hải quân, nha lộ vận, trực thăng, phi công, phi cơ, phi đạo, phi trường, Viện Đại học, học giả, dịch giả, ghi danh, tả ngạn, hữu ngạn, hàng không mẫu hạm, tiểu, trung, đại, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu vv…
Về phía csVN cũng không phải không có cải cách những từ Hán thành những từ thuần Việt mà chúng ta thoạt nghe có vẻ ngô nghê như tàu bay, tàu sân bay, sân bay, đường băng, năm thứ nhất, nhì, ba, tư, lính thủy đánh bộ, máy bay lên thẳng, sở giao thông, bên trái, bên phải…; riêng từ "ghi danh" mà những người Việt hải ngoại tự cho mình là kẻ có học chỉ trích cái từ đăng ký của cs thì phải xem đây là cả hai cùng vay mượn, chỉ trích từ đăng ký (Hán) mà lại dùng từ ghi danh (Hán) thì có gì khác nhau đâu? Từ đăng ký, ghi danh phải được thay thế bằng tiếng Việt là "Viết Tên" mới gọi là đúng đắn.
Trên đây là những từ đã được dịch ra thuần tiếng Việt mà không vay mượn tiếng Hán nhưng cũng có khi họ thay đổi nhưng vẫn còn âm hưởng giặc Tàu như Tết Nguyên Đán đổi thành Tết Cổ Truyền, chữ cổ truyền vẫn là một loại văn thoát thai từ tiếng Hán dù đã có thay đổi vì thế theo chúng tôi không gọi Nguyên Đán, Cổ Truyền mà chỉ nên gọi là Tết Ta, Tết Việt là đúng văn phong tiếng Việt nhất, riêng về Tết Trung Thu csVN đổi lại thành Tết Thiếu Nhi thì không cần phải có ý kiến.
Một ví dụ khác về cách gọi các loại súng, người ta thường phiên âm ra tiếng Việt thành tiểu liên, trung liên, đại liên, đây là cách gọi của giặc Tàu, nếu phiên âm ra tiếng Việt thì nghe rất ngô nghê như súng nhỏ, súng vừa và súng lớn, vấn đề này không có gì khó cả, nếu không dịch ra được tiếng Việt thì chúng ta cứ gọi theo tên gốc của chúng là AK47, M16, Bar, M60, …đơn giản hơn nhiều nếu cứ phiên âm theo cách nói Hán – Việt.
Tuy nhiên có những từ gốc Hán không thể sửa chữa như Hải quân, Không quân nếu đổi qua tiếng Việt thì chữ bị nghèo nghĩa như lính nước, lính trời và nghe không hợp tai cho nên những từ Hán trên đã là mặc định và không thể thay đổi dù cái thứ tiếng đấy nó không phải là ngôn ngữ thuần chất Việt.
Tinh thần chống giặc Tàu của cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và vẫn đang còn tiếp diễn với sự xâm lấn vùng biển Việt Nam của bọn bá quyền Trung Cộng vì thế khởi động tinh thần Bài Trung là điều cần thiết trong đó không thể không xét lại nhưng ngôn từ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày mang nặng âm hưởng của bọn chúng, không thể nói rằng khi xưa chúng tôi đã học là phải gọi như vậy, như vầy mới đúng, mà cần phải đặt tinh thần dân tộc lên trên hết, trong đó bài trừ những ngôn từ mang âm hưởng tiếng Hán là điều cần thiết để có thể xây dựng được bản sắc văn hóa riêng biệt của một dân tộc.
Với tinh thần cấp tiến chúng tôi không lên án cách hành văn tiếng Việt, ngôn ngữ là dùng để giao tiếp, nói làm sao cũng được, miễn là người nghe hiểu là không có vấn đề gì cần phải bàn cãi tuy nhiên vấn đề chữ Việt bị lai tạp chữ Hán là một vấn đề không hề nhỏ, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến hàng trăm, hàng ngàn năm cho dân tộc từ trong nước cũng như hải ngoại nếu chúng ta không nhận thấy và có quyết tâm sửa chữa ngay từ bây giờ.
Không một ai có thể phủ nhận sự thật đúng đắn này và đem những học hàm, học vị mình ra để bảo vệ cho một loại ngôn ngữ sao chép, phiên âm từ tiếng Hán, nếu có thì đó là những kẻ vong nô với những tâm hồn nô lệ thâm căn cố đã được truyền qua nhiều thế hệ cho nên mới tiếp tục “kiên quyết” (xin lỗi bạn đọc vì chúng tôi hành văn theo kiểu cs) tiếp tục con đường mù lòa của những não trạng nô lệ, còn những con người yêu nước thì mỗi khi mở miệng cất lời thì nên suy cho nghĩ trước khi nói để chúng ta không dùng những ngôn từ vay mượn của giặc Tàu hôm nay cũng như trong lịch sử tiến hóa của nền văn hóa Việt Nam ngày mai.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n