Nước Úc là một quốc gia nông nghiệp, Nhật Bản là một quốc gia công nghiệp hiện đại, thế nhưng nói về mức sống thì Úc đứng ở vị trí cao hơn Nhật Bản. Điều này cho thấy, để đất nước giàu mạnh không phải cứ phải là công nghiệp mới phát triển đất nước mà là những nhà hoạch định chính sách ở đất nước đó biết đặt trọng tâm nền kinh tế đất nước mình lên đúng ngành mũi nhọn nào có thể gánh vác vai trò phát triển kinh tế đất nước mà thôi. Nhật mạnh về công nghiệp, Úc mạnh về nông nghiệp vì họ biết thế mạnh của họ là gì. Nếu đặt mũi nhọn vào đúng trọng tâm vật thể thì vật thể đó sẽ được mũi nhọn nâng đỡ hoàn toàn trọng lượng của nó. Tương tự vậy, nếu đặt trọng tâm nền kinh tế đất nước vào đúng ngành mũi nhọn thì nền kinh tế đất nước sẽ được nó nâng đỡ rất lớn. Đặt mũi nhọn sai trọng tâm thì tất nhiên vật thể sẽ đổ. Nền kinh tế cũng gần giống như vậy.
Nói thế không có nghĩa là những quốc gia công nghiệp họ xem nhẹ nông nghiệp, mà đơn giản họ xem đất nước của họ thế mạnh là gì ưu tiên ngành đó hơn mà thôi. Có nước ưu tiên phát triển công nghiệp vì đất hẹp người đông và nhân lực của họ mạnh về hoa học kỹ thuật vv.., có nước ưu tiên phát triển nông nghiệp vì đất rộng người thưa và nhiều yếu tố khác như truyền thống, khí hậu thổ nhưỡng, mà quan trọng nhất vẫn là trình độ con người trong quản lý lẫn trong chuyên môn thích hợp cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực nào đấy. Lấy ví dụ như ở quốc gia công nghiệp như Mỹ, nước này chỉ 1% dân số làm nông nghiệp không có nghĩa là chính phủ Mỹ xem nhẹ nông nghiệp, mà đơn giản vì tính hiệu quả của ngành này mà thôi. Nước Mỹ chỉ cần lượng người như thế nhưng sản xuất ra lượng nông sản đến dư thừa.
Có nước diện tích rất hẹp như Hà Lan nhưng nông nghiệp cũng vô cùng phát triển, như Israel đất hẹp và khô cằn nhưng vẫn phát triển nông nghiệp. Vì sao thế? Vì cả 2 nước này phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng là nguồn nhân lực của họ chất lượng cao. Dù nông nghiệp hay công nghiệp, khi tích tụ hàm lượng chất xám cao thì họ sẽ biến điều không thể thành có thể. Như Israel là ví dụ, chính chất xám đã khắc phục được những bất lợi do tự nhiên mang lại. Nói chung, có rất nhiều cách giải quyết bài toán kinh tế đất nước, mỗi nước có một cách giải khác nhau nhưng ở họ vẫn có những bài toán cơ sở giống nhau. Bài toán cơ sở ấy là gì? Đó là bài toán con người – nâng cao chất lượng thành phần chất xám. Ở tại Việt Nam, với nền giáo dục XHCN có thể biến hàng loạt những con người có tiềm năng chất xám tốt thành những kẻ phục tùng thiếu sáng tạo, thì rõ ràng bài toán chất lượng con người bị phá sản. Chính vì thế nên nó dẫn tới cái thất bại toàn diện ở cả công nghiệp lẫn nông nghiệp.
Làm nhà hoạch định chính sách là những con người phải có tầm nhìn, phải được đào tạo bài bản và phải có thực tài. Chỉ có những con người như thế mới nhìn ra thế mạnh nước mình là gì, cần phải phát huy mặt nào cần phải khắc phục điểm nào để đặt trọng tâm kinh tế đất nước vào cái mũi nhọn ấy. Thế nhưng, với một con người mà khi nói về ngành nào cũng hô hào nó là “ngành mũi nhọn” như ông thủ Phúc thì cuối cùng trọng tâm kinh tế đặt vào đâu? Trong một rừng vật thể có hình mũi nhọn nhô lên, chỉ có 1 mũi nhọn là làm bằng sắt còn lại vô số mũi nhọn kia là những chiếc lá hành, thế nhưng ông Phúc không hề phân biệt được cái nào là mũi nhọn của cây cọc sắt, cái nào là mũi nhọn của lá hành thì xem như ông thủ tướng này đang đánh cược nền kinh tế đất nước vào tính may rủi mất rồi. Chính vì thấy quá nhiều mũi nhọn nên anh ấy mới không biết đặt trọng tâm kinh tế đất nước vào đâu. Và thực tế anh ấy đang đặt nền kinh tế đất nước lên đầu những lá hành có hình mũi nhọn mà thôi. Thế nên kinh tế Việt Nam mới đổ nát như hôm nay.
Đặc trưng của ĐCS là hồng hơn chuyên, với những con người chỉ biết cầm súng bắn bắn giết giết từ Trường Sơn xuống đô thị rồi cậy công nhảy phóc lên ghế quản trị đất nước, thì làm sao những con người này nhận ra được những việc làm mang tầm trí tuệ của một nhà hoạch định chính sách được? Toàn những kẻ võ biền giành lấy quyền quyết định chính sách thì đất nước không nát mới lạ. Như thế rõ ràng, Việt Nam đã thất bại ngay từ chất lượng con người ở tầm quản lý đất nước nên nó mới tạo hiệu ứng domino làm hàng loạt cái thất bại sau đó. Thượng tầng lãnh đạo kém chất lượng nên chính sách giáo dục thất bại, chính sách giáo dục thất bại kéo theo chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam mãi dẫm chân tại chỗ ở level yếu kém. Mà nhân lực của đất nước này kém ngành công nghiệp nào hay ngành nông nghiệp nào cũng thất bại.
Từ thời kinh tế bao cấp cho tới thời kỳ “đổi mới” thì bài ca công nghiệp hóa cứ vang lên liên tục nhưng rồi sao? Tất cả đều thất bại. Không những nền công nghiệp không có gì mà nông nghiệp chả ra gì. Bao năm nay, người nông dân luôn phải gánh chịu rất nhiều mất mát. Chuyện nông dân sản xuất ra không có nơi tiêu thụ cứ xảy ra từ năm này sang năm khác. Rất nhiều loại nông sản bị nông dân Việt bỏ hoang ngoài đồng không thèm thu hoạch vì giá rẻ, thế nhưng dân Việt thì cứ bỏ tiền túi ra mua nông sản Tàu để dùng. Một điều rõ ràng ai cũng thấy, Việt Nam dưới tay ĐCS thì cả công nghiệp lẫn nông nghiệp đều thất bại toàn diện.
Hôm nay ngày 04/08/2019, trên báo Vneconomy có đăng bài “EVFTA: 90% nguyên liệu đi nhập, dù thuế về 0% doanh nghiệp dệt may vẫn công cốc". Ý của bài báo cho biết rằng, chính phủ đàm phán với EU để có Hiệp Định Thương Mại EVFTA, trong đó phía EU giảm thuế xuống còn 0% nếu vải được sản xuất ở Việt Nam, thế nhưng ngành dệt may Việt Nam không thể tận dụng vì 90% vải nhập từ Trung Quốc. Việc này được ví như EU ở trên cao đã chồm người xuống và với tay hết cỡ để nắm tay Việt Nam kéo lên cao. Thế nhưng thảm hại thay, Việt Nam đưa tay lên rướng hết sức mà vẫn không chạm được vào tay của kẻ đang chìa ra cứu mình. Trách ai bây giờ? Chấp nhận ĐCS cai trị thì cho dù thế giới muốn chìa tay vớt Việt Nam lên cũng khó vớt được. Khi Việt Nam đã rướng hết cỡ mà không với tới tay kẻ muốn vớt mình thì sao? Thì tất nhiên bị lún xâu hơn nữa vào vũng lầy. Câu hỏi là Việt Nam sẽ lún sâu vào vũng lầy nào? Câu trả lời là “Trung Cộng”!