ĐỔ THỪA - CHIÊU CŨ DÙNG LẠI CỦA ĐẢNG
Đây là một hiện tượng của một quốc gia vô pháp khi người dân tự cho mình cái quyền xâm phạm người khác còn luật pháp xã nghĩa không những làm ngơ mà còn cổ xúy cho những hành vi này, đảng csVN đã chơi trò ném đá dấu tay, một mặt chỉ đạo cho người dân cuồng đảng hành động, mặt khác họ sẵn sàng chối bay chối biến, đổ thừa là người dân bức xúc do tự phát, đó chính là tính hèn mọn, ám muội của một tổ chức được gọi là chính phủ, chính quyền, nhà nước Việt Nam - QĐB
Đỗ Ngà
Facebook
Cách đây 5 năm, khi Piaggio mới cho ra lò dòng xe Vespa Primavera khá đẹp. Tôi và một người bạn, anh ta là thợ máy cùng rủ đi mua mỗi đứa 1 chiếc. Khi mang về, cả tôi và nó cũng thường xuyên sử dụng 2 con xe này để đi lại. Tôi cũng thường bảo trì định kỳ, cũng sửa chữa ngay khi thấy xe có vấn đề nên trong 3 năm sử dụng, tôi chẳng thấy xe mình có gì khác biệt. Bỗng một hôm tôi và nó (thằng bạn cùng mua xe) hẹn cà phê, và vô tình 2 đứa đi 2 con xe Vespa đến quán. Bất chợt tôi có ý định bảo nó đưa chìa khóa tôi thử xe nó ra sao. Nó đưa và tôi nhảy lên xe nó test. Thật bất ngờ, khi chạy xe nó tôi thấy máy móc êm ru, êm hơn xe mình rất nhiều mặc dù 2 chiếc xe cùng loại và sắm cùng lúc và cùng thường xuyên sử dụng.
Ngạc nhiên quá, tôi hỏi: “Sao tao cũng bảo trì xe định kỳ, cũng thay phụ tùng khi xe có vấn đề, nhưng sao xe mầy lại êm hơn xe tao?”. Tôi nói xong nó tiếp lời: “Đơn giản thôi, tao là thợ máy nên tao luôn lắng nghe xe tao có trục trặc gì không? Dù là trục trặc ở những chi tiết nhỏ nhất thì tao thay phụ tùng mới cho nó ngay lập tức. Còn mày! Mày để cho đến khi xe hỏng hóc nhiều mới đi thay thì lúc đó, thay đồ vừa tốn tiền mà thay xong cũng không êm bằng xe tao. Vì đơn giản, khi xe hư lớn nó sẽ phá những chi tiết khác. Nói tóm lại, tao lắng nghe chiếc xe và luôn canh me nó, nếu có chút xíu trục trặc là sửa ngay, còn mày thì để chiếc xe réo gọi thật to mầy mới chịu sửa. Khác nhau thế thôi, mầy hiểu chưa?”. Tôi gật đầu vì nghe nó lý giải quá có lý, và cũng cứng họng luôn không phản biện gì được.
Vâng! Đó là mẫu chuyện về việc soi rọi cái hư cái hỏng trong một chiếc xe máy. Nguyên tắc, ai soi chiếc xe máy thật kỹ và phát hiện sớm hỏng hóc để thay thế, thì chiếc xe đó sẽ rất bền. Còn ai bỏ bê chiếc xe, hỏng gì cũng không thèm quan tâm, miễn sao còn lết bánh được là không cần sửa, thì chắc chắn rằng chiếc xe đó lão hóa rất nhanh.
Đó là chuyện chiếc xe máy, suy rộng ra chuyện xã hội cũng cũng mang bản chất tương tự. Để cho một xã hội tốt đẹp, xu hướng con người là luôn soi rọi cái xấu trong xã hội. Có soi mới phát hiện, mà phát hiện để sửa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Trên thế giới hay ở Việt Nam cũng thế, con người luôn chú ý đến cái xấu, soi cái xấu thật kỹ và phản ứng trước cái xấu thật mạnh. Đây là yếu tố mà tạo hóa đã ban cho loài người để tự cải thiện xã hội. Thế nhưng, hiện nay ĐcsVN lại có một nhận thức theo tôi là hết sức dốt nát, họ cho rằng: “Xã hội Việt Nam xấu là bởi người Việt hay soi rọi cái xấu và không để ý đến điều tốt đẹp. Chuyện đẹp đẽ thì không share mà chuyện xấu, chuyện tiêu cực share rất nhanh”. Chuyện soi cái xấu, phản ứng mạnh trước cái xấu, và phát tán nhanh những tiêu cực là người Việt ta đã mang trong mình cái gene của loài người tiến bộ rồi. Mừng là dân Việt Nam đã có tố chất của loài người tiến bộ, nhưng đáng buồn, khi phát hiện ra cái hư hỏng của xe từ rất sớm mà không sửa thì xe vẫn tàn. Hay nói đúng hơn, dân phát hiện ra cái tiêu cực xã hội và la lối rùm beng mà đảng không sửa nên Việt Nam vẫn nát.
Cách đây mấy năm, có một anh diễn viên hề hay góp mặt trong chương trình “gặp nhau cuối năm” của VTV cũng lên truyền hình nhà nước nói đại ý “cái tốt thì không ai phát hiện, cái xấu thì lan tỏa rất nhanh” mục đích của gã này là để bao che cho Đcs, rằng cái xấu cái tiêu cực trong xã hội là do người dân hay soi mói và phát tán chứ không phải do đảng và nhà nước quản lý xã hội yếu kém gây nên. Nghe xong tôi ôm bụng cười, cười muốn rụng hàm vì thấy tay nghệ sỹ này sao dốt nát quá. Dốt mà lại thích show cái mind mình như là kẻ hiểu biết hơn người vậy.
Thực ra đây là việc đổ thừa quen thuộc của Đcs. Còn nhớ ngày xưa khi tôi học, có những ông thầy hay giảng cho học sinh bọn tôi rằng: “Sở dĩ Việt Nam tệ nạn ngày một tăng, là bởi đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường”. Ngày đó bọn tôi tin lắm, nhưng khi có internet và đối chiếu với những gì mà bà con Việt Kiều Úc và Canada về kể lại thì mới thấy ở xứ có nền kinh tế thị trường ấy rất bình yên. Và cho đến hôm nay, luận điệu ấy cũng tắt vì không còn lừa gạt được ai.
Việc đổ thừa cái xấu của xã hội Việt Nam là do bởi người dân có xu hướng soi mói và phát tán chứ không phải do lỗi ở sự quản lý xã hội của đảng và nhà nước nó cũng mang bản chất tương tự. Chiêu cũ lặp lại nhưng có khối kẻ vẫn còn tin ở sự lý giải vớ vẩn này. Công nhận, trong Đcs có một số tên đầu sỏ đã nghĩ ra chiêu này rất độc. Quả thật kẻ nghĩ ra chiêu đổ thừa đó rất thâm, hắn thông minh, phải thừa nhận như thế. Nhưng chỉ có kẻ nghĩ ra thôi, còn đa phần những người cs thừa hành trong ngành tuyên giáo họ vẫn tin lời giải thích đó. Điều cần thiết là phải vạch mặt thủ đoạn để bọn họ tắt đài như chuyện “mặt trái của cơ chế thị trường” cách đây hơn một thập kỷ về trước.