Người buôn thân

27 Tháng Năm 20199:11 CH(Xem: 1199)

NGƯỜI BUÔN THÂN


a (484)




Lu Thi Tuong Uyen
     Facebook



... Ngày xưa tôi mê đọc Truyện Kiều dù thời đó nó bị loại vào thứ văn học đồi trụy. Không hiểu vì sao số phận của Thúy Kiều đã làm tôi ray rức.

Sau 30 tháng tư 1975 hiện tượng Kiều nữ đã trở thành thực tế và lan tràn trên các đường phố Sài Gòn tôi phải đi qua. Lý do nào, hoàn cảnh nào, ngoại trừ vì ‘tiền’, có thể đưa đẩy một phụ nữ quyết định đi buôn thân mà không đi buôn khoai hay buôn lậu như những người phụ nữ khác? Để rồi phải hứng chịu mọi khinh bỉ của xã hội?

Những ưu tư của tôi về thảm cảnh này ngày càng tăng dần, khi tôi nghe một phụ nữ gia đình tôi quen biết đã vì hoàn cảnh, cha và chồng đi tù khổ sai, sống cô đơn vì mẹ mất từ bé, không anh chị em nên đã dấn thân vào con đường này. Tôi xót xa cho số phận cô và chỉ thầm cầu mong bóng đêm che chở, để không ai nhận ra cô là người quen…

Tôi định cư vào năm 1980 ở Hoà Lan, một đất nước văn minh và phồn thịnh. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy nghề buôn thân vẫn tồn tại. Đã vậy vào thời điểm đó họ lại đang có những dự định hợp thức hóa nghề này.

Nhưng mãi đến tháng 10 năm 2000, nghề này mới được pháp lý chính thức công nhận. Tức là xã hội Hoà Lan cần đến 20 năm để dung hoà được những tầm nhìn khác nhau.

Tôi đã cố gắng theo dõi những cuộc tranh luận sôi nổi, đọc những bài phóng sự, những bài nghiên cứu về xã hội và đọc thêm những bài phỏng vấn các phụ nữ hành nghề.

Thành phố Utrecht, là một tỉnh lớn với dân số trên 1 triệu, đã phỏng vấn 41 người buôn thân. Trong số 41 người này có 67% cho biết họ làm vì muốn có tiền để tiêu xài thoải mái. Một nữa kia là bị ép buộc và số còn lại vì ‘những lý do khác nhau’.

Đọc thêm những bài phỏng vấn từ các tuần báo phụ nữ có uy tín khác như Libelle, Margriet, tôi hiểu Kiều nữ Hoà Lan rất khác Kiều nữ Việt Nam. ‘Những lý do khác nhau’ là vì nhu cầu tình dục một số phụ nữ khá cao mà chồng họ không đáp ứng đủ. Có người lại kể rằng họ như một Cán sự xã hội, thường xuyên lắng nghe tâm sự của thân chủ.

Abraham Maslow là nhà Tâm lý học người Mỹ, nổi tiếng trên thế giới qua học thuyết Nhân Văn (Humanistic theory). Vào năm 1943 ông đã lập ra Tháp Nhu Cầu của con người và đã liệt kê tình dục vào một trong những nhu cầu cần thiết nhất, ngang hàng với việc ăn uống và ngủ nghê. Ông cho rằng nếu không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết này, con người sẽ bị xáo trộn về mặt tâm lý và đi đến nguy cơ bị khủng hoảng tinh thần.

Do đó, không những ta phải chấp nhận những Người Buôn Thân này, mà còn nên cảm ơn họ. Vì họ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho những kẻ bất hạnh như khuyết tật, độc thân, ly dị, quá vợ v.v… dù chỉ trên diện tiền trao cháo múc. Họ cũng đã góp phần ngăn chận tệ nạn loạn luân, hiếp dâm xảy ra trong mọi xã hội và nằm ở nhiều tầng lớp khác nhau.

Tôi cảm phục những người Hoà Lan đã dám nêu ra sự thật và đã mạnh dạn chuyển hướng dư luận. Mặc dầu những phụ nữ hành nghề này sẽ không bao giờ được coi trọng như bác sĩ, kỹ sư hay luật sư, người dân ở đây dần dà xem việc mua bán thân là chuyện bình thường và hợp pháp.

Những thắc mắc năm xưa của tôi bây giờ đã được giải đáp gần hết. Nhưng những câu hỏi kế tiếp là xã hội Việt Nam đã có đủ điều kiện để hợp thức hoá nghề này chưa? Và ai là người dám đứng ra thay đổi định kiến của xã hội mà không sợ bị ném đá?

Muốn hợp thức hóa ta cần có những bảo đảm tối thiểu trên mặt an ninh, y tế và quyền lợi công nhân. Đó là tôi chưa nói đến việc hỗ trợ về tâm lý dư luận, hướng dẫn thay đổi nghề nghiệp v.v…

Nhưng ta có thể bàn gì về an ninh, khi hành vi công an Việt Nam không khác gì côn đồ? Khi ngành y tế là ổ chứa đầy những vi khuẩn tham nhũng? Và khi hiến pháp chỉ để bảo vệ những kẻ bán đứng linh hồn dân tộc? Thiên đường của Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là thiên đường của những kẻ mù, câm và điếc!

Theo tôi xã hội Việt Nam còn phải khắc phục nhiều vấn đề trước khi đi đến quyết định hợp thức hoá. Nhưng ta có thể học lần kinh nghiệm của các quốc gia đã đi trước, để xem phần nào hữu hiệu và phần nào có thể áp dụng vào xã hội Việt Nam.

Ngày nào nhân phẩm của người dân còn bị chà đạp như một miếng giẻ rách, ngày đó thân phận của các Kiều nữ Việt Nam không khấm khá hơn được bao nhiêu. Tuy nhiên, điều ta có thể làm trong khi chờ đợi xã hội thay đổi là, gỡ mặt nạ đạo đức giả ra để dám nhìn thẳng vào sự thật, lắng nghe sự thật và nói lên sự thật!

Lữ thị Tường Uyên
Hòa Lan, 24-03-2014

Tài liệu tham khảo:

https://chienluocsong.com/thang-b%E1%BA%ADc-nhu-c%E1%BA%A7…/
http://a4ve.lotowo.com/…/cac-mo-hinh-ly-thuyet-ve-hanh-phuc…
http://www.emancipatie.nl/…/Prostitutie/Dossier_Prostitutie/
http://dare.uva.nl/document/180737
lp-v-j-0000002431.pdf
http://glazenwetgevingshuis.nl/archives/270
ob249-volledige-tekst_tcm44-59936.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.