Quan chức câu kết cùng tư bản đỏ cướp đất của người dân tại Hà Nội

12 Tháng Năm 20199:33 CH(Xem: 1417)
QUAN CHỨC CẤU KẾT CÙNG TƯ BẢN ĐỎ CƯỚP ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI Q. HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI


EFF2656E-9DC8-4D27-91FC-B2F570557F5D



Quyền Được Biết



Trang tin Quyền Được Biết có nhận được thư kêu cứu của một số hộ dân cư ngụ tại ngõ Chúa Liên Phái - Q. Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội về việc sắp bị giải tỏa cho cái gọi là phục vụ mở rộng ngõ chùa Liên Phái, Phường Cầu Dền với nhiều điểm bất nhất về giá đền bù  khiến cho các hộ dân còn lại không chịu chấp nhận giải pháp giải tỏa.
Đây không phải là một công trình phục vụ kinh tế hay quốc phòng mà chỉ đơn giản một tên tư bản Đỏ muốn mở rộng con đường để ngôi chùa Liên Phái chường mặt ra mặt đường và chấm hết.
Với chính sách ăn cướp của dân, bọn quan lại giòi bọ csVN mà cụ thể là các tên lãnh đạo phường Cầu Dền và Q. Hai Bà Trưng đã câu kết cùng với thế lực đồng tiền để làm giá, trả giá và cho mình có quyền ăn cướp, chúng còn lôi thêm một số tên bồi bút của TTXVN vào cuộc để dựng lên lý lẽ đúng đắn về phía mình.
Về phía người dân sắp bị mất nhà, mất đất thì họ không còn biết làm gì khác hơn ngoài làm đơn kêu nài vượt cấp, lên thành phố, quốc hội bù nhìn để mong sẽ tìm được ánh sáng công lý trong đường hầm không lối thoát.
Người dân trong nước nên biết chúng ta đang sống trong một quốc gia độc tài, độc đảng, chúng cho mình có cái quyền đè đầu cỡi cổ chúng ta theo tư duy "Luật là Tao - Tao là Luật" và việc khiếu nại của người dân cũng sẽ mau chóng bị dập tắt một khi chúng dùng đến công an và quân đội đàn áp.
Với Luật Đất Đai "Đất đai là của người dân, Nhưng nhà nước quản lý" đảng csVN đã phủ nhận hoàn toàn quyền tư hữu của người dân, có nghĩa là họ vẫn công nhận nhà cửa của chúng ta, bắt chúng ta đóng thuế, hợp pháp hóa để có giấy chủ quyền, và họ cũng có thể cướp trắng của chúng ta như những gì đang diễn ra tại phường Cầu Dền, Q. Hai Bà Trưng và nhiều việc đã từng xảy ra tạo nên đội ngũ dân oan Việt Nam.
Đó là điều bất hợp lý khác biệt giữa các quốc gia dân chủ tự do và quốc gia độc tài cộng sản, đó cũng là lý do vì sao chúng tôi nhiều năm liền kêu gọi người dân VN nâng cao nhận thức và thay đổi thể chế chính trị cho chính bản thân, gia đình và xã hội của mình.
Chuyện giải tỏa, cướp đoạt đất đai không phải mới xảy ra mà đã có nhiều vụ án chấn động, vì thế chúng tôi không tin bài báo này có thể thay đổi được hoàn cảnh của người dân bị giải tỏa, chúng ta chỉ có được điều đó khi chúng ta tranh đấu vì thế; trước mắt cần phải phản kháng, ôn hòa hay bạo lực tùy theo hoàn cảnh cụ thể, có thể chúng ta sẽ mất nhà, mất đất, sẽ chết, nhưng cái chết này cũng những cái chết khác sẽ đánh động lương tri con người Việt Nam để tạo nên một cơn sóng thần lật đổ cái chế độ độc ác, phi nhân mang tên CHXHCNVN và đem lại một thể chế chính trị mới cho đất nước.
Khi đó chúng ta mới có thể hy vọng rằng mình sẽ được sống đúng với ý nghĩa con người với những giá trị mà nhà cầm quyền tôn trọng.

=====================================================================

1.QD604 thu hoi dat2..QD604 thu hoi dat3.QD604thuh oi dat

Tham khảo: C
ó người vì một mục đích riêng nên muốn bỏ tiền mở rộng đường vào một ngôi chùa cổ kính. Ý tưởng đó muốn thực hiện phải tuân theo luật hiện hành. Theo quy định hiện hành (Điều 16, khoản 4 Điều 146 Luật đất đai hay Bộ Luật dân sự…), lấy đất làm đường có thể chọn một trong 3 trường hợp sau:
1. Trường hợp 1: Vì lý do quốc phòng, an ninh.
2. Trường hợp 2: Cá nhân thỏa thuận mua lại đất của người có quyền sử dụng đất.
3. Trường hợp 3: Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Trường hợp 1: ý tưởng cá nhân lấy đất làm đường không thể lấy lý do quốc phòng, an ninh.
Trường hợp 2: Cá nhân thỏa thuận mua lại đất của người có quyền sử dụng đất thì khó thực hiện (vì nhiều lý do như: có người ở lâu đời không muốn thay đổi; có người không muốn xẻ nhà, cắt đất; xẻ nhà, cắt đất xây dựng lại thì thủ tục xin phép xây dựng khó khăn hoặc khi xây dựng sẽ gặp nhiều phiền toái cả về va chạm nhà liền kề, cả về chính quyền “yêu cầu…”; giá mua bán thường thấp nên khó thống nhất việc mua bán….)
Theo Luật đất đai cũ, nếu cá nhân muốn lấy đất của dân, sau khi thỏa thuận với dân không được (không được thường do giá mua quá rẻ) thì họ sẽ “nhờ” chính quyền để cưỡng chế lấy đất (mà danh nghĩa chính quyền cưỡng chế thì chống đối dễ ngồi “bóc lịch”).
Theo Luật đất đai mới, nhằm hạn chế việc khiếu kiện, gây mất trật tự xã hội của những người dân bị cướp đất hoặc bị lấy đất, mất kế sinh nhai mà chỉ được đền bù giá đất rẻ mạt thì Luật không cho phép chính quyền“giúp” cá nhân lấy đất bằng việc sử dụng biện pháp cưỡng chế mang danh nghĩa nhà nước.
Do đó, việc cá nhân thỏa thuận mua lại đất của người có quyền sử dụng đất thì khó thực hiện hoặc thực hiện được thì cá nhân sẽ sợ kinh phí cao.
Hai cách trên không được, vậy còn cách thứ 3.
Trường hợp 3: Phát triển kinh tế - xã hội vì. Đây là quy định về lấy đất chưa rõ ràng – có thể dễ lách.
Theo ý tưởng của người có ý định mở đường, người này có thể “nhờ” chính quyền đứng ra lập một dự án mở đường vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế xã hội. Dự án xây dựng lên là mở một con đường rộng 13,5m, dài khoảng 400m, xuyên từ phố nọ sang phố kia, và đương nhiên là đường mở ra thì ngôi chùa cổ kính sẽ nằm ở mặt đường. Ý tưởng này được sự đồng thuận của chính quyền và phù hợp với Luật đất đai - Điều 16 khoản 2 về quy định cho phép nhà nước đứng ra “thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Dự án nghe có vẻ êm, phù hợp với Luật đất đai.
Khi dự án thực hiện thì ngân sách nhà nước phải chi tiền ra thực hiện. Ngân sách chi tiền phải qua nhiều cấp xem xét mới phê duyệt và dự án thực sự vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhưng vấn đề ở chỗ:
Thứ nhất, con đường mở cũng không phải giải quyết vấn đề bức xúc là do tuyến đường xung quanh hay tắc, dân không có đường đi.
Thứ hai, mở đường xong cũng không mang lại lợi ích gì quá lớn để ngân sách phải đầu tư.
Nhưng vì ý tưởng của cá nhân có “uy tín” nên chính quyền vẫn chấp thuận phê duyệt dự án nhưng với điều kiện là cá nhân kia phải bỏ toàn bộ chi phí. Như vậy, dự án có tiền của cá nhân và sự đồng thuận của một số quan chức nên dự án được cấp tỉnh phê duyệt: mở đường xuyên từ phố nọ sang phố kia, ngôi chùa cổ kính nằm trên mặt đường, đường rộng 13,5m, chiều dài khoảng 400m.
Để đáp ứng yêu cầu theo quy định khoản 2 Điều 16 của Luật đất đai nên phải lập và phê duyệt dự án như sau: mở đường xuyên từ phố nọ sang phố kia, đường rộng 13,5m, chiều dài khoảng 400m, vốn là vốn xã hội hóa. Việc phê duyệt dự án rất phù hợp với khoản 2 Điều 16 của Luật đất đai.
61745BE4-2F24-421A-B9A6-CE4B9E3FDE4CDon to cao trang 1
Khi triển khai thực hiện là bắt đầu phát sinh một số vấn đề:
Thứ nhất, người có ý định lấy đất làm đường tính toán như sau: Nếu cá nhân đứng ra thỏa thuận mua lại đất của dân thì chi phí lớn và nhiều khả năng không thực hiện được nếu có người không muốn bán. Lúc đó ý tưởng mở đường không thực hiện được. Nên phải liên kết với một số vị quan chức lập một dự án "khống" tưởng như phù hợp với luật đất đai và dự phòng trường hợp không lấy được đất thì sẽ dùng công an, quân đội cưỡng chế lấy đất. Nếu bỏ ra toàn bộ tiền mở con đường dài 400m và rộng 13,5m thì chi phí sẽ lớn mà mục đích chỉ là mở một đoạn đường cho ô tô đi dài khoảng 200m để đi đến cổng chùa. Nên người này mới kết hợp với một số vị quan chức là lập dự án phù hợp luật nhưng khi thực hiện thì chỉ cấp tiền và dự án được sửa đổi lại cho phép chỉ mở 1 đoạn đường dài 200m chứ không cấp toàn bộ tiền mở đường dài 400m và thu hẹp con đường từ 13,5m xuống 7,5m để giảm chi phí. Như vậy, câu chuyện ở đây bắt đầu được lộ rõ, dự án mở đường được phê duyệt không phải vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội mà vì mục đích cá nhân. Mà để thực hiện mục đích cá nhân thì phải xây dựng và phê duyệt một dự án tưởng như phù hợp với luật đất đai nhưng thực chất là dự án “khống”-trái luật.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 40, Điều 62 Luật đất đai và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định:  Để thực hiện việc Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải xem xét thông qua các dự án thu hồi đất đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trình tự, thủ tục thu hồi đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 69, Điều 70 và Điều 71 Luật Đất đai năm 2013. 
 Quy định của Luật đất đai cho thấy để thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải có đồng thời hai điều kiện sau:
(1). Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải xem xét thông qua các dự án thu hồi đất.
(2). Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Dự án phê duyệt không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì đương nhiên vị quan chức nào ký ban hành quyết định thu hồi đất hay cưỡng chế thu hồi là sai phạm hay ký quyết định tiến hành tổ chức cưỡng chế thu hồi đất và dùng công an, quân đội tiến hành cưỡng chế xâm phạm quyền lợi của dân thì có nhiều khả năng bị “bóc lịch” vì sẽ bị truy tố theo Bộ Luật hình sự.
Dự án trên được triển khai từ năm 2016 đến tháng 3 năm 2019 đã tiến hành lấy đất của khoảng 74 hộ dân hai bên mặt ngõ cũ rộng 3m. Còn lại 6 hộ dân chưa lấy được đất. Hiện nay, một số hộ dân đã bắt đầu tố cáo sai phạm của dự án. Dự kiến một số kết quả trong tương lai:
1.Dự án phải dừng lại không thực hiện vì sai luật. Các hộ nhận tiền thì trả lại tiền và nhận lại đất. Những vị quan chức tham gia thực hiện dự án phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hay hành chính hay kỷ luật theo điều lệ Đảng.
2. Dự án được phê duyệt lại cho phù hợp với pháp luật hiện hành, ngân sách nhà nước phải bỏ toàn bộ tiền thực hiện dự án và dự án tiếp tục thực hiện từ thời gian được phê duyệt lại. Nhưng các vị quan chức thực hiện hành vi lấy đất từ năm 2016 đến đầu năm 2019 vi phạm luật đất đai sẽ bị xử lý vì hành vi vi phạm đã được các vị quan chức thực hiện.
3. Dự án tiếp tục thực hiện và được bao che sai phạm từ các cấp, các ngành. Và dân tiếp tục khiếu kiện, tố cáo cho đến khi các vị quan chức bị sai phạm bị xử lý. 
4. Có một vị nào đó dùng thủ đoạn, giết người bịt khẩu, lấp liếm sai phạm để dự án được thực hiện thì các vị đó có nhiều khả năng sẽ được xã hội hay các vị quan chức to dung dưỡng, bao che…mà không bị cơ quan công an, viện kiểm sát “hỏi thăm”.
5. Dân được thỏa thuận mua đất để làm đường nhưng dự án phê duyệt đường rộng 13,5m, chiều dài 400m và phía mua chỉ mua để làm đường rộng 7,5m, mở 1 đoạn 200m thì diện tích còn lại chưa mở là 6m vẫn nằm trong quy hoạch sẽ bị treo và khó mua bán, sang nhượng đất và sửa sang lại nhà vì thuộc diện tích quy hoạch. Hơn nữa, khi bán một phần đất thì diện tích còn lại phải xây dựng, sửa sang lại mà không được cấp phép sẽ bị xử phạt (đất thuộc quy hoạch treo thì hạn chế quyền sử dụng đất - và dự án quy hoạch treo có bao giờ bị hủy ?). Mặt khác nhiều nhà diện tích mất đất không đủ sâu 1m thì xây, sửa, ở không được mà tiền bán không đủ mua chỗ khác. Đó là chưa kể, phía lấy đất sẽ lấy đất làm sao để không mất nhiều chi phí, nên sẽ lấy đất nhà ít, nhà nhiều và nhà mất nhiều nếu giá mua bằng nhà ít thì cũng bị thiệt hại.
(90% các hộ sinh sống ở ngõ chùa liên phái đều có sổ đỏ)
Ý kiến bạn đọc
06 Tháng Tám 20192:10 SA
Khách
Điều đáng quan tâm hơn cả là người bị ảnh hưởng của dự án thì cho rằng UBND quận Hai Bà Trưng không có thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp này. Bởi lẽ, việc thu hồi đất của họ để triển khai thực hiện dự án xuất phát từ việc HĐND thông qua NQ 13 trên cơ sở căn cứ thẩm quyền được quy định trong Luật đất đai. Vấn đề này, tại Công văn số 1703 “ V/v sử dụng đất mở rộng ngõ chùa Liên Phái, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, Tổng Cục quản lý đất đai- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu: “Theo quy định của pháp luật về đất đai (Khoản 4 Điều 40, Điều 62 Luật đất đai và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai): Để thực hiện việc Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải xem xét thông qua các dự án thu hồi đất đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.”. Nhưng tại NQ 13, HĐND thành phố Hà Nội không “quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng” như Tổng Cục quản lý đất đai viện dẫn. Điều này có nguyên nhân từ nguồn vốn “xã hội hóa” bởi chủ đầu tư là “xã hội hóa”. Cho nên, người khiếu nại cho rằng dự án này không đủ các tiêu chí theo quy định của Luật đất đai để được đưa vào NQ 13 (vì hiện nay chưa có quy định nào về sử dụng vốn xã hội hóa thì cơ quan có thẩm quyền được ra quyết định thu hồi đất) và đương nhiên UBND quận Hai Bà Trưng không có thẩm quyền thu hồi đất với dự án này.
Về những bức xúc của người dân bị ảnh hưởng của dự án này, theo phản ánh, giá đền bù không đủ tiền mua chỗ ở khác tương đương. Chẳng hạn, theo thông báo thu hồi đất, giá đền bù là 41,5 triệu đồng/m2, trong khi trên thị trường dao động gấp hơn 3 lần. Do đó, nếu áp theo khung giá đền bù thì số tiền bồi thường không thể đủ để mua nhà nơi khác. Cá biệt, một số hộ bị thu hồi 1/2 hoặc 2/3 diện tích, phần còn lại quá nhỏ, không thể xây dựng hoặc có nhà chỉ còn lại dưới 10m2 nên nguy cơ nhà “siêu mỏng, siêu méo” là khó tránh khỏi.
Hiện tại, những người bị thu hồi đất tiếp tục đề nghị làm rõ những vấn đề nêu trên để nếu bị thu hồi thì họ cũng “tâm phục, khẩu phục”.
06 Tháng Tám 20192:10 SA
Khách
Đến nghi vấn có sự “mập mờ” về thu hồi đất.

Thực tế, vì dự án “xã hội hóa” nên đã phát sinh những khó khăn về nguồn vốn. Chỉ riêng nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng mà theo NQ 13 thì phải “ bố trí đủ” trong năm 2016 nhưng cũng không hoàn thành và thực tế thì việc này kéo dài nhiều năm. Chưa hết, trong năm 2016 và đến nay, chủ đầu tư cũng chỉ bố trí được kinh phí mở một đoạn đường từ phố Bạch Mai đến cổng Chùa Liên Phái với diện tích khoảng 0,1ha trong tổng diện tích dự án là 0,4 ha và cho đến nay vẫn chưa hoàn thành.
NQ 13 đã quy định “Trường hợp điều chỉnh, UBND Thành phố tổng hợp, trình HĐND Thành phố xem xét và kỳ họp giữa năm 2016”. Tuy nhiên, dự án kéo dài nhiều năm đến trước ngày 4/12/2018 và chưa hề được HĐND thành phố có nghị quyết điều chỉnh về phạm vi, giai đoạn và tiến độ thực hiện thì UBND quận Hai Bà Trưng đã tự ý thay đổi nội dung NQ 13 khi chia nhỏ dự án thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chỉ thực hiện mở đoạn đường dài 200m, với diện tích 0,1ha và sau đó HĐND Hà Nội đã bị “điều chỉnh ngược” của cấp quận để ban hành Nghị quyết 11/NQ-HĐND ngày 4/12/2019 của HĐND Hà Nội phê duyệt lại dự án mở ngõ Chùa Liên Phái là 0,1ha. Cho nên với thực trạng hiện nay, người khiếu nại quả quyết rằng dự án này đã bị các cơ quan thực hiện tự ý “chia nhỏ”.
06 Tháng Tám 20192:09 SA
Khách
Việc xác định chính danh chủ đầu tư sau đó được UBND thành phố Hà Nội “điều chỉnh” bằng quyết định 1717/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 giao tư cách này cho UBND phường Cầu Dền. Việc này dẫn đến nghi vấn có “quyền lực ngược” khi UBND lại điều chỉnh một phần nghị quyết của HĐND thành phố, trong khi cơ quan ban hành nghị quyết chưa có điều chỉnh nào về việc này. Phải chăng sự “điều chỉnh” này chỉ để tạo thuận lợi trong việc lấy đất làm dự án, bởi nếu chủ đầu tư “xã hội hóa” thì đương nhiên phải thương lượng, thỏa thuận với người có quyền sử dụng đất theo giá đất thị trường một cách sòng phẳng. Mặt khác, dư luận cũng dấy lên nghi vấn đây là dự án khống lập nên cho đúng Luật đất đai là lấy đất làm đường vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Thực chất, chỉ vì mục đích của một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó muốn bỏ tiền ra chỉ mở rộng một đoạn đường dài 200m, có diện tích 0,1ha để đi ô tô vào đến cổng chùa Liên Phái và sau khi mở xong sẽ chấm dứt đầu tư. Điều này thể hiện rõ ở việc, NQ 13 năm 2015 phê duyệt dự án mở đường 0,4ha nhưng đến Nghị quyết 11/NQ-HĐND ngày 4/12/2018 của HĐND Hà Nội đã phê duyệt lại dự án mở ngõ Chùa Liên Phái là 0,1ha (tức sau hơn 3 năm thực hiện dự án đã lấy đất được trên 90% của các hộ dân thì hợp thức hóa bằng một văn bản để chấm dứt đầu tư). Điều này dẫn tới hàng trăm hộ dân nằm trong diện tích 0,3 ha không mở đường sẽ nằm trong quy hoạch treo. Phải chăng, có sự hợp thức hóa ý tưởng của cá nhân hay doanh nghiệp bằng Nghị quyết của cơ quan quyền lực địa phương gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người dân khi khoản 2 Điều 54 Hiến pháp quy định “Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
06 Tháng Tám 20192:08 SA
Khách
Dự án mở rộng ngõ đi ở phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:
Nhiều vấn đề bất cập về pháp lý cần được làm rõ

Trước nguy cơ sẽ bị cưỡng chế phá nhà, lấy đất làm dự án “xã hội hóa”, nhiều người dân ở phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi. Theo đó, đã có nhiều dấu hiệu việc triển khai dự án chưa đúng quy định pháp luật đất đai gây thiệt hại và bức xúc cần đươc xem xét, giải quyết.
Từ nghi vấn về… “ chủ đầu tư”

Dự án mở rộng ngõ Chùa Liên Phái là một trong những dự án nằm trong danh mục các công trình, dự án có thu hồi đất năm 2016, được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại Nghị quyết 13/NQ-HĐND (NQ13) ngày 02/12/2015. Theo NQ 13, dự án này được thực hiện bằng vốn ngoài ngân sách với diện tích 0,4 ha; mục chủ đầu tư được ghi là “xã hội hóa”. NQ 13 cũng nêu: “các dự án nằm ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2016 ”.
Quá trình triển khai, dự án này bị kéo dài và những người có quyền lợi ảnh hưởng thì liên tục khiếu nại, đề nghị giải quyết đúng pháp luật hiện hành nhưng phía chính quyền quận Hai Bà Trưng dường như cố tình che dấu khuất tất và không giải quyết. Trước hết, họ khẳng định đã có sự “lập lờ” về việc xác định chủ đầu tư của dự án này. Theo Luật đấu thầu 2013 thì “Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án”. Theo Luật Đầu tư công thì “Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công”. Như vậy, theo pháp luật, chủ đầu tư của dự án phải là một cơ quan, tổ chức cụ thể chứ không hề có chủ đầu tư nào là “xã hội hóa”. Khái niệm “xã hội hóa” chỉ dùng để xác định dự án sử dụng nguồn tài chính để đầu tư không thuộc ngân sách nhà nước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!