Từ chuyện cái rổ cua đến chuyện nhà buôn – nhà nông

07 Tháng Mười Một 201810:29 CH(Xem: 1040)

Từ chuyện cái rổ cua đến chuyện nhà buôn – nhà nông

download (6)                                       Bưởi da xanh đang rớt giá tại Sài Gòn - hình Internet


VietTuSaiGon



Một người đi đường, thấy người bán cua bên đường, ông này đặt một rổ cua to tướng chất đầy cua và không đậy nắp, ngồi ung dung uống trà, hút thuốc, mắt lơ đãng. Ông đi đường liếc thấy rổ cua không đậy nắp thì quay xe lại nhắc ông bán cùa đậy rổ lại kẻo mất cua. Ông bán cua cười to, cảm ơn rồi nói rằng nếu cua chỉ có một con duy nhất trong rổ thì không đậy sẽ mất ngay, chứ rổ chứa rất nhiều cua sẽ không mất con nào bởi tự chúng sẽ kéo nhau xuống lại đáy rổ, con nào vừa lòm ngòm bò lên miệng rổ thì con khác, thậm chí hàng chục con khác sẽ lôi xuống…

Sở dĩ giữa lúc có hàng trăm chuyện để quan tâm, bài viết lại đề cập đến cái rổ cua và chuyện nhà buôn, nhà nông Việt Nam bởi lẽ, người Việt giết người Việt đã quá lâu và điều này đang thành thói quen; dường như người Việt chưa bao giờ ngừng kéo nhau xuống hố, điều này chẳng khác nào những con cua tự níu càng với nhau để kéo vào rổ, không cho con nào thoát khỏi rổ, và kết quả là cả rổ cua vào nồi! Hiện tại, khi nhà nông Việt Nam đang quằn quại trên cánh đồng vì thanh long, khoai lang, rau, củ, quả ế ẩm, không có chỗ để bán tháo thì ngoài thị trường, nhà buôn vẫn hét giá trên trời để lấy lãi khủng. Nói cho cùng, đây là kiểu chơi rất ích kỉ và tự giết hại lẫn nhau của người Việt.

Tại sao? Tại qua rất nhiều năm quan sát và điều này cũng không cần quan sát mà nó hiển hiện trước mắt, dường như người ta phải lắc đầu ngao ngán cho mối quan hệ giữa nhà buôn và nhà nông Việt Nam. Trong khi Việt Nam là nước chưa thoát khỏi nông nghiệp và có vẻ như vĩnh viễn không bao giờ thoát khỏi nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp là nền tảng kinh tế dựa trên thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình của quốc gia hình chữ S, nhiệt đới gió mùa này. Và muốn giàu, muốn giữ hệ sinh thái tốt, không còn cách gì hơn là phải phát triển nông nghiệp sạch, nông sản cao cấp. Mà muốn vậy, phải có đầu ra cho nông nghiệp. Chưa cần bàn đến các chính sách vĩ mô cho nông nghiệp, ở đây, mối tương tác giữa nhà nông và nhà buôn có tính sống còn.

Không ai khác nhà buôn khi nói tới đầu ra cho nông sản nhà nông và cũng không ai khác nhà nông khi nói đầu vào cho nông sản nhà buôn. Thế nhưng dường như tại Việt Nam, nông nghiệp không phải là nền kinh tế hay thế mạnh, nền tảng kinh tế của gia đình, xã hội mà là sự bất đắc dĩ. Nghĩa là ‘chuột chạy cùng sào bâu vào đám ruộng”, nghĩa là không còn làm được việc gì nữa thì người ta chuyển sang làm nông để sống qua ngày.

Và trong cái sự “sống qua ngày” ấy, có cả thử vận và mưu cầu kinh tế mỗi khi có đầu ra cho nông sản. Chẳng hạn như thanh long có giá, cau non có giá, khoai lang có giá thì người nông dân chăm chuốt, nhân rộng vườn cau, vườn khoai, vườn thanh long với hi vọng cuối vụ khấm khá hơn. Nhưng cái sự “chăm chuốt” của nhà nông cũng ẩn chứa mối nguy không nhỏ, dùng thuốc hóa học kích thích tăng trưởng lá, củ, quả là sở trường của nhà nông Việt Nam, sản xuất dòng thuốc này thì phải nói tới người Trung Quốc.

Thế rồi, đùng một cái, nhà buôn bên ngoài (tức Trung Quốc) không tới mua hàng, doanh nghiệp Việt Nam cũng không tới mua hàng, bỏ lơ nhà nông. Nhà nông chết đứng bên cạnh đồng hi vọng. Và người ta cũng thường hay nói với nhau, na ná kiểu Bùi Giáng thi sĩ là “anh những tưởng đầu đường thương xó chợ/ Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau”, điều này ám chỉ mối tương đồng cảnh ngộ, trong cõi đau đớn người ta dễ thương nhau, chia sẻ nhau và hiểu thấu nhau hơn. Nhưng nghe ra cái đạo lý này chỉ có trên lý thuyết, trên bàn rượu hoặc trong các cuộc ngâm ngợi trà dư… Trong thực tế, sự tàn nhẫn của người Việt dành cho nhau khốc liệt đến độ khó tin!

Lấy một ví dụ nhỏ về mối tương tác giữa nhà nông với nhà buôn. Trong hai tháng vừa qua, tỏi Lý Sơn rớt giá thê thảm, thanh long mang ra đường để đổ, khoai lang chất núi trên đồng, nhà nông chỉ mong có chỗ để bán tháo cho dù bán mỗi ký lô lấy hai ngàn đồng, ba ngàn đồng cũng đỡ được đôi chút. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ khoai lang, thanh long, tỏi tại Việt Nam là thị trường khá mạnh. Nhưng cái thị trường này bị chính nhà buôn bóp chặt, khóa mất sức mua của người dân.

Cụ thể, mặc dù giá khoai rớt xuống còn 500 đồng mõi ký, thanh long bán tháo cũng 500 đồng mỗi ký, tỏi Lý Sơn thì còn 50,000 đồng mỗi ký. Nhưng thị trường lại rất quái lạ, khoai lang vẫn dao động từ 15 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng, tùy vào loại, thanh long cũng vậy, về chuyện tỏi, tỏi Trung Quốc tràn ngập thị trường với giá tương đương tỏi Lý Sơn!

Rõ ràng, ở đây, thay vì hạ giá các mặt hàng nông sản để kích thích sức mua, giả sử như người ta mua 15 ngàn đồng khoai lang, trước đây được 1 ký lô, giờ được ba ký lô, không chừng người ta sẽ mua thêm 3 ký nữa để mang về thái nhỏ, phơi khô cho mùa mưa. Ở đây, với giá 5 ngàn đồng thì nhà buôn đã lãi được chừng 3 ngàn đồng mỗi ký, nông dân vẫn có thể bán được 2 ngàn đồng mỗi ký chứ không đến nỗi ọp ẹp 500 đồng rồi mang chất thành núi trên đồng. Nhà buôn đã không nghĩ đến nỗi khổ của nhà nông và chỉ nghĩ đến mức lãi. Và khi mọi sự đều qui ra tiền, nó sẽ có thế giới ngầm của nó. Mặc dù nông dân rên xiết nhưng nhà buôn lại mặc định với nhau về mức giá trên thị trường, cho dù nhà nước có can thiệp chăng nữa thì bất quá nhà buôn tạm nghĩ vài ngày không bán mặt hàng nhà nước qui định giá. Như vậy, vô hình trung nhà buôn vì ham lãi mà hại đồng loại, đồng thời cũng hại chính mình.

Bởi một khi nông sản không ổn định, tâm lý nhà nông không ổn định và nguồn cung không ổn định, nhà buôn Việt buộc phải tìm một đầu vào khác, ở đây, hàng nông sản Trung Quốc sẽ là cái chạm đầu tiên của nhà buôn Việt. Và cái giá phải trả khi buôn hàng Trung Quốc không hề nhỏ chút nào, nó không những nguy cơ cho mỗi nhóm ngành nghề mà nó là nguy cơ dân tộc, nguy cơ đến sức khỏe, sinh mệnh quốc gia. Hệ lụy của nó thì khỏi phải nói thêm. Như vậy, suy cho cùng thì cách hành xử của người Việt bấy lâu nay chẳng khác nào những con cua trong cái rổ. Mà cách hành xử này không riêng gì nhà nông với nhà buôn hay ngược lại, hầu như bất kì lĩnh vực nào, người ta cũng sẵn sàng kéo nhau vào nồi để chết!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.
29 Tháng Ba 2024
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
29 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình bình luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng và Nghị viên Thu Hà Nguyễn về việc Ông Võ Văn Thưởng mất chức ảnh hưởng đến thế nào đến nền kinh tế Việt Nam. Cái được gọi là kinh tế tăng trưởng mà cộng sản hô hào có thực như những gì mà họ nói hay không?