Việc tống xuất Tổng Thư ký FIDH, bà Debbie Stothard bị phản đối trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

20 Tháng Chín 201811:14 SA(Xem: 932)
  • Tác giả :

Việc tống xuất Tổng Thư ký FIDH, bà Debbie Stothard bị phản đối trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

6161370b-e43c-47b0-b21a-1655842788c4Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp lần thứ 39 tại văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva
                                                                  AFP




Phóng viên Ỷ Lan
       RFA



Hôm thứ ba, 18.9, phát biểu tại điểm 4 khoá họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Điện Quốc Liên ở Genève, ông Võ Văn Ái Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tố cáo Nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm các tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do tôn giáo, đàn áp Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Huế, cũng như Dự thảo Phúc trình UPR đã dối gạt LHQ về tình hình khủng bố nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt những bạo hành mà Nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền người Việt cũng như ngoại quốc nhập cảnh Việt Nam.

Điều 21 : "xâm phạm an ninh quốc gia"

Để rõ hơn sự vụ tống xuất Tổng Thư ký FIDH, chúng tôi phỏng vấn bà Debbie Stothart, xin mời quý thính giả theo dõi.

Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.
-Debbie Stothard

Ỷ Lan : Chào chị Debbie Stothard, là Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, hôm nay trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông Võ Văn Ái lên tiếng phản đối việc Hà Nội câu lưu chị rồi tống xuất khỏi Việt Nam tuần trước. Xin chị cho thính giả RFA biết sơ lược trải nghiệm vừa qua tại phi trường Nội Bài ở Hà Nội ?

Debbie Stothard : Thực tế là tôi đã nhiều lần đến Hà Nội tham dự các hội nghị, nên tôi chẳng lo ngại vấn đề gì cả. Nhất là khi tôi được mời phát biểu tại Diễn Đàn Kinh tế Thế giới nổi tiếng của ASEAN. Nhưng khi tôi đến quầy hải quan, tôi liền bị dẫn độ đến gian phòng nằm sau cơ quan lo việc chiếu khán và được biết rằng tôi không được nập cảnh Việt Nam. Tôi hỏi vì sao ? Họ liền chìa tấm giấy ghi rằng tôi xâm phạm Điều 21. Sau đó mới biết Điều 21 khước từ nhập cảnh Việt Nam vì lý do « an ninh quốc gia » và vài lý do khác.

Lúc tôi mở máy điện thoại cầm tay để đổi chuyến bay về lại nước tôi, hai sĩ quan đứng gần cấm tôi sử dụng điện thoại. Tôi liền hỏi, tôi bị các ông bắt phải không ? Họ bảo không ! Bà không bị bắt. Nên tôi trả lời « Nếu tôi không bị bắt thì tôi có quyền sử dụng điện thoại ». Họ bắt tôi cung cấp số điện thoại tôi gọi và mở lớn âm thanh trao đổi để họ theo dõi tôi nói gì. Cuối cùng tôi biết chuyến bay sớm nhất trở về Kuala Lumpur vào lúc 9 giờ 30 sáng hôm sau (tôi đến Hà Nội vào lúc 3 giờ chiều). Thế là tôi phải qua đêm trong căn phòng nhập cảnh tại phi trường. Tôi là người độc nhất ở đấy. Tôi có thể đóng cửa phòng, nhưng có một cửa sổ lớn không màn che, qua đó lính canh có thể nhìn vào quan sát tôi bất cứ lúc nào. Ở đây không có phòng vệ sinh, muốn đi tôi phải xin phép để được đưa tới nơi khác cạnh đấy. Họ chẳng cho tôi ăn, chỉ cho chút nước uống. May mắn cho tôi là Bộ Ngoại giao Mã Lai liên lạc với Đại sứ quán Mã Lai ở Hà Nội báo động tình trạng của tôi. Ông Đại sứ đã mang lại cho tôi mấy món ăn Mã Lai. Tôi ngủ qua đêm trong căn phòng này, sáng hôm sau họ đưa tôi lên máy bay về lại Kuala Lumpur.

Gian dối

Ỷ Lan : Nhà cầm quyền Việt Nam bảo rằng chị không được nhập cảnh vì lý do « an ninh quốc gia ». Trong khi đó Việt Nam giải thích với LHQ qua nửa kỳ Kiểm điểm UPR, rằng các điều luật « an ninh quốc gia » tuân thủ theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chị nghĩ sao về điều này ?

Bà Debbie Stothard (áo đen). AFP

Debbie Stothard : Chao ơi, điều quá rõ đối với tôi là nhà cầm quyền Việt Nam gian dối với việc họ làm. Thật quá dễ dàng giải thích một điều tại LHQ, nhưng làm ngược lại tại Hà Nội hay bất cứ đâu trên lãnh thổ họ.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam khước từ tôi và ông Mina Pimple của Ân Xá Quốc tế, vì rằng cả hai tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ân Xá Quốc tế đều ám chỉ Việt Nam đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất của sự bức hiếp và đàn áp, không riêng cho giới bloggers và những nhà bảo vệ nhân quyền, mà tổng quan cho bất cứ ai muốn đặt lên nghi vấn về chế độ. Rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam rất dễ bực bội và bất an khi thấy những nhà hoạt động thuộc các tổ chức nhân quyền quốc tế léo hánh tới Việt Nam. Nhà cầm quyền lo sợ chúng tôi sẽ bật mí tình trạng nhân quyền trước Diễn Đàn Kinh tế Thế giới của ASEAN, là nơi mà họ tìm cách lôi cuốn các nhà đầu tư đến Việt Nam. Họ lo sợ cho những điều chúng tôi thấy ra khi nhìn qua cửa sổ khách sạn. Cho nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam cảm thấy bất an với những ai có thể mang chuyện nhân quyền Việt Nam tới các diễn đàn quốc tế.

Ỷ Lan : Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thu thập từ đâu những tin tức vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ?

Debbie Stothard : Là Tổng Thư ký của FIDH, tôi đã từng làm việc lâu năm với Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là thành viên quốc gia của tổ chức chúng tôi. Điều quan trọng là những tin tức FIDH thu lượm được, căn bản là những dữ liệu và chứng cớ hiển nhiên do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thu tập, hay những nhà hoạt động bí mật khác do áp lực lớn rộng bủa vây họ. Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.

Ỷ Lan : Xin cám ơn chị Debbie Stothard.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.