Sắp diễn ra phiên xử LS Nguyễn Văn Đài và các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

23 Tháng Ba 201811:58 SA(Xem: 1373)

Sắp diễn ra phiên xử LS Nguyễn Văn Đài và các thành viên
Hội Anh Em Dân Chủ


DY7IHctV4AARuHQ


CTV Danlambao
 - Vào lúc 8 giờ sáng ngày 5/4/2018 sắp tới, toà án nhân dân Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử 6 nhà hoạt động nhân quyền với cáo buộc vi phạm điều 79 “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo bộ luật hình sự cộng sản.
Sáu nhà hoạt động nhân quyền gồm có các ông Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969), Phạm Văn Trội (sinh năm 1972), Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1968), Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968), Trương Minh Đức (sinh năm 1960) và cô Lê Thu Hà (sinh năm 1982).
Tất cả những người trên đều có liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự độc lập được thành lập ngày 24/4/2013 do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập. Trong đó, có đến 5 nhà hoạt động đều là các cựu tù nhân lương tâm từng bị chế độ CS kết án nhiều năm tù giam.
Dự kiến, phiên xử sơ thẩm sẽ diễn ra tại trụ sở toà án nhân dân TP. Hà Nội, số 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thành phần tiến hành tố tụng gồm:
- Thẩm phán, chủ Toạ phiên toà: Bà Ngô Thị Ánh.

- Thẩm phán: Đào Bá Sơn

- Thư ký phiên toà: Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa

- Đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân TP. Hà Nội tham gia phiên toà gồm: Ông Nguyễn Viết Cường và ông Ngô Thái Dũng.
Sẽ có 5 luật sư tham gia tố tụng, bào chữa cho các cho các nhà hoạt động, gồm các Luật sư Nguyễn Văn Miếng, Lê Văn Luân, Đoàn Thái Duyên Hải, Ngô Anh Tuấn và Trịnh Vĩnh Phúc.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từng bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế, hồi năm 2007 trong một vụ án nổi tiếng với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, cùng với một luật sư khác là Lê Thị Công Nhân. Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục các hoạt động ôn hoà, đấu tranh cho tự do, dân chủ và bị bắt lại vào ngày 16/12/2015, vừa hết thời gian bị quản chế của án tù trước. Ban đầu, ông Đài bị bắt với cáo buộc vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”. Sau hơn một năm, ông bị “chuyển tội danh” thành điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, một điều luật có mức hình phạt nặng hơn điều 88. 
Trong thời gian bị cầm tù, luật sư Nguyễn Văn Đài vinh dự được Liên đoàn thẩm phán Đức trao giải thưởng Nhân quyền  hồi tháng 4/2017. Ông Đài là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng cao quý này.
Tháng 7 và tháng 8/2017, nhà cầm quyền tiếp tục bắt một loạt các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ như Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn. Cùng bị bắt thời gian này còn có các nhà hoạt động khác như cựu TNLT Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Trực.
Ông Phạm Văn Trội từng bị bắt vào ngày 18/9/2008 cùng với 9 nhà hoạt động khác như Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Đức Thạch. Ông Trội bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo điều 88.
Ông Nguyễn Bắc Truyển từng bị bắt cuối năm 2006 và bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc “chống nhà nước”. 
Ông Trương Minh Đức bị bắt lần đầu vào ngày 5 tháng 5 năm 2007 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang theo điều 258 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Ngày 28 tháng 3 năm 2008, ông bị TAND huyện Vĩnh Thuận tuyên án 5 năm tù giam.
Cũng bị cáo buộc điều 88, Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt và bị kết án 2 năm tù giam, 2 năm quản chế vào năm 2013.
Cả bốn cựu TNLT là các ông Trội, Tôn, Truyển, Đức đều bị bắt lại vào ngày 30/7/2017. Trong thời gian sau khi ra tù án trước đến thời điểm bị bắt lại, các nhà hoạt động trên từng nhiều lần bị đánh đập dã man, bị sách nhiễu, câu lưu. Ông Tôn từng bị đánh gãy chân trong một lần bị mật vụ bắt cóc hồi tháng 12/2017.
Như vậy, cả luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đã bị giam giữ gần 2 năm rưỡi mới đưa ra toà. Đây là một hành vi vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Sáu nhà hoạt động trên đều là những người được công luận quan tâm bởi những đóng góp không mệt mỏi của họ cho nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam. Năm trong số 6 ngừời này đều đã từng phải chịu những bản án tù hết sức bất công. Nhiều người dự cảm án tù dành cho họ lần này sẽ rất dài bởi yếu tố “tái phạm nguy hiểm” chiếu theo luật cộng sản hiện hành. Hơn thế, điều 79 có mức hình phạt nặng hơn điều 88. Một yếu tố đáng lo ngại là sức khoẻ của các nhà tranh đấu này đã giảm sút rất nhiều vì các yếu tố: tuổi tác, tù đày, bị đánh đập…
Phiên toà được thông báo là xét xử công khai nhưng công luận vẫn khẳng định đây sẽ lại là một phiên xử kín với bản án bất công. Người thân, bạn bè của các “bị cáo”, những người hoạt động nhân quyền khác và những ai muốn quan sát phiên toà sẽ lại bị ngăn cản, thậm chí bị đánh đập và bắt bớ, câu lưu.
Năm 2016, 2017 là những năm đặc biệt khó khăn đối với giới tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam khi các vụ đàn áp, bắt bớ gia tăng. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã phải chịu những bản án nặng nề ngoài dự đoán của công luận.
Chưa bao giờ nhà cầm quyền tỏ ra điên cuồng như hiện nay và bộ máy đàn áp này sẽ đẩy mạnh việc bắt bớ, gây áp lực lên giới đấu tranh nhân quyền trong nước.

23.03.2018

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.