Putin đối phó Bắc Kinh: chiến lược “gặm nhấm” toàn vùng viễn đông của Nga

24 Tháng Chín 201710:19 CH(Xem: 8218)

                   PUTIN ĐỐI PHÓ BẮC KINH: CHIẾN LƯỢC “GẶM NHẤM”

                               TOÀN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA

 

trungnga-1499100779



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 


CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN TÁC ĐỘNG VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:

 

Trên diễn đàn trang điện tử quân sự của TC từng đăng nhiều bài viết với chủ đề: “Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho TQ để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trrên toàn thế giới!” và những bài viết theo chủ đề loại này trở nên thường xuyên đối với mạng Internet của TC trong thời gian gần đây. Các tác giả đều khẳng định rằng, những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía đông dãy URAL từ xa xưa đã thuộc về TQ. Tác giả những bài viết cũng khẳng định rằng, nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa đã đặt các cơ quan quản lý hành chánh ở Sibir. Nhưng, sau đó người Nga vượt qua dãy núi URAL, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ Thái Bình Dương.

 

Tác giả tỏ ra phẫn nộ khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của TQ đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin và sự trỗi dậy của TQ đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã bị Nga cưỡng chiếm phải được hoàn trả về TQ. Các tác giả còn tin tưởng rằng, Nga không có đủ nhân lực, tài chánh, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người TQ cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. Việc chiếm lấy những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta.

 

Theo tin AFP ngày 24/3/2013, đã có hơn 2.000 messages của dân cư mạng Internet gởi cho toà Đại sứ Nga ở Bắc Kinh phản đối liên minh Trung - Nga. Hầu hết phẫn nộ, cáo buộc rằng: “Vào cuối Thế kỷ 19, Nga Hoàng Tsar đã cướp đoạt của TQ hơn 1.000.000 km dọc theo biên giới và cướp đoạt cảng Hải Sâm Uy của TQ”.

 

Sử TQ viết rằng, từ giữa Thế kỷ 17, Nga tiến về vùng Viễn Đông, chiếm miền Bắc Hắc Long Giang và Ussuri. Năm 1860, viện cớ Nga đứng làm trung gian giúp Thanh Triều điều đình và ký Hòa ước với Anh & Pháp, Nga yêu cầu Bắc Kinh phải đền ơn:

 

  • Ký với Nga 15 điều ước, nhượng cho Nga miền đông Ussuri đến bờ biển.
  • Cho Nga vào Tân Cương mở thương điếm.
  • Nhà buôn Nga tự do vào Bắc Kinh buôn bán.

 

Tiếp đến, Nga gây sự với triều đình nhà Thanh ở Tân Cương, rồi ép Bắc Kinh ký thêm một điều ước gồm 18 khoản, trong đó phải bồi thường chiến phí cho Nga là 5 triệu rúp và cắt đất nhường cho Nga miền trung nguyên. Tàu lại mất thêm 600.000 dặm vuông nữa ở miền Tây Bắc thuộc hẳn về Nga. Nga quyết mở đường ra Thái Bình Dương, chiếm cảng Hải Sâm Uy của Tàu rồi đổi tên là VLADIVOSTOK, đây là căn cứ lớn nhất của Hạm đội Nga ở Thái Bình Dương hiện nay. Như vậy, Nga không tốn một viên đạn chiếm gần 2.000.000 km2.

 

Dân cư mạng TC phẫn nộ lên kế hoạch xâm lược nước Nga, chiếm toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primorye trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của PLA. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và PLA sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga và tới cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng hoàn toàn.

 

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của TC tác động lên toàn vùng Viễn Đông của Nga; vì vậy, Bắc Kinh đã chuẩn bị mở mặt trận tấn công tái chiếm toàn bộ vùng này để mở rộng “không gian sinh toàn” cho dân Tàu, Tập Cận Bình sẽ có chánh nghĩa, đoàn kết được nhân Tàu ủng hộ ĐCSTQ. Bắc Kinh toan tính đánh Nga trên bộ sẽ dễ dàng gấp nhiều lần hơn là đánh Mỹ và đồng minh trên Biển Đông:

 

  • Các công trình xây dựng trục đường giao thông chính và các con đuờng dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga, để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6 tới 8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng giao thông của các hệ thống xa lộ chiến lược qui mô như vậy, chẳng phục vụ điều gì khác hơn ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.

 

  • Bắc Kinh đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga và sẽ không phải chịu thiệt hại to lớn về kinh tế khi chiến tranh Nga - Trung nổ ra.

 

  • Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của PLA thường xuyên được hoàn chỉnh, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh qui mô lớn. Có lẽ, không phải chuyện ngẩu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới, chủ yếu tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu tại vùng nầy rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.

 

Vì vậy, ngày 30/7/2017, tại căn cứ huấn luyện Chu Hòa Nhật thuộc Khu tự trị Nội Mông đã diễn ra lễ duyệt binh “hoành tráng” quy mô lớn chào mừng 90 năm thành lập Quân Giải Phóng Nhân Dân TQ (PLA). Tham gia lễ duyệt binh có hơn 10.000 sĩ quan, binh sĩ cùng nhiều loại vũ khí tối tân, trực thăng, xe tăng 99A và hơn 100 máy bay chiến đấu của 3 quân chủng Hải Lục Không quân…

 

  • Điểm mặt sức mạnh các vũ khí của PLA để phục vụ cho chiến trường trên bộ với 6.500 xe tăng và thiết giáp các loại trong quân đội. Lực lượng thiết giáp của PLA được đánh giá là nhiều nhất và mạnh nhất thế giới theo trang Web Independent Military Review của Nga phân tích. Tính đến đầu năm 2015, PLA đã có tổng cộng 5.900 xe tăng đủ loại.

 

  • QĐNDTQ  với quân số lên tới 2,3 triệu người dưới cờ, gồm có 850.000 lục quân, 235.000 hải quân và 398.000 không quân. Lực lượng pháo binh được trang bị 13.000 khẩu pháo, 924 hệ thống tên lửa chống tăng với 3,966 pháo không giật và 1.788 súng chống tăng làm cho lục quân của TC trở thành lực luợng bộ binh có sức mạnh vào bậc nhất thế giới. Ngoài ra, TC còn phát triển khả năng phòng không, không quân và hải quân một cách chóng mặt.

 

  • Việc TC dự định cắt giảm 300.000 quân và sẽ nổ lực đi theo con đuờng phát triển hòa bình giả tạo, Tập Cận Bình cho biết: “TC sẽ cắt giảm 300.000 quân trong quân đội”. Họ Tập tuyên bố như vậy tại cuộc diễn binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng của nhân dân TQ, trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản và kết thúc chiến tranh Thế chiến II. Nhưng, đây chỉ là thủ đoạn chính trị để cho những người ngồi trong điện Kremlin mất đề cao cảnh giác. Đừng tin những gì Tập Cận Bình nói…”

 

Tham vọng của Bắc Kinh tái chiếm vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao đã từng thố lộ điều nầy vào năm 1964: “Khu vực phía đông hồ BAIKAL là của chúng ta, nó trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây, kể từ đó vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ Siberia thuộc về lãnh thổ Liên Xô”.

 

Năm 1969, xảy ra cuộc chiến đẫm máu giữa Trung - Xô, vì TC đã xua quân chiếm vùng sông Amur của LX mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, sau đó 2 bên đã ký kết  một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Mao Trạch Đông & Đặng Tiểu Bình vẫn khẳng định rằng, vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchaka là của TQ.

 

Đến năm 1973, Mao Trạch Đông kéo dài danh sách các vùng lãnh thổ của TQ bị Liên Xô cưỡng chiếm. Mao có lần than phiền với Henry Kissinger: “Liên bang Xô Viết đã xéo bớt TQ 2.000.000 km2”. Trong năm 1960 - 1970, ĐCSTQ đã tuyên bố nhiều lãnh thổ của Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan ngày nay là những bộ phận thuộc về lãnh thổ của TQ. Tham vọng của Bắc Kinh nếu Nga tiếp tục kiểm soát lỏng lẻo vùng Viển Đông để người Tàu tự do qua lại biên giới buôn bán và sinh sống, Bắc Kinh có thể đưa ra những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền đối với một phần lãnh thổ của Siberia như chúng đã làm tại quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của VN. Hơn thế nữa, họ ngụy tạo ra nhiều chứng cớ “nhân chủng học” để chứng minh rằng, những bộ lạc Trung Hoa có mặt rất lâu trước khi người Nga tới vùng nầy. Sự di dân của người Hoa qua đường biên giới gia tăng hàng năm là nỗi ám ảnh của người dân Nga bản địa.

 

Ông Sergei Pushkarev, Phụ trách cơ quan di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk), cay cú nói: “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn sang định cư trong vòng 2 giờ đồng hồ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt,” ông nói. “Đa số người Nga tại đây ganh tỵ và cay đắng khi nhìn thấy bên kia biên giới, những thành phố của TC phát triển với tốc độ chóng mặt với những tòa cao ốc phản chiếu ánh đèn điện chói lọi mà người dân Nga bản địa cho là cư dân phía bên kia biên giới trở nên giàu có là nhờ ăn cắp tài nguyên của Nga.”

 

Ông Vladimir Zhirinovky luôn bày tỏ quan điểm trục xuất hết những người TQ khỏi vùng Viễn Đông Nga. Trong khi đó, đạo diễn nổi tiếng Stanislav Govorukhin đã thực hiện một bộ phim tài liệu cũng như viết sách về nguy cơ “Hán hóa” ở vùng Viễn Đông khi số người Hoa đang ngày một tăng và có khả năng vượt số dân Nga bản địa.

 

Ngày nay, Tập Cận Bình muốn làm sống lại tham vọng của bành trướng, bá quyền của Mao Trạch Đông: “Nếu phải hy sinh 500 triệu dân Trung Hoa để thống trị cả thế giới thì TQ sẽ không ngần ngại thực hiện”. Lộ đồ “Hán hóa” thế giới, chiếm lĩnh kinh tế & chính trị toàn cầu là giấc mơ ngàn đời của chủ nghĩa Đại Hán. Tiếp tục tham vọng của Mao, Đặng đến thời đại của Tập Cận Bình là “Trung Hoa mộng” cho đến khi hoàn tất…

 

BẮC KINH MUỐN THỐNG TRỊ THẾ GIỚI PHẢI BƯỚC QUA XÁC CHẾT CỦA “GẤU NGA”:

 

CHIẾN LƯỢC BAO VÂY NƯỚC NGA: Hơn 20 năm sau khi Liên Bang Xô Viết bị sụp đổ, TC cạnh tranh ráo riết với Nga là một nước đầu tiên lớn nhất và nước buôn bán nhiều nhất ở các quốc gia từng là các nước “cộng hòa” trong Liên bang Xô Viết cũ, khiến tờ tuần báo nổi tiêng tại Nga Argoumentry Fakty quan tâm tới việc Tàu Cộng háu ăn một cách đáng sợ, muốn nuốt chững khu vực Trung Á và từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các thành viên sân sau của Nga đã lần lượt trao cho Bắc Kinh một phần lãnh thổ của mình như sau:

 

  • Tadjikistan: 1.358 km2
  • Kirghizistan: 1.160 km2
  • Kazakhstan: 407 km2

 

Tác giả bài báo này đặt câu hỏi, liệu Bắc Kinh có dừng lại ở đây hay sẽ nuốt chững hết các nước Cộng hòa thuộc Xô Viết cũ? Động thái trước đây của Bắc Kinh đã thuê 5% đất của Ukraine để trả lời câu hỏi này. Theo hãng tin UPI ngày 23/9/2013, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận canh tác 3.000.000 ha đất canh tác của Ukraine trong 50 năm, diện tích tương đương với một tiểu bang trung bình của Hoa Kỳ. TC đã cấp cho Ukraine một khoản vay trị giá 3 tỷ USD để phát triển nông nghiệp cùng hạt giống, thiết bị canh tác và chăn nuôi heo tại vùng Dnipropetrovsk phía đông Ukraine.

 

Đối với Nga, quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Á, điện Kremlin đã và đang tìm mọi biện pháp tái xác lập vị thế của mình vì Trung Á luôn được coi là “sân sau” là hậu phương thúc đẩy nước Nga phát triển và còn là nơi bảo đảm vị trí khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khi đốt tại Trung Á, đồng thời ngăn chận không cho bất cứ một cường quốc nào giành được vị trí chiến lược này. Nhưng, mọi cố gắng của Moskva hình như đã quá muộn.

 

BẮC KINH ĐÃ LOẠI NGA RA KHỎI SÂN CHƠI TRUNG Á:

 

Ngày 9/9/2014, Bộ Ngoại Giao TC cho biết, Tajikistan sẽ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du của Tập Cận Bình qua 4 nước Trung Á: Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Đó là chuyến đi phô trương thắng lợi của TC khắp khu vực Trung Á. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của 4  nước trong vùng. Khối lượng giao dịch thương mại của Bắc Kinh với Trung Á lên tới 46 tỷ USD vào năm 2012. Trong nhiều thập niên, Nga coi Trung Á như một đặc khu mua dầu khí ở đây với giá thấp hơn giá thị trường thông qua các ống dẫn dầu có từ thời Xô Viết và bán ra với giá cao. Việc nầy đã khiến 4 nước Trung Á kể trên, có nguồn dự trử năng lượng dồi dào đã lần lượt rơi vào tay Bắc Kinh.

 

Loại được Nga ra khỏi vùng Trung Á và mướn được một phần lãnh thổ rộng lớn của Ukraine sát biên thùy Nga, Bắc Kinh đã đặt được sợi dây thòng lọng quanh cổ con gấu Nga và chờ đợi thời cơ xiết cổ họng cho nó chết hẳn. Tập Cận Bình sẽ thực hiện được “Giấc mơ Trung Hoa” và sứ mệnh lịch sử, di sản của Mao Trạch Đông là phải chiếm lại cho bằng được 2.000.000 km2 vùng đất Vladivostok và một phần lãnh thổ Siberia bị Nga Hoàng cưỡng chiếm vào cuối Thế kỷ 19.

 

Rõ ràng, Bắc Kinh đang áp dụng chiến thuật “Thanh Đông kích Tây”. Chiến tranh sẽ không bùng nổ ở Biển Đông & Hoa Đông vì đó chỉ là diện. Hải quân TC còn quá tụt hậu từ 20 tới 30 năm so với Mỹ. Gây chiến ở Biển Đông & Hoa Đông thế và lực của Bắc Kinh sẽ không đủ sức giành chiến thắng và khó thể đánh bại “3 mũi giáp công” của Mỹ - Ấn - Nhật”. Điều Tập Cận Bình sợ nhất là gây chiến ở Biển Đông & Hoa Đông là đem chiến tranh vào lãnh thổ Trung Hoa Lục Địa, sẽ kích động nhân dân Tàu tổng nổi dậy lật đổ chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ. Nước tàu sẽ hỗn loạn dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi.

 

Nước Nga mới là chính “điểm chiến lược” của Bắc Kinh nhắm tới. Một câu hỏi đặt ra: “Bao giờ Bắc Kinh mở mặt trận tấn công tái chiếm toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga?” Tập Cận Bình đang chờ thời cơ thuận lợi khi Nga sa lầy ở chiến trường Trung Đông. Đó là một cái bẫy của Mỹ và phương Tây giăng ra chờ bẫy con gấu Nga? Tập Cận Bình đã nhìn thấy thế kẹt của Nga đang sa lầy ở Ukraine và Syria. Đánh giá cuộc đối đầu của Nga với Mỹ và phương Tây đang khiến Nga gặp những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế vì chánh sách cấm vận khiến tình hình khu vực căng thẳng biến động.

 

Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria tiêu tốn khoảng 33 tỷ Rúp (khoảng 464 triệu USD). Tạp chí quân sự HIS Jane’s ước tính, Nga phải chi phí khoảng từ 3 tới 4 triệu USD mỗi ngày kể từ khi chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/9/2015. Nếu xét ở mức độ cao hơn, con số này ước tính khoảng 664 triệu USD. Trong chiến dịch kéo dài 6 tháng, không quân Nga tại Syria đã tiến hành trên 9.000 cuộc xuất kích. Kênh truyền hình Nga RBK nói 26 trái hỏa tiến bắn sang Syria làm Nga tổn thất trên 30 triệu USD, trong bối cảnh chi phí quốc phòng được tăng bất chấp thâm hụt ngân sách. Tin tức cũng cho biết Nga sẽ phải dùng đến Quỹ Dự Trử Liên bang bổ sung cho chi tiêu quốc phòng 2016.

 

Khi thời cơ chín mùi, Bắc Kinh sẽ điều động quân PLA làm một cuộc viễn chinh hoành tráng, đánh Nga để tái chiếm lại 2.000.000 km2 lãnh thổ của vùng Viễn Đông và một phần lãnh thổ băng giá Siberia. ĐCSTQ sẽ có chính nghĩa, đoàn kết được nhân dân TQ. Đánh Nga trên bộ dễ dàng hơn đánh liên minh Mỹ, Nhật, Ấn trên đại dương, vì Nga không có đồng minh truyền thống, không có căn cứ ở nước ngoài và đang bị Bắc Kinh bao vây, cô lập tứ phía.

 

Lợi thế địa chiến lược của TC là từ biên giới Ukraine tiến đánh Moscow chỉ có 700 km. Bắc Kinh có thể ngụy trang hàng vạn chiến binh PLA, khoát áo nông dân sang tác tại Ukraine, ém quân chờ thời cơ đánh dứt điểm Moskva nhanh chóng, để tạo điều kiện thuận lợi cho dân quân Tàu tràn ngập vùng Viễn Đông. Đánh Nga, TC sẽ triệt để sử dụng ưu thế bộ binh, thiết giáp, pháo binh và chiến thuật “biển người” để tràn ngập các mục tiêu chiến lược. Bắc Kinh sẽ không ngần ngại hy sinh hàng triệu binh sĩ trong cuộc chiến tranh quy ước với Nga để giành chiến thắng. Đánh bại được Nga, thế giới chỉ còn lưỡng cực Mỹ - Trung. Ai sẽ thống trị thế giới? Điều kiện tiên quyết là TC phải bước qua xác chết của con gấu Nga trước đã.

 

GIỚI TINH HOA NGA ĐÃ CẢNH BÁO VỀ HIỂM HỌA TÀU CỘNG:

 

Tàu Cộng trỗi dậy đã gây cho người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga – Trung rất phức tạp. Những người ngồi trong điện Kremlin chủ trương vừa hợp tác, vừa đề phòng, vừa nhờ vả, vừa nghi ngờ. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “Trung Quốc đe dọa” như:

 

Konstantin Von Eggert - Nhà phân tích Chính trị Nga - nhận định rằng: “Nga không còn đủ sức mạnh chính trị, kinh tế hay quân sự để chống lại sự xâm nhập của TC vào vùng xưa nay được xem như là vùng quyền lợi thiết yếu của Nga. Đây là chỉ dấu về sự suy tàn của Nga thời hậu chiến. Thật vậy, chủ trương của Bắc Kinh là lùng sục khắp thế giới để vơ vét tài nguyên chuyển về Hoa Lục, càng ngày TC xâm nhập vào các phần đất thuộc LX cũ, những khu vực mà từ trước tới nay, điện Kremlin coi như là sân sau của Nga bất khả xâm phạm,” ông Von Eggert nói tiếp. “Người Nga không mấy hài lòng với sự kiện đó, nhưng họ phải im lặng vì họ chẳng làm gì được. Nước Nga mất dần thế đứng tại những nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ trong thời hậu Xô Viết.

 

A. Jakovlev viết bài bình luận trên tạp chí “Các vấn đề Viễn Đông” số 1-2002, về quan điểm “Trung Quốc là kẻ thù số 1của Nga” của A. Sharavin - Giám đốc viện Nghiên Cứu - Phân tích Chính trị & Quân sự” được coi là bộ óc thứ hai của TT Putin. Báo “Sự thật Thanh niên Cộng sản” số ra ngày 21/8/2004 đăng ý kiến của A. Rempelj (Nhà chiêm gia nổi tiếng nhất Viễn Đông) tiên đoán: “Trước năm 2040,vùng Primorye sẽ trở thành lãnh thổ của trung Quốc.

 

A. Sharavin nói: “TC sau 20 năm nữa sẽ trở thành “mối đe dọa thứ 3” lớn hơn nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kossovo. Ông A. Sharavin và những người cổ súy thuyết “Trung Quốc đe dọa” cho rằng, sau khi trỗi dậy, TC sẽ đe dọa an ninh của Nga. Quan điểm của họ thể hiện trên 3 thuyết chủ yếu:

 

[1] LÃNH THỔ CŨ TRỞ VỀ TQ: Đây là quan điểm phổ biến ở Nga. Chính sách hiện nay của TC chưa gây ra mối đe dọa thực sự. Nhưng 10 năm nữa, ai có thể bảo đảm TC không chia cắt bản đồ của Nga? Ông Tsyganok, giám đốc Trung tâm Dự báo Quân sự, cho rằng: “TQ luôn có dã tâm lãnh thổ”. Nguy hiểm ở chỗ biên giới hai nước còn có những đoạn tranh chấp. Bắc Kinh không chỉ một lần nhấn mạnh, họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ, bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17 & 18. Sau khi trỗi dậy, Bắc Kinh tất nhiên sẽ thu hồi các lãnh thổ này. Nga & Trung Quốc rất có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân…

 

[2] BÀNH TRƯỚNG DÂN SỐ DƯ THỪA: Hồi quyền Thủ tướng Nga là Egor Gaida nói: “Tại vùng tiếp giáp hai nước, mật độ dân Tàu gấp 100 lần của Nga. Tổng số dân Tàu gấp 8 lần Nga. Sự suy thoài của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là “miếng mồi nguy hiểm”. Tsyganok cho rằng, TC luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu “bò dần”. Một cuộc thăm dò dân ý vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói: “Sau 10 năm nữa, di dân TC sẽ chiếm với tỷ lệ 60%”.

 

[3] TRANH CƯỚP NGUYÊN VẬT LIỆU: Thuyết này dựa tên cơ sở cho rằng, TC do kinh tế phát triển nhanh đã trở thành “mãnh thú năng luợng” để giành nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Sharavin nói: “TC thiếu tài nguyên, sau 20 năm nữa sẽ không còn sức để duy trì nền kinh tế phát triển. Sau khi đã dùng hết biện pháp hòa bình, Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực xâm luợc và cướp tài nguyên của nước Nga.

 

Hramchilin Alexander - Viện Phân tách Chính trị & Quân sự Nga - đã đưa ra những nhận định, QĐNDTQ (PLA) đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh “trên bộ” quy mô lớn mà đối thủ chính là Nga. PLA còn phát triển nhanh chóng binh chủng pháo binh. Hiện tại, PLA đã đưa vào hoạt động hơn 250 khẩu pháo tự hành hạng nặng PLZ-05 cỡ nòng 155 ly, Đặc biệt, TC đang phát triển những loại pháo phản lực loại MRLS có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay.

 

Bắc Kinh tiên đoán: “Lực lượng vũ trang của Nga quá ít so với PLA, sẽ không đủ khả năng bảo vệ Moskva, vừa đưa quân tiếp viện Vùng Viễn Đông một khi toàn vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Đông Chita và Krasnoiarsk của Nga bị PLA bao vây và cô lập. Mục tiêu kế tiếp là chiếm lĩnh vùng Amur, các khu vực rộng lớn thuộc Primorski và Khabarovsk dễ bị PLA tràn ngập và Nga sẽ lâm vào thế kẹt “Nước xa không cứu được lửa gần”. Nga sẽ không có bất kỳ khả năng nào bảo vệ Lakutia, Sakhalin và Kamchatka và tất cả sẽ lần lượt thất thủ và lọt vào tay quân PLA.

 

PUTIN CHỐNG CHIẾN LƯỢC BẮC KINH: “GẶM NHẤM” VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:

 

Vùng Viễn Đông của Nga có diện tích bằng 2/3 diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ giàu tài nguyên vô cùng phong phú, nhưng dân số vỏn vẹn có 6 triệu người và còn số này giảm xuống chỉ còn khoảng 5 triệu người. Tàu Cộng là láng giềng nằm kề cận mà dân số lên tới 1, 3 tỷ người. Bắc Kinh cần mở rộng “không gian sinh tồn” đó là nhu cầu cấp bách và sinh tử. Trong vài thập niên nữa, 1,3 tỷ người không thể tồn tại trong đường biên giới của nó hiện nay.

 

Trong khi đó, cư dân của 3 tỉnh Đông Bắc TC liền kề khu vực dọc đường biên giới Nga - Trung dài 3.605 km, đã có hơn 110 -150 triệu người Hoa sinh sống. Tập Cận Bình đang theo đuổi kế hoạch nuốt chững toàn bộ vùng Viễn Đông và một phần vùng Siberia của Nga để tìm không gian sinh tồn cho 1,3 tỷ người đang khát nước vì thiếu nước sạch để uống. Tại sao Bắc Kinh phải chiếm bằng được vùng Siberia? Vì ở đó có hồ nước ngọt BAIKAL chứa tới 20% lượng nước ngọt trên cả trái đất. Hồ Baikal dài 600 km, rộng 80 km và sâu 1630 mét. Nếu chiếm được hồ Baikal, Bắc Kinh sẽ dẫn nước ngọt từ hồ này về Hoa Lục để giải quyết vấn đề “khát nước” cho 1,3 tỷ người trong tương lai.

 

Do những biến động về vùng Trung Đông và lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, vùng Viễn Đông của Nga đang dần dần tuột khỏi vòng kiểm soát của Moskva. Tàu Cộng vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực Viễn Đông của Liên bang Nga. TT Putin coi sự phát triển khu vực vùng Viễn Đông của Liên bang Nga là “nhiệm vụ địa chính trị quan trọng nhất”. Tuy nhiên, tin tức từ vùng Viễn Đông cho thấy, sự xâm nhập của người Hoa vào khu vực vẫn tiếp diễn và gia tăng hàng năm. Trước sự bành trướng quá mức của nước láng giềng TC. Điều này, một vài chánh khách Nga đề nghị chuyển thủ đô Liên bang Nga từ phần Châu Âu sang Châu Á, đã bộc lộ sự tuyệt vọng ngày càng tăng của Nga trước việc vùng Viễn Đông đang dần dần tuột khỏi sự kiểm soát Moskva.

 

ĐỀ XUẤT GIẢM NGƯỜI HOA XÂM NHẬP VÙNG VIỄN ĐÔNG:  Trước tình hình này, TT Putin đã đề xuất một chương trình quốc gia trao đất đai miễn phí cho công dân nước ngoài có tổ tiên sinh ra lãnh thổ Nga để giảm người Tàu Hoa Lục tràn ngập vùng Viễn Đông. Phát biểu tại “Hội đồng Liên bang ở Vladivostok” vào tháng 9/2017, TT Putin nói: “Việc mở rộng các cơ hội từ chương trình này cho những người đồng hương ở nước ngoài đến sinh sống vùng Viễn Đông là cần thiết,” ông nhấn mạnh rằng. “Những công dân ở nước ngoài tới Nga sinh sống thường có khao khát được làm việc và tạo ra gia đình gắn kết. Do vậy, họ là những đối tượng tuyệt vời cho việc nhận đất đai miễn phí và được hỗ trợ từ chính phủ Nga.

 

TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH CƠ BẮP: Trang Breaking Defense dẫn lời phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương (Nga), ông Vladimir Matveyev cho biết, lực luợng bảo vệ bờ biển của hạm đội này, vừa thực hiện bài thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển Bastion. Hệ thống này có thể lưu động trên các địa thế gồ ghề và tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau. Theo ông Matveyev, hệ thống Bastion đã đi vào trực chiến ở vùng Viễn Đông vào tháng 8/2016.

 

CỦNG CỐ KHẢ NĂNG PHÒNG KHÔNG & BẢO VỆ BỜ BIỂN: 36 thiết bị quân sự khác nhau được sử dụng để lắp đặt hệ thống S-400 Triumph được chuyển tới bán đảo Kamchatka vào giữa năm 2015. Bộ Quốc Phòng Nga cho biết nó đã được chuyển tới địa điểm triển khai ở thành phố Petropavlovsk - Kamchatsky. Theo kế hoạch, sẽ có 5 hệ thống S-400 bảo vệ cho bầu trời Kamchatka. Ngày 21/5/2017, hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã kỷ niệm 286 năm ngày thành lập. Ra đời vào năm 1731, trong suốt gần 300 năm qua, hạm đội này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm an ninh biển ở vùng Viễn Đông, Liên bang Nga. Hạm đội Thái Bình Dương sở hữu các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm và chiến đấu cơ hiện đại…

 

HƯỚNG TÊN LỬA VÀO LÃNH THỔ TC: Ngày 14/7/2017, Nga hướng tên lửa 9K720 Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân ở vùng Tự trị Do Thái giáp tỉnh Hắc Long Giang phía đông bắc TC. Đây là một loại tên lửa tầm ngắn rất cơ động, đã được bố trí dày đặc ở vùng Kaliningrad của Nga gần biển Baltic. Việc xuất hiện Iskander-M ở Viễn Đông Nga đã cho thấy mục tiêu dứt khoát là để răn đe TC, trong khi các căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Nhật & Hàn không nằm trong tầm bắn tồi đa 480 km của Iskander-M.

 

DÙNG ẤN ĐỘ KỀM CHẾ TÀU CỘNG: Ngày 19/9/2017, tuyến hàng hải nối Ấn Độ với vùng Viễn Đông của Nga chặn ngang “con đường tơ lụa” trên biển đầy tham vọng Bắc Kinh. Giới phân tích Ấn Độ đang đánh giá lạc quan về sự hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ với Nga, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng với TC đang gia tăng liên quan tới tình hình biên giới và nguồn nước.

 

Theo trang Economic Times, thiết lập tuyến hàng hải nối từ Ấn Độ tới khu vực Đông Bắc Á và phía Tây TBD, Ấn Độ kết nối quan trọng, liên kết tuyến đường biển, vận chuyển trực tiếp từ cảng Chennai (Ấn Độ) tới cảng Vladivostok chắn giữa “con đường tơ lụa hàng hải” của Bắc Kinh, nhằm kết nối châu Á - châu Phi. Tuyến hàng hải mới này sẽ trở thành tuyến hàng hải kết hợp với Ấn Độ - Nhật Bản và Thái Bình Dương tới hành lang Ấn Độ Dương nằm giữa “Một vành đai - Một con đường” của Bắc Kinh. Đồng thời trước đó vài tháng, Moskva cũng đã tuyên bố miễn thị thực cho công dân Ấn Độ nhập cảnh vào khu vực Viễn Đông.

 

KẾT LUẬN:

 

Theo A.A Khramchilin - Phó giám đốc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga - một chuyên gia rất có uy tín của Nga, viết trên báo “Bình luận Quân sự Độc lập” với chủ đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga - Chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta”. Xin tóm lược những điểm chính:

 

  • Tình trạng dân số quá tải, cộng với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của TC làm cho nước này phải đối mặt với các vấn đề cực kỳ phức tạp ở chỗ, TC sẽ không còn đủ sống trong các đường biên giới hiện nay của nó.

 

  • TC sẽ không thể tồn tại như hiện nay, nếu không bành trướng để chiếm đoạt tài nguyên và lãnh thổ các quốc gia khác không riêng gì Nga, đây mới là vấn đề thực tế.

 

  • Chúng ta không nên nghĩ hướng bành trướng của Bắc Kinh sẽ là Đông Nam Á, vì khu vực này tương đối lãnh thổ nhỏ và rất đông dân bản địa. Hướng ngược lại là nơi là nơi có nhiều lãnh thổ bao la mà hoàn toàn không có đông dân cư, đó chính là Kazakhstan và phần châu Á của Liên bang Nga. Đây mới chính là hướng mà TC sẽ bành trướng để mở rộng biên giới lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại URAL chính là khu vực mà Bắc Kinh vẫn coi là lãnh thổ của họ.

 

  • Tất nhiên, đối với TC thì phương án bành trướng ưu tiên một cách hòa bình bằng kinh tế & di dân. Nhưng, tuyệt đối không thể loại bỏ “kịch bản chiến tranh”.

 

  • Có lẽ bây giờ, chúng ta không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế, không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với phương tiện kỹ thuật tác chiến. Dưới thời Liên Xô, chúng ta có cả 2 ưu thế mà trên cuộc chiến ở bán đảo Damanski giữa biên giới Xô - Trung năm 1966, TC đã thảm bại mặc dù quân số đông hơn gấp nhiều lần.

 

Theo nhận định của GS Karl Gerth - Khoa lịch sử TQ thuộc ĐH Oxford - cũng tán thành quan điểm của A.A Khramchilin: “Trong thập niên tới đây, ở TQ sẽ xuất hiện hơn 150 di dân, người tỵ nạn sinh thái Tàu Hoa Lục. Đội ngũ di dân đói & khát nầy sẽ đi về đâu” Karl Gerth khẳng định: “Vùng đất hứa đó là vùng Viễn Đông và Siberia của Nga”.

 

TT Putin và nhân dân Nga đã dần dần thấy rõ bản chất nham hiểm của “đồng chí” Tập Cận Bình qua sự kiện: Bắc Kinh từng bước gặm nhấm, thôn tính lãnh thổ vùng Viễn Đông và Siberia của Nga. Việc người Nga làm Oshin cho các xì thẩu Tàu ngay trên quê hương của chính mình, đó là một điều sỉ nhục cho dân Nga: Với vỏ bọc “đồng phát triển”, chiêu nầy của Bắc Kinh là di dân qua các quốc gia khác để thành hình cộng đồng người Hoa, nhằm tận thu nguồn tài nguyên của nước đó và nếu cộng đồng người Hoa bị chính quyền nước đó đàn áp. Bắc Kinh sẽ viện cớ đưa quân sang can thiệp. Bắc Kinh sẽ áp dụng chiêu nầy với láng giềng Nga. Cụ thể là vùng Siberia và vùng Viễn Đông giàu tài nguyên. Chính điều nầy khiến cho Điện Kremlin lo lắng.

 

Năm 1891, triết gia Nga Konstantin Leontyev đã tiên đoán về tương lai Đế quốc Nga: “Cái chết của Đế Quốc Nga sẽ tiến đến từ 2 phía: Một từ phía Đông bởi lưỡi kiếm của Trung Hoa. Hai là thông qua sự thôn tính, sáp nhập một số quốc gia láng giềng lân bang.”

 

Tại diễn đàn Kinh tế St Petersburg, tỷ phú người Nga là Oleg Deripaska đã kêu gọi: “Nga nên tránh xa Trung Quốc và nhanh chóng tìm cách cải thiện quan hệ với Phương Tây, chỉ có như vậy nền kinh tế Nga mới trở lại thịnh vượng,” ông khẳng định. “Tích cực hợp tác với Hoa Kỳ và châu Âu (EU), chứ không phải với Trung Quốc”. Không biết TT Putin đã ngộ ra điều này chưa?

 

      Tổng hợp & Nhận định

     Nguyễn Vĩnh Long Hồ

              24/9/2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 388)
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 20248:16 CH(Xem: 406)
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 20248:15 CH(Xem: 93)
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 1061)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 20248:41 CH(Xem: 1245)
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 20248:40 CH(Xem: 729)
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 1097)
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 20248:05 CH(Xem: 1611)
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 20248:11 CH(Xem: 1988)
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 20246:22 CH(Xem: 1711)
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 20246:20 CH(Xem: 1674)
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 2437)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 2068)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 1888)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2018)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...